Thoái hóa khớp

Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không?

Thoái hóa cột sống lưng ngày càng phổ biến. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh phải thường xuyên chịu đựng nhưng cơn đau nhức, hạn chế khả năng sinh hoạt và lao động. Vậy thoái hóa cột sống lưng có chữa được không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé. Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không? Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý được mô tả bởi sự biến đổi hình thái ở đốt sống, đĩa đệm và các hệ thống gân cơ, dây chằng bao quanh đốt sống. Bệnh gây ra những cơn đau dai dẳng hoặc cấp tính ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Theo các chuyên gia nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng được chia làm 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân khách quan Tuổi tác: Khi bước vào giai đoạn lão hóa các cơ quan trong cơ thể bắt đầu mất dần đi sự cân bằng giữa việc tái tạo - phục hồi so với việc phá hủy. Điều này làm cho hệ thống xương khớp mà cụ thể là đốt sống, đĩa đệm, dây chằng trở nên dễ bị tổn thương hơn, mất đi tính đàn hồi, độ linh hoạt. Thông thường, nếu một người có lối sống lành mạnh thì bệnh thoái hóa cột sống lưng có tốc độ phát triển chậm, thưởng khởi phát muộn (trên 60 tuổi) Thoái hóa cột sống lưng do quá trình thoái hóa của cơ thể (Ảnh minh họa) Di truyền: nếu trong nhà bạn có người thân có tiền sử bệnh thoái hóa cột sống lưng thì so với mọi người bình thường, bạn có nguy cơ mắc bệnh sớm hơn. Dị tật bẩm sinh khiến cho người bệnh bị gù hay vẹo cột sống, làm thay đổi diện tích tì nén trên bề mặt sụn khớp, áp lực không được phân bổ đều khiến cột sống nhanh chóng bị thoái hóa. Nguyên nhân chủ quan Sinh hoạt và lao động sai tư thế: hầu hết mọi người đều có thói quen ngồi cong lưng mà không ý thức được rằng việc ngồi cong lưng gây cho cột sống một áp lực rất lớn. Ngoài ra, một số người có thói quen nằm ngủ nghiêng vẹo, đi đứng không thẳng lưng, hay cong lưng, ngồi học hoặc làm việc sai tư thế,..khiến cho cột sống thắt lưng bị tổn thương, cấu trúc cột sống thay đổi, mô xương, cơ và dây chằng bị biến đổi. Ngồi sai tư thế khiến cột sống nhanh bị thoái hóa (Ảnh minh họa) Gặp chấn thương ở cột sống: các chấn thương ở cột sống thường là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao quá sức với cường độ cao, té ngã do bất cẩn...Chấn thương ở cột sống dù nặng hay nhẹ thì vẫn có nguy cơ để lại những biến chứng làm cho cột sống suy yếu không còn khỏe mạnh như ban đầu nữa. Đó chính là nguyên nhân khiến cột sống nhanh bị thoái hóa mặc dù chúng ta chưa già. Thừa cân, béo phì: Một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Theo các chuyên gia cho biết, khi cơ thể của bạn vượt qua chỉ số BMI cho phép 1kg thì sẽ gây lên cho cột sống một áp lực gấp 2.5 lần. Do đó mà những người béo phì có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống từ rất sớm. Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không? Dựa theo những nguyên nhân được phân tích ở trên, bạn có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu gây nên thoái hóa cột sống lưng có liên quan đến quy luật già đi của con người. Bên cạnh đó, những thói quen tiêu cực hằng ngày là yếu tố thúc đẩy quá trình lão hóa của con người diễn ra nhanh hơn. Chính vì thế, thoái hóa cột sống lưng là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bạn đừng vội lo lắng. Bởi với sự tiến bộ của nền y học hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tốt căn bệnh này. Bằng các phương pháp điều trị từ việc không cần dùng thuốc cho tới việc dùng thuốc đều giúp chúng ta có thể "chung sống hòa bình" với căn bệnh mà không gây ảnh hưởng quá lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Sai lầm khi chữa thoái hóa cột sống thắt lưng Chủ quan với các cơn đau ở mức độ nhẹ Do triệu chứng của thoái hóa cột sống lưng rất dễ nhầm lẫn với các cơn đau mỏi cơ khớp thông thường nên khi có các cơn đau nhẹ tái lại nhiều lần, bệnh nhân thường chủ quan dùng các bài thuốc dân gian hoặc thuốc giảm đau. Đến khi bệnh có những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng tới việc đi lại, gây khó khăn cho sinh hoạt làm việc mới thăm khám bác sỹ. Tuy nhiên lúc này, khả năng vận động của bệnh nhân giảm rõ rệt, xuất hiện nhiều biến chứng như gai cột sống, đĩa đệm bị thoái hóa đã chèn ép vào dây thần kinh khá nặng khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp, gây tốn kém về chi phí và thời gian. Vì vậy khi có những dấu hiệu đau thắt lưng bất thường, lặp lại nhiều lần, bệnh nhân không được chủ quan mà cần phải thăm khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. ► Xem chi tiết bài viết : Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng Lựa chọn sai phương pháp điều trị Rất nhiều bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng thường chọn lựa uống thuốc giảm đau, bó thuốc lá hoặc sử dụng các bài thuốc gia truyền khi cơn đau vừa nhen nhóm. Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là các phương pháp giúp làm dịu cơn đau tạm thời trong thời gian ngắn, không hề có tác động đến cấu trúc cột sống hư tổn và không có thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc lâu dài, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, rối loạn chức năng tim, gan, thận. Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm Để xoa dịu những cơn đau nhức hoành hành, đa số bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng thường tự sử dụng nhóm thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau thông thường. Ưu điểm của các loại thuốc này là tác động vào cơ chế giảm đau ngoại biên, cắt đứt cơn đau nhanh, chống viêm tốt nên nhiều người lạm dụng và lầm tưởng đây là thuốc cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng tất cả các loại thuốc này cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì nếu lạm dụng thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó phải kể đến tác động đến đường tiêu hóa là đáng lo ngại nhất. Do các loại thuốc này thường có tác dụng giảm qúa trình sản xuất các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày nhưng lại làm tăng tiết dịch axit, từ đó gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở đường tiêu hóa như viêm, loét thậm chí gây  xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, thuốc giảm đau, chống viêm không steroid còn có thể gây đau bụng, ù tai, làm tổn thương gan, suy tuyến thượng thận, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, loãng xương, tiểu đường rất nguy hiểm. Tự ý dừng điều trị theo phác đồ Một trong những sai lầm trong điều trị thoái hóa cột sống lưng hiện nay là bệnh nhân có tâm lý chữa nhiều nơi, ai mách đâu cũng đến chữa, thử uống hoặc đắp các bài thuốc dân gian không có kiểm chứng. Thực tế để chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hóa cột sống, bệnh nhân cần được thăm khám và chữa trị tại các chuyên khoa xương khớp tại các bệnh viện uy tín. Và để đạt hiệu quả điều trị tối đa, người bệnh nên kiên trì tuân thủ theo hết liệu trình của bác sĩ, không tự ý ngưng giữa chừng. Bệnh thoái hóa cột sống lưng được kiểm soát bằng cách nào? Do thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nên mọi phương pháp điều trị đều nhằm mục đích cải thiện triệu chứng của bệnh, làm chậm lại quá trình thoái hóa. Thoái hóa cột sống lưng được điều trị bằng mô hình “đa mô thức” tức là kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để người bệnh đạt được kết quả điều trị tích cực Hiện nay, các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng bao gồm: Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu là phương pháp ứng dụng các yếu tốt vật lý như cơ, nhiệt, điện,...tác động lên vùng đau nhức nhằm cải thiện các triệu chứng, phục hồi và cải thiện phạm vi chuyển động. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng để điều trị thoái hóa cột sống lưng bao gồm: Liêu pháp nóng/ lạnh: chườm nóng giúp “nới lỏng” dây chằng, khớp đốt sống trước khi vận động, còn chườm lạnh được sử dụng như một liệu pháp để giảm viêm tốt Chiếu tia hồng ngoại, siêu âm nhằm kích thích và ức chế lại những nhân tố gây phá hủy sụn khớp, giúp người bệnh giảm đau nhức và khôi phục khả năng vận động Xoa bóp, nắn chỉnh cột sống: là liệu pháp được sử dụng để nới lỏng các đoạn đốt sống bị chèn nén, giúp giảm đau trong thời gian ngắn mà không làm thay đổi các liên kết ở cột sống. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn mang đai lưng chuyên dụng nhằm ổn định cấu trúc cột sống và giảm áp lực lên cơ quan này. Điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng phương pháp vật lý trị liêu Nhìn chung, các phương pháp vật lý trị liệu này không gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng mà cho hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp vật lý trị liệu đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì cao trong quá trình điều trị mới thấy được kết quả tích cực. Sử dụng thuốc uống Sử dụng thuốc uống là biện pháp điều trị thoái hóa cột sống phổ biến. Cũng như các biện pháp khác, điều trị bằng thuốc uống sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi được các cơn đau nhức, tê buốt, làm chậm lại quá trình thoái hóa diễn ra. Thuốc giảm đau: đối với cơn đau ở thể nhẹ, bác sĩ thường chỉ định dùng Paracetamol. Tuy nhiên, nếu Paracetamol không đáp ứng được thì bác sẽ có thể kết hợp codein hoặc tramadol. Ngoài ra, nếu bạn đau ở mức độ nặng hơn thì bác sĩ sẽ kê đơn để bạn sử dụng thuốc có hoạt tính mạnh như Opioid. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhưng không có tác dụng kháng viêm. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Khác với Paracetamol, các thuốc nhóm NSAIDs mang lai hiệu quả vừa giảm đau vừa chống viêm. Nhóm thuốc NSAIDs được chỉ định dùng để điều trị các cơ đau có kèm viêm, giúp ức chế prostaglandin gây viêm (phân biệt với prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày), nhằm giảm hiện tượng viêm ở các mô mềm xung quanh cột sống. Tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc NSAIDs là những biến chứng liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,...Do đó, khi sử dụng nhóm thuốc này bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về liệu lượng uống, thời gian uống nhằm tránh các tác dụng của thuốc. Thuốc giãn cơ: bao gồm một số loại thuốc như Tolperisone, Eperisone có khả năng làm giảm phản xạ tủy, giãn cơ vân và giảm trương cơ lực. Nhóm thuốc này được dùng nhằm cải thiện các triệu chứng cứng khớp do thoái hóa cột sống gây nên. Thuốc tác dụng chậm: là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên như thuốc ức chế IL 1 (Diacherhein), Glucosamin và Chondroitin phát huy hiệu quả trong việc tái tạo mô sụn, phục hồi mật độ xương và ức chế các enzyme gây hư hại xương khớp. Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị chứ không có tác dụng thay thế thuốc điều trị. Tiêm corticosteroid tại chỗ: Corticosteroid là hoạt chất có khả năng ức chế miễn dịch, ngăn cản các yếu tốt gây viêm, hạn chế tình trạng sưng tấy và đau nhức ở người bệnh. Tiêm corticosteroid tại chỗ được chỉ định dùng trong trường hợp các loại thuốc điều trị trên không có đáp ứng được kết quả điều trị. Tuy nhiên loại thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm. Do đó, thủ thuật tiêm corticosteroid cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và trong trường hợp thực sự cần thiết. Phẫu thuật Phẫu thuật là phương án được chỉ định khi thoái hóa cột sống đi kèm với các biến chứng như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống. Ngoài ra, phẫu thuật là phương án cuối cùng đối với các trường hợp bệnh không đáp ứng được các phương pháp điều trị ở trên. Một số phương án phẫu thuật trong điều trị thoái hóa cột sống như là: Cắt bỏ một phần xương cột sống thắt lưng Sửa chữa cấu trúc cột sống Cắt bỏ đĩa đệm Phẫu thuật giúp người bệnh thuyên giảm được các triệu chứng ê nhức, viêm sưng của bệnh, đồng thời cũng khôi phục được khả năng vận động của cột sống. Tuy nhiên, biện pháp này tiềm ẩn không ít các biết chứng nguy hiểm như tổn thương dây thần kinh, chảy máu bất thường hay phát sinh nhiễm trùng. Hơn thế nữa, không phải thể trạng sức khỏe của ai cũng có thể tiếp nhận được chỉ định phẫu thuật. Do đó, cả người bệnh lẫn bác sĩ đều phải rất cân nhắc khi thực hiện phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng. Như vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân và diễn biến phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra một phác đồ điều trị thích hợp nhằm kiểm soát bệnh thoái hóa cột sống lưng. Thông thường, trong phác đồ điều trị sẽ bao gồm nhiều phương pháp khác nhau được kết hợp để thay đổi toàn diện sức khỏe của người bệnh theo hướng tích cực. Cải thiện thoái hóa cột sống thắt lưng bằng Khương Thảo Đan Các chuyên gia xương khớp khuyến cáo, các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid thực chất không phải thuốc cải thiện thoái hóa cột sống lưng an toàn, ngược lại nếu bệnh nhân lạm dụng có thể phải “rước” thêm những căn bệnh nguy hiểm khác. Theo các chuyên gia, muốn ổn định bệnh xương khớp hiệu quả cần đảm bảo đủ 3 yếu tố giúp hỗ trợ GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Tuy nhiên, các sản phẩm hỗ trợ điều trị trên thị trường hầu như chỉ đáp ứng được 1 trong 3 yếu tố trên. Riêng chỉ Hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền Việt Nam có tác dụng giúp hỗ trợ GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM xương khớp mạnh mẽ. Đồng thời, các nhà khoa học ứng dụng sáng chế mới của Y học thế giới về hoạt chất quý báu cho dịch khớp là Collagen Type II. Về tác dụng dược lâm sàng, Collagen Type II sẽ tạo thành các acid amin cần thiết giúp phục hồi sụn khớp, giúp hệ miễn dịch hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Có thể nói, nhờ đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín giúp hỗ trợ GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, TPBVSK Khương Thảo Đan sẽ mang đến một niềm vui trọn vẹn cho bệnh nhân xương khớp Việt Nam. Khương Thảo Đan - đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: Giảm đau - chống viêm - Phục hồi sụn khớp. Đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh. TPBVSK Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho những trường hợp: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống và cho người bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay... Chương trình Nhịp sống công nghệ VTV2 đưa tin về KGA1 Để hiểu rõ hơn về KGA1 và TPBVSK Khương Thảo Đan, quý vị có thể gọi tới tổng đài 1800.1156 (miễn phí cước gọi). Nếu là cuộc gọi nhỡ, tổng đài sẽ gọi lại cho bạn Để tìm mua sản phẩm Khương Thảo Đan ở tỉnh thành của mình, bạn hãy xem TẠI ĐÂY Kết luận Tóm lại, thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh mãn tính gắn liền với quy luật thoái hóa tự nhiên của cơ thể nên gần như không có một biện pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh ấy nếu như bạn sớm thực hiện các biện pháp dự phòng và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tránh việc tự ý điều trị hoặc dùng thuốc bừa bãi gây nên những hậu quả nghiêm trọng khác. Hi vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym không?

Thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym không? Gym là một trong những bộ môn thể thao được nhiều người lựa chọn nhằm cải thiện vóc dáng và tăng cường sức khỏe. Thông thường, khi luyện tập gym cơ thể thường phải vận động với tần suất cao nhằm đốt cháy calo và gia tăng sức bền của các nhóm cơ. Vậy khi bị Thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym hay không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé Thoái hóa cột sống lưng là bệnh gì? Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh mãn tính có sự tổn thương xuất hiện tại đốt sống, đĩa đệm và các mô mềm bao xung quanh cột sống. Hiện tượng thoái hóa cột sống lưng thường diễn ra tại các vị trí đốt sống từ L1 – L5 và S1. Đây là những vị trí đốt sống thường phải chịu áp lực nhiều hơn những khu vực khác trên cột sống. Thoái hóa cột sống là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, những thói quen hằng ngày như ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng hay thường xuyên đi giày cao gót,... là những yếu tố thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Cột sống khi bị thoái hóa (Ảnh minh họa) Khi mắc phải căn bệnh này bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức tại vùng thắt lưng. Cơn đau âm ỉ kéo dài khiến bạn bị hạn chế vận động, đi lại, sinh hoạt, làm việc gặp nhiều khó khăn. Để điều trị căn bệnh này ngoài việc uống thuốc, nhiều người cũng tự tìm đến cho mình các phương pháp luyện tập thể dục khác nhau, trong đó gym là bộ môn đang được nhiều người bệnh quan tâm và đặt câu hỏi có nên tập hay không. ➤ Xem thêm Triệu chứng nhận biết thoái hóa cột sống lưng Khi bị thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym hay không? Khi bị thoái hóa cột sống lưng đa số bệnh nhân thường nằm im một chỗ, ngại vận động đặc biệt không tập thể dục vì sợ những cơn đau lưng hành hạ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xương khớp việc không tập thể dục và chỉ nằm im một chỗ sẽ cho tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do là nằm một chỗ không vận động sẽ khiến các cơ xương khớp không được tái tạo, quá trình thoái hóa càng diễn ra nhanh hơn khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiệm trọng hơn Việc nằm im một chỗ khiến bệnh không những không có tiến triển tốt mà còn làm cho nó càng tồi tệ hơn. Lý do là bởi khi vận động, các khớp xương của bạn sẽ liên tục được tái tạo và hoạt động trơn tru. Nếu nằm một chỗ mà không vận động sẽ càng thúc đẩy quá trình lão hóa của các khớp, xương và khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các nghiên cứu thực tế trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng, việc chăm chỉ luyện tập thể dục hàng ngày có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh tới 28%. Cụ thể việc việc luyện tập gym mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như: Cải thiện tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông được dễ dàng, mang các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp và đĩa đệm. Tăng cường được sức mạnh của các nhóm cơ giúp cột sống giảm bớt áp lực. Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý. Phòng ngừa được thoái hóa do béo phì. Giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa chấn thương, làm chậm lại quá trình thoái hóa và phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Hơn thế nữa, luyện tập gym còn giúp bạn phòng tránh được các bệnh tât khác như : tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp,..Đồng thời, còn mang lại cho bạn một tinh thần sảng khoái và lạc quan. Như vậy có thể nói rằng, gym đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của xương khớp. Thoái hóa cột sống lưng hoàn toàn có thể tập gym. Tuy nhiên do gym là bộ môn tập tương đối nặng và rất dễ xảy ra chấn thương. Vì vậy bạn phải chọn những bài tập gym phù hợp với tình trạng bệnh. Tốt hơn cả, nếu bạn lựa chọn gym để luyện tập thì bạn nên tham khảo trước với bác sĩ để xem xét sự phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Đồng thời, bạn cũng sẽ phải trao đổi với huấn luyện việc về tình trạng bệnh của mình nhằm xây dựng được kế hoạch luyện tập phù hợp mang lại kết quả tốt, đảm bảo an toàn cho bạn. Nguyên tắc tập luyện khi thoái hóa cột sống lưng Theo BS Nguyễn Trương Minh Thế, chuyên khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương chia sẻ nguyên tắc khi điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng là tạo điểm tựa vững chắc cho cột sống ở vùng thắt lưng bằng việc cũng cố các cơ và dây chằng vùng thắt lưng Khi các nhóm cơ và dây chằng ở vùng thắt lưng được củng cố và rèn luyện tốt sẽ giảm gánh nặng lên cột sống và các đĩa đệm từ đó giúp giảm đau và phòng ngừa sự tái phát của cơn đau cơn đau. Rất nhiều trường hợp chấn thương cột sống dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm trong khi tập thể hình là do tâm lý chủ quan, do tập sai động tác, do nóng vội… Do đó cần tập trung tập đúng tư thế và động tác theo hướng dẫn của huấn luyện viên. Trường hợp thoái hóa cột sống lưng có nguyên nhân do tuổi tác không phải do chấn thương thì bạn càng cần phải luyện tập hàng ngày. Chú ý trước khi tập gym ban nên vận động kỹ làm nóng cơ thể, tập luyện từ từ nhẹ nhàng, tập đúng các động tác để phòng tránh các điều đáng tiếc xác ra như: bong gân, dây chằng bị rách, tổn thương cột sống… Trong quá trình tập, bệnh nhân nên dùng dây lưng thể thao cố định phần lưng bị thoái hóa. Các động tác xà đơn, bơi, kéo giãn lưng từ từ… rất tốt cho điều trị thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, trong cơn đau cấp, tạm thời không tập bài tập squat và deadlift vội mà tập cho lưng dưới khoẻ với ghế lưng dưới trước đã. Khi tập bạn nên đeo đai bảo vệ lưng cho an toàn. ➤ Xem thêm Tư thế nằm đúng cho người thoái hóa cột sống thắt lưng Một số bài tập gym