Bệnh viêm khớp

Cách chữa viêm khớp gối – Tại nhà và điều trị y khoa

Viêm khớp gối được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả chăm sóc tại nhà và điều trị y tế. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc những cách chữa viêm khớp gối hiệu quả. Viêm khớp gối là tình trạng viêm xương khớp phổ biến nhất. Viêm khớp gối xảy ra khi sụn - lớp đệm giữa các khớp gối bị mòn hết hoặc bị vỡ. Điều này có thể gây đau, cứng và sưng khớp, nghiêm trọng hơn là gây hạn chế vận động cho người bệnh. Xem chi tiết: Viêm khớp gối - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Viêm khớp gối: Thoái khỏi nguy cơ tàn phế nhờ điều trị đúng cách Không có cách chữa viêm khớp gối triệt để, nhưng điều trị có thể giúp giảm khó chịu cho người bệnh và làm chậm quá trình tổn thương, phát triển xấu của khớp gối. Nó cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn và giúp bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình tốt hơn. Các lựa chọn điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: tiền sử bệnh, mức độ đau và tác động của viêm khớp gối đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Điều trị thường bao gồm sự kết hợp của các liệu pháp y khoa và lựa chọn lối sống. Cùng tìm hiểu chi tiết về các phương pháp chữa viêm khớp gối trong phần tiếp theo. Chữa viêm khớp gối tại nhà Các phương pháp giảm đau nhanh + Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn Một số lựa chọn OTC có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau nhẹ và khó chịu cho bệnh viêm khớp gối bao gồm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen (Advil hoặc Motrin) Acetaminophen (Tylenol), nếu bạn không thể dung nạp NSAID Các chế phẩm bôi ngoài da có chứa NSAID hoặc capsaicin Lưu ý, để sử dụng thuốc an toàn, bạn cần làm đúng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ bán thuốc. Bởi thuốc không kê đơn cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách. Xem chi tiết: Tổng hợp các loại thuốc điều trị viêm khớp gối + Liệu pháp chườm nóng, lạnh Nhiệt nóng và nhiệt lạnh là hai cách khác nhau trong liệu pháp nhiệt. Biết cách áp dụng đúng và hợp lý, liệu pháp này mang lại hiệu quả giảm đau khá tốt. Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở khớp gối bị tổn thương, từ đó tình trạng sưng đau sẽ được cải thiện đáng kể. Chỉ cần tiến hành chườm nóng khoảng 15 – 20 phút khi cơn đau nhức xuất hiện sẽ giúp cải thiện triệu chứng đáng kể. Chườm lạnh: có tác dụng giảm phù nề, giảm đau cấp, giảm co cứng khớp, giảm co giật cơ. Với phương pháp này bạn chỉ cần cho đá lạnh vào túi rồi đắp lên vùng khớp gối để giảm đau cấp, hoặc chà xát đá để giảm đau co cứng cơ. + Massage, xoa bóp Xoa bóp, massage là một trong những cách giúp giảm đau khớp hiệu quả. Ngoài ra, động tác này còn mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu, thư giãn và thoải mái. + Nghỉ ngơi Ngay khi xuất hiện cơn đau bạn nên cho khớp nghỉ ngơi và tránh mọi hoạt động khiến cho bạn cảm thấy đau nhức nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, sau khi giảm đau hoặc hết đau bạn nên bắt đầu lại các bài tập luyện nhẹ nhàng tốt cho khớp để ngăn ngừa tình trạng co cứng khớp. Các phương pháp giảm đau dài hạn, ngăn ngừa tái phát + Duy trì cân nặng hợp lý Nếu hiện tại bạn đang thừa cân thì việc giảm một hoặc vài cân sẽ giúp ích cho việc điều trị bệnh viêm khớp gối. Giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên khớp gối và từ đó giúp giảm đau và giảm bớt các triệu chứng khác của bệnh. Ngoài ra, giảm cân còn giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như: huyết áp cao, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch. Nếu bạn bị viêm khớp gối và đồng thời đang thừa cân hoặc béo phì thì bạn nên thiết lập một kế hoạch giảm cân phù hợp. + Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục là rất quan trọng nếu bạn bị viêm khớp gối. Tập thể dục thường xuyên giúp: Quản lý cân nặng của bạn Tăng cường sức mạnh cơ bắp để hỗ trợ khớp gối chuyển động linh hoạt Giảm căng thẳng, stress Tăng cường sức khỏe cho cơ thể Các hoạt động phù hợp bao gồm: các bài tập nhịp điệu nhẹ nhàng, đạp xe, đi dạo, bơi lội, yoga... Các bài tập này nên được tập duy trì thường xuyên, ít nhất là trong 6-8 tuần để hạn chế cơn đau tái phát. Ngoài ra, bạn nên tránh tham gia vào các hoạt động nặng nhọc hoặc chịu tác động cao như: chạy bộ, đá bóng, đá cầu... + Ăn các loại thực phẩm tốt cho xương khớp Việc ăn uống cân bằng giữa các nhóm thực phẩm là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt. Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp bạn duy trì được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bạn nên chú ý bổ sung thêm những loại thực phẩm có chứa dưỡng chất tốt cho xương khớp, như: các loại cá béo, quả óc chó, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phộng, thịt bò, thịt gà, rau xanh, trái cây,… Ngoài các loại thực phẩm nên ăn, khi bị đau khớp, bạn nên hạn chế ăn các loại cà muối, dưa muối, thực phẩm chiên rán kỹ với dầu mỡ, xúc xích, dăm bông, kẹo bánh, các loại đồ uống có ga, nhiều cồn và chất kích thích,… + Giữ ấm cho cơ thể Giữ ấm cơ thể vào mùa đông sẽ giúp bảo vệ sức khỏe đặc biệt là giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Ở những người bị viêm khớp gối, khi trời chuyển lạnh khớp gối sẽ đau nhức hơn bình thường. Vì thế, bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, mặc đầy đủ áo ấm, khăn quàng, đeo găng tay,… Điều trị y tế Thuốc kê đơn Các loại thuốc kê đơn do bác sĩ chỉ định (Ảnh minh hoạ) Các loại thuốc kê đơn do bác sĩ chỉ định sẽ có tác dụng mạnh hơn so với các loại thuốc không kê đơn. Thường bao gồm một số loại như: Duloxetine (Cymbalta) Tramadol Thuốc corticosteroid hoặc acid hyluronic: Đây là những loại thuốc chống viêm mạnh, thường được sử dụng tiêm nội khớp cho những trường hợp xuất hiện cơn đau cấp tính với mức độ nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị bằng thuốc chống viêm thông thường. Các loại thuốc giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh như axzathioprin, methotrexate, cyclophosphamid,… Nhóm thuốc kê đơn có tác dụng nhanh nhưng do dược lý cao nên người bệnh sẽ có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn nhóm thuốc không kê đơn. Vì thế, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ, hãy hỏi lại thật rõ về các loại thuốc nến bạn còn điều gì thắc mắc. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi lạm dụng sử dụng các loại thuốc kê đơn để điều trị viêm khớp gối là: Đau dạ dày Loét dạ dày Nhức đầu, chóng mặt Có các phản ứng dị ứng như phát ban, thở khò khè và sưng họng Vấn đề về gan hoặc thận Huyết áp cao Gây lệ thuộc vào thuốc Buồn ngủ Gây hưng phấn và kích thích .v.v. Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị thường được thực hiện song song với thời gian dùng thuốc. Phương pháp điều trị này có tác dụng tăng cường chức năng và độ linh hoạt của xương khớp, từ đó giúp chúng hoạt động tốt hơn hạn chế gây áp lực lên xương khớp giúp giảm đau đớn. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đánh giá tình trạng viêm khớp gối của bạn để xem mức độ nghiêm trọng tới đâu và đưa ra các bài tập, phương pháp trị liệu phù hợp. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh bằng một số kiểm tra như: Đánh giá dáng đi Sờ cấu trúc xung quanh đầu gối để cảm nhận sự bất thường hoặc đánh giá tình trạng đau khi chạm vào Đo phạm vi chuyển động của đầu gối, khi uốn cong hoặc duỗi thẳng Đo sức mạnh của cơ bám quanh đầu gối Đánh giá khả năng giữ thăng bằng .v.v. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Như: Liệu pháp vận động, một số bài tập người bị viêm đau khớp gối nên tăng cường tập luyện là tư thế yoga con mèo, tư thế yoga cây cầu, căng bắp chân, nâng chân, leo cầu thang, đi bộ,… Liệu pháp hành vi nhận thức, có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau, sự khó chịu và căng thẳng khi sống chung với bệnh mãn tính Một số biện pháp vật lý trị liệu khác để có thể mang lại hiệu quả chữa trị tốt nhất như chiếu laser, đắp parafin, chiếu sóng ngắn hoặc tia hồng ngoại, điện trị liệu,… Châm cứu Châm cứu có tác dụng giảm đau khớp gối Châm cứu có tác dụng giảm đau khớp gối hiệu quả. