Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không
Chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thường gây ra các cơn nhức buốt, đau đớn tê bì cho người bệnh. Để chữa trị dứt điểm và nhanh chóng căn bệnh này, nhiều người đã lựa chọn phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Nhưng liệu đây có phải là phương pháp an toàn? Nếu quyết định phẫu thuật thì nên chọn địa chỉ nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
1. Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người bệnh khi các cơn đau đeo bám dai dẳng.
Tuy nhiên, thông thường các y bác sĩ chỉ khuyên chúng ta nên phẫu thuật sớm trong trường hợp có các triệu chứng nặng như:
- Yếu cẳng-bàn chân, bí tiểu, tê bì đau buốt ở vùng mông và cùng cụt.
- Yếu liệt hai chân tiến triển nhanh, có biểu hiện teo cơ
- Hoặc với các bệnh nhân đã được điều trị nội khoa và phục hồi chức năng tích cực trong 6 tháng nhưng tình hình không cải thiện…
- Ngoài ra thì các bệnh nhân mới bị thoát vị đĩa đệm nhưng quá đau đớn, ảnh hưởng tới công việc cùng các hoạt động thường nhật cũng nên xem xét phẫu thuật sớm.
2. Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Hiện nay thì bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định điều trị bằng một trong những phương pháp phẫu thuật sau đây:
- Mổ hở: Tùy vào các mức độ tổn thương của bệnh mà y bác sĩ sẽ chỉ định mổ hở để cải thiện tình hình.
- Phương pháp tiêu hủy nhân nhầy bằng men Chymopapain: Men Chymopapain có tác dụng giúp phân hủy những đại phân tử proteoglycan cùng glycoprotein – thành phần chính của nhân nhầy trong đĩa đệm. Bên cạnh đó thì men chymopapain còn giúp kháng viêm ở rễ thần kinh khá hiệu quả.
- Mổ nội soi đĩa đệm: Đây là biện pháp điều trị phổ biến, có ưu điểm là giúp bệnh nhân bình phục nhanh hơi khi mổ hở. Tuy nhiên chi phí mổ thoát vị đĩa đệm bằng nội soi thường cao hơn các phương pháp khác.
- Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng nội soi qua da: Đây là kỹ thuật sử dụng năng lượng laser để giảm áp suất nội đĩa đệm, khiến cho áp suất chèn lên rễ thần kinh tại nơi thoát vị được giảm tải.
3. Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng nếu phẫu thuật thất bại thì cơn đau nhức sẽ xuất hiện trở lại, và không thể cải thiện được tình trạng bệnh. Trong trường hợp xấu còn có thể gây ra biến chứng liệt nửa người, nhiễm trùng sau phẫu thuật...
Thực chất theo thống kê thì rất hiếm trường hợp phẫu thuật có thể chữa khỏi 100% tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm. Mà sau mổ sẽ chỉ làm giảm các cơn đau cho người bệnh nhưng không khỏi hẳn và dễ tái phát.
Ngoài ra thì còn có nhiều trường hợp các bác sĩ chưa nhận diện được đúng nguyên nhân gây thoát vị, dẫn đến trường hợp phẫu thuật nhưng không trị được tận gốc.
4. Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất HN và TP HCM
Sau đây là một số địa chỉ chuyên mổ thoát vị đĩa đệm uy tín bạn có thể tham khảo:
4.1 Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy
Đây là cơ sở hàng đầu TP. HCM trong việc điều trị bệnh liên quan tới xương khớp nói riêng. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế với trình độ cao cùng nhiều trang thiết bị công nghệ hiện đại nên các bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng điều trị. Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm tại đây từ 15 tới 20 triệu đồng.
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh, Việt Nam |
- Email: bvchoray@choray.vn
- Điện thoại: (84-028) 3855 4137 - (84-028) 3855 4138
- Fax: (84-028) 3855 7267
4.2 Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức
Tại Hà Nội thì bệnh viện Việt Đức là một trong những đơn vị đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới vào việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Tùy vào tình hình bệnh mà các bác sĩ tại đây sẽ chỉ định cho bệnh nhân mổ hở hoặc mổ nội soi thoát vị đĩa đệm. Tính cả chi phí phát sinh thì mổ thoát vị đĩa đệm tại đây dao động từ 40 tới 50 triệu đồng.
- Địa chỉ: 40 Phố Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt Nam
- ĐT: (024)38.253.531 Fax: (844) 8.248.308
- Email: congthongtindientubvvd@gmail.com
Vừa rồi là một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc có nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không của các bạn. Như chúng ta đã thấy thì phẫu thuật là phương pháp chỉ dành cho những trường hợp bệnh nặng. Nếu như bạn cũng đang bị chứng bệnh này hành hạ thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.
Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?