phù hợp với người bị thoái hóa cột sống Bài tập nâng hông Bài tập lưng này tương đối dễ thực hiện nhưng lại có thể tác dụng lực rất tốt lên vùng cột sống lưng, nhất là lưng dưới. Khi tập cần siết chặt hông sẽ giúp ức chế cơn đau cột sống. Đồng thời kéo giãn các đốt sống để làm tăng độ linh hoạt cũng như khả năng vận động. Bài tập nâng hông Cách thực hiện Thực hiện thường xuyên bài tập thể dục chữa đau thắt lưng này mỗi sáng khi ngủ dậy theo hướng dẫn như sau: Nằm thẳng trên thảm tập hoặc mặt sàn. Tư thế chân tay duỗi thẳng.Tốt nhất là nên nằm trên những thứ mềm mại sẽ giúp quá trình luyện tập tốt hơn. Co đầu gối lại, giữ chân vuông góc với mặt sàn, nâng lưng lên từ từ. Siết thật chặt hông và sử dụng lực để đẩy phần hông lên cao. Phần tay vẫn tiếp tục duỗi thẳng. Nằm với tư thế này khoảng 5 giây rồi hạ lưng trở về vị trí ban đầu. Tiếp theo là hóp bụng để cho mặt lưng áp hẳn vào mặt sàn để trong khoảng 5 giây rồi trở lại tư thế chuẩn bị. Bạn nên thực hiện bài tập đau lưng này khoảng 5 lần mỗi ngày rồi tăng dần lên 30 lần/ngày để cải thiện độ linh hoạt của xương khớp. Mới đầu tập không nên quá gắng sức, cơ thể sẽ không chịu đựng được lực tác động liên tục, nhưng cần về sau thì cường độ hoàn toàn có thể tăng thêm. Bài tập Gập bụng Đây là bài tập vô cùng đơn giản mà bạn có thể tự tập tại nhà hằng ngày. Khi tập gập bụng là lúc cơ hông của bạn được siết chặt và dùng lực từ cơ bụng để gập. Do đó mà phần cơ bụng của bạn được săn chắc lại giúp cột sống giảm bớt áp lực. Gập bụng (Ảnh minh họa) Cách thực hiện - Bạn nằm ngửa trên sàn tập. Hai tay đưa ra sau gáy, chân co lên thoái mái. - Tiếp đến, bạn dùng lực siết chặt hông rồi đẩy phần thân trên lên đến khi ngồi cả người dậy, phần thân dưới giữ nguyên. - Lặp lại động tác 5 – 7 lượt/lần, mỗi bài tập khoảng 3 lần. - Ngoài việc tự tập ở nhà, bạn có thể đến các phòng tập gym để tập có sự hỗ trợ của máy gập bụng. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên chỉnh độ cao của máy phù hợp để tránh gặp phải rủi ro. Bài tập cơ lưng dưới trên ghế Hyperextension Hyperextension được dịch sang tiếng Việt là bài tập “gập người tập lưng dưới trên ghế” và có dùng đến chiếc ghế tập chuyên dụng là Hyperextension Bench – loại ghế này bạn sẽ thường gặp ở các phòng tập chuyên nghiệp. Bài tập Hyperextension tập trung vào phần lưng dưới, giúp làm tăng cơ, kéo dãn cột sống. Đồng thời, giúp giải phóng các dây thần kinh khỏi sự chèn ép, từ đó hạn chế được các triệu chứng đau nhức của bệnh Bài tập cơ lưng dưới trên ghế Hyperextension (Ảnh minh họa) Cách thực hiện - Khi bạn nằm trên ghế Hyperextension thì chỉ có phần đùi ở trên ghế. Gót chân được đặt vào bên dưới đệm đỡ. Hai tay giữ trước ngực - Bạn thở ra mà uốn lưng xuống đến khi cơ thể song song với sàn thì dừng laị. Lúc này bạn sẽ thấy cơ đùi sau và cơ lưng căng ra - Sau đó, bạn hít vào và từ từ nâng người lên trở lại. Chú ý lưng vẫn thẳng và không xoay hông nhằm tránh gây chấn thương. Cần lưu ý gì trong quá trình tập gym điều trị thoái hóa cột sống lưng Cũng theo BS Minh Thế, khi bị thoái hóa đốt sống lưng, tập luyện phải theo nguyên tắc là tập thong thả, nhẹ nhàng, không được cố quá sức gây đau. Tập đúng động tác, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần mức độ tập luyện để tăng cường tính linh hoạt của các khớp cột sống, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của các khối cơ, dây chằng ở vùng lưng, giúp cho sự cân bằng cần thiết các tư thế cột sống, giảm dần cảm giác đau. Giai đoạn đầu có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau, sau đó bỏ dùng thuốc, chỉ kết hợp tập luyện và xoa bóp. Trước khi luyện tập bạn nên làm nóng cơ thể bằng các bài tập khởi động, nhằm hạn chế các chấn thương có thể xảy ra. Chú ý tập đúng kỹ thuật, tránh cho các cơ bị căng cứng, làm tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng Khi tham gia luyện tập bạn không nên nóng vội hi vọng tình trạng bệnh của mình ngày một ngày hai đã được cải thiện. Luyện tập là cả một quá trình, tập từ dễ tới khó để giúp cơ thể cũng như hệ xương từ từ thích nghi với quá trình tập luyện Mỗi buổi tập gym bạn chỉ nên dành 30 – 45 phút cho việc tập luyện. Tập quá nhiều khi cột sống đang gặp vấn đề rất dễ khiến bệnh diễn biến xấu Tránh thực hiện các bài tập vận động quá nặng như: nhấc vật nặng qua đầu, đặt vật nặng lên vai, xoay lưng hoặc xoay cổ quá mức. ➤ Xem thêm : 8 Bài tập yoga tốt cho người bị thoái hóa cột sống lưng Hướng dẫn bạn xử lý cơn đau xuất hiện trong khi tập gym Trong quá trình tập gym, chúng ta rất khó tránh khỏi các cơn đau nhức xuất hiện. Nguyên nhân gây nên biểu hiện đau nhức có thể do bạn đang tập sai kỹ thuật, lựa chọn bài tập không thích hợp hoặc do bạn đang luyện tập quá sức. Vậy ngay khi bạn cảm thấy đau nhức, bạn cần thực hiện giảm đau bằng các bước sau: Tạm ngưng bài tập đang thực hiện Bất động tạm thời vùng đau ở tư thế nghỉ, giữ cột sống được thẳng. Sử dụng liệu pháp lạnh chườm vào vùng đang bị đau nhức hoặc dùng các thuốc xịt giảm đau Nếu bạn không thấy tình trạng thuyên giảm thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Gợi ý cho bạn một số bộ môn thể thao phù hợp khác Ngoài việc luyện tập gym, thì để hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng còn có rất nhiều bộ môn thể thao khác được các chuyên gia xương khớp khuyến khích luyện tập. - Đi bộ: Đây là bộ môn mà hầu hết ai cũng có thể luyện tập bởi tính chất đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn công sức và cũng tiết kiệm chi phí. Đi bộ giúp bạn tăng cường sức mạnh nhóm cơ ở bàn chân, cẳng chân, hông và thân người. Đồng thời, kết hợp với việc hít thở sâu giúp tăng cường tuần hoàn, khả năng trao đổi chất của cơ thể giúp nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp một cách tốt hơn. Đi bộ cũng là một trong những bộ môn vừa đơn giản vừa tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa) - Tập yoga: các bài tập của Yoga chú trọng vào tư thế luyện tập, sự tập trung và cảm nhận của người tập. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Yoga trong việc điều trị thoái hóa cột sống lưng. Luyện tập yoga giúp các đốt sống được giãn ra, tránh gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh, tăng cường đàn hồi và sự dẻo dai cho cột sống. Bên cạnh đó, yoga còn giúp bạn giảm tình trạng co cứng cột sống khi thức dậy vào buổi sáng - Thái cực quyền: là một hình thức dưỡng sinh vô cùng hiệu nghiệm cho người bị đau cột sống. Bên cạnh việc giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, thái cực quyền còn có tác dụng cân bằng nguyên khí cho cơ thể, điều hòa âm dương, định thần an tâm, giúp người tập luyện không chỉ giảm các cơn đau nhức hiệu quả mà còn giúp đầu óc minh mẫn, sảng khoái. - Bơi lội: lý do mà các bác sĩ khuyến khích người bệnh của mình nên lựa chọn bơi lội, vì khi hoạt động ở trong nước cột sống lưng hầu như không phải chịu tác động từ trọng lượng của cơ thể mà vẫn có thể rèn luyện các nhóm cơ trở nên khỏe mạnh và vững chắc. Trong quá trình bơi lội, các chức năng của hệ hô hấp cũng được củng cố đáng kể, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng đến các vị trí cột sống bị thoái hóa, giúp giảm đau hiệu quả. Lời khuyên từ chuyên gia Song song với việc tập gym, các chuyên gia xương khớp khuyên bạn sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức và làm chậm quá trình thoái hóa cột sống lưng. Trong số các sản phẩm xương khớp trên thị trường, hiện Khương Thảo Đan đang là sản phẩm được nhiều chuyên gia và bệnh nhân tin tưởng. Khương Thảo Đan - Sản phẩm kế thừa thành tựu khoa học từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Đối với bệnh nhân bị thoái hóa xuong khớp nói chung và thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng, Khương Thảo Đan mang lại nhiều công dụng hỗ trợ: Hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp Để đạt được hiệu quả này, chính là nhờ các thành phần được nghiên cứu kỹ lưỡng có trong mỗi viên xương khớp Khương Thảo Đan. Cụ thể như sau: – Hoạt chất KGA1. Được chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền Việt Nam, có tác dụng giảm đau, kháng viêm vượt trội gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường. Để chiết xuất được hoạt chất này đúng như kỳ vọng, PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cùng cộng sự đã phải mất nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm mới thành công. – Collagen type II không biến tính. Là loại collagen có mặt nhiều nhất tại sụn khớp. Khi được bổ sung vào cơ thể theo đường uống, nó sẽ nhanh chóng đi tới khớp bị tổn thương và chủ động sửa chữa, tái tạo các tổn hại của sụn khớp, hạn chế tối đa quá trình tự hủy hoại của sụn khớp. Collagen type II không biến tính có trong Khương Thảo Đan là loại được tinh chiết bằng công nghệ cao, giữ được nguyên cấu trúc phân tử và đặc tính sinh học. – Các thành phần của bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh. Độc hoạt tang kí sinh là bài thuốc chữa đau xương khớp nổi tiếng được cha ông ta truyền lại. Khi kết hợp với KGA1 và Collagen type II, nó còn đóng vai trò như bài thuốc dẫn, giúp đưa các hoạt chất này tới đúng vị trí cần tác dụng, từ đó giúp các hoạt chất phát huy tối đa công dụng của mình. Sự kết hợp của các thành phần này được thực hiện trên công nghệ hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn đặc biệt khi phối hợp các hoạt chất, nhằm làm tăng tác dụng hỗ trợ nhưng không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Gym là bộ môn thể thao mà bạn hoàn toàn có thể lựa chọn tập luyện nhằm hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh gây ra thêm tổn thương cho cột sống bạn cần chọn lựa được bài tập phù hợp, tập luyện đúng cách. Tốt nhất bạn nên tập luyện dưới sự giám sát của huấn luyện viên để hạn chế chấn thương có thể xảy ra thêm. Hi vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Link tham khảo: https://khoahocdoisong.vn/thoai-hoa-cot-song-co-nen-tap-the-duc-103289.html https://suckhoedoisong.vn/mon-nen-tap-va-can-tranh-voi-nguoi-thoat-vi-dia-dem-n136088.html

Tổng hợp các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng hiệu quả