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy, tác dụng giảm đau của châm cứu thậm chí có thể kéo dài ít nhất 12 tháng. Châm cứu là một phương pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị viêm khớp gối. Châm cứu có tác dụng giúp: Sản sinh ra một loại hormone giúp ức chế cơn đau, giảm stress, lo âu và ngủ ngon Giúp thư giãn cơ và từ đó cải thiện các triệu chứng đau mỏi; Điều hòa lại sự hoạt động của các dây chằng vùng vai, từ đó làm giảm co cứng cơ, giảm đau Điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, giúp bệnh nhân ổn định cảm xúc, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Để mang lại hiệu quả tốt nhất từ phương pháp châm cứu, bạn nên lựa chọn những cơ sở châm cứu uy tín, bác sĩ có tay nghề cao. Điều này giúp hạn chế rủi ro và biến chứng trong quá trình điều trị. Một số bệnh viện y học cổ truyền ở nước ta có thể thực hiện châm cứu điều trị viêm khớp gối bao gồm: Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương Bệnh viện châm cứu TW Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Quân đội 108 Viện Y học Cổ truyền Quân đội Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội Phẫu thuật Phẫu thuật là biện pháp được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp gối nặng. Hoặc khi mà đã áp dụng tất cả các biện pháp y khoa trên mà không mang lại hiệu quả cho người bệnh. Có nhiều lựa chọn phẫu thuật khác nhau để điều trị viêm khớp gối như: Phẫu thuật nội soi khớp Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, trong đó bác sĩ phẫu thuật sử dụng ống soi khớp, một loại máy ảnh, để xem bên trong đầu gối. Phẫu thuật nội soi có thể giúp sửa chữa chấn thương hoặc làm sạch các mảnh vụn, chẳng hạn như các mảnh xương, khỏi khớp để bảo vệ tốt hơn các mô khớp khỏe mạnh. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng và ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật đầu gối toàn bộ. Tuy nhiên, còn tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp. Cắt xương Theo Học viện bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS), phẫu thuật cắt xương sẽ là hữu ích nếu bạn bị viêm khớp gối giai đoạn đầu, ảnh hưởng đến xương chỉ ở một bên khớp. Trong quy trình này, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt và định hình lại xương. Điều này giúp giảm áp lực lên phần bị thương và điều chỉnh sự liên kết của xương. Phẫu thuật cắt xương phù hợp với những người: Trong độ tuổi dưới 60 tuổi, không bị thừa cân béo phì và khớp gối vẫn đang hoạt động được Chỉ bị đau ở một bên đầu gối Bị viêm khớp hầu hết do hoạt động hoặc đứng trong thời gian dài Loại phẫu thuật này có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của tổn thương khớp. Thay toàn bộ đầu gối Trong thay thế toàn bộ khớp gối, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ mô và xương bị hư hỏng và thay khớp gối bằng khớp nhân tạo. Bác sĩ có thể làm điều này thông qua phẫu thuật mở hoặc xâm lấn tối thiểu. Các yếu tố như mức độ hoạt động và sức khỏe tổng thể của cá nhân giúp bác sĩ xác định liệu đây có phải là lựa chọn phẫu thuật tốt nhất hay không. Sử dụng Khương Thảo Đan Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Điều đặc biệt của sản phẩm này là hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa Liền (theo công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà) cùng collagen type II không biến tính. Nhờ vậy, mang lại tác dụng: Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên nên vô cùng an toàn, người có tiền sử bị bệnh dạ dày hay gan thận đều có thể sử dụng được. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn xem: TẠI ĐÂY Để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị bằng các biện pháp y khoa bạn nên thực hiện thay đổi lối sống, sinh hoạt hợp lý, bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp, tập thể dục đều đặn giúp mang lại hiệu quả lâu dài và phòng ngừa bệnh tái phát.

Kịp thời điều trị viêm khớp gối cấp – tránh biến chứng nguy hiểm

Điều trị viêm khớp gối cấp – tránh biến chứng nguy hiểm Viêm khớp gối cấp tính là một bệnh lý phổ biến. Các cơn đau nhức khiến bạn không thể đi lại một cách bình thường. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây cho bạn rất nhiều những biến chứng nguy hiểm khác. Bạn đọc cùng theo dõi bài sau đây để tìm hiểu các các điều trị viêm khớp gối cấp tính hiện nay nhé! Viêm khớp gối cấp tính là gì? Khớp gối đóng vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể, do đó nó được xem là một trong những khớp quan trọng nhất. Và cũng chính vì lý do trên mà khớp gối cũng là khớp dễ bị tổn thương. Viêm khớp gối cấp tính là tình trạng đau nhức khớp cấp tính do nhiều nguyên nhân gây ra như: chấn thương khớp gối, bị viêm khớp dạng thấp, gout... Viêm khớp gối cấp tính làm ảnh hưởng tới chức năng của khớp gối khiến cho người bệnh bị đau nhức quanh khớp gối, đầu gối bị sưng, nóng, đỏ, chỉ cần sờ nhẹ hoặc hơi chạm vào khu vực này cũng sẽ có cảm giác đau dữ dội. Bệnh có diễn biến khởi phát trong một thời gian ngắn khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong những công việc hàng ngày, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bệnh viêm khớp gối cấp tính có thể hồi phục sau vài tuần hoặc vài tháng điều trị, nhưng nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì rất dễ gây nên các biến chứng khác như: Giảm dần hoặc thâm chí là mất chức năng vận động thông thường, teo cơ, biến dạng khớp, các bệnh về tim mạch Chẩn đoán viêm khớp gối cấp thế nào? Ảnh minh họa chẩn đoán viêm khớp gối cấp Khi bạn mắc bệnh viêm khớp gối cấp sẽ gây một chút khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán. Bởi đôi khi người bệnh có nhiều hơn một nguyên nhân mắc bệnh. Mà điều quan trọng để điều trị viêm khớp gối cấp đạt kết quả là phải xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh. Do đó, trước khi điều trị bác sĩ sẽ hỏi bạn một số thông tin như: So sánh cơn đau nhức gối từ thời gian ban đầu đau cho tới bây giờ Bạn có hiện tượng sốt hoặc phát ban hay không Trước đây hoặc hiện tại bạn có mắc bệnh nào khác không? (như rối loạn thấp khớp, rối loạn tự miễn, tiểu đường, …) Hỏi về tiếp xúc tình dục, du lịch và tiếp xúc với bệnh lao và bệnh Lyme. Một số loại thuốc mà bạn đã hoặc đang sử dụng gần đây Tiếp theo sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trực quan đầu gối đau của bạn Kiểm tra vùng khớp gối bị đỏ, sưng, đau khi sờ nắn cho với khớp còn lại Kiểm tra các biểu hiện trên da xem có những dấu hiệu nào bất thường như phát ban, mụn mủ, các vết thương có thể có trên da Khâu cuối cùng là bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để đi đến kết luận nguyên nhân gây ra bệnh và đưa ra phương hướng điều trị cho bạn. Tùy vào chẩn đoán sơ bộ của bác sĩ, bạn sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như sau: Hút và phân tích dịch khớp Chụp X-quang Siêu âm Chụp cộng hưởng từ MRI Những phương pháp điều trị viêm khớp gối cấp hiện nay Mục đích chính của các biện pháp điều trị là kiểm soát cơn đau, cải thiện và duy trì chức năng của khớp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Mấu chốt để điều trị viêm khớp gối cấp đạt được kết quả mong muốn là bác sĩ sẽ phải chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, sẽ xây dựng nên một phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bạn. Nếu nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp gối cấp là một trong các bệnh lý sau thì bạn sẽ được điều trị theo những cách khác nhau. Điều trị viêm khớp do nhiễm khuẩn Theo một số thống kê, người ta ước tính rằng 8-27% bệnh nhân đến khoa cấp cứu bị viêm khớp cấp tính cuối cùng sẽ được chẩn đoán bị viêm khớp nhiễm trùng. Tỷ lệ tử vong có thể đạt tới 50% ở những bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm trùng do Staphylococcus aureus Theo đường máu hoặc xâm nhập trực tiếp và thông qua màng hoạt dịch của khớp gối, các enzyme vi khuẩn và độc tố sẽ kích thích giải phóng cytokine gây tổn thương cho sụn khớp, đồng thời kèm theo phản ứng viêm. Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể dẫn đến hủy hoại khớp trong ít nhất 10 ngày và có thể tiến triển thành nhiễm trùng huyết toàn thân. Viêm khớp gối do nhiễm khuẩn có thể được điều trị như sau: – Sử dụng thuốc kháng sinh Sử dụng kháng sinh để ức chế sự hoạt động của vi khuẩn tiếp tục tấn công khớp, đồng thời giảm đau nhức và hiện tượng viêm cho người bệnh. Khi kê đơn kháng sinh điều trị cho bạn, bác sĩ sẽ căn cứ vào bệnh lý, tác nhân gây bệnh, đặc điểm của bệnh nhân như tuổi, giới tính, tình trạng gia đình để xác định loại thuốc. Kế tiếp là xác định đường dùng kháng sinh (uống hay tiêm) và thời gian dùng – Phẫu thuật dẫn lưu Khi điều trị kháng sinh không đáp ứng được kết quả điều trị Khi điều trị kháng sinh không đáp ứng được kết quả điều trị, thì phẫu thuật dẫn lưu là phương án tốt nhất để giúp bạn cải thiện bệnh tình. Phẫu thuật dẫn lưu được thực hiện bằng kim, mổ nội soi hoặc mổ mở. Đối với vị trí khớp gối, mổ nội soi là kĩ thuật phổ biến hơn cả. Nội soi khớp gối là dùng một nguồn sáng lạnh đưa vào trong gối, thông qua một máy quay nhỏ (camera) toàn bộ hình ảnh trong khớp gối sẽ được trình chiếu trên một màn hình với một độ phóng đại nào đó. Từ đó, bác sĩ sẽ nhìn thấy toàn bộ cấu trúc trong khớp gối. Một hoặc nhiều đường mổ nhỏ khác sẽ được tạo ra nhằm đưa các dụng cụ vào trong khớp gối để thực hiện các thủ thuật điều trị. Ưu điểm của loại kĩ thuật nội sọi này là ít gây đau hơn do đường mổ nhỏ, thời gian hồi phục sớm hơn, và trong một số trường hợp chính xác hơn so với mổ hở. Điều trị viêm khớp gối do bệnh gout Gout là một bệnh viêm khớp gây ra bởi sự lắng đọng các tinh thể natri urat trong khớp. Nồng độ axit uric trong cơ thể cao, chuyển hóa thành các tinh thể muối lắng đọng trong khớp, các tinh thể này kích thích giải phóng các enzyme phân giải protein gây tổn thương khớp. Gout biểu hiện như một cơn đau cấp tính khởi phát với viêm, bao gồm ban đỏ, đỏ và ấm khớp. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ, ảnh hưởng đến 0,7-1,4% nam và 0,5 - 0,6% nữ. Cách điều trị: – Sử dụng nhóm thuốc NSAIDs. Đây là nhóm thuốc có hiệu quả vừa giảm đau vừa điều trị viêm. Hơn 90% bệnh nhân đau cấp tính đều đạt được kết quả tích cực trong vòng 5 đến 8 ngày khi dùng NSAIDs Tuy nhiên, nhóm thuốc này để lại các tác dụng như loét dạ dày, viêm dạ dày, suy gan, thận. Do đó, việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ này. – Tiêm corticosteroid nội khớp Corticosteroid là nhóm thuốc kháng viêm mạnh, chúng được dùng để giảm phản ứng viêm xảy ra ở khá nhiều bệnh Tiêm corticosteroid nội khớp thường đat được hiệu quả điều trị sau 24-48 giờ sau tiêm. Và được khuyên dùng cho đối tượng chống chỉ định với NSAIDs và người cao tuổi Đôi khi liệu pháp này vẫn để lại một số tác dụng phụ như là suy thận, tăng huyết áp, tăng đường áp Bên cạnh đó, Hormon adrenocorticotropin tổng hợp (ACTH) có thể được sử dụng trong điều trị bệnh gút cấp tính. ACTH kích thích cortisol và có tác dụng ức chế viêm. Hiệu quả của nó tương đương với liệu pháp corticosteroid – Sử dụng Colchicine Ngoài ra, nếu cơn đau nhức gối của bệnh gout cấp mới bộc pháp lần đầu tiên thì bạn có thể sử dụng Colchicine như một biện pháp điều trị tình trạng cấp tính. 75% bệnh nhân đã kiểm soát được cơn đau nhức cấp của mình sau khi dùng nó Colchicine cũng nên tránh dùng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan, tắc mật và tiêu chảy nhiều Viêm khớp gối do viêm khớp dạng thấp (RA) RA là bệnh viêm khớp phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp 4 lần ở những người lớn tuổi hơn 50 tuổi và tỷ lệ này phổ biến gấp 2-3 lần ở phụ nữ. RA chủ yếu là viêm màng hoạt dịch. Một sự tăng sinh của các tế bào hoạt dịch dẫn đến sự tăng trưởng của mạch máu xung quanh, gây tăng thể tích mô và phù. Quá trình viêm tạo ra các cytokine và protease cuối cùng phá hủy khớp. Các phương pháp điều trị bao gồm: – Sử dụng thuốc trong nhóm NSAIDs Các nhóm thuốc ức chế viêm và giảm đau trong nhóm NSAIDs được sử dụng để ngăn ngừa tiến triển của bệnh và duy trì chức năng khớp – Tiêm corticosteroid nội khớp Đây là biện pháp đáp ứng hiệu quả giảm đau ngay tức thì, thông qua đó cải thiện chức năng của khớp. Tiêm corticosteroid nội khớp có thể cải thiện triệu chứng trong vòng 24 giờ và có thể mang lại lợi ích trong hơn 2 tháng Lưu ý: corticosteroid không được sử dụng cho bất kỳ khớp nào nếu có nghi ngờ viêm khớp nhiễm trùng Viêm khớp gối do thấp khớp cấp tính Bệnh này do một liên cầu khuẩn Beta tan máu nhóm A gây nên. Thấp khớp cấp không chỉ gây nên viêm khớp cấp tính mà chúng còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến tim nên còn được gọi là thấp tim. Cách điều trị như sau: – Sử dụng thuốc chống viêm steroid Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn để bạn uống trong vào từ 2 – 3 tuần, sau khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì sẽ giảm dần liều (thời gian điều trị trung bình từ 2-3 tháng) Thuốc chống viêm steroid điều trị viêm gối cấp tính – Thuốc giảm đau Aspirin Aspirin có tác dụng giảm đau không kém gì steroid, mà giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, khi dùng thuốc này điều trị lâu dài rất dễ để lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. – Điều trị bằng các thuốc kháng sinh Kháng sinh có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn như: penicillin G; benzathin penicillin. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với penicillin, có thể được thay bằng các kháng sinh khác như erythromycin, sulfadiazin… Khi bệnh nhân chuyển bệnh nặng, có dấu hiệu co giật, bác sĩ có thể phải kê thêm các thuốc an thần như diazepam, chlopromazin Cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình uống thuốc điều trị để giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc. Những lưu ý không thể bỏ qua trong điều trị viêm khớp gối cấp Viêm khớp cấp gây ra các triệu chứng đau nhức, cản trở các sinh hoạt hàng ngày và khiến bạn khó chịu. Dưới đây là một số bí quyết hữu ích giúp bạn sống chung với căn bệnh này, ngoài ra nó còn giúp hỗ trợ cho việc điều trị hiệu quả. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh Chế độ ăn uống lành mạnh , hợp lý giúp duy trì trọng lượng cho cơ thể, giảm áp lực lên khớp khối đồng thời hỗ trợ kiểm soát viêm. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, Canxi, Omega-3 giúp xương chắc khỏe ngăn ngừa thoái hóa, những thực phẩm từ thực vật có nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm. Các thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp bao gồm: cá, các loại hạt, hoa quả và rau, đậu, dầu ô liu, các loại ngũ cốc... Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế hoặc tránh những thực phẩm chế biến sẵn và những thực phẩm gây viêm nhiễm. Cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá vì chúng không chỉ có tác hại cho sức khỏe mà còn có thể gây phá hủy sụn khớp. Thường xuyên tập thể dục Thường xuyên luyện tập thể dục hằng ngày vừa có lợi cho việc kiểm soát cân nặng vừa tốt cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe của xương khớp. Các bài tập thể dục phù hợp với người bệnh viêm khớp gối là: yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe giúp cho xương khớp dẻo dai, linh hoạt. Bạn cần tránh các hoạt động vận động mạnh gây tổn thương khớp gối như: đá bóng, chạy bộ, bóng chuyền, đá cầu... Cải thiện giấc ngủ Nếu thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ có thể làm cho tình trạng viêm khớp gối cấp tiến triển nặng hơn, khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn. Để cải thiện giấc ngủ bạn nên tránh dùng các loại đồ uống chứa caffein và tập thể dục vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi Để khớp tránh khỏi những gánh nặng và căng thẳng không cần thiết bạn nên duy trì thói quen nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức. Không nên duy trì một tư thế trong thời gian dài. Nghỉ ngơi sẽ giúp giữ cho cơ khớp linh hoạt. Thăm khám định kỳ Thăm khám định kỳ và tự theo dõi các triệu chứng gặp phải của bản thân, mức độ đau nhức để thông báo với bác sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Trong quá trình điều trị bệnh, nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường thì bạn cần liên lạc trực tiếp với bác sĩ để giải đáp thắc mắc Viêm khớp gối cấp nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời sẽ gây cho bạn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ làm tổn hại đến bạn mà còn gây ảnh hưởng tới người thân xung quanh mình. Do đó, bạn hãy tới gặp bác sĩ sớm để nhanh chóng được chữa trị, cải thiện chất lượng cuộc sống của mình nhé. Link tham khảo: https://www.reliasmedia.com/articles/19299-evaluation-and-treatment-of-acute-arthritis

