Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Đâu là cách phòng và trị hiệu quả chứng bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Thực chất đây là chứng bệnh xuất hiện khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị thoát ra khỏi vòng sợi bao quanh chúng. Những nhân nhầy này khi bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu thì sẽ chèn ép lên các dây thần kinh hay tủy sống. Và đây chính là tác nhân gây ra các cơn đau của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm thực chất có thể phát triển tại bất cứ điểm nào trên cột sống. Nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm của cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vì đây là hai vị trí luôn cần hoạt động nhiều.
Chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp nhiều ở độ tuổi 35 - 55 tuổi và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Các bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp phải những tình trạng như sau:
- Đau kịch phát khi kích thích nhóm cơ: Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi kích thích các nhóm cơ tại khu vực bị thoát vị. Đặc biệt đau nhiều cúi người người xuống thấp, xoay đầu cổ, ho, hắt hơi hoặc gắng sức làm gì đó. Cơn đau tăng dần khi người bệnh phải đứng, ngồi, đi lại lâu. Khi nghỉ ngơi thì các cơn đau giảm dần.
- Đau vùng thắt lưng: Đây là triệu chứng xảy ra khi vùng thấp của lưng bị thoát vị. Những cơn đau khiến người bệnh khó cúi gập người hoặc ưỡn được thắt lưng, các cơ cạnh cột sống bị co cứng, cơn đau có thể lan dọc theo khoang liên sườn...
- Cứng và đau vùng cổ: Đây là triệu chứng khi bệnh nhân bị thoát vị vùng cổ. Cơn đau đi kèm cảm giác tê, mất cảm giác ở vùng vai, gáy. Lâu dần sẽ lan sang vùng cánh tay, cổ tay, bà tay. Ngoài ra người bệnh còn có thể xuất hiện những cơn đau đầu, choáng váng.
3. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm cột sống giống như một lớp đệm có tác dụng giúp cột sống có thể chuyển động linh hoạt nhịp nhàng. Tuy nhiên đĩa đệm cũng dễ bị tổn thương bởi một trong các nguyên nhân sau:
- Chấn thương: do lao động nặng, nâng nhấc các vật nặng ở tư thế không khoa học. Hay các cử động xoay người, ngồi, cúi mình sai tư thế cũng đều là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị.
- Lão hóa: Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất là những người từ 30 trở lên. Nguyên nhân là do tuổi càng tăng thì nhân nhầy càng dễ bị khô và vòng sụn và xương khớp cũng kém dần sự đàn hồi. Lúc này chỉ cần những tác động hơi mạnh vào cột sống cũng có thể khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu, gây thoát vị đĩa đệm.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá nặng khiến cho cột sống phải chống đỡ, chịu áp lực lớn trong thời gian dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đĩa đệm.
- Bệnh lý về cột sống: là các nguyên nhân bẩm sinh như gù vẹo cột sống, hẹp ống sống, thoát vị nhân tủy… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị ở nhiều người.
4. Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: bạn nên tập thể dục thường xuyên, đều đặn và không chơi các môn thể thao quá sức. Ngoài ra bạn cũng cần kiểm soát trọng lượng cơ thể, không để cơ thể quá béo gây áp lực lớn lên hệ xương khớp.
- Luôn có tư thế sinh hoạt đúng: Khi ngồi bạn nên giữ tư thế chuẩn đầu thẳng, lưng thẳng. Khi mang nâng vật nặng ta không nên xoay vặn cột sống mà nên gập gối, giữ thẳng lưng và từ từ nâng người dậy
- Điều chỉnh cân bằng công việc một cách hợp lý: Nếu công việc yêu cầu bạn phải ngồi lâu thì nên định kỳ vận động thư giãn cơ thể bằng cách đứng dậy đi lại hoặc thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng. Ngoài ra các bạn nữ cũng nên hạn chế đi giày cao gót để giảm áp lực lên khung xương…
Vừa rồi là một số kiến thức giúp bạn giải đáp câu hỏi bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, kèm theo đó là các lời khuyên giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả. Các bạn hãy thực hành để giữ cho cột sống của mình luôn khỏe mạnh mỗi ngày nhé.
Các bài viết liên quan đến thoát vị đĩa đệm:- Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
- Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
- Cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm
- Thoát vị đĩa đệm có chữa được không
Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?