Thoái hóa khớp vai - Mối đe dọa nguy hiểm cho sức khoẻ
Thoái hóa khớp vai là bệnh lý viêm xương khớp phổ biến và thường ảnh hưởng đến người cao tuổi. Các triệu chứng phổ biến bao gồm gây ra các cơn đau cấp tính hoặc mãn tính và có thể gây ảnh hưởng đến cử động của cánh tay.
Giải phẫu khớp vai và bệnh thoái hóa khớp vai
Vai được tạo thành từ hai khớp chính là khớp cánh tay (hay khớp vai – Glenohumeral joint) và khớp xương ức – đòn (hay còn gọi là khớp nối – Acromioclavicular joint) hay còn gọi là khớp AC.
- Khớp glenohumeral là nơi đầu tròn, là điểm mà đỉnh xương cánh tay, hoặc humerus, gặp xương bả vai, hoặc xương bàn chân. Cấu trúc của khớp này cho phép vai chuyển động linh hoạt, dơ lên hạ xuống hoặc cả chuyển động tròn.
- Khớp acromioclavicular là điểm mà xương đòn, hay xương đòn, gặp khớp, là đầu của xương bả vai. Khớp acromioclavicular dễ bị viêm xương khớp hơn khớp glenohumeral.
Thoái hóa khớp vai là tình trạng các hệ thống của khớp vai bị tổn thương, dễ thấy nhất là các lớp sụn ở khớp vai bị bào mòn. Khi lớp sụn này bị bào mòn sẽ làm lộ các xương, các xương ở các khớp cọ sát vào nhau trong quá trình vận động sẽ gây ra tình trạng viêm khớp vai, đau nhức khớp vai.
Thoái hóa khớp vai là hiện tượng xuất hiện sự tổn thương của sụn, xương dưới sụn, dây chằng và màng dịch ở khớp vai. Thoái hóa khớp vai, là một sự phá vỡ dần dần, tiến triển, cơ học và sinh hóa của sụn khớp và các mô khớp khác, bao gồm cả xương và khớp. Khi bề mặt khớp bị mòn, ma sát ở các xương trong khớp tăng lên và từ đó làm mất dần đi khả năng chịu tải thông thường gây đau đớn, viêm nhiễm, khớp bị cứng và kém linh hoạt làm giảm khả năng vận động ở khớp vai.
Khớp vai có cấu tạo rất phức tạp, bao gồm 5 khớp nhỏ liên kết với nhau. Và vì phải đảm nhận nhiều cử động phức tạp nên khớp này rất dễ bị tổn thương. Bản thân khớp vai không phải chịu nhiều áp lực của cơ thể như khớp gối, nhưng hệ thống dây gân phức tạp của khớp phải hoạt động liên tục nên rất dễ bị thoái hóa.
Thoái hóa khớp vai gây đau như thế nào?
Sụn bị tổn thương, sụn khớp cứng
Sụn như một bộ đệm để bảo vệ xương khỏi cọ xát lẫn nhau. Sụn khớp mỏng hơn, bị bào mòn, bị viêm, tổn thương sẽ làm cho xương bị ma sát vào nhau gây hiện tượng đau.
Sự phát triển xương dư thừa
Để bù đắp cho sụn bị hư hỏng, ở phần xương có thể tạo ra các tế bào dư thừa. Các tế bào có thể hình thành các gai xương khiến sự ma sát xương diễn ra nhiều hơn làm cho tình trạng đau nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động của vai.
Tổn thương
Xương bên dưới sụn bị tổn thương có thể phát triển các tổn thương lành tính. Những tổn thương này đại diện cho các khu vực nơi mô xương khỏe mạnh đã được thay thế bằng mô bất thường. Và những tổn thương xương sẽ gây đau xương khớp.
Viêm
Một màng mỏng bao quanh khớp vai, được gọi là synovium, có thể bị viêm khi khớp vai bị thoái hóa. Synovium sản xuất và chứa chất lỏng khớp, cung cấp chất dinh dưỡng cho khớp. Khi synovium bị viêm sẽ trở nên dày hơn, và số lượng, thành phần của chất lỏng khớp mà nó tạo ra có thể thay đổi và gây viêm màng hoạt dịch dẫn đến tính trạng đau nhức nghiêm trọng.
