Thoát vị đĩa đệm L5 S1 | Tốt nhất nên điều trị sớm
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh gây ra những cơn đau nhức và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu thêm về căn bệnh này cũng như một số phương pháp chữa trị nhé!
1. Vị trí của đốt sống L5 S1
Cột sống của cơ thể con người có 33 đốt sống, chia thành 5 khu vực là đốt sống ngực, đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, đốt sống cùng và đốt sống cụt.
Và vị trí đốt sống L5 nằm tại khu vực đốt sống thắt lưng thứ 5 và đốt sống S1 là đốt sống đầu tiên của khu vực đốt sống cụt.
Vị trí đốt sống L5 S1 được xem là điểm tựa quan trọng của cột sống con người. Nhờ đó mà cột sống có được sự linh hoạt nhất định để thực hiện những động tác cúi, nghiêng, ưỡn người,...
Tuy nhiên vì đây là vị trí chuyển động thường xuyên nên bệnh thoát vị đĩa đệm tại L5 S1 khá phổ biến.
2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm L5 S1
- Vận động và hoạt động sai tư thế: chơi thể thao với cường độ mạnh, mang vác vật nặng trong thời gian dài, tư thế đứng và ngồi sai khi làm việc, học tập và sinh hoạt...
- Những bệnh nhân có tiền sử từng bị các chấn thương, tai nạn giao thông tại khu vực cột sống cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm L5 S1
- Yếu tố di truyền: Những người có người thân trong gia đình mắc thoát vị đĩa đệm L5 S1 cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh do yếu tố di truyền.
- Ngoài ra, bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể xuất phát từ một số loại bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh như vẹo cột sống, gù, gai cột sống, thoái hóa cột sống lưng,…
3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1
- Xuất hiện những đau buốt tại khu vực thắt lưng. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc cũng có thể đau một cách đột ngột.
- Những cơn đau kéo dài mà không được điều trị thì sẽ dần lan đến vùng mông, khu vực ở trước và phía sau đùi, mu bàn chân và các ngón chân.
- Những cơn đau sẽ biểu hiện rõ rệt hơn khi bệnh nhân tiến hành vận động và đi lại, đau có dấu hiệu giảm nếu người bệnh nằm nghỉ cố định. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên cảm thấy tê bì rất khó chịu.
- Ở những trường hợp bệnh nặng, một số bệnh nhân còn xảy ra triệu chứng tiểu tiện và đại tiện không kiểm soát.
4. Biến chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1
- Rối loạn tiết niệu, bài tiết: khi bệnh trở nặng, nhân nhầy thoát ra có thể sẽ chèn ép lên các sợi dây thần kinh của cơ quan bài tiết và tiết niệu. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn tại bàng quang, gây hậu quả khó khăn khi tiểu tiện. Hoặc có thể dẫn đến tình trạng đại tiểu tiện không kiểm soát được.
- Gây rối loạn cảm giác: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 có thể khiến một số dây thần kinh cảm giác bị chèn ép. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và tê bì tại vị trí một bên chân hoặc có khi là ở hai bên chân. Trong trường hợp nặng, bệnh còn có thể dẫn đến teo cơ hoặc tàn phế.
5. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1
- Điều trị bằng các loại thuốc Tây y: nhằm giúp giảm đau, chống viêm, hạn chế bệnh phát triển nặng. Tuy nhiên với thuốc tây, người bệnh cần chú ý sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tác dụng phụ
- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, không kiểm soát được và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
- Điều trị bằng các phương pháp bổ trợ: như xoa bóp – massage, châm cứu – bấm huyệt, tập luyện các bài tập yoga… Đều có tác dụng giúp mạch máu được thư giãn, từ đó làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm sưng đau, tăng cường độ dẻo dai cho cột sống...
- Điều trị bằng Đông y: vì có nguồn gốc từ tự nhiên nên hiệu quả của các loại thuốc Đông y thường không nhanh chóng. Vì vậy, khi lựa chọn phương pháp này, bệnh nhân nên kiên trì và sử dụng một cách đều đặn thời gian nhất định.
Chúng ta vừa tìm hiểu một số thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1, hy vọng từ đây bạn có thể sớm phát hiện bệnh và nhanh chóng lựa chọn phương pháp phù hợp để giải quyết căn bệnh này.
Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?