Thoái hóa khớp

Cách trị gai cột sống bằng xương rồng khỏi ngay trong 30 ngày

Trị gai cột sống bằng xương rồng là biện pháp được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa và có nhiều người áp dụng hiệu quả. Xương rồng ngoài làm cây cảnh còn có khả năng chữa các bệnh về da liễu và xương khớp. Hãy cùng Khương Thảo Đan tìm hiểu về công dụng cũng như cách chữa trị gai cột sống bằng xương rồng trong bài viết sau đây. 1. Cách chữa trị gai cột sống bằng xương rồng 1.1 Xương rồng nấu cá lóc Để chữa trị gai cột sống bằng xương rồng, người ta thường kho xương rồng ba khía cùng cá lóc. Cá lóc là loài cá thuộc họ cá quả, chứa nhiều khoáng chất chống lão hóa xương. Chính vì vậy, cá lóc rất phù hợp để nấu cùng xương rồng làm thành món ăn bổ dưỡng. Cách chế biến món xương rồng nấu cá lóc chữa gai cột sống như sau: Làm sạch cá lóc và cắt khúc vừa ăn. Cần lưu ý là khi sơ chế cá lóc thì nên cẩn thận bỏ mật cá ra ngoài vì nó có vị đắng. Cắt bỏ toàn bộ gai xương rồng và rửa sạch, cắt lát mỏng. Sau khi đã cắt ra thành những lát mỏng, phải bóp kỹ xương rồng từ 2 đến 3 lần muối và rửa sạch cho hết nhựa xương rồng. Cho lên bếp nấu cùng các loại hành, cà chua, rồi nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Xương rồng nấu cá lóc vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe 1.2 Chườm nóng Sử dụng xương rồng tai thỏ (hay còn gọi là xương rồng bà) để chườm nóng trực tiếp lên vùng bị đau do gai cột sống. Việc này sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng đẩy lùi những cơn đau do gai cột sống gây ra. Bỏ toàn bộ gai của xương rồng rồi rửa sạch, lau khô rồi nướng những miếng xương rồng tai thỏ từ 5 – 10 phút cho nóng. Sau đó bọc chúng vào khăn sạch rồi chườm nóng lên chỗ đốt sống bị đau. Bệnh nhân nên thay liên tục các miếng xương rồng khi chúng vừa nguội vì như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Thực hiện hàng tuần để mang lại hiệu quả cao nhất cho điều trị. Kiên trì thực hiện các cách điều trị gai cột sống bằng xương rồng này bệnh nhân sẽ nhận thấy vùng cột sống bị gai giảm hẳn đau đớn, khó chịu mà không mang theo tác dụng phụ nào. Dùng xương rồng chườm nóng giúp giảm đau 2. Công dụng của xương rồng Khoa học đã nghiên cứu, trong cây xương rồng có hoạt chất Triterpenoid – một hoạt chất không chỉ có tác dụng đào thải độc tố, thanh nhiệt mà đặc biệt là còn có khả năng tái tạo tế bào mới và giảm đau tuyệt vời. Chính vì điều đó mà người ta có thể sử dụng xương rồng trong việc hỗ trợ trị gai cột sống. Trong y học phương Đông, người ta cho rằng, cây xương rồng có vị đắng, tính hàn có tác dụng tiêu thũng. Tuy nhiên, xương rồng có nhựa độc cho nên khi chế biến xương rồng làm các vị thuốc cần cẩn thận, không để lại độc tố trong cây. PGS. TS Lê Minh Hà khuyến cáo: Bệnh nhân nên đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín theo chỉ định của bác sĩ. Trị gai cột sống bằng xương rồng chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ và phối kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Trị gai cột sống bằng xương rồng là phương pháp điều trị dân gian tương đối an toàn và dễ thực hiện. Đây sẽ là một gợi ý lý tưởng dành cho những bệnh nhân đang đau đầu tìm cách điều trị gai cột sống. Hãy thử áp dụng và trải nghiệm hiệu quả của cách này xem sao nhé! *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Top 10 bài tập trị gai cột sống hiệu quả tại nhà