Thay đổi các mô mềm khác
Khi bị thoái hóa khớp, các mô mềm xung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng. Gân, dây chằng cũng có thể bị ma sát. Viêm hoặc tổn thương của các mô này có thể gây đau đớn cho khớp vai
Nhận biết các triệu chứng của thoái hóa khớp vai có thể giúp chẩn đoán bệnh sớm và đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp. Theo nguyên tắc chung, nếu thoái hóa khớp vai được chẩn đoán và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ ít bị đau hơn và giảm thiểu nguy cơ gặp phải nhứng biến chứng lâu dài hơn.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp vai
Không giống như các loại thoái hóa khớp khác, bệnh thoái hóa khớp vai có thể không gây ra bất cứ triệu chứng đặc hiệu nào trong giai đoạn đầu. Nhiều người bệnh cảm thấy đau xung quanh khớp vai và cứng khớp thường xuyên hơn. Tuy nhiên, người bệnh thường có xu hướng cho rằng nguyên nhân liên quan đến thiếu vận động hoặc do lão hóa tự nhiên.
Nhận biết các dấu hiệu thoái hóa khớp vai là cách tốt nhất để điều trị và làm chậm sự phát triển của bệnh. Các dấu hiệu phổ biến thường bao gồm:
Đau vai
Người bệnh thường phải chịu những cơn đau ở bả vai, đau khi di chuyển và cử động đôi vai, cánh tay, đặc biệt là về đêm. Các cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh nghiêng mình về bên bả vai bị thoái hóa hoặc khi đưa tay quá đầu. Mới đầu các cơn đau chỉ âm ỉ gây khó chịu, và có xu hướng tăng dần, cơn đau sẽ càng ngày càng nặng hơn, cơn đâu âm ỉ kéo dài vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, nghỉ ngơi, cuối cùng dẫn tới đau không cử động được. Mức độ đau tăng lên với những thay đổi thất thường của thời tiết, từ đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Cứng khớp hoặc mất khả năng di chuyển
Bên cạnh đau nhức khớp vai thì cứng khớp cũng là dấu hiệu thoái hóa khớp phổ biến làm giảm đi sự linh hoạt của đôi vai hoặc mất khả năng di chuyển vai và thậm chí gây bất động nếu bệnh có xu hướng tiến triển nặng hơn. Những hạn chế này có thể ảnh hưởng đến một số vận động bình thường của cánh tay như cử động vai, khó khăn khi nhấ/c cánh tay, xoay bả vai từ đó làm khó khăn trong các hoạt động như tắm, mặc quần áo hoặc cầm nắm đồ vật. Cứng khớp thường gặp vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc do thời gian dài không cử động khớp vai.
Có âm thanh nhỏ ở vai
Khớp vai khỏe mạnh sẽ không phát ra bất kỳ tiếng động nào khi chuyển động. Nhưng với người bệnh thoái hóa khớp vai, khi thực hiện động tác xoay vai thì các khớp ở vai có thể dẫn đến một số âm thanh nhỏ, bất ngờ. Điều này có thể là dấu hiệu của sụn khớp bị bào mòn và xương không còn được bảo vệ tạo ra sự ma sát.
Yếu và teo cơ
Thoái hóa khớp vai làm cho khớp bị yếu đi và người bệnh sẽ có xu hướng tránh vận động vai để hạn chế các cơn đau. Chính vì thế mà khớp vai bị cứng và dễ bị teo cơ, vai không còn rắn chắc như bình thường nữa.
Sưng
Tình trạng thoái hóa sụn khớp có thể gây ma sát giữa các khớp. Điều này gây kích thích các mô mềm và gây sưng vai. Tuy nhiên, tình trạng sưng vai thường không phổ biến ở thoái hóa khớp vai.
Sưng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp vai nhưng biểu hiện này không được rõ ràng so với bệnh viêm khớp gối, khớp tay. Khi sụn khớp bị mòn sẽ gây ma sát giữa các khớp và xương, lâu ngày sẽ gây kích thích tới các mô mềm, các tổ chức gần khớp sẽ bị tổn thương theo gây ra hiện tượng sưng các mô mềm xung quanh.
Ở giai đoạn đầu của thoái hóa khớp vai người bệnh thường chỉ gặp những cơn đau nhẹ nên người bệnh không để ý và cũng không có biện pháp can thiệp. Theo thời gian, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng gây ra những cơn đau buốt, tê cứng với tần suất thường xuyên và khó điều trị hơn
Nguyên nhân thoái hóa khớp vai
Vai chính là khớp cần phải di chuyển nhiều nhất trong cơ thể. Tuy nhiên, phạm vi chuyển động của khớp vai rất là lớn nên thường không ổn định. Chính vì thế khớp vai là khớp dễ bị tổn thương thông qua va chạm, hoạt động thể thao, té ngã.
