Bệnh viêm khớp

Bệnh viêm đa khớp nên ăn gì

Bệnh viêm đa khớp nên ăn gì và kiêng những gì là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Vì bên cạnh cách điều trị bệnh theo phác đồ của các bác sĩ y tế thì chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định thời gian bình phục nhanh hay chậm. 1. Bệnh viêm đa khớp nên ăn gì? 1.1 Thực phẩm giàu canxi Canxi là thành phần quan trọng giúp cấu tạo hệ xương, trung bình cơ thể người mỗi ngày sẽ cần khoảng 1.200mg canxi để hấp thụ. (Sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho các bệnh nhân viêm đa khớp) Đối với các bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp, cần bổ sung canxi đầy đủ thông qua: sữa hoặc những sản phẩm được làm từ sữa, một số rau xanh như súp lơ, cải bó xôi… Cùng một số loài hải sản quen thuộc chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá... 1.2 Thực phẩm chứa Omega-3 Việc sử dụng Omega-3 có thể giúp làm giảm đi một số triệu chứng của bệnh viêm đa khớp. Bạn có thể cung cấp chất này cho cơ thể qua một số loại thực phẩm như: cá thu, cá hồi, cá ngừ, các trích, cá trống, cá mòi, hoặc tôm, cua… 1.3 Uống nhiều nước Việc bổ sung lượng nước cần thiết không chỉ giúp cơ thể thêm phần khỏe mạnh và đào thải tích cực các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Mà còn cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết giúp các khớp phát triển và hoạt động tốt hơn. 1.4 Tắm nắng để hấp thụ vitamin D Vitamin D là một trong những thành phần quan trọng giúp cơ thể có thể hấp thu và chuyển hóa được lượng canxi trong cơ thể. Vì vậy bên cạnh việc quan tâm bệnh viêm đa khớp nên ăn gì thì cung cấp đầy đủ viatmin D bằng cách tắm nắng là rất quan trọng. 2. Bệnh viêm đa khớp kiêng ăn gì? (Các loại thức ăn nhanh gây ảnh hưởng đến bệnh viêm đa khớp) Chúng ta đã biết bệnh viêm đa khớp nên ăn gì, và giờ hãy tìm hiểu một số loại thực phẩm mà người mắc loại bệnh này không nên sử dụng: Đồ ăn nhanh. Cần hạn chế vì chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ làm những phản ứng viêm trở nên trầm trọng hơn. Trong chế độ dinh dưỡng, cần hạn chế các loại dăm bông, xúc xích, gà rán, khoai tây chiên,… Bia rượu, thuốc lá. Gây hại cho sức khỏe của người bệnh viêm đa khớp vì làm trầm trọng thêm sự mẫn cảm, khiến các khớp nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn. Nội tạng. Chứa nhiều phốt pho gây mất một lượng lớn canxi của xương, từ đó khiến xương ngày càng mất đi sự vững chắc và và thường sưng viêm. Thực phẩm nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ. Sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm của những bệnh nhân mắc phải viêm đa khớp. Giảm lượng muối. Người bệnh viêm đa khớp nếu ăn quá mặn sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến việc đào thải của gan, thận. Mà còn ảnh hưởng đến các khớp, khiến tình trạng sưng đau ngày càng nghiêm trọng hơn. 3. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh viêm đa khớp Từ lâu, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng, không thể thiếu quyết định sức khỏe của con người. Chất dinh dưỡng được được bổ sung trong cơ thể mỗi ngày sẽ cung cấp năng lượng, giúp cơ thể người trở nên khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh tật, đặc biệt là bệnh viêm đa khớp. (Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng giúp phòng ngừa bệnh viêm đa khớp) Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân đang phải đối mặt với bệnh viêm đa khớp, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi. Cơ thể của chúng ta khi thiếu hoặc thừa chất cũng đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng như dẫn đến việc bệnh tình phát triển với chiều hướng xấu. Vì thế người bệnh cần nắm rõ các loại thực phẩm nên hay không nên ăn phía trên, để có cho mình một chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Chúng ta vừa tìm hiểu về các loại thực phẩm để trả lời câu hỏi bệnh viêm đa khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì. Ngoài ra, có thể thấy được một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh viêm đa khớp.