Những điều bạn cần biết về viêm khớp gối tràn dịch

Viêm khớp gối tràn dịch xảy ra là do đầu gối bị chấn thương, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào với những nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ gây cho chúng ta những biến chứng khôn lường. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé! Viêm khớp gối tràn dịch là gì? Trong cấu tạo khớp của khớp gối, màng hoạt dịch là lớp lót bên trong không gian của khớp. Các tế bào hoạt dịch sẽ tạo ra một chất lỏng, nhớt, trơn gọi là chất lỏng hoạt dịch bên trong khớp. Chất lỏng này hoạt động như một chất bôi trơn, giúp giảm ma sát giữa hai đầu xương, nuôi dưỡng sụn khớp. Viêm khớp gối tràn dịch: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách điều trị Viêm khớp gối tràn dịch hay còn gọi là tràn dịch khớp gối xảy ra khi khớp gối gặp phải vấn đề bất thường, chịu tác động của các tác nhân xấu, khi đó sẽ kích thích màng hoạt dịch sản xuất ra dịch khớp nhiều hơn một cách bất thường. Lượng dịch khớp dư thừa sẽ tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp gối và được gọi là viêm khớp gối tràn dịch. Tính chất của dịch khớp thay đổi làm cho khớp bị sưng, đau nhức, phù nề, khiến cho người bệnh đi lại khó khăn, khó vận động. Nguyên nhân nào gây nên viêm khớp gối tràn dịch? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm khớp gối tràn dịch. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là: Chấn thương Trong quá trình làm việc, hoạt động thể thao,…mà xảy ra các chấn thương như: đứt dây chằng khớp gối, tổn thương sụn khớp, rách sụn chêm, gãy xương,… Những chấn thương này là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối phổ biến. Đây đều là những tác nhân đột ngột, khiến khớp gối tiết ra lượng dịch nhiều hơn và dẫn đến phù nề. Trong cơ thể tiềm ẩn một số bệnh lý Có thể trong cơ thể chúng ta đang tồn tại một số bệnh lý mà chưa được phát hiện ra như thoái hóa khớp gối, nhiễm trùng khớp, viêm khớp gối, gout hoặc viêm khớp dạng thấp Những bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng mãn tính, gây thêm các biến chứng khác, trong đó điển hình là chứng tràn dịch khớp gối. Nhiễm khuẩn Trong một số trường hợp, bệnh tràn dịch khớp gối có thể xảy ra do các loại vi khuẩn như: vi khuẩn Mycoplasma, vi khuẩn lao hoặc các loại virus, nấm Vi khuẩn Mycoplasma tấn công màng hoạt dịch gây tràn dịch khớp gối Những vi khuẩn, virus này vào trong cơ thể của chúng ta trong điều kiện sức đề kháng của chúng ta bị yếu, hoặc môi trường bên ngoài chứa các tác nhân gây bệnh. Chúng tấn công vào màng hoạt dịch khiến màng hoạt dịch phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều chất hoạt dịch hơn. Bên cạnh những nguyên nhân chính trên, thì một số đối tượng sau cũng có nguy cơ mắc viêm khớp gối tràn dịch: Người trung niên hoặc người cao tuổi: do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể tác động lên hệ xương khớp mà tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối tràn dịch Vận động viên: các vận động viên chơi thể thao thường xuyên phải luyện tập, thi đấu ở tần suất cao khiến cho sụn khớp nhanh chóng bị thoái hóa, là đối tượng có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp gối Người thừa cân, béo phì: Trọng lượng tăng gây áp lực lên khớp gối, lâu ngày gây tổn thương các thành phần của khớp, dẫn đến tràn dịch bên trong khớp gối. Lao động nặng: Người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, khuân vác, đi lại quá nhiều cũng có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối. Dấu hiệu của viêm khớp gối tràn dịch Dấu hiệu viêm khớp gối tràn dịch rất dễ nhận biết bằng mắt thường và thông qua cảm nhận của bạn. Những dấu hiệu này cụ thể như sau: Nổi mẩn đỏ Xung quanh xương bánh chè (xương đầu gối) xuất hiện những nốt đỏ bạn có thể nhìn thấy một cách rõ ràng. Đây là tình trạng rối loại nội tiết, xảy ra khi lượng dịch khớp tăng nhanh quá mức ảnh hưởng đến cấu trúc da bên ngoài Đau nhức khớp gối Cảm giác đau càng lúc càng tăng lên, từ đau châm chích đến đau nhức theo độ sưng của khớp. Đặc biệt, khi bạn thực hiện các động tác đặt trọng lượng lên đầu gối thì cơn đau càng dữ dội hơn. Sưng khớp gối Khi dịch khớp sản sinh nhiều, tại vị trí khớp sẽ bị phù nề và sưng phồng lên, sờ tay vào thấy ấm ấm và hơi mềm như có ứ nước. Triệu chứng này khá nổi bật và dễ nhận thấy vì có sự khác biệt so với phần khớp còn lại. Sưng đau khớp gối là một trong những dấu hiệu của bệnh tràn dịch khớp gối Cứng khớp Tình trạng này bạn thường bắt gặp vào buổi sáng sau khi thức dậy với thời gian cứng kéo dài từ 30p đến 1 tiếng đồng hồ, làm bạn rất khó khăn trong việc duỗi thẳng hoặc uốn cong Bạn phải mất một lúc xoa bóp khớp thì mới tạm thời khôi phục lại khả năng vận động Mất cân bằng khớp gối Triệu chứng tràn dịch khớp gối thường chỉ xuất hiện ở một bên gối, nên khi so sánh 2 bên khớp gối bạn sẽ nhận thấy vùng bị tràn dịch có kích thước lớn hơn do bao khớp dày lên. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị sốt nhẹ, co giật và hay cảm thấy mệt mỏi. Nếu tràn dịch khớp gối có nguyên nhân từ chấn thương thì sẽ có vết bầm tím ở mặt trước, sau và 2 bên đầu gối Viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không? Viêm khớp gối tràn dịch không những khiến người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau đớn mà còn dẫn đến các biến chứng như: nhiễm trùng khớp và thậm chí là phá hủy khớp... gây ảnh hưởng tới công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của bạn. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời nó có thể gây ra cho bạn rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: – Đau nhức, sưng tấy: càng ngày các cơn đau nhức sẽ nhiều hơn, dồn dập hơn, đau nhức vô cùng. Những cơn đau nhức này còn khiến tinh thần của bạn đi xuống, thậm chí dẫn đến stress – Chân không thể đi lại bình thường: mỗi lần bước đi cơn đau lại kéo đến, khiến bạn không thể đi lại bình thường được, chân run, đứng không vững. – Chân khập khiễng: đầu gối sưng to, khớp bị biến dạng khiến bạn không thể đứng thẳng như trước. Mỗi khi đứng, trọng lượng cả cơ thể dồn xuống đầu gối, khiến bạn cảm thấy đau đớn. – Teo cơ, liệt chi: đây biến chứng nặng nề nhất của bệnh, do đau nhức nên gần như bạn không còn khả năng đi lại. Điều này khiến các cơ, chi dưới không được hoạt động mà dẫn đến đến chứng teo cơ, liệt chi Chẩn đoán bệnh viêm khớp gối tràn dịch Ngay khi phát hiện có những triệu chứng trên thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để có thể chẩn đoán đúng bạn bị viêm khớp gối tràn dịch hay không, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để xác định các triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý của bạn như: Các vấn đề trước đây bạn gặp với đầu gối Bạn có hay tham gia hoạt động thể chất hay không Tiến hành kiểm tra phạm vi hoạt động của bạn Sau khi bạn được tiến hành kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khác để cho ra kết quả chính xác cũng như tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các chẩn đoán như sau: Hút dịch khớp: bác sĩ sẽ tiến hành lấy một ít dịch khớp từ đầu gối của bạn nhằm phân tích, kiểm tra và xác định vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng khớp; lượng tinh thể, Protein, Glucose; tình trạng của các tế bào máu. Hút dịch khớp để xác minh nguyên nhân gây bệnh Chụp X-quang: xét nghiệm này cho bác sĩ xem xét được cấu trúc bên trong của khớp gối, từ đó xác định lý do dẫn đến sự