Thoái hóa khớp

5 dấu hiệu thoái hóa khớp gối DỄ NHẬN BIẾT NHẤT

Bạn đang lo lắng mình có bị thoái hóa khớp gối hay không. Làm sao để nhận biết bệnh tình khi không cần tìm gặp bác sĩ. Đừng lo! Vì bài viết sau đây sẽ liệt kê ra 5 dấu hiệu thoái hóa khớp gối dễ nhận biết nhất kèm phương pháp và địa chỉ điều trị thoái hóa khớp gối uy tín hiện nay cho bạn. 1. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối Việc phát hiện bệnh sớm giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh. Và căn bệnh thoái hóa khớp cũng không ngoại lệ. Những dấu hiệu điển hình của căn bệnh này là: 1.1. Đau khớp Giai đoạn đầu khi mới khởi phát thì khớp gối chỉ có cảm giác đau nhẹ, âm ỉ làm bệnh nhân sẽ không để ý nhiều. Tuy nhiên, sau một thời gian khoảng 2 - 3 tuần thì cảm giác đau tăng dần lên. Các cơn đau xuất hiện đối xứng ở cả hai khớp gối, thường đau nhiều về buổi chiều, và ít đau hơn về đêm và sáng sớm. Khớp gối có hiện tượng đau nhức trong thời gian bệnh phát triển 1.2. Khớp gối kêu Các khớp gối khi bị thoái hóa thường phát ra các tiếng lục cục, lạo xạo trong lúc bệnh nhân thực hiện hành động gấp duỗi gối. Việc khớp gối phát ra những âm thanh kỳ lạ đó bắt nguồn từ khớp gối bị mất dần dịch khớp, dẫn đến tình trạng không có đủ dịch khớp để bôi trơn ổ khớp. 1.3. Cứng khớp Cứng khớp là dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối Vào mỗi buổi sáng khi thức giấc thì khớp gối của bạn bị cứng khớp, kéo dài trong 30 phút hoặc ít hơn. Nếu tình trạng này xảy ra thì người bệnh có thể dùng tay xoa bóp nhẹ khớp gối thì tình trạng này có thể cải thiện. 1.4. Hạn chế chức năng vận động Khi bệnh trở nặng thì kéo theo khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Bạn sẽ gặp khó khăn khi đi lại, cử động chân, thay đổi tư thế, khó có thể lên xuống cầu thang... Trường hợp này nếu bạn đi khám bệnh thì sẽ có bước chụp X- quang, lúc đó bạn sẽ thấy rõ được các khe khớp bị hẹp lại. Xem thêm: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ Hạn chế vận động là dấu hiệu của thoái hóa khớp gối 1.5 Biến dạng khớp Đây được xem là dấu hiệu thoái hóa khớp gối phát hiện muộn khi bệnh đã nặng. Bởi khi khớp gối bị biến dạng, teo cơ thì đồng nghĩa với sụn đã bị tổn thương trầm trọng. Ở lúc này, chân của người bệnh có thể bị lệch trục khớp, gối sẽ rất khó gập hay duỗi thẳng. 2. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối Nhằm giúp người bệnh có hướng điều trị bệnh thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả, những phương pháp điều trị sau đây sẽ được liệt kê một cách rõ ràng để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về chúng. 2.1. Vật lý trị liệu Phương pháp áp dụng vật lý trị liệu sẽ giúp ích trong việc giảm đau, tăng sức mạnh của cơ… Bệnh nhân có thể tham khảo bài tập cơ bản tại nhà sau: Bước 1: bgười bệnh chuẩn bị tư thế nằm ngửa trên mặt sàn, hai chân phải giữ thẳng. Bước 2: bắt đầu co chân và đùi vào bụng, rồi trở lại tư thế ban đầu. Cứ như thế, động tác này từ được lặp đi lặp lại tầm 15-20 lần. Và bạn cần kiên trì tập khoảng 30 phút mỗi ngày để đem đến hiệu quả cao. Hình ảnh minh họa vật lý trị liệu 2.2. Các bài thuốc dân gian Một số bài thuốc dân gian mà bệnh nhân có thể tham khảo như: Dùng lá lốt để trị thoái hóa khớp gối: Lấy 30g lá lốt tươi, 30g rễ cây vòi voi, 30g rễ cỏ xước cùng với 30g rễ cây bưởi bung. Trước khi sắc thì thái nhỏ và sao vàng chúng lên, sau đó sắc chung cùng 600ml nước. Sắc cho đến khi nào nước còn lại 1/3 thì có thể dùng được. Chia nước thuốc ra 3 phần đều nhau để uống trong 1 ngày. Dùng rễ cây đinh lăng: Lấy 30g rễ đinh lăng sắc với 2 lít nước. Nấu cho đến khi nào nước giảm còn 1 lít thì dừng và sử dụng. Và dùng nước này uống mỗi ngày để điều trị thoái hóa khớp gối. Hình ảnh minh họa dễ cây dinh lăng 3. Bệnh viện chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối uy tín Tại Hồ Chí Minh và Hà Nội có những bệnh viện sau được xem là sự lựa chọn đáng tin tưởng như: Bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM. Hotline: 08 3923 5791. Bệnh viện Chợ Rẫy: Địa chỉ số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM. Hotline: 08 3855 4137 – 3855 4138. Bệnh viện Việt - Pháp: Địa chỉ số 01 đường Phương Mai - quận Đống Đa - Hà Nội. Hotline: (84-24) 3577 1100. Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ số 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Hotline: 8404 - 3869 3731. Với những thông tin bổ ích như thế cùng dấu hiệu thoái hóa khớp gối dễ nhận biết nhất, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và người thân để điều trị dứt điểm căn bệnh này. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Các bài viết liên quan đến thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì

4 nguyên nhân gai cột sống, SỐ 1 phổ biến nhất

Việc tìm ra nguyên nhân gai cột sống là điều quan trọng để có được cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Bởi, gai cột sống là chứng bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa của chứng bệnh này qua bài viết sau. 1. Nguyên nhân gai cột sống Gai cột sống là nguyên nhân gây ra những cơn đau khu vực cột sống như cổ, ngực, thắt lưng… Vậy những gai xương này vì sao lại xuất hiện? 1.1. Thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gây ra do bao xơ đĩa đệm (nằm giữa các đốt sống) bị rách và nhân nhầy trong bao xơ thoát ra ngoài, chèn vào dây thần kinh hoặc do chấn thương mà đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí trong đốt sống. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gai cột sống Việc các chất nhầy thoát ra ngoài cũng sẽ khiến các đốt sống liền kề tiếp xúc, ma sát trực tiếp với nhau gây bào mòn, lúc này cột sống sẽ mọc ra những gai xương, nhánh xương nhằm cố gắng tự ổn định cột sống. PGS.TS Lê Minh Hà cho biết những gai xương này chính là nguyên nhân gây đau đớn cho bệnh nhân. Các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường bị đau ở cột sống những vị trí có đĩa đệm lệch khỏi vị trí hoặc cả cột sống, đại tiểu tiện khó khăn. Những cơn đau âm ỉ có thể kéo dài lên phần vai gáy và cổ. 1.2. Viêm cột sống dính khớp Viêm cột sống dính khớp là một bệnh có biểu hiện viêm mãn tính ở cột sống, các khớp háng, cổ chân và thường gặp ở lứa tuổi thanh niên. Viêm cột sống dính khớp sẽ gây biến dạng các khớp, khiến cột sống không còn vững chắc như trước. Từ đó để tự ổn định lại thì cột sống sẽ tự sinh ra các nhánh xương hay gai xương bao quanh khớp xương sống đó. Đây chính là bệnh gai cột sống. Xem thêm hình ảnh gai cột sống. Những hiện tượng đầu tiên của viêm cột sống dính khớp là mệt mỏi, sốt nhẹ, sút cân. Viêm cột sống dính khớp sẽ gây ra những cơn đau tại cột sống, đau âm ỉ liên tục và cơn đau chủ yếu tập trung vào thời gian gần sáng kèm theo co cứng cột sống sau khi bệnh nhân ngủ dậy. 1.3. Thoái hóa cột sống Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh cột sống mãn tính. Bệnh gây ra việc các khớp gần sụn và xương tiến triển chậm và kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu dịch khớp. Những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thường xuất hiện những cơn đau tại đoạn cột sống bị thoái hóa, đau kèm theo các biểu hiện như sưng nóng đỏ, sốt. Đôi khi xuất hiện những tiếng lạo xạo tại vùng cột sống bị thoái hóa. Cơ thể sẽ phản ứng lại với các tổn thương do thoái hóa cột sống bằng cách tích tụ canxi ở phần dây chằng đang chịu tổn thương để tăng diện tích tiếp xúc giữa các khớp xương, bảo vệ dây chằng, vô tình hình thành nên gai xương. 