Các chuyên gia đã ước tính rằng có khoảng 90% các trường hợp thoái hóa khớp vai do các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như sau:
- Chấn thương khớp vai: Những chấn thương vùng đốt sống cổ, vùng vai gây ra do tai nạn hoặc do chơi thể thao bao gồm gãy xương, trật khớp hoặc các phẫu thuật khớp lớn… mà không được điều trị dứt điểm cũng là tác nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Vì những chấn thương này sẽ làm tăng nguy cơ hao mòn, thoái hóa khớp vai và dẫn đến viêm khớp và xung quanh khớp vai
- Do tính chất công việc: Nguyên nhân chính là do khớp vai phải hoạt động quá nhiều. Những người như vận động viên cử tạ, cầu lông, bơi lội, những người làm việc khuân vác, hay cả những bà nội trợ thường xuyên xách đồ nặng… là những người có nguy cơ mắc thoái hóa khớp vai cao nhất. Những người ít vận động khớp vai, chỉ ngồi yên một tư thế trong thời gian dài mà không hoạt động khớp vai liên tục như dân văn phòng cũng có nguy cơ cao xuất hiện thoái hóa khớp vai.
- Lão hóa: Tuổi tác cũng là nguyên nhân không thể tránh khỏi gây nên thoái hóa khớp vai, thoái hóa khớp vai phổ biến ở người trên 50 tuổi. Tuy nhiên những người trẻ tuổi cũng có thể bị thoái hóa khớp vai nếu vận động sai cách. Các triệu chứng cũng có xu hướng nghiêm trọng theo thời gian khi các khớp hao mòn tự nhiên, tổn thương sụn khớp hoặc khi các đĩa đệm dần mất chức năng.
- Dị tật bẩm sinh: Hệ thống xương không hoàn chỉnh cũng làm tăng nguy cơ trật khớp vai và phát triển thoái hóa khớp.
- Viêm khớp tự miễn hoặc bệnh khác: Bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Gout hoặc một số bệnh lý về viêm khớp nhiễm trùng như viêm khớp vẩy nến cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai và gây viêm xung quanh khớp vai.
- Giới tính: Những người phụ nữ thường bị thoái hóa khớp vai nhiều hơn nam giới.
- Béo phì: Tuy là vai không phải gánh chịu trọng lực của cơ thể như khớp gối, khớp cột sống nhưng những người béo phì, thừa cân có khả năng bị thoái hóa khớp vai tương đối cao. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm cục bộ hoặc viêm toàn thân và khớp gần gây viêm khớp.
- Một số thói quen xấu như: Ngồi sai tư thế, ngủ không đúng tư thế, mang vác vật nặng,… cứ lặp đi lặp lại lặp lại liên tục sẽ dẫn đến đau các khớp vai lâu dần nếu không được cải thiện sẽ bị thoái hóa khớp vai, viêm nhiễm khớp vai.
- Di truyền học: Những người có cha mẹ, ông bà mắc thoái hóa khớp cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn người khác.
Biến chứng của khớp vai
Bệnh thoái hóa khớp vai nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Một số biến chứng của thoái hóa khớp vai bao gồm:
Gây biến dạng khớp vai: Khi các khớp bị cọ sát quá lâu hai bên sẽ bị mõm và vai nhô lên cao và bắt đầu biến dạng, cơ bắp co lại
Gây ra tình trạng nhiễm khuẩn xương khớp: Viêm nhiễm các khớp ở vai nếu không được điều trị sớm sẽ dễ gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn các khớp xương ở vùng vai. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, nhức sâu bên trong xương.
Bị bại liệt cánh tay: Khi bệnh thoái hóa xương khớp ở giai đoạn nặng sẽ gây ra biến chứng bại liệt cả cánh tay. Còn phần khớp vai thì không thể cử động được.
Bị ung thư xương: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra biến chứng ung thư xương và kéo theo các biến chứng khác xuất hiện.
Bao hoạt dịch bị viêm nhiễm: Thoái hóa khớp vai sẽ gây ra rối loạn chức năng của các cơ quan lân cận, trong đó có bao hoạt dịch. Khi chất dịch ở khớp bị khô sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm bao hoạt dịch.