tích tụ bất thường của dịch khớp. Đồng thời, loại trừ được nguyên nhân gãy xương, trật khớp gối hay các chấn thương khác Siêu âm: nhằm xác định xem nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối có phải do viêm khớp hay viêm dây chằng gây nên hay không Chụp cộng hưởng từ MRI: Trong trường hợp các kỹ thuật trên không đưa ra kết quả chính xác, MRI sẽ được áp dụng. Phát hiện các bất thường của xương hoặc khớp gối, chẳng hạn như rách dây chằng, gân hoặc sụn. Cần làm gì khi bị viêm khớp gối tràn dịch? Bước 1 – Thực hiện một số biện pháp sơ cứu Thực hiện nghỉ ngơi tránh các hoạt động có sự tác động lên đầu gối Chườm lạnh để làm giảm các cơn đau nhức tạm thời. Mỗi ngày chườm khoảng 2-3 lần trong vòng 15-20 phút Sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol…, nếu bạn không chịu được những cơn đau Bước 2 – Đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Như bạn đã biết, viêm khớp gối tràn dịch càng để lâu sẽ càng gây cho bạn những biến chứng nguy hiểm khó lường. Do đó, ngay khi bạn thấy đầu gối mình có những dấu hiện bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm Ở mỗi người khác nhau thì nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối cũng sẽ khác nhau. Do vậy, nhờ những thông tin trong quá trình kiểm tra lâm sàn ban đầu mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phác đồ điều trị phù hợp với giai đoạn bệnh cũng như là thể trạng của bạn Trong phác đồ điều trị bệnh, thông thường bạn sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,… Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Tylenol,… là các loại thuốc giảm đau được dùng để kiểm soát cơn đau và sưng đầu gối. Thuốc kháng sinh: Thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng là nguyên nhân chính của sự tích tụ chất lỏng gây tràn dịch khớp gối. Thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn chặn tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng,… Corticosteroids: Đây là thuốc được tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm viêm và giảm áp lực tạm thời lên khớp gối. Đối với bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối nghiêm trọng có nguy cơ dẫn tới các biến chứng nặng nề như teo cơ, dính khớp, bại liệt,… sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng phương pháp can thiệp ngoại khoa nhằm giúp khắc phục tình trạng tràn dịch khớp gối: – Hút dịch khớp: nhằm loại bỏ chất lỏng dư thừa ở đầu gối, giúp giảm áp lực lên khớp. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm một liều corticosteroid vào khớp để điều trị viêm Hút dịch khớp: nhằm loại bỏ chất lỏng dư thừa ở đầu gối – Nội soi khớp: Một ống soi khớp được đưa vào qua một vết mổ nhỏ vào khớp gối của bạn. Các công cụ gắn vào máy soi khớp có thể loại bỏ mô lỏng hoặc chữa viêm ở đầu gối của bạn. Kỹ thuật này có thể xem xét kỹ cấu trúc bên trong của khớp gối để từ đó sửa chữa được các vị trí gặp vấn đề – Thay khớp: Nếu tình trạng trên khớp gối của bạn trở nên nghiêm trọng không thể chịu đựng được, các bác sĩ sẽ tiến hành thay khớp gối nhân tạo cho bạn để cải thiện lại chức năng của khớp gối. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên tập vật lý trị liệu để cải thiện chức năng và sức mạnh của đầu gối. Bước 3 – thực hiện chăm sóc bản thân sau điều trị – Xây dựng chế độ ăn khoa học. Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều Omega-3, tăng cường ăn nhiều các loại rau củ, hoa quả và bổ sung thực phẩm chứa Vitamin D, canxi. Hạn chế ăn đồ có nhiều đường, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích – Sau khi điều trị, bạn cần được nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên đầu gối, tránh các chuyển động đột ngột như đứng lên, ngồi xuống... làm tổn thương khớp. – Lao động vừa sức, hạn chế những việc bê vác nặng – Tuân theo chỉ định, lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ và đúng giờ – Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối – Thường xuyên luyện tập chân nhẹ nhàng để giúp xây dựng các cơ hỗ trợ xung quanh đầu gối. Có thể mang nẹp đầu gối khi tập để tránh việc vô tình tạo áp lực lên khớp – Thường xuyên tập thể dục thể thao như đạp xe, đi bộ, bơi lội,… không chỉ giúp làm tăng quá trình lưu thông máu, nuôi dưỡng khớp gối khỏe mạnh mà còn duy trì được cân nặng vừa phải, bảo vệ khớp gối trước nguy cơ bị thoái hóa sớm. Viêm khớp gối tràn dịch nên ăn gì và kiêng gì? Tràn dịch khớp gối: Nên ăn gì, Kiêng ăn gì? Để hỗ trợ việc điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả, người bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn uống theo sự chỉ định của bác sĩ như sau: Viêm khớp gối tràn dịch nên ăn gì? Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi có trong các loại sữa, hải sản, yến mạch và xương,… Bổ sung các thực phẩm giàu Omega-3 như: cá hồi, cá ngừ, cá thu,… giúp giảm đau và chống sưng viêm hiệu quả. Tăng cường các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như cam, nho, quýt, bưởi, kiwi,… giúp tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình oxy hóa xảy ra. Bổ sung các loại rau củ như bí đao, bí ngô, bông cải xanh,… để tăng cường viatmin D, canxi, sắt và axit folic giúp hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối. Viêm khớp gối tràn dịch nên kiêng gì? Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp bạn cũng cần phải tránh xa những loại thực phẩm gây phá hủy khớp làm cho tình trạng viêm khớp gối trở lên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, chế độ ăn uống cần tránh những loại thực phẩm sau: Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa như thịt đỏ, thịt gia cầm, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ,… Các thực phẩm có chứa nhiều bột tinh luyện bao gồm bánh mì, bánh quy,… Không sử dụng các chất kích thích có trong thuốc lá, cà phê, rượu, bia, nước ngọt,… Kiêng các nhóm thức ăn cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt để tránh làm gia tăng tình trạng sưng nóng và viêm nhiễm khớp gối. Kiêng sử dụng các thực phẩm làm từ nếp như ngô, xôi. bánh tẻ, cơm nếp,… vì các thành phần có trong nếp sẽ kích thích hiện tượng sưng viêm trở nên tồi tệ hơn. Như vậy, bạn đã biết tràn dịch khớp gối sẽ mang lại khó khăn như thế nào cho chúng ta. Không những thế, các biến chứng nguy hiểm của bệnh cũng sẽ khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn phức tạp mà tỉ lệ thành công cũng sẽ ít đi. Do đó, ngay khi bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhé. Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/187908

Tổng hợp các loại thuốc điều trị viêm khớp gối

thuốc điều trị viêm khớp gối Viêm khớp gối là căn bệnh phổ biến, những cơn đau nhức lặp đi lặp lại đang cản trở cuộc sống của rất nhiều người. Vậy để kiểm soát được căn bệnh này, hiện y học đang có những loại thuốc điều trị nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu nhé! Viêm khớp gối là bệnh gì? Khớp gối là một trong những khớp giữ vai trò quan trọng trong việc chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, duy trì sự vận động bình thường của đôi chân. Khớp gối hoạt động được trơn tru là nhờ có sư phối hợp của các hệ thống gân, dây chằng, cơ, sụn khớp và bao khớp Trong đó sụn khớp là phần cấu tạo quan trọng và là lớp mô bao lấy đầu xương. Chúng đóng vai trò quan trọng như một lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động, tránh sự cọ xát giữa 2 đầu xương. Vì lý do nào đó có thể do chấn thương hay lão hóa,…làm lớp sụn này bị bào mòn trở nên xù xì khiến cho 2 đầu xương cọ xát trực tiếp với nhau mà gây ra hiện tượng viêm khớp gối. Viêm khớp gối xảy ra khi một hoặc hai bên đầu gối có hiện tượng viêm nhiễm. Tình trạng này gây phá hủy sụn khớp nghiêm trọng và khiến cho đầu gối bị sưng, đau khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển. Mục tiêu của thuốc điều trị viêm khớp gối Khi bị viêm khớp gối ở mức độ nhẹ và vừa bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bằng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên, nếu khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng bạn có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo. Hầu hết bệnh nhân viêm khớp gối được chỉ định dùng thuốc. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Mục tiêu của phương pháp điều trị này là giúp giảm cơn đau, cải thiện hiện tượng viêm đỏ, tê bì, cứng khớp, tăng khả năng chuyển động của khớp… Bên cạnh thuốc làm giảm triệu chứng, bác sĩ thường chỉ định phối hợp với một số loại thuốc có tác dụng tái tạo mô sụn và phục hồi cấu trúc xương khớp, tăng cường mật độ xương và làm chậm quá trình lão hóa. Để điều trị viêm khớp gối từ Đông y cho tới Tây y đều có rất nhiều những biện pháp dùng thuốc khác nhau để cải thiện tình trạng đau nhức của bạn, giúp bạn cân bằng lại cuộc sống của mình. Dưới đây là các loại thuốc điều trị viêm khớp gối phổ biến nhất hiện nay. Điều trị viêm khớp gối bằng thuốc Tây y Điều trị viêm khớp gối bằng thuốc Tây y 1. Thuốc giảm đau Khi bệnh viêm khớp gối của bạn vẫn còn ở thể nhẹ thì thuốc giảm đau được dùng phổ biến nhất là acetaminophen (hay còn được gọi là paracetamol). Nhóm thuốc này chỉ tập trung vào tác dụng giảm đau, chứ không có tác dụng kháng viêm. Paracetamol chống chỉ định với những người bị suy thận nặng, mắc bệnh gan hoặc người có tiền sử nghiện rượu. Do đó, bạn nên trình bày với bác sĩ về tiền sử bệnh lý của mình để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh khi dùng thuốc. 2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) Khi những cơn đau ở mức độ từ trung bình trở lên thì paracetamol sẽ không còn hiệu quả, do đó bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng sang nhóm thuốc NSAIDs có công dụng chống viêm giảm đau tốt hơn. Một số các loại thuốc NSAIDs cổ điển là aspirin, diclofenac, ibuprofen. Iburofen có tác dụng vừa giảm đau vừa kháng viêm Mặc dù NSAIDs cổ điển phát huy được công hiệu chống viêm giảm đau tốt nhưng lại gây cho bạn nhiều tác dụng phụ liên quan đến dạ dày (loét dạ dày, thậm chí là gây xuất huyết tiêu hóa) Để lý giải phản ứng phụ này, bạn có thể tham khảo cơ chế hoạt động của NSAIDs khi vào trong cơ thể của chúng ta như sau: NSAID vừa làm giảm viêm vừa làm giảm đau bằng cách ức chế tổng hợp cyclo-oxygenase (COX), một loại enzyme quan trọng trong tổng hợp prostaglandin. Có hai dạng chính của enzyme COX: COX-1 và COX-2. COX-1 có mặt trong hầu hết các mô COX-2 chỉ xuất hiện trong phản ứng viêm Do đó, khi NSAID thực hiện vai trò ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm (thông qua ức chế hoạt động của enzym COX-2), thì vô tình ức chế luôn cả sự tổng hợp prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày - tá tràng (do ức chế hoạt động của enzym COX-1) Hiện nay, có một số thuốc NSAID mới gọi là thuốc ức chế chuyên biệt COX-2 chỉ ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm nên ít gây hại dạ dày hơn như celecoxib, etoricoxib... Nhưng các thuốc NSAID mới này lại có nguy cơ gây bệnh tim mạch nhiều hơn (một thuốc là rofecoxib đã rút ra khỏi thị trường dược phẩm vì chứng tỏ gây hại tim mạch). 3. Thuốc bôi ngoài da Các thuốc thường dùng như diclophenac gel, ketoprofen gel, profenid gel được khuyến cáo sử dụng điều trị thoái hóa khớp tay và khớp gối, không khuyến cáo điều trị thoái hóa khớp hông. 4. Thuốc tiêm (Tiêm nội khớp) Tiêm corticoid (corticosteroid) Tiêm corticoid (corticosteroid) Corticoid có cấu trúc steroid nên được gọi là corticosteroid (hay còn gọi là glucocorticoids) là nhóm thuốc kháng viêm mạnh. Chúng được dùng để giảm phản ứng viêm xảy ra ở khá nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp gối Corticoid tác dụng trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm, không phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Thuốc hoạt động tương tự như cortisol được cơ thể tiết ra. Cortisol được sản xuất bởi tuyến thượng thận, ảnh hưởng đến nhiều chức năng trong cơ thể, trong đó có chức năng miễn dịch. Cortisol có khả năng kiểm soát tình trạng viêm bằng cách giảm mật độ các thành phần trung gian gây viêm Corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ như là: Viêm loét dạ dày tá tràng, nặng có thể gây xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, tăng đường máu, tăng huyết áp,.. Tiêm acid hyaluronic Acid hyaluronic (AH) là một polysacharid có trong thành phần dịch khớp, với hàm lượng từ 2,5 - 4,0mg/ml. AH có nhiệm vụ giảm xóc, bôi trơn và bảo vệ khớp. Nó có tính chất nhớt và đàn hồi tùy thuộc vào lực tác động (nếu lực tác động lên mạnh, nó có tính chất đàn hồi, còn nếu lực tác động nhẹ thì nó như là dầu bôi trơn). Khi bị viêm khớp gối, số lượng acid hyaluronic giảm chỉ còn ½ đến ²⁄³ so với bình thường. Do đó, khiến độ nhớt của dịch khớp bị giảm, làm mất khả năng bảo vệ sụn khớp, dẫn đến quá trình hủy hoại khớp. Việc bổ sung AH giúp tăng nồng độ và trọng lượng phân tử của AH nội sinh, làm cải thiện đáng kể chức năng khớp, phát huy công dụng giảm đau và giảm viêm đáng kể. AH có tác dụng giảm đau do khi tiêm vào trong khớp, nó làm giảm sản sinh các hóa chất gây viêm trong dịch khớp (PE G2, bradykinin), ức chế cảm thụ đau ở người bệnh. AH có tác dụng kháng viêm do ngăn chặn tác dụng của cytokyne và ngăn chặn sinh tổng hợp PGE2. Tuy nhiên, kết quả tiêm axit hyaluronic ở mọi người rất khác nhau, hiệu quả có vẻ kém hơn ở người cao tuổi và người bị viêm khớp gối nặng. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP-Platelet Rich Plasma) Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân là huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao gấp nhiều lần so với huyết tương trong máu bình thường được tách chiết từ máu của chính bạn. Sở dĩ cần một nồng độ lớn tiểu cầu trong liệu pháp PRP vì khi tiểu cầu được hoạt hóa sẽ dẫn đến quá trình ly giải các hạt α chứa bên trong tiểu cầu, từ đó giải phóng ra nhiều loại protein là các cytokine chống viêm và hàng chục các yếu tố tăng trưởng (growth factor) tham gia vào quá trình sửa chữa, tái tạo tổ chức tổn thương sụn, xương, phần mềm... Nhiều nghiên cứu cho rằng, PRP cho kết quả tốt hơn và lâu dài hơn so với điều trị bằng tiêm tại số chất nhờn acid hyalorunic, một liệu pháp điều trị được coi là tiêu chuẩn và đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Tiêm tê bào gốc từ mô mỡ tự thân (Adipose Derived Stemcell-ADSCs) Tế bào gốc (SCs) là những tế bào có khả năng phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào bình thường khác của cơ thể (tế bào sụn, tế bào xương, tế bào cơ tim,..), chúng có thể bù đắp, thay thế các tế bào đã chết hoặc bị bệnh. Tế bào gốc có thể được lấy ở tủy xương và máu ngoại vị nhưng do số lượng ít, không đáp đủ điều kiện trong điều trị bằng tế bào gốc nên việc nghiên cứu ứng tế bào gốc ở mô mỡ (ADSCs) đã mở ra tiềm năng lớn trong điều trị viêm xương khớp. Mô mỡ thường được lấy từ chính thắt lưng của người bệnh (mỗi lần lấy khoảng 50ml để tách chiết lấy tế bào gốc rồi cấy và nhân lên, sau đó được tiên vào khớp gối nhằm điều trị các triệu chứng đau nhức, viêm sưng của thoái hóa. Tế bào gốc khi được tiêm vào khớp gối sẽ làm hoạt hóa và hỗ trợ các tế bào khác trong sụn phát triển. Phương pháp điều trị mới này có hiệu quả trung bình kéo dài từ 3-4 năm/1 lần tiêm tế bào gốc. Tuy nhiên, tuổi thọ càng cao thì thời gian phát huy hiệu quả càng ngắn. 5. Thuốc điều trị tác dụng chậm Hiện nay, nhiều người khi điều trị viêm khớp bằng thuốc đặc trị thường e dè những tác dụng phụ của thuốc nên họ có khuynh hướng sử dụng sang các thuốc hay chế phẩm có chứa hợp chất thiên nhiên như: glucosamin, chondroitin và collagen type II Glucosamin Glucosamin 900mg Glucosamin có ái lực đặc biệt với mô sụn, kích thích chọn lọc tế bào sụn ở mô sụn bị hư hỏng (cần sửa chữa) bằng cách sản xuất ra proteopolycan tạo ra mô sụn mà không tác dụng trên phần sụn còn lành lặn. Thêm nữa, glucosamin còn ức chế các enzym tiêu hủy protein (collagenase, phospholinase, stromelysin), giảm các gốc tự do gây phá hủy sụn khớp (suferoxid). Bên cạnh đó, glucosamin còn cải thiện sự thu nhận canxi vào xương, chống sự thoái hóa sụn xương; tăng sản xuất cải thiện độ nhớt của hoạt dịch, giảm sự khô cứng khớp. Khác với các nhóm thuốc NSADs, glucosamine chỉ có thể gây ra