Bệnh thoái hóa khớp gối và nguy cơ tàn phế

Khớp gối là khớp rất quan trọng vì chúng chịu trách nhiệm nâng đỡ phần lớn trọng lượng của cơ thể. Thế nhưng cũng chính vì thế mà khớp gối rất dễ bị thoái hóa, dẫn tới đau nhức, giảm khả năng vận động. Vậy đâu là những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Bệnh thoái hóa khớp gối và nguy cơ tàn phế

Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị xảy ra các thương tổn trên bề mặt sụn khớp. Các sụn khớp bị tổn thương sẽ dần bị bào mòn, mất độ đàn hồi, không bảo vệ được đầu xương.

Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường gặp phải những cơn đau âm ỉ, cứng khớp, xuất hiện nhiều vào buổi chiều và giảm đau về đêm và sáng sớm. Khi bệnh trở nặng, khớp gối có thể bị biến dạng, gây khó khăn trong di chuyển, thậm chí gây tàn phế.

Vì thế bệnh nhân bị thoái hóa khớp nên khám và điều trị càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế uy tín, tránh để lâu gây nhiều hệ lụy nguy hiểm thậm chí tàn phế.

Bệnh thoái hóa khớp gối
Quá trình thoái hóa khớp

2. Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gối

Một số nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp gối có thể kể ra như sau:

  • Tuổi tác: càng cao tuổi thì chức năng của các bộ phận cơ thể càng bị giảm sút, khớp gối cũng không là ngoại lệ. Dưới tác động của lão hóa thì sụn khớp gối sẽ bị mất đi lượng máu và chất dinh dưỡng thiết yếu, trở nên khô cứng, dễ bị bào mòn, mất đàn hồi, khả năng chịu lực kém đi đáng kể. Sụn gối càng bị mòn thì hai đầu khớp càng dễ va vào nhau hơn, thoái hóa càng diễn ra nhanh hơn.
  • Chấn thương ở khớp và ổ khớp: đến từ các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi tập thể dục thể thao… Những chấn thương này khi được điều trị dứt điểm thì khớp gối sẽ hồi phục. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách thì về lâu dài có thể làm lệch trục khớp và dần dẫn đến thoái hóa.
Hình ảnh minh họa vật lý trị liệu bệnh thoái hóa khớp gối
Hình ảnh minh họa vật lý trị liệu bệnh thoái hóa khớp gối
  • Thừa cân béo phì: Người bị béo phì rất dễ bị thoái hóa khớp gối bởi lúc cơ thể bị thừa cân, khớp gối chính là nơi trực tiếp chịu áp lực của khối lượng nặng. Sụn khớp bị quá tải sẽ rất nhanh bị bào mòn, gây nên thoái hóa.
  • Ngồi xổm: Động tác ngồi xổm làm cho khớp gối bị kéo căng ra, cả cơ thể và phần mông sẽ bị trồi ra phía sau mà không được nâng đỡ. Lúc này thì khớp gối sẽ phải chịu trách nhiệm gồng để chống đỡ. Thực hiện động tác này thường xuyên sẽ làm đầu gối bị thoái hóa nhanh hơn.
  • Cơ địa: Cơ địa cá nhân chính là lý do tại sao có nhiều người dẫu chưa ngoài 30, cũng không phải lao động quá nặng nhọc... nhưng vẫn bị thoái hóa hành hạ.
  • Thoái hóa do lạm dụng thuốc: Các loại thuốc kháng viêm giảm đau có thành phần corticoid nếu được sử dụng không đúng liều lượng sẽ làm thoái hóa khớp gối. Loại thuốc này nếu được tiêm trực tiếp vào gối sẽ có tác dụng giảm đau nhanh, nhưng nếu bị lạm dụng thì thuốc sẽ khiến xương bị giòn, thoái hóa càng nặng.
Hình ảnh minh họa bệnh thoái hóa khớp gối
Hình ảnh minh họa bệnh thoái hóa khớp gối

3. Chế độ dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp gối

Người bị thoái hóa khớp gối nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây:
  • Cá nước lạnh: các loại cá nước lạnh như cá thu, cá trích, cá hồi… có rất nhiều omega-3, đây là chất kháng viêm khớp hiệu quả.
  • Nước hầm xương: nước hầm từ xương ống của bò hay dê cung cấp nhiều chonroitin và glucosamin, đây là những hợp chất cấu thành sụn và giúp hệ xương khớp chắc khỏe.
  • Rau củ quả: người bệnh cũng nên bổ sung rau xanh cùng với ngũ cốc, các loại trái cây như đu đủ, chanh, dứa, cam, chanh… vì chúng chứa khá nhiều vitamin C và chất kháng viêm. Đặc biệt thì hiện nay nhiều nhà khoa học đã tìm ra được công dụng trị thoái hóa khớp của hỗn hợp bơ và đậu nành. Hỗn hợp này chứa các chất có khả năng kích thích tế bào sụn sản sinh ra collagen - thành phần quan trọng của xương, sụn và gân.

Ngoài ra thì bệnh nhân cũng nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

  • Thức ăn chế biến sẵn có nhiều chất béo công nghiệp: khoai tây chiên, đồ nướng… chúng sẽ khiến cho bệnh viêm khớp trở nặng và người bệnh dễ tăng cân.
  • Thức ăn nhiều đường: Các loại bánh ngọt, chè… vì đường sẽ cản trở việc hấp thu canxi, khiến cơ xương bị yếu đi.
  • Thức ăn nhiều muối: Lượng muối cao sẽ làm xương bị giòn và dễ gãy.
  • Các chất kích thích: như bia, rượu, thuốc lá… rất có hại cho xương khớp.

Vừa rồi là một số điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối. Nếu như bạn nhận thấy đau nhức hay yếu khớp gối thì hãy mau chóng tìm đến bác sĩ và tuân thủ theo các chế độ dinh dưỡng, luyện tập để cải thiện nhé.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 27/04/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...