Bài tập trị gai cột sống hiệu quả tại nhà ngày càng được chứng thực là mang lại nhiều hiệu quả vượt trội cho bệnh nhân. Sử dụng các bài tập trị gai cột sống đơn giản đã và đang được nhiều người bệnh tập luyện vì kết quả khả quan của chúng. Trong quá trình điều trị gai cột sống, các bài tập, các động tác tập thể dục điều trị sẽ mang lại tác dụng cao, giúp giảm đau nhức và cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là 10 bài tập trị gai cột sống hiệu quả tại nhà bạn có thể thử để giảm đau cột sống. Tập luyện trơn tru và nhẹ nhàng trong suốt khi thực hiện từng bài tập. Tránh những cử động đột ngột có thể làm tổn thương nhiều hơn. 1. Bài tập cúi và ngửa cổ Bài tập cúi và ngửa cổ trị gai cột sống Đứng thẳng hoặc ngồi trên ghế. Từ từ thả đầu về phía trước cho đến khi cằm của bạn chạm vào ngực bạn. Giữ trong 5 đến 10 giây. Quay lại vị trí bắt đầu của bạn. Tiếp theo, ngả đầu lại một chút. Giữ trong 5 đến 10 giây. Lặp lại độ căng theo mỗi hướng 5 lần. Động tác này giúp căng cơ, cả mặt trước và sau cổ để tăng tính linh hoạt khi chuyển động. 2. Bài tập nghiêng đầu Bài tập nghiêng đầu trị gai cột sống Ngồi trên ghế hoặc đứng thẳng. Từ từ nghiêng đầu về phía vai phải trong khi vẫn giữ vai trái. Giữ trong 5 đến 10 giây. Quay lại vị trí ban đầu. Lặp lại ở phía bên trái, nghiêng đầu về phía vai trái của bạn trong khi giữ vai phải xuống. Giữ trong 5 đến 10 giây. Lặp lại toàn bộ chuỗi động tác này 5 lần. 3. Xoay vòng Xoay vòng trị gai cột sống Đứng lên hoặc ngồi trên ghế ở tư thế tốt. Từ từ quay đầu sang phải, giữ cằm thẳng. Giữ trong 5 đến 10 giây. Quay lại chính giữa. Từ từ quay đầu sang trái. Giữ trong 5 đến 10 giây. Quay lại vị trí ban đầu. Lặp lại 5 lần ở mỗi bên. 4. Rút cổ Rút cổ trị gai cột sống Ngồi trên ghế với vai và lưng bạn thẳng. Kéo cằm của bạn thẳng vào, mà không nhúng nó xuống. Giữ trong 5 đến 10 giây và cảm thấy căng ở cổ. Quay lại vị trí ban đầu của bạn. Lặp lại 5 lần. 5. Cuộn vai Cuộn vai trị gai cột sống Trong khi bạn tập trung vào cổ, đừng bỏ qua vai. Tập thể dục vai của bạn cũng tăng cường các cơ hỗ trợ cổ của bạn. Vai cuộn là một tập thể dục cơ bản, dễ dàng để giữ cho khớp vai và cổ khớp. Ngồi trên ghế hoặc đứng với đôi chân của bạn rộng vai. Lăn vai lên, lưng và xuống dưới một chuyển động mượt mà. Lặp lại năm lần. Sau đó đảo ngược chuyển động, lăn vai lên, tiến lên và xuống. Lặp lại 5 lần. 6. Bài tập mở rộng Bài tập mở rộng trị gai cột sống Đặt lòng bàn tay của bạn ở gáy, đẩy cổ về phía sau trong khi tay vẫn giữ chặt. Bài tập rèn khả năng chịu được áp lực và giữ cổ ở tư thế đúng. 7. Bài tập uốn cong Đặt ngón trỏ và ngón giữa của cả hai tay vào giữa hai mắt của bạn và dùng sức đẩy cổ về phía trước trong khi hai tay vẫn giữ chặt phần đầu. 8. Bài tập trượt Bài tập trượt trị gai cột sống Ngồi thẳng đứng với đầu của bạn ở vị trí trung lập; đặt lòng bàn tay của bạn ở trên / xung quanh tai. Dùng sức giữ đầu và đẩy cổ về phía bên trái. Tiếp tục đưa đầu về vị trí ban đầu rồi đẩy cổ sang phải. 9. Bài tập căng cổ Bài tập căng cổ trị gai cột sống Đặt tay phải lên đầu, nghiêng cổ về phía bên phải cho đến khi cảm nhận được sức căng ở bên vai trái. Căng ra bằng cách thêm chút áp lực từ tay phải và đảm bảo vai trái được giữ lại. Chỉ cần một căng nhẹ nhàng nên được cảm nhận. Lặp lại ở phía đối diện. Giữ từ 10 đến 15 giây cho mỗi bên. 10. Bài tập căng dây thần kinh Bài tập căng dây thần kinh trị gai cột sống Căng cổ bằng cách mắt nhìn qua vai phải, rồi nghiêng đầu lại. Lặp lại ở phía đối diện. Giữ từ 10 đến 15 giây cho mỗi bên. Lưu ý: Có thể áp dụng chữa gai cột sống bằng lá lốt