tác dụng phụ là dị ứng nhẹ. Chondroitin Chondroitin là một sulfat glycosaminoglycan (GAG) bao gồm một chuỗi xen kẽ các loại đường (N - acetylgalactosamin và axít glucuronic). Chúng như là một phần của proteoglycan có ở sụn khớp. Mất chondroitin từ sụn là nguyên nhân chính gây ra viêm khớp gối. Chondroitin được đưa từ ngoài vào thay cho chondronitin nội sinh của sụn khớp bị thiếu hụt. Khi được đưa vào cơ thể chondroitin đóng vai trò chống viêm, kích thích tổng hợp proteoglycan, axit hyaluronic nhằm tăng tính vững bền của collagen nội bào, giữ tính vững chắc, đàn hồi của sụn khớp. Đồng thời, chúng cũng làm giảm hoạt động dị hóa (catabolic) của sụn, ức chế sự tổng hợp các enzym proteolytic, nitric oxid và các chất khác vốn là những chất  góp phần  vào cơ chế  gây thiệt hại sụn gây chết sụn khớp Vốn là chất nội sinh nên hầu như không độc kể cả khi dùng lâu dài. Hiếm gặp các phản ứng nôn, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa nổi mày đay. Dùng quá liều có thể bị đau khớp chân khi di chuyển, rụng tóc, nhức đầu, nôn… song ngừng dùng sẽ hết Collagen type II Ở trong thành phần sụn khớp, collagen type II chiếm tới 90% có nhiệm vụ là giúp khớp dẻo dai và linh hoạt hơn. Khi sụn bị tác động, các sợi collagen type II cũng bị tổn thương theo. Tại viện Nghiên cứu InterHealth (Mỹ), bằng công nghệ chiết xuất thủy phân nhiệt độ thấp, đã phát minh ra dưỡng chất sinh học Collagen type II không biến tính (undenatured  typ II collagen, viết tắc là UC-II) có khả năng đi thẳng vào khớp, cung cấp dưỡng chất và bảo tồn phần sụn khớp hư hại ngăn chặn quá trình thoái hóa sụn. Khi sử dụng UC-II bằng đường uống, một phần (khoảng 53%) được cơ thể hấp thu để trở thành nguyên liệu quan trọng cung cấp dưỡng chất giúp nuôi dưỡng và phục hồi, tái tạo các mô sụn tại các khớp bị tổn thương Phần còn lại (47%) vẫn duy trì cấu trúc phân tử và các đặc tính sinh học (không bị biến dổi) tồn tại ở ruột non, tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể, bảo vệ collagen type II trong sụn khớp không bị phá hủy theo quy luật tự nhiên. Nghiên cứu của tác giả David C. Crowley đăng tải trên Tạp chí International Journal of Medical Science cho thấy, collagen type II không biến tính giúp giảm tình trạng cứng khớp và khó vận động là 33%, giảm tình trạng đau nói chung đến 40%, chỉ trong 90 ngày. Cần lưu ý, thuốc Tây tuy có tác dụng giảm đau nhanh nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng cần thông báo ngay có bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Sử dụng thuốc Đông y điều trị viêm khớp gối Sử dụng thuốc Đông y điều trị viêm khớp gối Theo y học cổ truyền, viêm khớp gối sinh ra do yếu tố ngoại nhân (phong, hàn, thấp) xâm nhập và nội nhân (can thận tổn thương, khí huyết hư tổn). Do đó, cơ chế điều trị của Đông y là tác động từ gốc, đẩy lùi căn nguyên, khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, phục hồi tạng phủ và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tái phát lại. Để điều bệnh viêm xương khớp, trong kho tàng của Đông y có rất nhiều bài thuốc và thảo dược khác nhau để điều trị. Nhưng chung quy lại, trong các bài thuốc điều trị bao giờ cũng sẽ có các vị thuốc như: độc hoạt, thổ phục linh, thương truật. Các vị thuốc giúp bồi bổ xương cốt gồm: ngưu tất, đỗ trọng, cổ tích. Còn độc hoạt tang ký sinh, quế chi là những vị thuốc có tác dụng thông kinh hoạt lạc giúp giảm đau cho người bệnh. Rất nhiều người cho rằng, dùng thuốc Đông y thì không để lại tác dụng phụ như thuốc Tây y nhưng đó là một quan niệm sai lầm. Thực tế, bạn vẫn có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc Đông y nếu: Dược sĩ bào chế thuốc không đúng cách Bảo quản dược liệu sai kĩ thuật Một số cơ sở Đông y sử dụng nguồn dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ Thuốc Đông y được trà trộn với thuốc Tân dược gây cho bạn sự hiểu lầm về tác dụng giảm đau nhanh của thuốc Tự ý bốc thuốc về uống Dược liệu còn tồn dư thuốc trừ sâu hoặc nhiễm kim loại nặng Do đó, nếu bạn muốn điều trị bằng thuốc Đông y thì bạn cần phải lựa chọn cẩn thận các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín, tránh trường hợp tiền mất tật mang. Nên điều trị viêm khớp gối bằng thuốc Đông y hay Tây y? Dù là Đông y hay Tây y thì mục đích điều trị viêm khớp gối là ngăn chặn, làm chậm quá trình thoái hóa của sụn khớp. Như bạn đã biết, cả Đông y và Tây y đều có những ưu và nhược điểm riêng trong việc điều trị viêm khớp gối. Biện pháp điều trị mang lại hiệu quả là biện pháp phù hợp với bản thân. Có thể áp dụng cùng một phương pháp có người khỏi bệnh, có người lại không. Vậy hiệu quả của từng phương pháp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Mức độ nghiêm trọng của bệnh Thể trạng sức khỏe của người bệnh Sự phù hợp cơ địa của bạn với thuốc Đông y hay Tây y (có người chữa bằng Tây y thì khỏi nhưng cũng có người phù hợp với Đông y hơn) Bạn có tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ không v.v… Vì thế, để tìm được đúng phương pháp điều trị cho bản thân mình, bạn hãy đến các cơ sở điều trị chuyên khoa có uy tín để được thăm khám và điều trị. Tại đây, bằng chuyên môn và kinh nghiệm của mình, các bác sĩ sẽ giúp bạn xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh. Việc của bạn là hãy tuân theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để có được kết quả điều trị ưng ý. Lưu ý khi điều trị viêm khớp gối Kết hợp uống thuốc với chế độ dinh dưỡng khoa học Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng khá lớn đến quá trình trị bệnh. Các món ăn, thực phẩm có thể giúp quá trình trị bệnh đạt kết quả tốt hơn hoặc khiến tình trạng đau thêm nghiêm trọng hơn tùy thuộc vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn Kết hợp uống thuốc với chế độ dinh dưỡng khoa học Những thực phẩm bạn nên ăn như: Các loại cá béo (cá ngừ, cá hồi, …) chứa nhiều Omega-3 Xương ống hoặc sườn hầm Bông cải xanh (súp lơ xanh) Các loại quả mọng (nho, mận, việt quất, dâu tây,…) Các loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt,…chứa vitamin C Và bạn cần hạn chế các thực phẩm: Các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt trâu,…) Đồ ăn đóng hộp, chế biến biến sẵn (thịt hộp, xúc xích, dăm bông,..) Thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ Các loại bánh kẹo chứa nhiều đường hóa học Tập luyện thể dục thường xuyên Bạn nên lựa chọn một số bài tập nhẹ nhàng, phù hợp như: đi bộ, đạp xe, yoga, thái cực quyền,… đủ để hỗ trợ cải thiện vận động khớp gối và tăng cường sức mạnh của mô cơ xung quanh, tránh các bài tập mạnh, đòi hỏi khớp gối phải vận động nhiều như chạy bộ, bóng đá, bóng chuyền Trước khi luyện tập bạn nên dành ra ít nhất 10 phút để khởi động nhằm giúp khớp được giãn ra, tránh các chấn thương khác Một số lưu ý khác Luôn giữa cân nặng ở mức hợp lý Tránh mang vác vật nặng Đi, đứng, ngồi đúng tư thế Như bạn đã biết, viêm khớp gối nếu không được kiểm soát thì sẽ gây cho mình rất nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ,... Song song với việc điều trị bằng thuốc bạn đừng quên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để việc điều trị có sớm có kết quả. Và đặc biệt, phải luôn giữ tinh thần lạc quan để nhanh chóng đẩy lùi bệnh nhé. Chúc bạn mau chóng bình phục! Link tham khảo: https://www.arthritis-health.com/types/osteoarthritis/knee-osteoarthritis-treatment

Tổng hợp dấu hiệu viêm khớp bạn không nên bỏ qua