Thoát hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh mạn tính, có tính chất phát triển từ từ tăng dần. Từ những cơn đau nhẹ thông thường có thể dẫn bạn tới các biến chứng nặng nề hơn như biến dạng cột sống, teo cơ, bại liệt. Để tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh, hiện nay có rất nhiều những phương pháp điều trị thoái hoá cột sống lưng khác nhau, giúp bạn kiểm soát tốt quá trình thoái hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng (Ảnh minh hoạ) Mục tiêu chung của các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng Thoái hóa cột sống thắt lưng là hệ lụy của quá trình thoái hóa tự nhiên cơ thể và là hậu quả của những thói quen sinh hoạt không lành mạnh của nhiều người khi còn trẻ. Quá trình thoái hóa bắt đầu diễn ra tại bề mặt ở sụn khớp, các đĩa đệm rồi gây tổn thương sang các bộ phận xung quanh (dây chằng, dây thần kinh,...). Sự tổn thương khiến cho người bệnh chịu đựng những cơn đau nhức âm ỉ, tê buốt, co cứng các khớp. Tại Việt Nam, số lượng người trung niên và cao tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng chiếm tới 80%. Đây quả thực là con số đáng báo động. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời bệnh có thể gây cho người bệnh rất nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt. Để điều trị căn bệnh này có rất nhiều những phương pháp khác nhau. Tùy vào giai đoạn bệnh mà bạn đang mắc phải và thể trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị phù hợp. Về cơ bản phác đồ điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng là bao gồm các biện pháp điều trị không dùng thuốc và điều trị dùng thuốc. Dù là phương pháp nào thì mục tiêu cuối cùng của việc điều trị thoái hóa cột sống lưng là: Giúp bạn kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khác của bệnh Khôi phục tối đa chức năng vận động của khớp Làm chậm lại quá trình lão hóa của xương khớp Duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể. Trong phần tiếp theo sau đây của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng ngày nay nhé. Các biện pháp điều trị tại nhà Điều trị tại nhà (điều trị không dùng thuốc) là tập hợp các phương pháp thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc, sử dụng những nguyên liệu có sẵn nhằm giảm các cơn đau nhức cấp tính hoặc mãn tính, năng ngừa quá trình thoái hóa tiếp tục diễn ra. Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học Một chế độ ăn lành mạnh là điều kiện kiên quyết để bạn có được sức khỏe tổng thể tốt nhất, tăng sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh các bệnh tật. Qua đó, bạn cần chú ý bổ sung các thực phẩm sau: Các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu,...) chứa nhiều Omage – 3 Bổ sung thực phẩm trứng, sữa, nước hầm xương,... trong thực đơn ăn hằng ngày. Bởi chúng là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào. Các loại trái cây, quả mọng chứa vitamin C như cam, quýt, dâu tây, mận,... Các loại rau xanh: bông cải xanh, cần tây, dưa chuột, cải bó xôi,.. Xem chi tiết : Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì để cải thiện Thường xuyên luyện tập thể dục Bơi lội giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau nhức có hiệu quả Bên cạnh việc xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh thì luyện tập để dục đều đặn là thói quen bạn không thể bỏ qua. Đối với bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bạn nên lựa chọn những bài tập, bộ môn có tính chất vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền. Tránh luyện tập như bộ môn có nguy cơ gây chấn thương cao như bóng đá, bóng rổ,... Rèn luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cho hệ thống cơ bắp, dây chằng của bạn thêm chắc khỏe, dẻo dai, nhằm giảm bớt áp lực lên cột sống. Qua đó, sẽ cải thiện được các triệu chứng đau nhức từ vừng thắt lưng gây ra. Chú ý các tư thế hoạt động Các tư thế đi, đứng, ngồi bạn cần chú ý để làm sao cho lưng mình thẳng. Đặc biệt, tư thế ngồi cong lưng là thói quen của rất nhiều người. Mà theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh tư thế ngồi cong lưng sẽ khiến cột sống phải chịu tới 150 – 180% trọng lượng cơ thể. Đó là lý do tại sao mà cột sống lưng rất dễ bị thoái hóa. Ngoài ra, nếu phải khuân vác vật nặng, bạn cần thực hiện đúng tư thế như hình ảnh minh họa dưới đây, tránh gây áp lực đột ngột cho khớp cột sống. Tư thế khuân vác vật nặng đúng cách Bên cạnh đó, thói quen thường xuyên đi giày cao gót sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa cho bạn. Khi mang giày cao gót, trọng tâm của bạn có xu hướng ngửa về phía trước để giữ cân bằng. Tư thế này làm cho khớp hông, cột sống lệch ra khỏi trục sinh lý vốn có. Về lâu dài sẽ khiến cho khớp bị yếu, lão hóa nhanh. Áp dụng liệu pháp nóng/lạnh - Liệu pháp nóng: thường được áp dụng để giải quyết tình trạng co cứng khớp vào buổi sáng. Bạn có thể tắm nước ấm vào lúc sáng dậy, khi ngủ có thể sử dụng chăn điện hoặc đệm sưởi ấm vào ban đêm sẽ giúp cơ thể toàn hoàn lưu thông máu tốt hơn, giữ cho khớp không bị co cứng vào buổi sáng. Hoặc khi xảy ra tình trạng đau cấp tính, bạn dùng túi nhiệt chườm lên vùng đau nhức để làm dịu cơn đau. Lưu ý là liệu pháp này không áp dụng được đối với những vùng đau, có hiện tượng viêm, mủ - Liệu pháp lạnh: phù hợp để giảm sưng, đau và viêm khớp. Bạn bỏ đá vào khăn hoặc túi nhiệt chuyên dụng chườm lạnh lên vùng bị sưng, đau. Nhiệt độ lạnh có tác dụng làm co mạch, giúp giảm đau và ngăn ngừa sự phát triển của phản ứng viêm. Tận dụng các nguyên liệu có sẵn Từ những nguyên liệu có sẵn, dễ kiếm, dễ thực hiện bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các cơn đau nhức thắt lưng tại nhà. Tận dụng các nguyên liệu có sẵn: Lá lốt & Ngải cứu Lá lốt Hướng dẫn cách sử dụng Bước 1: Rửa sạch khoảng 100 – 200 gram lá lốt để loại bỏ bụi bẩn Bước 2: Phơi lá lốt trong bóng râm cho tới khi hơi khô lại Bước 3: Đun lá lốt đã phơi với 500ml nước. Khi nước đã sắc xong đổ chia làm 2 bữa uống sau bữa ăn Ngoài uống nước, bạn có thể dùng lá lốt để chế biến thành các món ăn, cũng phát huy được công hiệu giảm đau nhức xương khớp. Ngải cứu Hướng dẫn cách sử dụng Bước 1: Rửa sạch ngải cứu và để ráo nước Bước 2: Cho ngải cứu với một chút muối trắng vào chảo và rang đến khi lá bắt đầu se khô lại Bước 3: Đổ hỗn hợp đã rang vào một chiếc khăn sạch mỏng. Sau đó, đắp vào vùng bị đau nhức do thoái hóa cột sống. Để đạt được hiệu quả bạn cần kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 2-3 lần Các biện pháp điều trị tại nhà trên nhằm giúp bạn cải thiện các triệu chứng đau nhức cấp tính hoặc khi bệnh còn đang ở giai đoạn khởi phát. Còn nếu thoái hóa cột sống lưng đã ở giai đoạn trung bình, bạn cần được điều trị chuyên khoa theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp cùng với các biện pháp trị liệu ở nhà trên. Điều trị bằng phương pháp Tây y Biện pháp vật lý trị liệu Vật lý trị liệu là phương pháp dùng các yếu tố vật lý như cơ, nhiệt, điện tác động vào các cùng bị tổn thương nhằm ngăn chặn sự phát triển của nó, khôi phục khả năng vận động cho người bệnh. Một số phương pháp vật lý được áp dụng để điều trị hóa cột sống lưng như: Massage: liệu pháp massage có thể làm giảm co thắt và căng các cơ ở thắt lưng, từ đó giảm áp lực lên cột sống, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Siêu âm trị liệu: có tác dụng giảm đau và làm mềm cơ cạnh cột sống Sóng ngắn: được áp dụng cho bệnh nhân đau nhiều và đau kiểu viêm Điện xung: nhằm điều trị thoái hóa cột sống lưng có đi kèm chứng đau thần kinh tọa ... Ngoài ra, bác sĩ sẽ có thể hướng dẫn bạn thực hiện một số các bài tập về cơ bụng, cơ vùng lưng, kéo dãn cột sống nhằm tăng sức dẻo dai cho xương khớp, giảm bớt áp lực lên vùng cột sống. Điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng phương pháp vật lý trị liệu (Ảnh minh họa) Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm Mục đích của việc dùng thuốc là nhằm giúp bạn kiểm soát được các tình trạng đau nhức, ức chế lại các yếu tố gây viêm tiếp tục tấn công các mô khác của cơ thể. Tùy vào tình trạng đau nhức và thể trạng của bạn mà bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc phù hợp. - Thuốc giảm đau theo bậc gồm có: Acetaminophen (Paracetamol), Tramadol, Opioids,... - Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) : Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, Etoricoxib - Thuốc bôi chống viêm bôi ngoài da: diclofenac gel, profenid gel,... - Thuốc dãn cơ: eperison, tolperisone - Thuốc điều trị tác dụng chậm: Piascledine, diacerhein, glucosamine và chondroitin. - Tiêm corticoid tại chỗ (Ảnh minh họa) Bạn cần lưu ý rằng, các loại thuốc điều trị trên đều có tác dụng gây hại đến gan, thận, dạ dày. Do đó, để tránh các tác dụng không mong muốn, bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu trong quá trình uống thuốc mà có bất cứ biểu hiện nào bất thường thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ của mình để điều chỉnh lại đơn thuốc. Phẫu thuật Phẫu thuật là phương án cuối cùng khi các phương pháp điều trị trên không đáp ứng được hiệu quả và thường được chỉ định cho bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng của bệnh. Phương pháp phẫu thuật điều trị gồm có: Cắt bỏ một phần xương cột sống thắt lưng: được chỉ định khi phần xương cột sống gây chèn ép vào rễ dây thần kinh và tủy sống Sửa chữa cấu trúc cột sống: áp dụng cho bệnh nhân bị thoái hóa nghiêm trọng khiến cấu trúc cột sống bị cong, vẹo, biến dạng. Cắt bỏ đĩa đệm: là phương pháp loại bỏ một phần đĩa đệm thoát ra chèn lên dây chằng và những cơ quan lân cận. Nhiều người bệnh còn phải thực hiện cấy ghép đĩa đệm nhân tạo. Phẫu thuật có thể giúp người bệnh khắc phục được các triệu chứng và cải thiện khả năng vận động. Tuy nhiên, biện pháp này tiềm ẩn nhiều biến chứng như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh,...Do đó, cả bác sĩ lẫn người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành thực hiện. Điều trị bằng phương pháp Đông y Ngày nay, y học cổ truyền đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị thoái hóa cột sống lưng. Bằng các biện pháp như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt kết hợp với các bài thuốc gia truyền có nguyên liệu từ tự nhiên mang lại hiệu quả cao cho người bệnh, hạn chế tối đa được các tác dụng của thuốc. Đông y điều trị thoái hóa cột sống lưng (Ảnh minh họa) Đông y giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau nhức, phục hồi chức năng vận động của các khớp, dây chằng, vùng gân cơ, đĩa đệm bị ảnh hưởng. Đồng thời, phương pháp Đông y còn tái lập lại trạng thái cân bằng, giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Để tránh các tác dụng phụ của thuốc Đông y bạn cần đến thăm khám và bốc thuốc tại cơ sở có uy tín. Tránh việc tự ý bốc thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Biện pháp điều trị nào mang lại hiệu quả? Biện pháp điều trị mang lại hiệu quả nhất là biện pháp phù