với các bài tập trên. Lời khuyên của PGS. TS Lê Minh Hà: Với những bài tập điều trị gai cột sống sau bệnh nhân chú ý không nên tập quá sức và nên tập luyện trong không gian yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào có thể ảnh hưởng đến quá trình tập luyện. Áp dụng 10 bài tập trị gai cột sống hiệu quả tại nhà kể trên, bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi cơn đau do gai cột sống gây ra và phục hồi sức khỏe. Nguồn tham khảo: https://www.healthclues.net/blog/en/exercises-for-cervical-spondylosis/ *** PGS.TS Lê Minh Hà hiện đang công tác tại Viện KH & CN Việt Nam

Gai cột sống nên ăn gì? TOP 3 thực phẩm cần bổ sung ngay

Việc điều trị gai cột sống dù bằng cách nào cũng luôn đòi hỏi sự kiên trì và kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện thường xuyên. Vậy gai cột sống nên ăn gì, hạn chế ăn gì để cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất? Cùng tìm hiểu ngay nhé. 1. Gai cột sống nên ăn gì? Người mắc bệnh gai cột sống cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung thêm các loại chất dinh dưỡng trong các bữa ăn để cải thiện tình trạng bệnh của mình. 1.1 Nhóm các loại thực phẩm giàu canxi Nhóm thực phẩm giàu canxi Nhiều người quan niệm cho rằng việc bổ sung thêm canxi sẽ làm cho gai của đốt sống hình thành nhiều hơn. Tuy nhiên đó là quan niệm không có căn cứ khoa học và cực kỳ sai lầm. Bởi lẽ người bệnh gai cột sống càng cần được bổ sung thêm canxi vừa đủ để tăng cường sức khỏe xương và còn góp phần ngăn chặn tình trạng loãng xương. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến hải sản như tôm, cua,… và sữa tươi cũng là nguồn bổ sung canxi rất tốt. 1.2 Nhóm các thực phẩm giàu Vitamin D Nhóm thực phẩm giàu vitamin D Vitamin D là thành phần rất quan trọng với vai trò tăng cường cũng như là đẩy nhanh sự chuyển hóa và hấp thụ canxi của cơ thể, từ đó giúp bảo vệ và làm lành các tổn thương của xương khớp. Các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như: đậu nành, ngũ cốc, cá, trứng, nấm… 1.3 Nhóm các thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 3 Nhóm thực phẩm giàu omega 3 Người bị gai cột sống nên ăn gì ngoại trừ các thực phẩm chứa canxi và vitamin D? Đó là chính là nhóm các thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 3 như cá ngừ, cá trích, cá hồi… Những thực phẩm này giúp cơ thể chống lại được phần nào sự viêm đau ở các khu vực do viêm gai cột sống gây ra. Ngoài ra còn có các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, canh, cà chua, cải xanh… giúp kháng viêm, giảm sưng đau cực kì hiệu quả đối với các bệnh nhân bị đau nhức do gai cột sống. 2. Gai cột sống kiêng ăn gì? Bên cạnh câu hỏi gai cột sống nên ăn gì thì người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý đến những thực phẩm không nên ăn, cần hạn chế đưa vào cơ thể để tránh cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ hơn. 2.1 Các loại thức ăn nhanh và các chất phụ gia Hamburger không tốt cho người bệnh gai cột sống Nguyên nhân là trong các loại thực phẩm này có chứa nhiều chất béo hơn so với những loại thức ăn từ rau, củ, quả thông thường. Chất béo cùng lượng đường và calo cao nhưng lại không có nhiều dinh dưỡng dẫn đến tình trạng các gai cột sống ngày càng phát triển nhiều hơn, dẫn đến những cơn đau cột sống. 2.2 Các loại thịt đỏ Bệnh gai cột sống không nên ăn thịt bò Các loại thịt đỏ có thể kể đến như thịt bò, lợn… thường rất khó để tiêu hóa, lượng đạm quá nhiều trong các loại thịt này cũng dẫn