Bệnh viêm khớp và những dấu hiệu viêm khớp là vấn đề đang được nhiều người đặc biệt quan tâm. Bài viết sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu 7 dấu hiệu bệnh viêm khớp và cách điều trị không dùng thuốc đối với căn bệnh này. Viêm khớp gây những cơn đau nhức khó chịu 1. Dấu hiệu viêm khớp 1.1 Khớp kêu Những tiếng kêu lộp cộp và lạo xạo phát ra từ khu vực bị viêm mỗi khi người bệnh xoay chuyển hoặc vận động mạnh. Nguyên nhân là do các dịch khớp giảm, phần sụn khớp bị mài mòn khiến cho phần đầu xương thường xuyên va chạm vào nhau. Và làm khớp không thể hoạt động trơn tru như bình thường. 1.2 Đau khớp Đau khớp là một trong những dấu hiệu viêm khớp điển hình nhất của bệnh và xuất hiện xuyên suốt trong thời gian bị bệnh. Nguyên nhân gây ra những cơn đau khớp này là do phần sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp bị suy giảm khiến phần đầu xương khớp va chạm vào nhau mỗi khi người bệnh hoạt động. Những cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện khi hoạt động, nhưng khi bệnh nặng thì các cơn đau sẽ xuất hiện cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Dẫn đến tình trạng mất ngủ về đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 1.3 Sưng tấy Sưng tấy tại vị trí khớp bị viêm cũng là dấu hiệu mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy. Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy khớp sưng to kèm theo tình trạng ửng đỏ, chạm tay vào vùng sưng tấy sẽ có cảm giác nóng ấm hơn các vùng khác trên cơ thể. Sưng tấy tại các khớp bị viêm sẽ kèm theo các cơn đau nhức, đặc biệt xuất hiện thường xuyên hơn vào ban đêm. Sưng tấy là dấu hiệu thường gặp khi bị viêm khớp 1.4 Khó khăn trong vận động Dấu hiệu khó vận động này xuất hiện khi bệnh viêm khớp chuyển nặng, không được điều trị kịp thời. Khi bệnh càng tiến triển, các khớp càng bị đau nhức và sưng tấy thường xuyên hơn. Điều này khiến người bệnh khó khăn trong vận động, di chuyển. Đặc biệt là với các vị trí viêm khớp gối, khớp hông và khớp háng. Thông thường ở những người lớn tuổi bệnh sẽ tiến triển và trở nặng nhanh, sự ảnh hưởng của các cơn đau đến vận động cũng rõ ràng hơn. 1.5 Cứng khớp Viêm khớp sẽ khiến cấu trúc của khớp bị tổn thương, từ đó cử động của người bệnh bị hạn chế và cảm thấy co cứng kém linh hoạt. Ngoài ra, nguyên nhân gây cứng khớp cũng có thể là do dây chằng và sụn bị xơ dính lại với nhau. Hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện ở các khớp lớn như khớp gối, khớp háng. Và xuất hiện nhiều khi người bệnh thức dậy sau một giấc ngủ dài, và các cơn cứng khớp sẽ kéo dài từ vài chục phút đến vài giờ. 1.6 Biến dạng khớp Đây là dấu hiệu nặng nhất của bệnh, xảy ra khi khớp bị mài mòn nặng, các cấu trúc khớp đã không còn vững chắc mà xuất hiện tình trạng bị dính, sụp… Biến dạng khớp sẽ dễ quan sát thấy bằng mắt thường, nhất là tại những khu vực khớp có cấu trúc tương đổi mỏng, nhỏ và yếu như tại các khớp ngón tay, bàn tay. Biến dạng khớp ngón tay ở người mắc bệnh viêm khớp lâu năm 1.7 Cơ bắp yếu dần đi Bệnh viêm khớp có thể khiến cơ bắp trở nên yếu hơn, phổ biến nhất là các nhóm cơ quanh đầu gối. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể sẽ dẫn đến các biến chứng như teo cơ, không cử động được... 2. Cách chữa bệnh viêm khớp không dùng thuốc 2.1 Tập thể dục Những bài tập nhẹ nhàng, không gây tổn thương đến khớp như đạp xe, đi bộ… giúp cải thiện sức khỏe và hạn chế thừa cân béo phì - một trong những nguyên nhân khiến khớp bị gánh chịu nhiều áp lực dẫn tới tình trạng viêm đau. Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm khớp 2.2 Bổ sung dinh dưỡng Cần xây dựng thực đơn ăn uống thật đa dạng với nhiều rau xanh, các loại trái cây giàu vitamin cùng những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác, đặc biệt là canxi. Người bệnh cũng nên hạn chế những chất béo và cholesterol. Xem thêm: Viêm khớp nên ăn gì 2.3 Tránh stress Khi cơ thể bị căng thẳng và stress, các bộ phận khác nhau và đặc biệt là phần cơ sẽ xuất hiện sự căng cứng, và những cơn đau do viêm khớp sẽ được cảm nhận một cách nặng nề hơn. 2.4 Chườm nóng/lạnh Chườm nóng giúp các cơ được thả lỏng và tuần hoàn máu trong cơ thể tốt hơn từ đó giúp làm giảm những cơn đau hiệu quả. Chườm lạnh giúp giảm sưng tấy và những cơn đau tại khu vực các khớp. Chúng ta vừa điểm qua 7 dấu hiệu viêm khớp và những cách chữa trị viêm khớp không dùng thuốc đang được nhiều người áp dụng. Hy vọng có thể giúp bạn sớm phát hiện và điều trị bệnh viêm khớp một cách kịp thời và hiệu quả. Các bài viết liên quan đến viêm khớp: Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp Điều trị viêm khớp Triệu chứng viêm khớp gối Viêm đa khớp Viêm khớp chân

Viêm đa khớp là gì? Điều trị mất bao lâu? Có khỏi hẳn không?

Hiện nay rất nhiều người đang quan tâm bệnh viêm đa khớp là gì và cách điều trị chứng bệnh có xu hướng tăng cao này. Bài viết sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin và phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp nhé! (Viêm đa khớp - căn bệnh ngày càng phổ biến hiện nay) 1. Viêm đa khớp là gì? Để có hướng điều trị bệnh viêm đa khớp thích hợp đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu chính xác viêm đa khớp là gì Viêm đa khớp là một loại bệnh diễn ra khi có 5 hoặc nhiều hơn loại khớp trên cơ thể cùng một lúc xuất hiện những dấu hiệu viêm. Bệnh viêm đa khớp được đánh giá là bệnh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau, cả nam giới và nữ giới đều có tỉ lệ mắc bệnh như nhau. Dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh viêm đa khớp đó là tình trạng các khớp xương bị sưng đỏ, đau nhức. Đầu tiên những cơn đau chỉ xuất hiện tại 1 khớp hoặc một khu vực, sau 1 vài tuần sẽ dần dần lan sang các khớp khác trên cơ thể. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đa khớp phổ biến là do mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến hoặc do các loại virus gây viêm. (Viêm đa khớp xảy ra tại nhiều khu vực trên cơ thể) 2. Phương pháp điều trị viêm đa khớp Sau khi xác định được viêm đa khớp là gì và nguyên nhân bệnh, ta có thể tìm hiểu một số phương pháp điều trị viêm đa khớp phổ biến hiện nay: 2.1 Dùng thuốc Người bệnh có thể dùng thuốc để kháng viêm và làm giảm những cơn đau do viêm đa khớp mang đến theo chỉ thị của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa kê dùng là: Corticosteroid giúp giảm viêm cho những bệnh nhân mắc phải viêm đa khớp. Hydroxychloroquine nhờ vào những tác nhân miễn dịch nhẹ để giúp hạn chế tình trạng viêm. Ngoài ra, còn một số thuốc đặc trị như Dmard hoặc thuốc ức chế TNF,… Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau mà nên sử dụng những loại thuốc này theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. 2.2 Luyện tập thể dục thường xuyên Người bệnh viêm đa khớp cần thường xuyên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để tăng cường sự dẻo dai của xương khớp. Tuy nhiên để hỗ trợ điều trị viêm đa khớp cần phải thật hợp lý và không nên chơi các môn thể thao quá sức. Những bài tập thể dục đơn giản và nhẹ nhàng như đi bộ, xoay người, yoga... giúp làm tăng thêm sự linh hoạt của xương khớp cho người bệnh từ đó cải thiện tốt tình trạng bệnh viêm đa khớp. Tập thể dục 2.3 Ngâm chân nước ấm Công dụng: theo quan niệm Đông y, bàn chân của con người chứa rất nhiều huyệt đạo và có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của cả cơ thể. Vì vậy nhiều người đã áp dụng biện pháp ngâm chân nước ấm để làm giảm những cơn đau của viêm đa khớp một cách hiệu quả. Cách thực hiện: bạn có thể ngâm chân với nước ấm khoảng 40-50 độ C cùng với một ít gừng và muối, ngâm khoảng 20 - 25 phút mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. 3. Viêm đa khớp có khỏi không? Bên cạnh câu hỏi viêm đa khớp là gì thì viêm đa khớp có khỏi không cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bệnh nhân viêm đa khớp nếu được phát hiện sớm và có hướng điều trị hiệu quả thì khả năng làm giảm sự tiến triển của bệnh là rất cao. Thời gian chữa trị khỏi bệnh viêm đa khớp phụ thuộc vào từng thể trạng và tình trạng bệnh khác nhau của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu càng để lâu, bệnh diễn biến nặng, cơn đau lan rộng tại nhiều điểm khớp thì khả năng chữa trị sẽ khó hơn và tốn nhiều thời gian hơn. Bởi vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu sưng đau khớp, hãy đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. (Bệnh viêm đa khớp cần được chữa trị kịp thời) Viêm đa khớp là gì và có khả năng chữa khỏi loại bệnh này không? Hy vọng bài viết này đã giải đáp cho bạn hết những thắc mắc ấy, giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích để kịp thời phát hiện và chữa trị hiệu quả bệnh viêm đa khớp.

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...