Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Cần lưu ý gì?
Được đánh giá là một trong những căn bệnh khá phổ biến với tỉ lệ người mắc phải cao, nên thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không đang là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm câu trả lời chính xác nhé! Quan hệ 1. Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Với câu hỏi bị thoát bị đĩa đệm có quan hệ được không, câu trả lời là người bệnh vẫn có thể quan hệ được. Các dây thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát một số chức năng liên quan đến tình dục của mỗi người có vị trí nằm tại cột sống xương cùng, vì vậy người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng giảm chức năng sinh lý khi mắc bệnh. Sinh lý Tuy nhiên, các bệnh nhân thường quan tâm bệnh thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không , vì khi thực hiện các động tác quan hệ tình dục, cơ thể sẽ phải đối mặt với những cơn đau hoặc cảm giác tê yếu tại vùng lưng và cổ. Căn bệnh này vì thế sẽ gây hạn chế một số chuyển động của người bệnh cũng như khiến những cơn đau trở nên tồi tệ hơn, lúc này việc quan hệ tình dục sẽ không còn đem đến nhiều niềm vui cho những người đang mắc bệnh này. Vì vậy, việc chú ý lựa chọn tư thế quan hệ cho người thoát vị đĩa đệm để tránh ảnh hưởng đến đời sống chăn gối là vô cùng quan trọng. Xem thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì 2. Tư thế quan hệ cho người thoát vị đĩa đệm Bạn có thể áp dụng những tư thế sau nếu mong muốn hạn chế những cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra khi quan hệ tình dục. Tư thế quan hệ Tư thế quan hệ đứng hoặc uốn ngược: nếu người bệnh đang bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, việc quan hệ với tư thế đứng hoặc uốn ngược sẽ góp phần khiến bạn dễ chịu hơn. Ngược lại, động tác uốn người về phía trước lại khiến các cơn đau thêm trầm trọng hơn. Tư thế nằm sấp: để giảm sự tác động đến cột sống và hạn chế những cơn đau, bạn có thể nằm sấp cho mặt hướng về phía mặt đất. Bên cạnh đó, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của một chiếc gối đặt dưới lưng để cơ thể được uốn cong một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. 3. Phương pháp điều trị Bên cạnh vấn đề bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không, thì mức độ nguy hiểm và cách điều trị căn bệnh này cũng là vấn đề cần được quan tâm. Như chúng ta đã biết, thoát vị đĩa đệm dù không trực tiếp gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị hợp lý có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Sau đây là các phương pháp điều trị dành cho những ai đang quan tâm. 3.1 Phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp điều trị sẽ được tiến hành khi các bác sĩ chỉ định sau cùng, phương pháp phẫu thuật thường áp dụng với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã được điều trị nội khoa. Ngoài ra, một vài trường hợp bệnh chuyển biến quá nhanh kèm những cơn đau không chịu được, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật. 3.2 Dùng thuốc Một số loại thuốc thường được kê để điều trị thoát vị đĩa đệm: Thuốc giúp giảm đau: aspirin, acetaminophen (Tylenol…), naproxen (Aleve…), ibuprofen (Advil…), , thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)… Thuốc giúp giãn cơ: cyclobenzaprine (Flexeril), diazepam (Valium),… Thuốc giúp thần kinh dịu nhẹ, an thần: gabapentin (Neurontin…) Vitamin nhóm B liều cao: B1, B6, B12,… 3.3 Hỗ trợ Món ăn: bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên áp dụng thực đơn ăn uống khoa học, sử dụng nhiều món ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho hệ xương như: Canxi, magie, Omega-3, Vitamin,… Chơi thể thao: người bị thoát vị đĩa đệm cũng cần chơi một số môn thể thao có lợi cho sức khỏe và tăng sự dẻo dai cho xương khớp như đi bộ, yoga, bơi lội,… tránh những môn thể thao có cường độ mạnh và cần nhiều sức lực như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,… Bài viết vừa rồi đã giúp giải đáp thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không cùng những tư thế quan hệ giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm nên chúng ta cần thường xuyên theo dõi cơ thể để sớm phát hiện bệnh và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.