5 triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp "báo động" cần đi khám ngay

Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thường bị bệnh nhân xem nhẹ, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó chữa trị. Dưới đây là 5 triệu chứng viêm khớp dạng thấp dễ thấy nhất. 1. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp Cứng khớp thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi mới thức dậy Viêm khớp dạng thấp có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Sau đây là 5 triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể thấy bằng mắt thường và điển hình nhất của loại bệnh này. 1.1. Cứng khớp Đây là một trong những triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh. Bệnh nhân thường gặp các cơn cứng khớp vào mỗi buổi sáng. Các khớp sẽ cứng lại và kéo dài trong vòng vài giờ liền, gây khó khăn trong việc cử động. 1.2. Sưng đỏ Bề mặt da phần khớp bị viêm sẽ sưng đỏ hơn những vùng da khác trên cơ thể. 1.3. Đau Đây là triệu chứng viêm khớp dạng thấp dễ thấy nhất. Ban đầu, các khớp chỉ đau ê ẩm khi vận động mạnh. Theo thời gian, các cơn đau nhức này xuất hiện thường xuyên, kéo dài và xuất hiện ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Hiện tượng đau nhức thường xuất hiện ở 2 bên đầu gối, khớp bàn tay, cổ tay, khớp ngón chân, ngón tay. 1.4. Nóng da Các sụn khớp không còn độ trơn láng gây dính khớp và ma sát mạnh giữa hai khớp. Ở những nơi sụn khớp thoái hóa sẽ xuất hiện tình trạng nóng rát da, tê nhức rất khó chịu. 1.5. Sưng khớp Hiện tượng sưng đau thường xuất hiện ở vị trí khớp ngón tay, khớp bàn tay, khớp cổ tay. Nguyên nhân là do phần khớp bị viêm tụ nhiều dịch, các dịch này đè lên các dây thần kinh gây sưng phù, đau ngứa. 2. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp toàn thân Ngoài các triệu chứng viêm khớp dạng thấp kể trên, còn một số triệu chứng khác gây ảnh hưởng đến toàn cơ thể bệnh nhân. 2.1. Đau nhức toàn thân Các cơn đau nhức không chỉ xuất hiện tại các khớp bị viêm. Những cơn đau này còn lan ra toàn cơ thể: tê cứng vùng cổ, đau nhức tay chân, căng cơ và mỏi cơ khi vận động. 2.2. Suy nhược cơ thể Cơ thể đau nhức dẫn đến cảm giác mệt mỏi, bực bội. Việc vận động khó khăn khiến người bệnh luôn khó chịu và gây stress. 2.3. Sốt Những cơn nóng sốt xảy ra thường xuyên do hệ miễn dịch bị rối loạn. 2.4. Chán ăn, sụt ký Các cơn đau, nóng sốt và tình trạng mệt mỏi gây hiện tượng biếng ăn hoặc ăn không ngon miệng. Việc bỏ bữa gây sụt cân nghiêm trọng và làm suy giảm hệ miễn dịch, bệnh viêm khớp sẽ bùng phát nhanh hơn. 3. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp khác Ngoài những triệu chứng liệt kê bên trên, vẫn còn nhiều triệu chứng khác mà mọi người cần chú ý như: Viêm màng phổi: Viêm màng phổi có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân do hệ miễn dịch suy giảm. Đặc biệt, những triệu chứng của viêm màng phổi không rõ rệt như các cơn đau khớp. Nhưng nếu có hiện tượng khó thở, thở gấp thì cần đến bệnh viện điều trị ngay. Đau mắt đỏ: Khô mắt, đau mắt và mỏi mắt là những dấu hiệu của triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Nhưng tỷ lệ người gặp phải triệu chứng này không nhiều, chỉ khoảng 5% bệnh nhân mắc phải. Nếu thấy mắt nhạy cảm với ánh sáng, hoa mắt và nóng rát ở mắt thì nên điều trị nhanh chóng. Viêm màng ngoài tim: người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc phải viêm màng ngoài tim không triệu chứng. Nhưng khi triệu chứng bùng phát sẽ gây ra thở gấp, nhịp thở bị rút ngắn và đau tức lồng ngực. Nặng hơn là nhồi máu cơ tim và tắc nghẽn mạch máu. Nổi hạt dưới da: phần da vùng bị viêm khớp sẽ xuất hiện các hạt hay cục nổi lên trên. Nếu những cục u này có kích thước nhỏ thì không gây đau nhức nhưng nếu có đường kính từ 9mm trở lên thì gây đau buốt. Bệnh nhân còn có thể bị khàn giọng, mất tiếng và mắc phải các bệnh viêm nhiễm khác. Loãng xương và dễ gãy xương cũng là một biến chứng khác của căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Hiện tượng nổi hạt dưới da ở người bị viêm khớp dạng thấp Khương Thảo Đan - Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp Khi có các biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, có thể tham khảo sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Trong số các sản phẩm trên thị trường, Khương Thảo Đan hiện đang là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng và nhiều bệnh nhân tin tưởng chọn lựa. Bởi sản phẩm đáp ứng được toàn diện tam giác khép kín “Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo” trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp, không tác dụng phụ. Cụ thể nhờ các thành phần sau: - Hoạt chất KGA1: Có tác dụng giảm đau và chống viêm rất tốt đối với bệnh xương khớp. Được nghiên cứu và chiết xuất thành công bởi PGS. TS. Lê Minh Hà. Theo các nghiên cứu lâm sàng, KGA1 có tác dụng giảm cường độ đau một cách đáng kể, duy trì ở ngưỡng 76%. Ngoài ra, hoạt chất này còn thúc đẩy phản ứng sinh hóa trong quá trình giảm đau, từ đó mang lại hiệu quả kháng viêm, giảm phù nề. - Collagen type II: Giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Collagen type II còn được chứng minh có hiệu quả gấp đôi Glucosamine & Chondrotin. Khi được bổ sung theo đường uống, nó vừa giúp bảo vệ, tái tạo sụn khớp, vừa có tác dụng điều hòa miễn dịch, làm chậm lại quá trình viêm và hư hại sụn lan rộng. - Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang. Gồm các vị thuốc có lợi cho xương khớp như Độc hoạt, Tang kí sinh, Thược dược, Tần giao, Tế tân,…  là phương thuốc gia truyền nổi tiếng được y học phương Đông đánh giá cao trong hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp. Khi được bổ sung vào thành phần Khương Thảo Đan nó giúp đưa KGA1 và Collagen type II đến được đúng vị trí khớp bị tổn thương, đau nhức. Từ đó, giúp hai hoạt chất này phát huy tối đa hiệu quả tác dụng. Do có thành phần chính là các hoạt chất 100% từ tự nhiên cùng KGA1 tinh khiết được chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền nên Khương Thảo Đan gần như không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài. Các bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, thận cũng có thể sử dụng được sản phẩm này. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua Khương Thảo Đan giao hàng, thu tiền tận nhà TẠI ĐÂY Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp nếu kịp thời phát hiện sẽ rất có lợi cho việc điều trị bệnh. Việc điều trị chậm trễ sẽ gây những biến chứng kéo dài vĩnh viễn. Hy vọng với những thông tin chúng tôi tổng hợp bạn đã biết rõ các triệu chứng viêm khớp dạng thấp để phòng bệnh và chữa bệnh.