1.4. Chấn thương, tai nạn Ngoài ra các nguyên nhân gây ra gai cột sống khác có thể là do chấn thương, tai nạn tổn thương đến xương cột sống... Các tác động lực mạnh do tai nạn gây nên rất dễ dẫn đến tổn thương xương khớp, đặc biệt là xương cột sống. PGS.TS Lê Minh Hà cho biết để tái tạo lại phần xương khớp bị gãy hay ảnh hưởng bởi tai nạn, cơ thể sẽ tự động tập trung vận chuyển Canxi đến khu vực cột sống này. Lượng canxi tích tụ ngày càng nhiều và tạo nên những gai cột sống. 2. Biểu hiện gai cột sống Biểu hiện đầu tiên là đau nhức tại những vùng cột sống có gai xương. Những khu vực thường xuất hiện gai xương là những khu vực phải chịu nhiều áp lực và thường xuyên vận động mạnh như cột sống cổ, cột sống thắt lưng… Chính vì vậy, những cơn đau sẽ tập trung chủ yếu ở cổ, vai gáy, thắt lưng. Nếu bạn có gai cột sống cổ, cơn đau sẽ lan lên trên khu vực đầu, những cơn đau đầu sẽ xuất hiện kèm theo cơn đau vùng cổ. Ngược lại, gai cột sống thắt lưng thì những cơn đau sẽ lan xuống khu vực dưới đùi, bắp chân và cả mắt cá chân. Do gai xương chèn ép các dây thần kinh tọa khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, hay bị tê bì chân tay, các chi không còn nhạy bén hoặc mất hẳn cảm giác ở các chi. 3. Cách điều trị gai cột sống tại nhà Hiện nay có rất nhiều loại thuốc cả Đông và Tây y có khả năng giảm đau nhanh, tái tạo và phục hồi hệ xương khớp để điều trị gai cột sống. Nhưng bên cạnh đó PGS.TS Lê Minh Hà cho rằng vẫn có những cách điều trị khác mà bạn có thể dùng để điều trị gai cột sống tại nhà như: Vật lý trị liệu: những bài tập trị liệu sẽ giúp bạn kéo giãn cột sống và hạn chế tối đa sự tiếp xúc, chèn ép của gai xương đến các cơ, dây thần kinh xung quanh. Chườm nóng: bạn có thể sử dụng những loại cây, hạt rất phổ biến như vỏ bưởi, ngải cứu hay thậm chí là hạt đỗ đen để chườm nóng sẽ khiến các cơ được thả lỏng, dây thần kinh không còn bị chèn ép, máu lưu thông dễ dàng hơn. Chườm lạnh: chườm đá vào khu vực bị đau từ 10 – 15 phút mỗi ngày để làm dịu cơn đau vì lạnh sẽ làm co mạch ở vùng tổn thương giúp giảm phù nề, giảm đau. Hy vọng những thông tin về nguyên nhân gai cột sống trên của Khương Thảo Đan sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe bên gia đình và người thân. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Gai cột sống có nguy hiểm không? 90% chuyên gia khuyên bạn điều này

Gai cột sống có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Đây là bệnh lý thường gặp do tổn thương xương cột sống và thoái hóa khớp xương. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây! 1. Gai cột sống có nguy hiểm không? Gai cột sống là chứng bệnh có các phần gai mọc ra trên các khớp xương cột sống. Bản thân phần gai mọc ra này không nguy hiểm nhưng khi nó chèn vào các phần xương, cơ và dây thần kinh xung quanh thì sẽ gây ra những cơn đau quanh vùng có gai cột sống. Hệ dây thần kinh cũng như tuần hoàn của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng, thường xuyên xảy ra hiện tượng tê bì chân tay, vận động thiếu linh hoạt. Gai cột sống thường xuất hiện ở vị trí phải chịu nhiều sức ép như thắt lưng, đốt sống cổ Thậm chí, khi đến giai đoạn nặng hơn thì những cơn đau này còn có thể lan rộng xuống dưới cả hai chân, đặc biệt là phần đùi trong, kéo đến mắt cá chân và ngón chân cái. Tình huống xấu nhất mà gai cột sống gây ra sẽ là liệt nửa người, mất cảm giác ở các chi, không thể kiểm soát được đại tiêu tiện. Bên cạnh đó, PGS. TS Lê Minh Hà còn phân tích rằng gai cột sống còn có thể dẫn đến một số bệnh lý khác về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, đau dây thần kinh tọa… 2. Gai cột sống có chữa được không? Gai cột sống vẫn có thể điều trị và phục hồi bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh của. Nếu bệnh vẫn còn nhẹ thì bạn nên chữa trị bằng các phương pháp điều trị đơn giản như sử dụng thuốc tây, thuốc nam theo chỉ định của bác sĩ, châm cứu,… Đồng thời luyện tập những thói quen sinh hoạt lành mạnh như ăn uống điều độ, dùng những thực phẩm tốt cho sức khỏe, thường xuyên luyện tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thái cực quyền hay chỉ đơn giản là đi bộ. Nhưng theo PGS. TS Lê Minh Hà nếu bạn đã vào giai đoạn nặng của gai cột sống thì bạn nên nghĩ đến việc phẫu thuật mổ gai cột sống. Y học hiện đại phát triển tạo điều kiện cho các cuộc phẫu thuật an toàn và tỉ lệ thành công ngày càng cao. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc kỹ xem mình có nhất thiết phải tiến hành mổ không vì rủi ro trong phẫu thuật là điều không ai biết trước, hơn nữa chi phí để tiến hành mổ gai cột sống không hề nhỏ. 3. Gai cột sống nên ăn gì? Bệnh gai cột sống nên bổ sung nhiều canxi, vitamin, Omega 3, axit béo... Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình điều trị gai cột sống cho nên gai cột sống nên ăn gì cần được chú ý, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là điều cần thiết. Người bị gai cột sống cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi. Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng người bị gai cột sống không cần bổ sung canxi vì như vậy sẽ khiến gai cột sống phát triển. Tuy nhiên, PGS. TS Lê Minh Hà khẳng định rằng bổ sung canxi vừa đủ thực sự rất cần thiết để giảm thoái hóa cột sống, bảo vệ cột sống khỏi các tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài. Bên cạnh canxi, những vitamin C, D… có nhiều trong các loại hoa quả, rau củ và ánh nắng mặt trời cũng rất tốt cho cơ thể những người gai cột sống. Những Vitamin này sẽ làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi một cách tối ưu nhất. Để giảm thiểu những cơn đau do gai cột sống gây nên, chúng ta cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như Omega 3, axit béo… có trong nhiều loại cá như cá hồi, cá tuyết; các loại dầu ăn thực vật, đậu lạc. Cùng với đó, cũng có một số thực phẩm mà người bị gai cột sống không nên ăn như những đồ ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh, những đồ ăn chứa nhiều chất phụ gia... Câu hỏi gai cột sống có nguy hiểm không đã được trả lời qua bài viết trên. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hay người thân cảm thấy dễ dàng hơn trong quá trình điều trị gai cột sống. ***Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Mổ gai cột sống | Nên CẢI THIỆN tình trạng bệnh trước khi QUYẾT ĐỊNH

Mổ gai cột sống là phương pháp được chú ý nhiều nhất trong các phương pháp điều trị bệnh gai cột sống hiện nay. Cách này được tiến hành cụ thể ra sao, có những mặt tích cực và hạn chế nào? Khương Thảo Đan sẽ mang đến cho bạn những thông tin cụ thể nhất về vấn đề này. Gai cột sống mang đến nhiều đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh 1. Phương pháp điều trị mổ gai cột sống Phương pháp mổ gai cột sống thường được các y bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh trở nặng, gai xương phát triển mạnh chèn ép dây chằng cột sống, tủy và hệ thần kinh… gây nhiều đau đớn, tê bì tay chân, rối loạn đại tiểu tiện hay thậm chí không đi lại được. Theo PGS. TS Lê Minh Hà lúc này là thời điểm mà người bệnh cần sự can thiệp kịp thời nhất của phương pháp mổ gai cột sống. Phương pháp mổ gai cột sống là phẫu thuật cắt bỏ phần nhỏ xương cột sống có gai hoặc trong một số trường hợp đặc biệt cũng có thể phải tiến hành cấy ghép thêm vào xương cột sống. 2. Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Y học ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc tỉ lệ thành công của các ca mổ gai cột sống nói riêng cũng như phẫu thuật nói chung ngày càng cao hơn. Ccác phương thức mổ tiên tiến hơn làm giảm thiểu đau đớn và những tổn thương không đáng có cho người bệnh. Từ đó giúp quá trình phục hồi nhanh hơn, nguy cơ có di chứng để lại sau mổ gai cột sống cũng thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, trong một ca mổ gai cột sống vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định như nhiễm trùng, tổn thương cơ và cấu trúc thần kinh,… Chính vì vậy, PGS. TS Lê Minh Hà khuyên rằng nếu còn ở giai đoạn nhẹ của gai cột sống thì bạn không nên lựa chọn phương pháp mổ gai cột sống nguy hiểm này. Trong một ca mổ gai cột sống vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. 