đến tình trạng quá tải, làm tăng axit uric kích thích những cơn đau xương khớp với cường độ mạnh hơn. Ngoài ra các loại thịt này còn làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc Đông y chữa bệnh gai cột sống. Vì vậy trong chế độ ăn uống của người mắc phải và đang điều trị bệnh gai cột sống nên hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt đỏ. 2.3 Các thực phẩm quá nhiều muối Ăn mặn chẳng những làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch mà còn gây tác động xấu đến cột sống, làm tình trạng bệnh ngày càng càng nặng hơn. 2.4 Bia rượu và các chất kích thích Cần kiêng rượu trong quá trình điều trị Bia rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh gan và ảnh hưởng lớn đến quá trình thải độc của cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh gai cột sống. Thông qua việc tìm hiểu gai cột sống nên ăn gì và kiêng gì, hi vọng người bệnh có thể đúc kết những thông tin cơ bản để tự lên cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Cách điều trị gai cột sống thắt lưng nào hiệu quả?

Cách điều trị gai cột sống thắt lưng phổ biến hiện nay là phương pháp đông y và tây y. Theo PGS. TS Lê Minh Hà, phương pháp điều trị gai cột sống thắt lưng hiệu quả là phương pháp giúp bệnh nhân giảm bớt cơn đau, mau chóng phục hồi. Hãy cùng xem cách điều trị gai cột sống trong bài viết sau đây nhé! Gai cột sống thắt lưng là gì? Gai cột sống thắt lưng là chứng bệnh thoái hóa cột sống. Các gai xương xuất hiện trên đốt sống, đĩa sụn,...và gây ra sự đau đớn cho người bệnh. Gai cột sống thắt lưng thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và ở lứa tuổi trung niên. 1. Cách điều trị gai cột sống thắt lưng bằng tây y Cách điều trị gai cột sống thắt lưng bằng tây y Hiện nay, theo tây y, cách điều trị gai cột sống thắt lưng theo hai phương pháp chủ yếu: thuốc hoặc phẫu thuật. Nguyên nhân gai cột sống thắt lưng thường do thoái hóa cột sống, viêm khớp, chấn thương, béo phì, mang vác vật nặng quá sức,... Cách điều trị gai cột sống thắt lưng bằng thuốc bao gồm: Thuốc giảm đau: Paracetamonl, Codein… Chống viêm không steroid: Ibuprofen, Meloxicam Thuốc giãn cơ: Korulac, Arcoxia, Myonal 50mg, Decontracyl, Diazepam 5mg Thuốc hỗn hợp: Mobic, Hydrocortisol, Vitamin B12,... Lưu ý: Nên dùng theo đơn thuốc của bác sĩ vì những loại thuốc này hay có tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, ảnh hưởng thận,... Phẫu thuật thường được chỉ định trong các trường hợp gai xương chèn ép tủy sống và rễ dây thần kinh. Cách điều trị gai cột sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật: Mổ nội soi: Đây là phương pháp áp dụng để cắt gai cột sống và đạt hiệu quả cao. Giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng chèn ép dây thần kinh, nhanh chóng phục hồi. Hơn thế nữa, mổ nội soi ít xâm lấn hơn mổ thường, giảm thiểu được tai biến sau phẫu thuật. Phẫu thuật cấy miếng đệm gan mỏm gai: Phương pháp này làm giảm tình trạng hẹp ống sống, hạn chế tổn thương do gai gây ra cho xương khớp. Cắt bỏ lá đốt sống: Các bác sĩ sẽ cắt bỏ một lớp mỏng ở cột sống bị gai để làm rộng ống sống thắt lưng, giúp hạn chế cơn đau do gai cột sống gây ra. Lưu ý: Gai xương có thể mọc trở lại đúng vị trí ban đầu sau một thời gian phẫu thuật. 