hợp với bản thân. Nhìn lại thực tế bạn có thể thấy rằng, cùng một phương pháp có người khỏi bệnh, có người lại không. Vậy vấn đề nằm ở chỗ mặc dù cùng mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng nhưng mức độ nặng nhẹ và thể trạng sức khỏe của mỗi người khác nhau nên cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Phương pháp hiệu quả nhất là phương pháp phù hợp với bản thân mình (Ảnh minh họa) Để tìm được đúng phương pháp điều trị cho bản thân mình, bạn hãy đến các cơ sở điều trị chuyên khoa có uy tín để được thăm khám và điều trị. Tại đây, bằng chuyên môn và kinh nghiệm của mình, các bác sĩ sẽ giúp bạn xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh. Việc của bạn là hãy tuân theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để có được kết quả điều trị ưng ý. Tôi đã điều trị bằng nhiều biện pháp nhưng tại sao vẫn bị tái phát lại? Trước hết, bạn cần xem xét lại bạn đã tuân thủ đúng theo chỉ định hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chưa? Về thời gian uống trong ngày, liều lượng uống hoặc thời gian cần uống. Nhiều người dùng thuốc khi cảm thấy đỡ đau nhức rồi, họ ngừng sử dụng, không uống hết theo đúng liệu trình. Đó là lý do khiến bệnh lại tái phát Tiếp đó, vấn đề dự phòng bạn đã thực hiện tốt chưa? Nếu bạn đang dùng thuốc nhưng vẫn phải ngồi lâu, đứng lâu, vác nặng,... thì việc tái phát lại là không tránh khỏi. Tóm lại, để điều trị hiệu quả thoái hóa cột sống lưng chúng ta không dựa chỉ dựa vào một biện pháp duy nhất nào đó. Mà bạn hãy áp dụng biện pháp mang tính chất toàn diện hơn. Nghĩa là bên cạnh việc điều trị chuyên khoa, bạn hãy thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn, thường xuyên luyện tập thể dục và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì mới ngăn cản được quá trình phát triển của bệnh. Kết luận Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp được các biện pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng có hiệu quả. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp, bạn hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và tư vấn điều trị thích hợp. Song song với việc điều trị bạn đừng quên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để việc điều trị có kết quả sớm nhé. Hi vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Thoái hóa cột sống lưng để lại những biến chứng nguy hiểm gì?

Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều người còn chủ quan đối với những cơn đau nhức ban đầu mà không hay biết rằng nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy những biến chứng đó là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu nhé! Thoái hóa cột sống lưng là bệnh gì? Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh mãn tính. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm cột sống. Kéo theo đó là sự thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch gây ra các hiện tượng đau nhức khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và vận động hằng ngày. Thoái hóa cột sống lưng được coi là căn bệnh của người già bởi nó đi liền với quá trình lão hóa của tuổi tác. Tuy nhiên, hiện nay thoái hóa cột sống lưng đang có xu hướng trẻ hóa do những thói quen hằng ngày của người trẻ như ngồi làm việc sai tư thế, thường xuyên đi giày cao gót, lười vận động thể dục thể thao khiến sự thoái hóa xảy ra sớm hơn. Thoái hóa cột sống lưng là bệnh gì? Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Thoái hóa cột sống lưng không gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn nhưng nếu không chủ động kiểm soát, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hướng tới sinh hoạt và công việc hằng ngày của bạn. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống lưng bao gồm: Hạn chế khả năng vận động Khi quá trình thoái hóa cột sống diễn ra, cơ chế tự chữa lành của cơ thể bằng cách “bù đắp” đã dẫn đến hình thành các gai xương (phần xương lồi ra tư các khớp). Các gai xương này được tích tụ, khi lớn dần sẽ đâm vào các xương khác hay các mô mềm (dây chằng, dây thần kinh,...) bao xung quanh đốt sống. Đó là lý do dẫn tới các cơn đau nhức, ê ẩm, tê buốt. Các động tác như cúi, gập người, đứng lên ngồi xuống khiến bạn phải  "nhăn mặt" vì cảm giác đau xuất hiện khi thực hiện. Từ đó gây tâm lý ngại vận động cho người bệnh. Đau thần kinh tọa Trong cấu tạo của cột sống thắt lưng có các rễ thần kinh tủy sống liên quan về cấu tạo, chức năng và bệnh lý với dây thần kinh tọa. Do đó, khi gai xương hình thành bởi thoái hóa sẽ chèn ép vào dây thần kinh tọa khiến bạn có cảm giác đau nhức từ vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi, bàn chân và cổ chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Theo thời gian, các cơn đau nhức diễn biến thường xuyên hơn khiến bạn không thể vận động đi lại được nhiều nữa. Cơn đau lan từ vùng lưng xuống tới vùng mông, đùi, chân (Ảnh minh họa) Rối loạn tiền đình Nếu bạn bị thoái hóa cột sống đã lâu mà không được kiểm soát sẽ gây chèn ép mạch máu, khiến bạn gặp triệu chứng rối loạn tiền đình. Bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, thường xuyên ngủ không ngon giấc, có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Đặc biệt bạn còn hay bị chóng mặt, đi đứng dễ vấp ngã. Tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm Đĩa đệm là phần cấu trúc không xương nằm giữa các không gian đốt sống. Khi cột sống bị thoái hóa, các đĩa đệm này có nguy cơ bị thoái vị ra ngoài. Chỉ cần một tác nhân đủ mạnh như mang vác nặng, động tác thể thao đột ngột hoặc quá sức gây tổn thương đến bọc bao xơ bên ngoài của đĩa đệm khiến cho nhân nhầy (phần nhân nằm ở trung tâm đĩa đệm) bị thoái ra ngoài. Đây là hiện tương thoái vị đĩa đệm mà gần như ai cũng gặp phải. Thoát vị đĩa đệm do thoái hóa cột sống lưng (Ảnh minh họa) Biến dạng cột sống Ở một số bệnh nhân khi không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách khiến cho cột sống mất đi trục sinh lý tự nhiên, có xu hướng biến dạng và gây ra cong vẹo hình dáng cơ thể. Bại liệt Nếu tình trạng thoái hóa cột sống lưng kéo dài sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh và dẫn đến liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn. Thậm chí, có thể gây rối loạn đại tiểu tiện. Điều gì khiến người bệnh dễ mắc các biến chứng của thoái hóa cột sống lưng? Ở Việt Nam có một thực trạng đáng lo ngại là tâm lý "ngại đi khám" của nhiều người. Khi các cơn đau khởi phát ở những giai đoạn đầu, thường khiến người bệnh chủ quan xen thường. Do tính chất cơn đau lúc này mang tính cơ học (đau khi vận động và hết đau khi ngừng vận động), đến khi các cơn đau nhức trở nên dữ dội và liên tục thì mới chịu tìm đến các bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, không ít người để đối phó với cơn đau nhức, tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau mà không lường trước tác dụng phụ của thuốc. Hoặc nghe lời mách bảo từ mọi người xung quanh sử dụng những loại thuốc đắp hay thuốc Đông y giả danh không hay biết. Đến khi bệnh không thấy khỏi, ngược lại còn nặng hơn thì mới chịu đến bệnh viện thăm khám. Quả thực, đây là những thói quen rất xấu khiến tình trạng bệnh trầm trọng, làm cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn, tỉ lệ điều trị thành công cũng thấp hơn Mách bạn các biện pháp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống lưng Như bạn đã biết, thoái hóa cột sống lưng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh. Tuy nhiên nếu bạn chủ động phòng tránh, chăm sóc và điều trị tốt cho bản thân thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh, khôi phục lại chức năng vận động của xương khớp, tránh được các biến chứng nguy hiểm. Một số các biện pháp ngăn ngừa biến chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng gồm có: - Khi xuất hiện các biểu hiện đau bất thường bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời - Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ của bác sĩ chuyên khoa về thời gian uống thuốc, liều lượng uống thuốc. Thường xuyên tái khám theo định kì để bác sĩ có thể nắm bắt được mức độ cải thiện của bệnh tình, giúp bạn nhanh chóng có kết quả điều trị tích cực. Một số các biện pháp ngăn ngừa biến chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng (Ảnh minh họa) - Tránh việc tự ý dùng thêm bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. Nếu bạn muốn dùng thêm loại thuốc nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về công dụng của thuốc, thành phần của thuốc có gây cản trở cho các loại thuốc đang điều trị hay không,... - Thay đổi các thói quen tiêu cực đến hệ thống xương khớp: đi, đứng, ngồi đúng tư thế, nếu phải khuân đồ nặng hãy nhờ tới sự trợ giúp của các dụng cụ hoặc sự giúp đỡ từ người khác, thường xuyên thay đổi tư thế trong khi làm việc. Và đi ngủ đúng giờ, tránh việc thức khuya xem điện thoại hoặc laptop - Nếu cân nặng của bạn đang vượt ngưỡng cho phép, bạn hãy chủ động giảm cân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhằm làm giảm bớt áp lực lên các khớp - Xây dựng chế độ ăn khoa học. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho xương khớp như Omega-3, canxi, vitamin D và các khoáng chất thiết yếu. Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho sụn khớp (Ảnh minh họa) - Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì chúng đều chứa những chất hóa học gây tổn hại đến xương khớp, làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. - Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn một số bộ môn có cường độ tập nhẹ mà rất tốt cho xương khớp như yoga, thái cực quyền, bơi lội) hoặc bạn có thể đăng ký liệu trình trị liệu vật lý tại các cơ sở có uy tín để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng đau nhức và cải thiện chức năng vận động có cột sống lưng. - Cuối cùng, trong quá trình điều trị bệnh mà bạn nhận thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào khác thì bạn hãy thông báo sớm cho bác sĩ của mình để được hỗ trợ kịp thời. Tóm lại, các biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng có thể khiến cho chất lượng cuộc sống của bạn sa sút, làm việc đi lại hết sức khó khăn, các cơn đau nhức đeo bám dai dẳng mãi không thôi. Do đó, để phòng tránh được những biến chứng này bạn cần tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, xây dựng thói quen lành mạnh và tránh xa các tác nhân có hại. Hi vọng bài viết trên mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích! Theo Khuongthaodan.vn

Bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?