3. Chi phí mổ gai cột sống Mổ gai cột sống là một trong những loại phẫu thuật khá phức tạp, cần sự hỗ trợ rất nhiều loại máy móc, dược phẩm đắt tiền và đặc biệt là cần một bác sĩ phẫu thuật chính có trình độ chuyên môn cao cùng đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ nhịp nhàng. Cho nên, chi phí của một ca mổ gai cột sống cũng khá cao, giao động trong khoảng 40 - 50 triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của ca mổ và cơ sở tiến hành phẫu thuật. Với mổ nội soi, chi phí có của một ca mổ có thể lên đến 80 triệu đồng. 4. Thời gian mổ gai cột sống và thời gian bình phục là bao lâu? Thời gian tiến hành phẫu thuật gai cột sống kéo dài bao lâu phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh sẽ được chuyển tới phòng hậu phẫu để theo dõi những biến chuyển của cơ thể từ đó có thể đánh giá được mức độ thành công của ca phẫu thuật. Sau khi mổ khoảng 1 tuần thì vết mổ có thể lành lại, tuy nhiên trong thời gian tứ 2-3 ngày sau mổ, người bệnh cần hạn chế di chuyển để không làm ảnh hưởng tới vết thương, giúp vết mổ mau lành lại. Thời gian phục hồi hoàn toàn của người bệnh là khoảng 3-6 tháng sau khi phẫu thuật 5. Bệnh viện mổ gai cột sống uy tín Theo PGS. TS Lê Minh Hà thì mổ gai cột sống khá phức tạp và cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nên việc lựa chọn một bệnh viện mổ gai cột sống uy tín là quyết định không hề dễ dàng. Khương Thảo Đan xin giới thiệu với bạn một số cơ sở mổ gai cột sống được nhiều người tin tưởng. 5.1. Tại Hà Nội Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Khoa Nội – Thận – Khớp. Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Bệnh viện Bạch Mai: Khoa cơ – xương – khớp. Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Địa chỉ: Số 458 đường Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (khu đô thị Times City) 5.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh: Khoa cơ xương khớp. Địa chỉ: Số 929 đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện Nhân dân 115: Khoa cơ – xương – khớp. Địa chỉ: Số 527 đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Mổ gai cột sống là phương án cuối cùng khi bước sang giai đoạn nặng của gai cột sống. Nếu bệnh nhân mới ở giai đoạn bắt đầu và gai cột sống vẫn chưa phát triển nhiều thì bạn nên lựa chọn các phương pháp điều trị an toàn hơn như sử dụng thuốc, giữ chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. ***Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Gai đôi cột sống L5 | NỖI LO của nhiều bệnh nhân xương khớp

Gai đôi cột sống L5 là chứng bệnh đặc biệt gây đau đớn và khá nguy hiểm bởi đây là một trong những đốt sống quan trọng nhất của vùng thắt lưng. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến chứng bệnh này và cách điều trị thế nào? Hãy để Khương Thảo Đan giúp đỡ bạn giải đáp các khúc mắc trên. 1. Gai cột sống lưng là gì? Gai cột sống lưng là hiện tượng trên cột sống lưng của người bệnh xuất hiện những gai xương nhô ra do thoái hóa cột sống gây nên. Bản thân những gai cột sống không gây đau đớn nhưng khi những gai cột sống chèn lên các dây thần kinh, cơ cũng như khớp xương khi di chuyển mới gây nên đau đớn cho người bệnh. PGS.TS Lê Minh Hà cho biết gai cột sống thường xuất hiện ở một số vị trí phải vận động nhiều hoặc chịu nhiều sức ép như gai cột sống ở thắt lưng, gai đốt sống cổ, gai cột sống ngực,… Cũng có những loại gai đôi cột sống bẩm sinh như S1, L5 hình thành ngay trong quá trình thụ thai. Hình ảnh gai đôi cột sống. Gai cột sống lưng là tình trạng xuất hiện các gai xương ở các khớp Gai cột sống chia làm rất nhiều thể và mỗi giai