2. Cách điều trị gai cột sống thắt lưng bằng đông y Cách điều trị gai cột sống thắt lưng bằng đông y Theo PGS. TS Lê Minh Hà, cách điều trị gai cột sống thắt lưng bằng đông y có thể áp dụng cho tình trạng bệnh giai đoạn đầu với những cơn đau nhẹ và đơn giản. Ưu điểm của cách điều trị gai cột sống thắt lưng bằng đông y là an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ, điều hòa và cải thiện sức khỏe toàn thân. Bài thuốc uống: Chuẩn bị: hương nhu tía, sâm ngọc linh, thiên niên kiện, cà gai leo, cỏ xước Cách làm: Đem tất cả các vị thuốc rửa sạch, phơi khô sau đó lấy mỗi loại 10g, đem sắc với 1 lít nước, đến khi còn một bát nước là được. Uống hàng ngày. Bài thuốc xoa bóp: Chuẩn bị: thiên niên kiện, hoa chổi xể, lá thông, đại hồi, huyết giác, quế nhục, kim sương, địa liền – mỗi loại 10g; ấu tần – 5g Cách làm: Tán nhỏ các vị thuốc, ngâm với 0,5l rượu trong 10 ngày. Dùng để xoa bóp vùng lưng bị đau. Bài thuốc đắp: Chuẩn bị: hạt đu đủ Cách làm: Chà xát hạt đu đủ cho bong lớp màng nhầy bên ngoài, rửa sạch. Sau đó, giã nát hạt đu đủ, đắp lên vùng bị đau 20 – 30 phút mỗi ngày. Lưu ý: Những bài thuốc trên chỉ giúp giảm đau do gai đốt sống tạm thời, với mỗi trường hợp áp dụng sẽ có hiệu quả khác nhau. Nên điều trị gai cột sống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu: Bệnh nhân nên nghỉ ngơi hợp lý, không nên duy trì một tư thế quá lâu, đi lại nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết. Bệnh nhân có thể chườm nóng giảm đau hoặc xoa bóp nhẹ nhàng. Bệnh nhân cũng nên áp dụng các biện pháp massage, châm cứu, vật lý trị liệu, tập phục hồi chức năng, sóng ngắn, xung điện,...đều có hiệu quả cao trong chữa trị, an toàn, không tác dụng phụ. Lời khuyên của PGS. TS Lê Minh Hà Bệnh nhân nên đến khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện để châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu,...hoặc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn, kiêng những đồ uống có cồn và thực phẩm cay nóng. Cách điều trị gai cột sống thắt lưng luôn đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Hai phương pháp đông y và tây y đều có những ưu điểm riêng, bệnh nhân nên tham khảo kỹ trước khi áp dụng. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Gai cột sống cổ và cách chữa trị: Bí kíp từ biện pháp dân gian

Những thông tin về gai cột sống cổ và cách chữa trị rất cần thiết với những người có nguy cơ hoặc đang phải khổ sở vì căn bệnh này. Bởi vì, hiện nay gai cột sống cổ không chỉ xuất hiện ở người già mà còn ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm hiểu biết về căn bệnh này nhé! Gai đốt sống cổ là căn bệnh thường gặp ở nhiều người Gai cột sống cổ là gì? Gai đốt sống cổ được biểu hiện ở việc các mỏm xương và các điểm lồi của xương cổ có dấu hiệu nhô ra tại các khớp. Hậu quả là gây ra tổn thương cho bề mặt các khớp, cản trở các cử động của xương cổ, từ đó người bệnh cảm thấy đau đớn ở nhiều mức độ nhiều ít khác nhau. Khu vực cổ, vai và gáy là những nơi xuất hiện các cơn đau. Đôi khi còn đi kèm với hiện tượng buốt lên đến đỉnh đầu, chóng mặt, đau nửa đầu và buồn nôn, ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của bệnh nhân. 2. Cách chữa gai cột sống cổ bằng thuốc Cần kiên trì chữa trị gai cột sống cổ PGS. TS Lê Minh Hà cho biết: bắt nguồn của bệnh gai cột sống cổ là do sự thoái hóa của cột sống, nên việc chữa khỏi và phục hồi lại như ban đầu là rất khó khăn. Tuy nhiên nếu chữa trị đúng hướng thì có thể hồi phục tương đối. Ngoài ra người bệnh còn cần lưu ý đến chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý và khoa học. Các thuốc giảm đau, giãn cơ…là những thuốc thường được bác sĩ chỉ định để dứt các cơn đau cho bệnh nhân. Lưu ý: nhiều thuốc giảm đau có ảnh hưởng