Những biến chứng nguy hiểm này sẽ rất khó điều trị. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện cơ thể xuất hiện những biểu hiện của bệnh bạn cần thăm khám và điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể.
Chẩn đoán thoái hóa khớp vai
Để chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp vai, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng, tiến hành kiểm tra thể chất và đề nghị các xét nghiệm liên quan.
Phỏng vấn bệnh nhân
Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mô tả công việc, hoạt động hàng ngày và tiền sử chấn thương vai. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân mô tả các triệu chứng ở vai, thời gian đau, giới hạn phạm vi chuyển động, cũng như điều gì làm cho các triệu chứng tốt hơn hoặc tồi tệ hơn.
Khám sức khỏe khớp vai
Bằng việc thực hiện một vài động tác chuyển động bác sĩ có thể xem mức độ di chuyển của khớp vai đến đâu để xem bệnh đã tiến triển đến mức nào.
Hình ảnh y tế
- X-quang: Chụp X quang có thể hiển thị sự mất khoảng trống giữa đầu của humerus và gleno, không gian khớp, hình ảnh các gai xương phát triển...
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về mô mềm của dây chằng (dây chằng, gân và cơ) cũng như xương.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) để xem các cấu trúc bên trong cơ thể, giúp bác sĩ có thể xem chi tiết hơn về vai so với chụp X quang tiêu chuẩn. Chụp CT có thể giúp bác sĩ hình dung ổ cắm vai và các bề mặt khớp khác và xác định các khiếm khuyết xương có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật.
Xét nghiệm
Các xét nghiệm giúp bác sĩ loại trừ các tình trạng khác có thể gây đau vai, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, nhiễm trùng hoặc bệnh gút. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể yêu cầu lấy máu hoặc hút dịch khớp vai.
Biện pháp điều trị thoái hóa khớp vai
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ dẫn các phương pháp điều trị khác nhau. Những phương pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:
1. Điều trị thoái hóa khớp vai tại nhà
Các phương pháp điều trị bảo tồn, không phẫu thuật thường được ưu tiên. Trong các trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc tại nhà như:
Thay đổi thói quen xấu: Điều này giúp hạn chế áp lực lên vai, ngăn ngừa các cơn đau, giúp vai đỡ bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Bạn nên chú ý:
- Tránh các hoạt động mang vác đồ nặng, không dùng lực ở vai quá nhiều vì có thể gây rách cơ, giãn gân.
- Thay đổi tư thế ngồi để xuôi vai xuống, ngủ nên lựa chọn gối phù hợp để làm giảm áp lực cho các cơ gân
- Không thực hiện những động tác đột ngột, như xoay người, giật tay về sau,…rất dễ làm tổn thương vùng vai.
Dành thời gian nghỉ ngơi: Khi xuất hiện các cơn đau vùng vai bạn nên dừng các hoạt động gây áp lực lên khớp vai để nghỉ ngơi và thực hiện một số động tác vận động thư giãn khớp vai nhẹ nhàng tránh để khớp vai nghỉ quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng cứng khớp.
Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng có thể cải thiện tình trạng cứng khớp trong khi chườm lạnh có thể giảm sưng và đau. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh ngay thời điểm đó chứ không có tác dụng điều trị các nguyên nhân cơ bản.
Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp vai tại nhà chỉ mang lại hiệu quả cho những trường hợp bệnh nhẹ và không thể cải thiện tất các nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh bạn cần phải đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
2. Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau và mở rộng phạm vi chuyển động của vai. Để đảm bảo tính an toàn cũng như phòng ngừa các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ vật lý trị liệu để được tư vấn và xây dựng các bài tập phù hợp.
Người bệnh cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, các bài tập nên bắt đầu ở mức độ từ từ và sau đó tăng dần để tránh ảnh hưởng đến chức năng vai. Lưu ý, bạn không nên tự ý thay đổi động tác và nếu trong quá trình luyện tập có dấu hiệu gì bất thường bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm:
Dùng điện trị liệu: Các bác sĩ sẽ dùng dòng xung điện, sóng ngắn, dòng Faradic và Galvanic. Nhằm kích thích cơ thần kinh và kết hợp đưa thuốc giảm đau đến những nơi bị tổn thương.
Dùng nhiệt trị liệu: Dùng hồng ngoại hay tắm suối bùn nóng, hoặc chườm túi nước nóng, ngải cứu, lá lốt nướng,…
Các bài tập vai:
- Duỗi vai: Điều này có thể tăng cường sự linh hoạt của vai và các cơ xung quanh vai.