đoạn có những triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hình ảnh gai cột sống ở mỗi giai đoạn để có kiến thức tốt nhất về bệnh gai cột sống. 2. Hình ảnh gai cột sống thể nhẹ Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Nguyên nhân gai cột sống là do tổn thương bởi các bệnh như viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng can-xi ở các dây chằng và gân tiếp xúc với đốt sống. Vì bị tổn thương nên cột sống đã mọc ra những gai xương bao quanh những khớp xương sống lưng đó để tự ổn định và chống đỡ cả cột sống. Đồng thời, thân đốt xương sống cũng mọc ra những nhánh tương tự. PGS. TS Lê Minh Hà cho biết: gai cột sống thể nhẹ là khi gai cột sống mới phát triển, gai chưa nhô quá cao, phần đĩa đệm vẫn chưa bị chèn ép nhiều. Ở giai đoạn này, người bệnh chưa thể cảm nhận được mình đã bị gai cột sống vì hoàn toàn không xuất hiện triệu chứng gì đặc biệt. Chỉ khi lao động nặng với thời gian dài, tần suất cao thì mới cảm thấy đau mỏi ở khu vực có gai cột sống. Những cơn đau này cũng có thể xuất hiện khi duy trì ở một tư thế lâu, nhưng những cơn đau này cũng sẽ nhanh chóng biến mất khi bệnh nhân được nghỉ ngơi hoặc hạn chế hoạt động ở vùng bị đau. Hình ảnh gai cột sống lưng 3. Hình ảnh gai cột sống thể nặng Gai cột sống gây đau nhức vùng lưng Theo PGS. TS Lê Minh Hà: gai cột sống thể nặng là gai cột sống đã phát triển thêm khá nhiều, gai nhọn, dễ dàng cọ sát vào cơ và dây thần kinh. Đĩa đệm bị chèn ép nặng nề, đè vào thần kinh tọa gây ra những cơn đau không chỉ ở khu vực có gai mà còn lan xuống khu vực dưới cột sống. Người bị gai cột sống thể nặng sẽ đặc biệt đau nhức ở khu vực mọc gai và cơn đau có thể lan xuống nửa thân dưới, gây khó khăn cho sinh hoạt và lao động. Do dây thần kinh bị chèn ép, máu lưu thông kém nên cũng dẫn đến tê bì chân tay. Ở mức độ nặng hơn, gai cột sống còn có thể khiến người bệnh tê liệt toàn thân và không kiểm soát được quá trình tiểu tiện hay đại tiện của bản thân. Lưu ý: Ở giai đoạn này, bệnh gai cột sống diễn biến xấu, gây nhiều đau đớn và biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân không nên tự ý điều trị bằng các biện pháp xoa bóp tại nhà. Hãy đến ngy cơ sở y tế uy tín để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. 4. Hình ảnh gai cột sống bẩm sinh Gai đôi cột sống bẩm sinh Gai cột sống bẩm sinh (hay thường gọi là gai đôi cột sống) được coi là dị tật xương cột sống bẩm sinh ngay từ khi còn là phôi thai. Khác với nguyên nhân của gai cột sống thể nhẹ và thể nặng, gai cột sống bẩm sinh không phải hình thành do cột sống thoái hóa hay tai nạn… mà là do ống thần kinh và phần xương sống không khép hoàn toàn vì chịu một tác động nào đó trong quá trình hình thành thai nhi. Khi các bé mới sinh có dấu hiệu bất thường như khó thở, tê liệt cơ thể thì cần đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra vì có khả năng bé đã bị gai cột sống bẩm sinh. Nếu không kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cũng có người gai đôi cột sống bẩm sinh nhưng đến khi trưởng thành mới cảm nhận rõ bất thường như cảm thấy đau nhức ở vùng có gai, không thể lao động nặng nhọc kèm theo một số bệnh lý khác về xương cột sống như thoát vị đĩa đệm, đau nhức toàn bộ xương cột sống… Hình ảnh gai cột sống qua từng giai đoạn bệnh là ví dụ trực quan nhất để bệnh nhân có thể nhìn nhận chân thực tình trạng bệnh của mình và lý do bệnh gây đau đớn. Không nên để bệnh phát triển quá nặng rồi mới chữa trị. Ở thể nhẹ, bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và khả năng phục hồi cao hơn. 5. Gai đôi cột sống L5 là gì? Khác với gai cột sống lưng thông thường thì gai đôi cột sống L5 là chứng bệnh bẩm sinh, gai xương được hình thành trong quá trình thụ thai, mọc ở vị trí xương sống gần thắt lưng. Cơn đau do gai đôi cột sống L5 gây ra sẽ tập trung chủ yếu ở vùng thắt lưng xuống dưới mông