không tốt tới dạ dày và gan, bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Hơn thế nữa căn nguyên gây bệnh là do sự thoái hóa của cột sống, các thuốc giảm đau không thể, giãn cơ không giúp làm chậm quá trình này. Vậy nên người bệnh nên sử dụng thêm những sản phẩm giúp tăng cường dịch khớp, tái tạo sụn khớp. Nhờ đó có thể làm giảm bớt tình trạng gai cột sống. 2. Cách chữa gai cột sống cổ bằng ngải cứu Chữa gai cột sống bằng bài thuốc dân gian từ lá ngải cứu Ngoài thuốc tây, người bệnh còn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa gai cột sống cổ. Ngải cứu là một trong những loài cây được sử dụng nhiều đối với bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh gai đốt sống cổ Người bệnh gai đốt sống cổ có thể dùng ngải cứu kết hợp trong uống và ngoài thoa để đạt hiệu quả tốt nhất có thể: Dùng để uống: Lá ngải cứu đem rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, thêm một vài muỗng mật ong vào để uống vào lúc trưa hoặc lúc chiều tối. Dùng để thoa ngoài da: giã ngải cứu ra kết hợp với giấm nuôi đã được đun nóng, trước khi đi ngủ dùng vải bọc hỗn hợp này lại để xoa vào vùng cột sống cổ khoảng từ 15-20 phút. 3. Động tác trị liệu gai cột sống cổ 3.1. Bài tập cúi đầu Hai tay đan chéo vào nhau, giữ ở sau đầu, đầu cúi gập xuống cho đến khi cằm chạm vào xương ức, ngửa lên khi đầu chạm gần sát vào lưng. Thực hiện động tác này 30 lần/ngày. 3.2. Bài tập căng vai Hai tay đan chéo vào nhau, đặt tay sau gáy. Nghiêng đầu sang phải 30 giây rồi nghiêng tiếp đầu sang trái trong 30 giây. Thực hiện động tác này 30 - 50 lần/ngày. 3.3. Bài tập đứng Hai chân đứng thẳng, dang rộng bằng vai. Hai tay đặt sau mông. Cổ hạ thấp đến mức tai phải chạm vai phải. Giữ nguyên tư thế trong 30 phút. Làm ngược lại với bên trái. 4. Gai cột sống cổ nên ăn gì? Cần bổ sung chế độ ăn giàu vitamin và omega 3 Dù sử dụng cách chữa cột sống cổ nào thì để mang lại hiệu quả tốt nhất, các bệnh nhân đều phải chú ý phải xây dựng một chế độ ăn uống thật lành mạnh, ít đường và mỡ, nhiều rau xanh, không sử dụng các chất kích thích có hại như là bia rượu, thuốc lá... Cụ thể, người mắc bệnh gai đốt sống cổ nên cung cấp những thực phẩm giàu canxi bao gồm các loại hải sản và sữa, hạt ngũ cốc, đậu nành,... Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ổi… cũng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh gai đốt sống cổ. Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về bệnh gai cột sống cổ và cách chữa trị đa dạng khác nhau, dù lựa chọn cách nào cũng đừng quên tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị bạn nhé. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Có rất nhiều thắc mắc về vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để đi tìm câu trả lời chính xác nhé. Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Người bị thoát vị đĩa đệm đi bộ Khi mắc thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ gặp khó khăn, thậm chí đau đơn trong các hoạt động thể dục thể thao. Chính vì vậy, nhiều người nghĩ rằng người bị thoát vị không nên vận động nhiều mà chỉ nên nghỉ ngơi. Đây là một quan niệm khá sai lầm bởi khi không duy trì được chế độ vận động, cơ thể con người sẽ trở nên thiếu linh hoạt, dẫn đến nhiều tình trạng xấu khác. Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, các bài tập phù hợp sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai, giảm đau hiệu quả và cải thiện tình trạng thoát vị. Có khá nhiều phương pháp tập luyện thể dục thể thao dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. Trong đó đi bộ là một sự lựa chọn khá thích hợp bởi đây là một phương thức vận động đơn giản và dễ thực hiện. Đi bộ sẽ giúp bệnh nhân tăng cường sự dẻo dai cũng như giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn. Đặc biệt, nó có thể thúc đẩy các chất dinh dưỡng đến mô cột sống, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị. Người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không? Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ Bên cạnh phương pháp đi bộ, chạy bộ cũng là một bài tập được nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm lựa chọn. Có khá nhiều người cho rằng chạy bộ sẽ gây ra áp lực lớn cho cột sống, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên thực tế chạy bộ tác động không đáng kể đến cột sống, mà còn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe xương khớp. Chạy bộ với một cường độ hợp lý và có đai lưng hỗ trợ sẽ nâng cao sự linh hoạt xương khớp và giảm các cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên bạn nên chọn các đường chạy bằng phẳng hoặc chạy bằng máy nhằm hạn chế các lực tác động lên xương sống. Cách đi bộ hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm Cách đi bộ tốt cho người thoát vị đĩa đệm Đi bộ theo một chu trình hợp lý sẽ đưa đến hiệu quả giảm đau cũng như điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên đi bộ theo phương thức sau đây: Đi bộ thư giãn, hai tay và hai vai thả lỏng khi di chuyển Giữ cơ thể thẳng khi đi bộ, không ngửa về sau hay chúi về trước quá nhiều Khi đi vung 2 tay thoải mái và đều đặn với một biên độ vừa phải Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng mới là là mũi chân Đi bộ kết hợp hít thở sâu và đều đặn Lưu ý dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ Đi bộ tốt cho thoát vị đĩa đệm Nếu không đi bộ đúng cách và có cường độ đi hợp lý, phương thức đi bộ có thể là con dao hai lưỡi khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Chính vì vậy, bạn nên chú ý những vấn đề sau để đi bộ hiệu quả nhất. Tham khảo bác sĩ điều trị để lựa chọn hình thức đi bộ tốt nhất, tránh tình trạng bệnh nặng hơn khi đi bộ sai cách. Lựa chọn giày và trang phục thoải mái khi đi bộ. Các đôi giày phải đảm bộ sự vừa vặn và thấm hút mồ hôi tốt, đặc biệt nên chọn các loại giày thiết kế riêng cho đi bộ. Quần áo thoải mái, vừa vặn, không quá rộng hay quá chật. Bắt đầu đi bộ với cường độ nhẹ và tăng dần theo thời gian, nó sẽ giúp cơ thể làm quen hơn với chế độ luyện tập. Khởi động nhẹ nhàng trước khi bắt đầu đi và thực hiện động tác điều hòa sau khi thực hiện xong chu trình đi bộ. Thời gian đi bộ lý tưởng là 10 – 20 phút và địa điểm phù hợp là các con đường bằng phẳng, không quá dốc hay nhiều vật cản. Khi đi bộ người bệnh cần duy trì nhịp thở đều đặn và cố gắng giữ tư thế tiêu chuẩn, chú ý không dồn quá nhiều sức khi đi bộ. Trong quá trình đi bộ, nếu cảm thấy mệt mỏi, bạn cần nghỉ ngơi một ít phút trước khi tiếp tục. Mức độ đi bộ tối đa cho người bệnh là từ 1.5km - 2km, tránh việc hoạt động quá sức và ảnh hưởng đến cột sống. Đi bộ là một trong những bài tập vận động hữu hiệu nhất dành cho người mắc thoát vị đĩa đệm. Phương thức luyện tập này sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bên cạnh các biện pháp điều trị khác. Bạn nên kết hợp các bài tập luyện với chế độ ăn uống hợp lý nhằm đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất.

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...