- Tập luyện aerobic tác động thấp: Có thể hỗ trợ lưu thông máu khắp cơ thể và ngăn ngừa tình trạng viêm khớp vai.
- Thực hiện các bài tập tăng cường vai: Các bài tập này có thể hỗ trợ ổn định cấu trúc và khớp vai.
Thuốc Tây trị thoái hóa khớp vai
Dùng thuốc Tây để điều trị thoái hóa khớp được áp dụng cho người bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh mới phát. Thuốc giảm đau có thể được sử dụng để tạm thời giảm đau viêm khớp vai. Một số loại thuốc Tây giúp điều trị thoái hóa khớp vai như:
Thuốc giảm đau không kê đơn:
- Thuốc giảm đau thông thường chẳng hạn như acetaminophen
- Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen
Thuốc giảm đau kê đơn: Bác sĩ có thể khuyên người bệnh thoái hóa khớp vai nên dùng các loại thuốc theo toa như: naproxen và ibuprofen, NSAID được gọi là chất ức chế COX-2 (Celebrex).
Thuốc bôi: Những loại kem và gel này có thể được bôi trực tiếp lên da qua vai. Tuy nhiên, thuốc bôi có thể không hiệu quả trong điều trị đau sâu của viêm khớp vai.
Thuốc tiêm: Hai loại thuốc tiêm thường được sử dụng để điều trị những cơn đau dữ dội do viêm xương khớp vai:
- Tiêm steroid làm giảm viêm và do đó có thể làm giảm sưng vai, cứng khớp và đau.
- Tiêm axit hyaluronic cung cấp chất bôi trơn nhân tạo cho khớp vai, giúp bôi trơn khớp một cách tự nhiên.
Khi sử dụng thuốc Tây y để điều trị thoái hóa khớp vai bạn cần lưu ý rằng:
- Tuy có tác dụng giảm đau nhanh nhưng thuốc Tây chỉ có tác dụng tạm thời chứ không điều trị tận gốc của bệnh.
- Thuốc Tây chỉ áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn nhẹ, có các triệu chứng nhẹ.
- Dùng thuốc Tây có chứa nhiều kháng sinh sẽ gây nên tình trạng nhờn thuốc, kèm theo các tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến các chức năng của các bộ phận như: Đau dạ dày, suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng của thận, gan,…
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng Đông y
Đông y sử dụng một số loại dược liệu như: độc hoạt, phòng phong, khương hoạt, bạch truật, bạch linh, ngưu tất, độc hoạt Tang Ký Sinh... Bạn cần đến các trung tâm khám chữa bệnh xương khớp Đông Y uy tín để được khám và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Người bệnh không nên tự ý mua các loại thuốc trôi nổi trên trị trường theo lời đồn vì chúng không rõ nguồn gốc xuất xứ nên có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Các dược diệu từ Đông y khá lành tính, không mang đến các tác dụng phụ cho người bệnh nên liệu trình điều trị bệnh rất lâu, người bệnh phải kiên trì, điều trị lâu dài thì mới có hiệu quả.
Ngoài ra, Đông y còn sử dụng biện pháp châm cứu và bấm huyệt cho người bị thoái hóa khớp vai. Những biện pháp này giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, sưng đỏ. Tuy nhiên, phương pháp này cần đòi hỏi kỹ thuật của thầy thuốc. Vì trên cơ thể mỗi người gồm rất nhiều nguyệt đạo, phải thật cẩn thận trong quá trình châm cứu, bấm huyệt.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật dùng cho những bệnh nhân bị thoái hóa rất nặng, và người bệnh đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả. Nếu không phẫu thuật có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Hiện nay, phẫu thuật được áp dụng cho nhiều trường hợp.. Các loại phẫu thuật được đề nghị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các yếu tố liên quan khác, chẳng hạn như tuổi tác của người bệnh.
Sau phẫu thuật có thể gây ra các biến chứng như: Hôn mê, cứng khớp, mạch máu tắc nghẽn, ảnh hưởng đến khả năng vận động nên người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ để hiểu hết về phương pháp điều trị này.
Trên đây là đầy đủ những thông tin cần biết về bệnh thoái hóa khớp vai. Ngay từ khi có dấu hiệu của bệnh bạn cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tìm đúng nguyên nhân cũng như chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?