và có thể lan xuống cả hai chân. Do gai đôi cột sống L5 là bệnh lý bẩm sinh nên những cơn đau do gai đôi cột sống gây ra có thể xuất hiện từ khi còn nhỏ. Cũng có trường hợp phải đến khi trưởng thành, lao động và mang vác nặng nhọc, sinh hoạt sai tư thế ảnh hưởng đến cột sống thì bệnh mới bắt đầu phát tác. 6. Nguyên nhân gây ra gai đôi cột sống L5 Bẩm sinh: gai đôi cột sống L5 hình thành trong thời gian người mẹ mang thai. Trong quá trình mang thai, nếu người phụ nữ có chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, thiếu các chất cần thiết như vitamin C, vitamin D, đặc biệt là Folate sẽ tăng nguy cơ xuất hiện gai cột sống L5 ở thai nhi. Di truyền: PGS.TS Lê Minh Hà cũng khẳng định rằng trong gia đình có tiền sử gai đôi cột sống L5 thì đứa trẻ sinh ra cũng có tỉ lệ mắc gai cột sống cao hơn nhiều. Và nếu đứa con đầu tiên sinh ra bị gai đôi cột sống thì gần như chắc chắn những đứa con tiếp theo cũng sẽ mắc bệnh lý này. Béo phì: những người phụ nữ mắc bệnh béo phì thì đứa con sinh ra cũng có nguy cơ mắc gai đôi cột sống L5 cao hơn những người bình thường. 7. Gai đôi cột sống L5 có nguy hiểm không? Gai đôi cột sống L5 khá nguy hiểm vì chúng gây đau nhức phần thắt lưng rồi lan rộng ra đến phần mông, má đùi trong, bắp chân. Không chỉ vậy, nó còn gây ra hiện tượng tê bì chân tay, giảm sức lao động cũng như gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nặng hơn có thể gây đến mất cảm giác và rối loạn vận động do tổn thương rễ thần kinh L5. Gai đôi cột sống L5 cũng kéo theo nhiều bệnh lý khác khá nguy hiểm về cột sống như khiến cho đường cong sinh lý cột sống suy yếu, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Người bệnh sẽ thường xuyên phải chịu những cơn đau từ âm ỉ cho tới dữ dội, đôi khi không thể kiểm soát được đại tiểu tiện của bản thân. 8. Điều trị gai đôi cột sống L5 Gai đôi cột sống L5 là chứng bệnh bẩm sinh, vì thế rất khó để điều trị tận gốc, nhưng PGS.TS Lê Minh Hà cho biết bạn hoàn toàn có thể sử dụng những cách thức sau để làm giảm đau và phục hồi tốt nhất có thể: Bài tập điều trị phù hợp: Những bài tập chú trọng đến việc giãn cơ, thư giãn cột sống lưng, làm hạn chế hiện tượng gai xương cọ xát chèn ép lên các bộ phận khác. Bạn chú ý là nên chọn các bài thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, đạp xe,… chứ không nên chọn các bài tập cần vận động mạnh, tránh tạo sức ép, gây tổn thương đến gai cột sống. Massage, châm cứu: Đây cũng là biện pháp điều trị gai cột sống hiệu quả. Tiến hành massage hay châm cứu sẽ khiến các mạch máu lưu thông, làm mềm các cơ ở phần thắt lưng để giảm sự chèn ép vào các dây thần kinh, giảm cơn đau cho người gai đôi cột sống. Việc massage, châm cứu là một biện pháp chữa gai cột sống hiệu quả Sử dụng thuốc: Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, người ta đã có thể điều chế nhiều loại thuốc có tác dụng giảm đau, giãn cơ giúp bạn thoát khỏi những cơn đau do gai đôi cột sống L5 gây nên. Tuy nhiên, những loại thuốc này không có tác dụng điều trị dứt điểm được gai đôi cột sống L5. Bạn cũng hãy lưu ý tham khảo ý kiến của y bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhé. Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp trên không có hiệu quả. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần gai cột bằng phương pháp mổ phanh. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật vẫn có thể tiềm ẩn những rủi ro và sau khi phẫu thuật bệnh có thể tái phát, để lại biến chứng cho người bệnh. Lời khuyên của chuyên gia: Bên cạnh điều trị gai cột sống L5 bằng những phương pháp nêu trên, bệnh nhân cần lưu ý giữ chế độ ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng nhiều rượu bia và chất kích thích, giữ cân nặng ở mức ổn định. Tìm hiểu về gai đôi cột sống L5 giúp bệnh nhân có thêm hiểu biết trong quá trình “chiến đấu” với bệnh tật để mau chóng hồi phục sức khỏe và sống hạnh phúc.  *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Bị gai cột sống nên uống sữa gì? Nên chọn sữa GIÀU CANXI, ÍT BÉO