Khi bị thoái hóa cột sống lưng bạn thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nhức âm ỉ, ê buốt. Chính vì thế, nhiều người cho rằng, cần phải được nghỉ ngơi và tránh vận động. Vậy người bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ hay không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé! Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ? 06 lợi ích tuyệt vời của đi bộ trong việc điều trị thoái hóa cột sống lưng Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý có sự tổn thương ở sụn khớp và đĩa đệm, kéo theo sau đó là sự hư tổn của các hệ thống dây chằng, gân cơ bao quanh cột sống. Một trong những triệu chứng của thoái thoái hóa cột sống lưng là các cơn đau nhức có tính chất cơ học. Bạn sẽ cảm thấy đau khi vận động và khi nghỉ ngơi thì lại hết. Cho nên ngay cả những hoạt động đi, đứng, ngồi hằng ngày cũng khiến bạn cảm thấy đau nhức rồi thì đến việc đi bộ cũng khiến bạn ái ngại nhiều hơn đúng không? Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bạn đi bộ thường xuyên đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống lưng, giúp bạn cải thiện được các triệu chứng đau nhức và khôi phục được chức năng vận động của các khớp. Cụ thể, đi bộ mang lại cho bạn các lợi ích như sau: Tăng cường sức mạnh của các nhóm cơ Trong quá trình đi bộ, các nhóm cơ ở bàn chân, cẳng chân, hông và thân người được rèn luyện, gia tăng sức bền, dẻo dai. Khi các cơ này khỏe mạnh, chúng có thể san bớt áp lực với cột sống, giúp cột sống được ổn định, ở đúng vị trí, không bị sai lệnh. Từ đó, bạn có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh như thoát vị đĩa đệm, nghiêng vẹo cột sống,... do thoái hóa gây ra. Tăng độ đàn hồi của cột sống Thoái hóa cột sống sẽ khiến cho các cử động cúi, gập người của bạn trở nên khó khăn. Khi đi bộ kết hợp với một số bài tập căng cơ sẽ giúp bạn hồi phục lại phạm vi chuyển động của cột sống. Đồng thời, các triệu chứng đau nhức cũng vì thế mà thuyên giảm, chất lượng cuộc sống của bạn cải thiện rõ rệt. Thúc đẩy quá trình nuôi dưỡng sụn khớp Hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều được nuôi dưỡng trực tiếp bởi máu, nhưng riêng các mô sụn lại được tiếp nhận dinh dưỡng thông qua lớp hoạt dịch ở bên ngoài khớp. Nhờ tính chất đàn hồi nên khi bạn hoạt động các khớp sẽ co duỗi đẩy lớp hoạt dịch vào bên trong khớp mang theo các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng sụn khớp. Nhờ đó mà sụn khớp có thể tự chữa lành tổn thương, ngăn ngừa quá trình thoái hóa tiếp tục diễn ra. Đi bộ giúp bạn thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể (Ảnh minh họa) Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể Khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp và trao đổi chất của cơ thể càng chậm lại. Trong khi các tế bào vẫn cần dưỡng chất để duy trì hoạt động. Do đó, việc luyện tập thể dục sẽ giúp bạn chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất. Qua đó, thúc đẩy cơ chế tự sửa chữa của cơ thể, ngăn ngừa các yếu tố gây viêm ra và bảo vệ xương chắc khỏe. Đi bộ còn giúp bạn kiểm soát cân nặng Cột sống được ví như là trụ cột của cơ thể, đảm nhiệm chức năng nâng đỡ, giúp cơ thể giữ được cân bằng. Cấu trúc cột sống ở mỗi người được thiết kế để chịu một trọng lượng nhất định và phân bổ lực đều khi ta vận động hoặc nghỉ ngơi. Khi xảy ra tình trạng thừa cân béo phì sẽ làm cho cột sống phải gánh thêm nhiều áp lực hơn. Lâu ngày, sẽ khiến cho chất lượng cột sống bị giảm sút, quá trình thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn và dễ bị tổn thương hơn. Đi bộ được coi là bộ thể dục đơn giản, dễ thực hiện giúp bạn duy trì cân nặng và vóc dáng cơ thể trong mức tiêu chuẩn. Giảm stress Khi bị thoái hóa, bạn sẽ phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau nhức khiến bạn mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ rất dễ sinh ra bệnh trầm cảm. Đi bộ là một liệu pháp giảm stress được nhiều nhà khoa học chứng minh cho hiệu quả cao hơn cả thuốc chống trầm cảm. Bởi trong quá trình hoạt động thể chất, cơ thể chúng ta sản sinh ra endorphin (một loại morphin nội sinh) kích thích cảm giác hưng phấn, vui vẻ của chúng ta. Nhờ vậy, các cảm giác lo âu, chán chường được đẩy lùi, cải thiện đời sống tinh thần của bạn một cách tích cực. Bạn cần chuẩn bị gì cho một buổi đi bộ? Trang phục thoải mái Trước hết, bạn cần phải lựa chọn bộ quần áo có tính chất thấm mồ hồi, thoáng mát. Tốt nhất bạn nên chọn mua những sản phẩm dành riêng cho người tập thể thao sẽ tốt hơn những quần áo bình thường của bạn. Tiếp đến, giày đi bộ là dụng cụ quan trọng  nhất. Một đôi giày tốt sẽ bảo vệ bạn trong quá trình tập luyện, tránh được các chấn thương gây tổn hại cho xương khớp. Bạn nên chọn một đôi giày được thiết kế dành riêng để đi bộ (có độ mềm vừa phải để giảm xóc cho cột sống) và không sử dụng giày chơi tennis hoặc bóng đá vì mỗi loại giày đều được thiết kế sử dụng cho những mục đích khác nhau nên tính năng bảo vệ cũng sẽ khác nhau. Lựa chọn địa điểm đi bộ thích hợp Bạn có thể lựa chọn chạy bộ trong phòng tập gym nhưng tốt hơn cả bạn nên lựa chọn địa điểm tập là khu công viên. Bởi các địa điểm công viên thường có không gian thoáng đãng và không khí trong lành giúp tâm trí bạn được thư giãn, cơ thể được thả lỏng hòa mình với thiên nhiên. Ăn nhẹ trước khi đi bộ nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể (Ảnh minh họa) Ăn nhẹ và uống nước Trước khi bắt đầu đi bộ nên ăn nhẹ và uống đủ nước để có năng lượng trong quá trình đi bộ. Bạn cần lưu ý nên lựa chọn đồ ăn nhẹ là các thực phẩm chứa carbohydrates, thịt nạc và chất béo lành mạnh như: chuối, bột yến mạch, trái cây hoặc các loại hạt. Bên cạnh đó, nước giúp bạn làm mát cơ thể trong khi đi bộ và giữ cho cơ thể không bị mất nước. Bạn nên uống khoảng 2 ly nước cùng với bữa nhẹ cách khoảng 1 tiếng trước khi đi bộ. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào trong ngày để luyện tập. Nhưng thời điểm tốt nhất trong ngày là sáng sớm và buổi tối. Nếu bạn lựa chọn đi bộ vào buổi tối thì bạn nên chọn quần áo có dọc phản quang để giúp xe cộ nhìn thấy bạn, tránh gây thương tích. Hướng dẫn bạn kĩ thuật đi bộ đúng cách - Khởi động kĩ: khởi động là bài tập cần thiết cho bất cứ khi ai trước khi luyện tập thể dục thể thao. Các động tác khởi động cơ bản bao gồm: xoay cổ, chân, tay; giãn cơ đùi trước; giãn bắp chân. Khởi động kĩ lưỡng trong khoảng 5 – 10 phút sẽ giúp các cơ của bạn được làm nóng, tránh được tình trạng chuột rút và các chấn thương khác có thể xảy ra. - Trước hết bạn nên đi chậm. Tần số bước chân trong 1 phút 70 – 90 bước, tương đương 3 – 4 km/h. Khi đi bạn cần chú ý đến nhịp thở, hít vào bằng mũi rồi thở ra bằng miệng, điều hòa nhịp thở sao cho đúng để cơ thể không bị mất sức. Bạn duy trì tốc độ đi chậm trong khoảng 10 phút. - Sau đó, bạn bắt đầu tăng tốc đi bộ. Lúc này, tần số bước chân trong 1 phút đạt 120-140 bước, tương đương 5,5 – 6,5 km/h là đi bộ nhanh. Và dần dần bạn có thể luyện tập để làm sao trong vòng 1 phút số bước chân đạt trên 140 bước (tương đương 6,5 km/giờ) thì sẽ được coi là đạt mức rèn luyện có hiệu quả. Tập đi bộ đúng tư thế chuẩn nhất - Giữ tư thế đúng trong quá trình đi bộ. Khi đi bộ nên nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thả lỏng. Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc lên, cứ thế bước đều liên tục. Đồng thời, hai tay cử động phối hợp với chân một cách tự nhiên và mạnh mẽ. - Tuân thủ thời gian luyện tâp, tránh việc luyện tập "chiến binh" khiến cột sống của bạn chịu sức ép quá tải mà gây phản tác dụng. Mỗi lần đi bộ chỉ nên duy trì từ 30 – 60 phút tùy sức chịu đựng của cơ thể. Nên tập khoảng 4 – 5 buổi/tuần. Một số lưu ý trong quá trình đi bộ bạn không thể bỏ qua Đi bộ rất tốt cho sức khỏe của xương khớp. Tuy nhiên, đi bộ chỉ thích hợp đối với người ở mức độ nhẹ đến trung bình. Trường hợp bạn bị thoái hóa nặng việc đi bộ có thể khiến các triệu chứng chuyển biến xấu. Lúc này, bạn bên tham vấn ý kiến bác sĩ bộ môn nào thích hợp với tình trạng bệnh của bạn. Trong ngày đầu luyện tập có thể xuất hiện triệu chứng đau. Nhưng bạn không cần phải quá lo lắng, vì đây là những biểu hiện bình thường khi bắt đầu luyện tập. Khi cơn đau xuất hiện bạn hãy tạm thời ngừng luyện tập và nghỉ ngơi. Các ngày tiếp theo, bạn từ từ tăng thời gian đi bộ để cơ thể quen dần với nhịp luyện tập. Và bạn sẽ không còn thấy các cơn đau nhức nữa. Trường hợp, khớp vẫn bị đau kéo dài trong quá trình đi bộ, bạn nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn sang các hình thức tập luyện khác như yoga, dưỡng sinh, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp với thể trạng sức khỏe của bạn. Kết luận Đi bộ là một trong những bộ môn rèn luyện sức khỏe được các chuyên gia xương khớp đánh giá cao và khuyến khích bệnh nhân của mình luyện tập. Đi bộ không những cải thiện được các triệu chứng đau nhức của bệnh mà còn bảo về sức khỏe toàn diện của cơ thể. Bên cạnh đó, bạn đừng quên xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh và uống thuốc đúng giờ để bệnh nhanh được đẩy lùi nhé. Hi vọng bài viết thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ trên đây đã mang cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe! Link tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/mon-nen-tap-va-can-tranh-voi-nguoi-thoat-vi-dia-dem-n136088.html https://suckhoedoisong.vn/ky-thuat-di-bo-co-ban-giup-chua-benh-n141907.html

Thoái hóa cột sống lưng uống thuốc gì? Đông Y hay Tây Y

Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa nghiêm trọng sẽ gây ra những cơn đau nhức triền miên, dai dẳng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, lúc này để kiểm soát những cơn đau nhức bệnh nhân buộc phải sử dụng thuốc. Vậy thoái hóa cột sống lưng uống thuốc gì và cần phải lưu ý như thế nào trong khi sử dụng? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé! Thoái hóa cột sống lưng có chữa khỏi được không? Thoái hóa cột sống lưng là tình trạng tổn thương tại sụn khớp và đĩa đệm cột sống. Kéo theo đó là sự hư tổn của các cơ quan xung quanh gây nên hiện tượng đau nhức, giảm khả năng vận động của người bệnh. Thoái hóa cột sống lưng là một bệnh mãn tính, bệnh nhân cần được điều trị sớm và tích cực để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, hiện nay chưa có một loại thuốc hoặc phương pháp duy nhất nào có thể chữa khỏi hoàn toàn thoái hoá đốt sống lưng. Bởi vậy cần phối hợp nhiều biện pháp và thuốc với các cơ chế tác dụng khác nhau nhằm hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ do thuốc điều trị gây ra. Hiện nay có 2 loại thuốc chính giúp điều trị các bệnh về xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa cột sống lưng nói riêng là thuốc Tây y và thuốc Đông y. Tuy nhiên, mục đích chung của việc sử dụng thuốc chữa thoái hóa cột sống là: Giúp người bệnh kiểm soát cơn đau nhức Khôi phục tối đa khả năng vận động của các khớp Làm chậm lại quá trình lão hóa tự nhiên Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh Thuốc điều trị thoái hoá cột sống lưng Các thuốc Tây y điều trị thoái hóa cột sống Lưng 1.Thuốc giảm đau  Đau là một triệu chứng chủ quan của người bệnh. Đôi khi, vì các yếu tố như tuổi, giới tính, khả năng chịu đựng, tình trạng sức khỏe mà đánh giá về mức độ đau của người bệnh không được chính xác. Do đó, để kê được thuốc giảm đau phù hợp với bạn, bác sĩ sẽ thông qua các tiêu chí và thang đánh giá đau để xác định cơn đau. Các tiêu chí đánh giá gồm có: Mức độ đau (đánh giá dựa trên nguyên nhân và phương tiện giảm đau) Kiểu đau (nhói, rát, âm ỉ,...) Vị trí Mức độ nghiêm trọng Thời gian Bậc thang đánh giá giảm đau được sử dụng dựa theo quy chuẩn của WHO Bảng đánh giá bậc đau của người bệnh Qua đó, tùy theo bậc đau mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc giảm đau phù hợp với bạn: - Điều trị đau bậc 1( đau nhẹ): Dùng các thuốc giảm đau hạ sốt: Acetaminnophen (paracetamol) có tác dụng giảm đau mức độ nhẹ đến trung bình, thời gian tác dụng ngắn. Điều trị các chứng đau do co hoặc căng cơ trong hội chứng cột sống. Đây là lựa chọn ưu tiên với sự cân bằng giữa tác dụng phụ và hiệu quả mong muốn, mặc dù vậy cần thận trọng với bệnh nhân có rối loạn chức năng gan. - Điều trị đau bậc 2 (đau trung bình): Paracetamol phối hợp với opiate yếu (với codein), phối hợp với thuốc giảm đau trung ương tramadol có tác dụng giảm đau mạnh hơn so với các thuốc giảm đau thông thường. Các loại thuốc này nên sử dụng ở những bệnh nhân không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường đơn lẻ, hoặc thuốc giảm đau chống viêm không steroids, nhưng tránh dùng kéo dài. - Điều trị đau bậc 3 (đau nặng): Paracetamol phối hợp với thuốc giảm đau không steroid  như ibuprofen... 2.Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) Thuốc chống viêm không steroid là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroids. NSAIDs không có tính chất gây nghiện giống như nhóm thuốc Opioid và được chỉ định dùng khi nhóm thuốc giảm đau trên không phát huy được hiệu quả. Cơ chế hoạt động của NSAIDs là ức chế hoạt động của các enzyme cyclooxygenase (COX-1 hoặc COX-2), từ đó làm giảm sản xuất prostaglandin, gây viêm, sốt và đau. Hiện nay, NSAIDs được chia làm 2 nhóm là NSAIDs cổ điển (ức chế cả COX-1 và COX-2) và NSAIDs ức chế chọn lọc (chỉ ức chế COX-2). NSAIDs cố điển bao gồm các loại thuốc: Naproxen, Ibuproden, Diclofenac...Tuy nhiên, do ức chế cả COX-1 và COX-2 nên NSAIDs cổ điển có thể gây ra tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. NSAIDs cổ điển chống chỉ định đối với bệnh nhân có bệnh nền liên quan đến dạ dày (viêm loét dạ dày) NSAIDs ức chế chọn lọc gồm: Arcoxi, Celecoxib, meloxicam, piroxicam, etoricoxib. Mặc dù nhóm thuốc này giảm được nguy cơ tác dụng phụ về dạ dày nhưng lại gây đe dọa tới bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Cần lưu ý tuyệt đối không phối hợp các thuốc trong nhóm NSAIDs với nhau vì không thay đổi tác dụng giảm đau kháng viêm mà chỉ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Việc lựa chọn thuốc NSAIDs nào để điều trị thì bạn cần phải được tư vấn kĩ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa nhằm phát huy được hết hiệu quả chống viêm, giảm đau của thuốc, hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc lên cơ thể. 3.Thuốc giãn cơ Thuốc giãn cơ là loại thuốc dùng để điều trị tình trạng co thắt cơ hoặc co cứng cơ. Tác dụng của thuốc là tác động lên não “ra lệnh” cho cơ thể thả lỏng cơ chứ không phải tác động trực tiếp lên cơ. Thuốc giãn cơ thường được dùng để điều trị cơn đau do tăng trương lực cơ như viêm quanh khớp vai, hội chứng đốt sống cổ do thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống. Thuốc có khả năng giãn cơ vân, giãn mạch, giảm đau và ức chế phản xạ đau. Một vài loại thuốc giãn cơ thông dụng được chỉ định điều trị thoái hóa cột sống lưng như: Mydocalm, myonal Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp các triệu chứng như buồn ngủ, chóng mặt và yếu sức,...Vì vậy, bạn cần hạn chế điều khiển phương tiện giao thông, làm việc trên cao, vận hành máy móc và đưa ra quyết định quan trọng, bạn cũng phải uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. 4.Tiêm corticosteroid tại chỗ Corticosteroid có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, từ đó giảm các hiện tượng viêm và đau do thoái hóa gây ra. Corticosteroid được chỉ định trong trường hợp bạn bị đau nặng và không đáp ứng được với các loại thuốc uống trên. Thuốc tiêm corticoid (Ảnh minh họa) Thuốc tiêm corticosteroid được chỉ định trong điều trị thoái hóa cột sống lưng gồm có: Hydrocortison acetat, Methyl prednisolon acetate. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ liên quan đến nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, loãng xương...Do đó, liệu pháp tiêm corticosteroid phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, và có sự theo dõi cẩn thận, đề phòng các biến chứng có thể xảy ra. 5.Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm Bao gồm : Glucosamin sulfate và chondroitin sulfate, Diacerheine, Piascledine. Đây là nhóm thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng và cải thiện cấu trúc khớp, giảm tác động hủy hoại sụn khớp, ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả giảm đau thấp, thời gian tác dụng chậm, thường phải sau dùng thuốc từ 6 tháng, nên trong giai đoạn đầu nếu đau nhiều phải phối hợp với các thuốc giảm đau khác.  Ngoài ra, thuốc có thể không mang lại hiệu quả điều trị đối với một số dạng thoái hóa khớp. 6. Tiêm Steroid ngoài màng cứng Tiêm Steroid ngoài màng cứng là lựa chọn điều trị thoái hóa cột sống phổ biến, đặc biệt là thoái hóa cột sống thắt lưng. Tiêm ngoài màng cứng thường có thể cải thiện trực tiếp nguồn gốc của cơn đau và cải thiện tình trạng viêm sưng ở cột sống. Tuy nhiên, việc tiêm steroid vào màng cứng thường yêu cầu tính chính xác cao cũng như tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ bao gồm nhiễm trùng, chảy máu và tổn thương hệ thống thần kinh. Tiêm steroid ngoài màng cứng thường mang lại hiệu cao nhưng cũng có thể gây ra nhiều rủi ro. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa thoái hóa cột sống Đa số các loại thuốc điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu là thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid có tác dụng giảm đau nhanh, giảm viêm sưng nhưng bên cạnh đó cũng có thể có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như viêm loét dạ dày, nặng có thể gây xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, thận, huyết áp cao, hạ đường huyết,… Để tránh các tác dụng phụ cũng như các biến chứng không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc chữa thoái hóa cột sống như: Chỉ dùng thuốc khi có chuẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa, dùng đúng liều lượng và phải theo dõi thường xuyên các tác dụng phụ của thuốc để kịp thời thông báo với bác sĩ phụ trách nếu có những triệu chứng bất thường. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc thời gian điều trị mà không trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao với cường độ vừa phải để tăng cường tác động tiêu cực lên cột sống, đặc biệt là cột sống thắt lưng. Người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội hoặc đi xe đạp để cải thiện sức bền và lưu thông máu. Thay đổi tư thế hoạt động, duy trì sự kết nối giữa các khớp để ngăn ngừa thoái hóa tự nhiên. Ngừng hút thuốc có thể bảo vệ sụn, đĩa đệm và các đốt sống. Bên cạnh đó, ngừng hút thuốc cũng được cho là có thể tăng cường lưu thông máu, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ thống xương khớp. Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giảm tác động lên các đốt sống, sụn, đĩa đệm và ngăn ngừa quá trình thoái hóa cột sống. Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vitamin, khoáng chất, thực phẩm chống viêm có thể góp phần tăng cường sức khỏe cột sống và ngăn ngừa bệnh viêm khớp. Chỉ dùng thuốc khi có chẩn đoán chính xác từ chuyên gia chuyên khoa, tuân thủ thời gian cải thiện không tự ý giảm liều, phải theo dõi thường xuyên các tác dụng phụ của thuốc và phòng ngừa các biến chứng khi dùng kéo dài Thuốc chữa thoái hóa đốt sống lưng được ví như con dao hai lưỡi, bên cạnh tác dụng khắc phục bệnh nhanh nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tác dụng phụ không mong muốn. Khi sử dụng thuốc phải luôn theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng nguy hiểm có thể có hại cho sức khỏe. ➤ Xem thêm: Dùng thuốc tây chữa thoái hóa khớp lâu dài có được không? Điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng thuốc Đông y Nếu như thuốc tây có tác dụng nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ thì ngược lại các bài thuốc Đông y chữa thoái hóa cột sống lưng thường sẽ có tác dụng chậm và ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên,  để lựa chọn được bài thuốc phù hợp, bệnh nhân vẫn cần được chẩn đoán và thăm khám bệnh ở các bệnh viên, trung tâm uy tín, ở đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng bệnh, dựa trên các biểu hiện lâm sàng và căn nguyên gây bệnh để đưa ra bài thuốc đông y phù hợp. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu một bài thuốc Đông Y kinh điển chữa thoái hóa cột sống được công bố và sử dụng rộng rãi đó là bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang Độc hoạt - vị thuốc quý trong đông y chữa bệnh xương khớp Nguồn gốc bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang  Độc hoạt ký sinh thang là phương thuốc cổ truyền nổi tiếng xuất xứ từ Thiên Kim, của tác giả Tôn Tư Mạo đăng trong bộ sách Bị cấp thiên kim yếu phương được giới đông y công nhận và đánh giá cao về kết quả điều trị. Bài thuốc có 15 vị thuốc và liều lượng để phối ngụ như sau: Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang  Tác dụng: Trị đau lưng, mỏi gối, điều trị phong tê thấp, khắp người đau nhứcy Hg t, ê ẩm, chân tay tê mỏi, chữa viêm khớp, thoái hóa khớp, vận động khó khăn, đau nhức xương và các bệnh về xương khớp khác. Giải thích công dụng của bài thuốc: Độc hoạt, tế tân, tần giao, phòng phong phối hợp với nhau để có đủ sức mạnh khu phong trừ thấp Tang ký sinh, ngưu tất, đỗ trọng phối hợp với nhau để nâng cao tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, cơ bắp. Nhân sâm, phục linh, cam thảo phối hợp với nhau để bổ đại nguyên khí, tăng cường chính khí, tiêu diệt tà khí. Đương qui, bạch thược, xuyên khung phối hợp với nhau để dưỡng huyết, điều hòa doanh huyết, bổ can thận, ích khí huyết. Nhục quế có tác dụng ôn tán hàn tà, thông lợi huyết mạch, có tác dụng tuyên tý chỉ thống, giảm đau. Toàn bộ bài thuốc có tác dụng ích bổ can thận, bổ khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc trị đau các khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống của người cao tuổi và người ở độ tuổi trung niên, kể cả nam và nữ. Về sau, các thế hệ thầy thuốc đông y sẽ dựa qua kinh nghiệm lâm sàng của bản thân gia mà gia giảm thêm một số vị thuốc vào bài độc hoạt tang ký sinh để điều trị cho bệnh nhân đau cơ xương khớp và xem đây là bài thuốc gia truyền.. Lưu ý khi dùng thuốc Đông y chữa thoái hóa cột sống thắt lưng Mặc dù các bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng vẫn không thể tránh khỏi tác dụng phụ khi người điều chế thuốc không đúng quy trình, hay bảo quản thuốc sai kĩ thuật. Hơn thế nữa, nhiều cơ cở hoạt động chui, cố tình trộn các thuốc tân dược vào đơn thuốc khiến bạn lầm tưởng về tác dụng thật của thuốc, gây ra các biến chứng nghiêm trọng khi sử dụng một thời gian dài như phù, nề. Do đó, để được trị bệnh đúng cách, an toàn bạn cần đến thăm khám và sử dụng thuốc tại các cơ sở có uy tín, được cấp phép hoạt động. Tránh sử dụng các loại thuốc truyền miệng từ người thân xung quanh mà chưa có sự kiểm chứng rõ ràng. Đôi khi, thuốc đấy có tác dụng với người khác nhưng lại không có tác dụng với bạn. Nếu bệnh tình của bạn đã ở giai đoạn nặng thì bạn nên đến khám chuyên khoa xương khớp để có phương pháp điều trị thích hợp.. Khương Thảo Đan - Kế thừa tinh hoa từ bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang (ĐHKST) Theo PGS.TS Lê Minh Hà – Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, khi áp dụng bài thuốc ĐHKST chữa đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, viêm đau xương khớp đa số bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt. Qua theo dõi quá trình điều trị của hơn 30 bệnh nhân đau thần kinh tọa trong 40 ngày bằng bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang( ĐHKST) gia giảm (có thể kết hợp châm cứu), có 15 bệnh nhân khỏe 90%, 10 bệnh nhân khỏe 70%, 5 bệnh nhân khỏe 40 – 50%. Tuy nhiên, “bệnh giảm hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc kiên trì sử dụng thuốc.” Tuy nhiên, khi các nhà khoa học của Viện nghiên cứu phương thuốc Độc hoạt ký sinh thang gia giảm thêm Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và kết hợp với sáng chế mới của y học thế giới về hoạt chất quý báu cho dịch khớp là Collagen type-II thì cho tác dụng hoàn toàn vượt trội so với công thức ban đầu. Từ các vị thuốc quý báu đó, Viện Hàn Lâm chuyển giao công nghệ để sản xuất nên viên xương khớp Khương Thảo Đan. Collagen type II không biến tính đem lại lợi ích thiết yếu cho khớp bằng cách điều hòa hệ miễn dịch, giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp, chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn khi dùng Glucosamin và Chondroitin. Ngoài ra, PGS.TS Lê Minh Hà đã chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền có tác dụng gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường, giúp chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả. Với hoạt chất KGA1 từ cây Địa Liền kết hợp cùng bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang và collagen type II sẽ khiến cho tác dụng của bài thuốc trở nên vượt trội hơn hẳn so với công thức ban đầu. Đáp ứng được tam giác khép kín trong việc điều trị đau nhức xương khớp là: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO và đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Khương Thảo Đan có tác dụng gì? Viên xương khớp Khương Thảo Đan là một sản phẩm BVSK có công dụng hỗ trợ: Giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp. Làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp Làm chậm quá trình thoái hóa khớp Đối tượng sử dụng Cùng với công dụng đã kể trên, Khương Thảo Đan dành cho: Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống ( cổ, lưng ), vôi hóa cột sống Người bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay Tại sao nên dùng Khương Thảo Đan cho các bệnh lý xương khớp? Muốn ổn định bệnh xương khớp hiệu quả cần đảm bảo đủ 3 yếu tố giúp hỗ trợ GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP. Tuy nhiên, các sản phẩm hỗ trợ điều trị trên thị trường hầu như chỉ đáp ứng được 1 trong 3 yếu tố trên. Khương Thảo Đan là một trong số ít sản phẩm đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín để điều trị đau nhức xương khớp là: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO nhờ kết hợp các dược liệu quý từ: Bài thuốc chữa đau nhức xương cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang Collagen type II không biến tính đem lại lợi ích thiết yếu cho khớp bằng cách điều hòa hệ miễn dịch, giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp, chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn khi dùng Glucosamin và Chondroitin. Hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền có tác dụng chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả. Có thể nói, Khương Thảo Đan chính là sản phẩm kế thừa y học cổ truyền và ứng dụng khoa học hiện đại vào hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp một cách hiệu quả nhất, hứa hẹn sẽ mang đến một niềm vui trọn vẹn cho bệnh nhân xương khớp Việt Nam. Khương Thảo Đan có tác dụng phụ không? Không giống cao dược liệu trong các sản phẩm xương khớp không thường, Khương Thảo Đan chứa hoạt chất KGA1 tinh chất được chiết tách cho hàm lượng cao, mang lại tác dụng giúp giảm đau chống viêm mạnh mẽ (tốt hơn so với Efferalgan) nhưng lại an toàn cho gan, dạ dày…khi sử dụng lâu dài. Theo báo cáo thử nghiệm của PGS.TS Lê Minh Hà, KGA1 có tác dụng ức chế enzym COX-2 tốt hơn chất đối chứng là Indomethacin nên kiểm soát quá trình viêm tốt hơn mà hạn chế ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể. Ngoài ra. đa số các thành phần của Khương Thảo Đan có nguồn gốc từ các loại thảo dược tự nhiên nên rất lành tính khi sử dụng. Từ khi ra mắt người dùng, sản phẩm vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi về tác dụng phụ gây hại nào nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng, kể cả những người có bệnh lý về gan và dạ dày. ➤ Xem thêm : Đánh giá của người dùng về Viên xương khớp Khương Thảo Đan Kết luận Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp được các loại thuốc điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng. Dù bạn có lựa chọn Đông Y hoặc Tây y để điều trị thì mọi loại thuốc bạn sử dụng đều cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh việc tự ý dùng thuốc mà gây nên hậu quả khôn lường như bại liệt, teo cơ,...Bên cạnh đó, bạn đừng quên xây dựng một lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, độc hại nhé. Hi vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nguồn tham khảo https://suckhoedoisong.vn/cach-nao-tri-dut-diem-thoai-hoa-dot-song-that-lung-n150879.html https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-doc-hoat-tang-ky-sinh-tri-benh-co-xuong-khop-n140335.html

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...