5 dấu hiệu thoái hóa khớp gối DỄ NHẬN BIẾT NHẤT

Bạn đang lo lắng mình có bị thoái hóa khớp gối hay không. Làm sao để nhận biết bệnh tình khi không cần tìm gặp bác sĩ. Đừng lo! Vì bài viết sau đây sẽ liệt kê ra 5 dấu hiệu thoái hóa khớp gối dễ nhận biết nhất kèm phương pháp và địa chỉ điều trị thoái hóa khớp gối uy tín hiện nay cho bạn.

1. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Việc phát hiện bệnh sớm giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh. Và căn bệnh thoái hóa khớp cũng không ngoại lệ. Những dấu hiệu điển hình của căn bệnh này là:

1.1. Đau khớp

Giai đoạn đầu khi mới khởi phát thì khớp gối chỉ có cảm giác đau nhẹ, âm ỉ làm bệnh nhân sẽ không để ý nhiều. Tuy nhiên, sau một thời gian khoảng 2 - 3 tuần thì cảm giác đau tăng dần lên. Các cơn đau xuất hiện đối xứng ở cả hai khớp gối, thường đau nhiều về buổi chiều, và ít đau hơn về đêm và sáng sớm.

Khớp gối có hiện tượng đau nhức trong thời gian bệnh phát triển
Khớp gối có hiện tượng đau nhức trong thời gian bệnh phát triển

1.2. Khớp gối kêu

Các khớp gối khi bị thoái hóa thường phát ra các tiếng lục cục, lạo xạo trong lúc bệnh nhân thực hiện hành động gấp duỗi gối. Việc khớp gối phát ra những âm thanh kỳ lạ đó bắt nguồn từ khớp gối bị mất dần dịch khớp, dẫn đến tình trạng không có đủ dịch khớp để bôi trơn ổ khớp.

1.3. Cứng khớp

Cứng khớp là dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối
Cứng khớp là dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối

Vào mỗi buổi sáng khi thức giấc thì khớp gối của bạn bị cứng khớp, kéo dài trong 30 phút hoặc ít hơn. Nếu tình trạng này xảy ra thì người bệnh có thể dùng tay xoa bóp nhẹ khớp gối thì tình trạng này có thể cải thiện.

1.4. Hạn chế chức năng vận động

Khi bệnh trở nặng thì kéo theo khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Bạn sẽ gặp khó khăn khi đi lại, cử động chân, thay đổi tư thế, khó có thể lên xuống cầu thang... Trường hợp này nếu bạn đi khám bệnh thì sẽ có bước chụp X- quang, lúc đó bạn sẽ thấy rõ được các khe khớp bị hẹp lại.

Xem thêmThoái hóa khớp gối có nên đi bộ
Hạn chế vận động là dấu hiệu của thoái hóa khớp gối
Hạn chế vận động là dấu hiệu của thoái hóa khớp gối

1.5 Biến dạng khớp

Đây được xem là dấu hiệu thoái hóa khớp gối phát hiện muộn khi bệnh đã nặng. Bởi khi khớp gối bị biến dạng, teo cơ thì đồng nghĩa với sụn đã bị tổn thương trầm trọng. Ở lúc này, chân của người bệnh có thể bị lệch trục khớp, gối sẽ rất khó gập hay duỗi thẳng.

2. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Nhằm giúp người bệnh có hướng điều trị bệnh thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả, những phương pháp điều trị sau đây sẽ được liệt kê một cách rõ ràng để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về chúng.

2.1. Vật lý trị liệu

Phương pháp áp dụng vật lý trị liệu sẽ giúp ích trong việc giảm đau, tăng sức mạnh của cơ… Bệnh nhân có thể tham khảo bài tập cơ bản tại nhà sau:

  • Bước 1: bgười bệnh chuẩn bị tư thế nằm ngửa trên mặt sàn, hai chân phải giữ thẳng.
  • Bước 2: bắt đầu co chân và đùi vào bụng, rồi trở lại tư thế ban đầu. Cứ như thế, động tác này từ được lặp đi lặp lại tầm 15-20 lần. Và bạn cần kiên trì tập khoảng 30 phút mỗi ngày để đem đến hiệu quả cao.
Hình ảnh minh họa vật lý trị liệu
Hình ảnh minh họa vật lý trị liệu

2.2. Các bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian mà bệnh nhân có thể tham khảo như:

  • Dùng lá lốt để trị thoái hóa khớp gối: Lấy 30g lá lốt tươi, 30g rễ cây vòi voi, 30g rễ cỏ xước cùng với 30g rễ cây bưởi bung. Trước khi sắc thì thái nhỏ và sao vàng chúng lên, sau đó sắc chung cùng 600ml nước. Sắc cho đến khi nào nước còn lại 1/3 thì có thể dùng được. Chia nước thuốc ra 3 phần đều nhau để uống trong 1 ngày.
  • Dùng rễ cây đinh lăng: Lấy 30g rễ đinh lăng sắc với 2 lít nước. Nấu cho đến khi nào nước giảm còn 1 lít thì dừng và sử dụng. Và dùng nước này uống mỗi ngày để điều trị thoái hóa khớp gối.
Hình ảnh minh họa dễ cây dinh lăng
Hình ảnh minh họa dễ cây dinh lăng

3. Bệnh viện chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối uy tín

Tại Hồ Chí Minh và Hà Nội có những bệnh viện sau được xem là sự lựa chọn đáng tin tưởng như:

Với những thông tin bổ ích như thế cùng dấu hiệu thoái hóa khớp gối dễ nhận biết nhất, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và người thân để điều trị dứt điểm căn bệnh này.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Các bài viết liên quan đến thoái hóa khớp gối:
Cập nhật lúc: 27/04/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...