"Bị gai cột sống nên uống sữa gì?" - đó là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo PGS. TS Lê Minh Hà, để điều trị gai cột sống tại nhà hiệu quả thì nên lưu ý đến cả chế độ dinh dưỡng, lúc này sữa là thực phẩm rất cần thiết vì chúng giàu canxi, vậy bị gai cột sống nên uống sữa gì là tốt nhất cho quá trình phục hồi? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! 1. Bị gai cột sống uống sữa được không? Trong sữa có đến 90% canxi tham gia vào cấu trúc xương. Mà một trong những nguyên nhân gây ra gai cột sống là sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, đầu đốt của xương cột sống dưới dạng calcipyrophosphat. Chính vì vậy, nhiều người nghĩ rằng, những người bị gai cột sống tuyệt đối không nên sử dụng sữa vì nó sẽ khiến gai xương mọc dài ra. Tuy nhiên PGS.TS Lê Minh Hà khẳng định rằng sữa là một trong những thực phẩm vô cùng cần thiết cho quá trình điều trị gai cột sống. Gai cột sống chỉ xuất hiện khi xương bị tổn thương và thoái hóa. Uống sữa mỗi ngày nhằm bổ sung canxi từ bên trong sẽ giúp khung xương chắc khỏe, tránh tổn thương, đẩy lùi sự thoái hóa xương khớp và gai cột sống. Uống sữa mỗi ngày giúp phần đẩy lùi sự thoái hóa xương khớp và chứng bệnh gai cột sống 2. Bị gai cột sống nên uống sữa gì? Sữa bổ sung rất nhiều canxi cho cơ thể nhưng với những bệnh nhân gai đôi cột sống, những loại sữa nào mới là tốt nhất? 2.1. Sữa tách béo Sữa tách béo là loại sữa tươi sử dụng qua công nghệ ly tâm để loại bỏ các chất béo và cholesterol ra khỏi sữa (tỉ lệ chất béo còn từ 0 – 2%), chỉ để lại một số loại khoáng chất, vitamin và canxi. Sữa tách béo không còn vị ngậy ban đầu của sữa nhưng lại rất tốt cho những người bị gai cột sống. Một ly sữa tách béo cung cấp 31% đơn vị Canxi cho cơ thể. Hơn nữa, người gai cột sống cũng được PGS.TS Lê Minh Hà khuyến cáo không nên sử dụng những thực phẩm giàu chất béo, đường,… và cố gắng giữ cân nặng ở mức trung bình nên sữa tách béo chính là sự lựa chọn tốt nhất. 2.2. Sữa chua Hàm lượng canxi có trong sữa chua cũng rất cao nên sử dụng sữa chua thường xuyên cũng là một cách bổ sung canxi hiệu quả. Mỗi hộp sữa chua có chứa khoảng 110mg Canxi. Bên cạnh đó, trong sữa chua còn chứa vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Bạn nên ăn sữa chua trong khoảng thời gian sau bữa ăn tối từ 30 phút – 2 tiếng vì đây là khoảng thời gian mà cơ thể có thể hấp thụ canxi trong sữa chua một cách tốt nhất. Không nên ăn sữa chua trong lúc đói bụng vì những vi khuẩn kích thích tiêu hóa sẽ hoạt động mạnh và gây cảm giác khó chịu, có thể khiến bạn bị đau bụng 2.3. Sữa đậu nành Trong sữa đậu nành chứa nhiều protein, ít chất béo, phù hợp với những người bệnh gai cột sống Bên cạnh sữa tách béo và sữa chua thì theo PGS.TS Lê Minh Hà sữa đậu nành cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người bị gai cột sống. Dù được chế biến từ thành phần tự nhiên là hạt đậu nành nhưng lượng canxi có trong sữa đậu nành còn lớn hơn lượng canxi có trong sữa tươi. Trong 100 ml sữa đậu nành lại có chứa khoảng 400 mg canxi. Hơn nữa, sữa đậu nành cũng giàu protein, ít chất béo, phù hợp với những người bệnh gai cột sống. Trong sữa đậu nành có chứa nhiều omega 3, omega 6 có khả năng chống lại oxi hóa, bảo vệ vành mạch, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim và ung thư. Bên cạnh việc sử dụng sữa, thì bạn cũng có thể áp dụng các bài tập trị gai cột sống giúp hỗ trợ điều trị tốt hơn. Ngoài ra gai cột sống nên ăn gì cũng cần được chú ý hơn! Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi bị gai cột sống nên uống sữa gì rồi phải không nào. Chúc bạn sớm tìm được phương thức điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...