4 nguyên nhân gai cột sống, SỐ 1 phổ biến nhất
Việc tìm ra nguyên nhân gai cột sống là điều quan trọng để có được cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Bởi, gai cột sống là chứng bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa của chứng bệnh này qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân gai cột sống
Gai cột sống là nguyên nhân gây ra những cơn đau khu vực cột sống như cổ, ngực, thắt lưng… Vậy những gai xương này vì sao lại xuất hiện?
1.1. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gây ra do bao xơ đĩa đệm (nằm giữa các đốt sống) bị rách và nhân nhầy trong bao xơ thoát ra ngoài, chèn vào dây thần kinh hoặc do chấn thương mà đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí trong đốt sống.
Việc các chất nhầy thoát ra ngoài cũng sẽ khiến các đốt sống liền kề tiếp xúc, ma sát trực tiếp với nhau gây bào mòn, lúc này cột sống sẽ mọc ra những gai xương, nhánh xương nhằm cố gắng tự ổn định cột sống.
PGS.TS Lê Minh Hà cho biết những gai xương này chính là nguyên nhân gây đau đớn cho bệnh nhân.
Các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường bị đau ở cột sống những vị trí có đĩa đệm lệch khỏi vị trí hoặc cả cột sống, đại tiểu tiện khó khăn. Những cơn đau âm ỉ có thể kéo dài lên phần vai gáy và cổ.
1.2. Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh có biểu hiện viêm mãn tính ở cột sống, các khớp háng, cổ chân và thường gặp ở lứa tuổi thanh niên.
Viêm cột sống dính khớp sẽ gây biến dạng các khớp, khiến cột sống không còn vững chắc như trước. Từ đó để tự ổn định lại thì cột sống sẽ tự sinh ra các nhánh xương hay gai xương bao quanh khớp xương sống đó. Đây chính là bệnh gai cột sống. Xem thêm hình ảnh gai cột sống.
Những hiện tượng đầu tiên của viêm cột sống dính khớp là mệt mỏi, sốt nhẹ, sút cân.
Viêm cột sống dính khớp sẽ gây ra những cơn đau tại cột sống, đau âm ỉ liên tục và cơn đau chủ yếu tập trung vào thời gian gần sáng kèm theo co cứng cột sống sau khi bệnh nhân ngủ dậy.
1.3. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh cột sống mãn tính. Bệnh gây ra việc các khớp gần sụn và xương tiến triển chậm và kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu dịch khớp.
Những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thường xuất hiện những cơn đau tại đoạn cột sống bị thoái hóa, đau kèm theo các biểu hiện như sưng nóng đỏ, sốt. Đôi khi xuất hiện những tiếng lạo xạo tại vùng cột sống bị thoái hóa.
Cơ thể sẽ phản ứng lại với các tổn thương do thoái hóa cột sống bằng cách tích tụ canxi ở phần dây chằng đang chịu tổn thương để tăng diện tích tiếp xúc giữa các khớp xương, bảo vệ dây chằng, vô tình hình thành nên gai xương.
1.4. Chấn thương, tai nạn
Ngoài ra các nguyên nhân gây ra gai cột sống khác có thể là do chấn thương, tai nạn tổn thương đến xương cột sống... Các tác động lực mạnh do tai nạn gây nên rất dễ dẫn đến tổn thương xương khớp, đặc biệt là xương cột sống.
PGS.TS Lê Minh Hà cho biết để tái tạo lại phần xương khớp bị gãy hay ảnh hưởng bởi tai nạn, cơ thể sẽ tự động tập trung vận chuyển Canxi đến khu vực cột sống này. Lượng canxi tích tụ ngày càng nhiều và tạo nên những gai cột sống.
2. Biểu hiện gai cột sống
- Biểu hiện đầu tiên là đau nhức tại những vùng cột sống có gai xương. Những khu vực thường xuất hiện gai xương là những khu vực phải chịu nhiều áp lực và thường xuyên vận động mạnh như cột sống cổ, cột sống thắt lưng… Chính vì vậy, những cơn đau sẽ tập trung chủ yếu ở cổ, vai gáy, thắt lưng.
- Nếu bạn có gai cột sống cổ, cơn đau sẽ lan lên trên khu vực đầu, những cơn đau đầu sẽ xuất hiện kèm theo cơn đau vùng cổ. Ngược lại, gai cột sống thắt lưng thì những cơn đau sẽ lan xuống khu vực dưới đùi, bắp chân và cả mắt cá chân.
- Do gai xương chèn ép các dây thần kinh tọa khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, hay bị tê bì chân tay, các chi không còn nhạy bén hoặc mất hẳn cảm giác ở các chi.
3. Cách điều trị gai cột sống tại nhà
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc cả Đông và Tây y có khả năng giảm đau nhanh, tái tạo và phục hồi hệ xương khớp để điều trị gai cột sống. Nhưng bên cạnh đó PGS.TS Lê Minh Hà cho rằng vẫn có những cách điều trị khác mà bạn có thể dùng để điều trị gai cột sống tại nhà như:
- Vật lý trị liệu: những bài tập trị liệu sẽ giúp bạn kéo giãn cột sống và hạn chế tối đa sự tiếp xúc, chèn ép của gai xương đến các cơ, dây thần kinh xung quanh.
- Chườm nóng: bạn có thể sử dụng những loại cây, hạt rất phổ biến như vỏ bưởi, ngải cứu hay thậm chí là hạt đỗ đen để chườm nóng sẽ khiến các cơ được thả lỏng, dây thần kinh không còn bị chèn ép, máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Chườm lạnh: chườm đá vào khu vực bị đau từ 10 – 15 phút mỗi ngày để làm dịu cơn đau vì lạnh sẽ làm co mạch ở vùng tổn thương giúp giảm phù nề, giảm đau.
Hy vọng những thông tin về nguyên nhân gai cột sống trên của Khương Thảo Đan sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe bên gia đình và người thân.
*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.
Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?