Viêm khớp vùng chậu: Không thể ngồi lâu, đi đâu cũng ngại

Viêm khớp vùng chậu là một căn bệnh thường gặp nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Cùng tìm hiểu về căn bệnh viêm khớp cùng chậu và khắc phục nó hiệu quả nhé. 1. Viêm khớp vùng chậu là bệnh gì? Viêm khớp vùng chậu là tình trạng xuất hiện viêm ở khớp giữa xương chậu và xương cột sống. Những tổn thương này có thể xuất hiện ở chỉ một hoặc ở nhiều khớp xương một lúc. Đây là khớp kết nối xương chậu và cột sống nên tổn thương của những khớp này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hông, lưng dưới, mông, chân, bàn chân. Viêm khớp vùng chậu gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt 2. Nguyên nhân viêm khớp vùng chậu Viêm khớp: hiện tượng viêm khớp xương mãn tính tại khớp cùng chậu, viêm cột sống dính khớp đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cột sống. Chấn thương: những chấn thương cũ có thể gây ra những tổn thương đến khớp cùng chậu. Nhất là những tổn thương đột ngột từ tai nạn xe, ngã bất ngờ,... Di truyền: viêm khớp vùng chậu thường xuất hiện theo di truyền từ gia đình nên còn được gọi là bệnh lý âm tính về huyết thanh cột sống. Mang thai: thời kỳ mang thai và sau sinh, phụ nữ rất dễ mắc viêm khớp vùng chậu. Trong quá trình mang thai, thai nhi chèn ép mạch máu gây ra hiện tượng sung huyết, ứ huyết tại chỗ và tăng áp lực lên khớp, khiến các khớp hao mòn nhanh và nhiều hơn. 3. Dấu hiệu viêm khớp vùng chậu Thường xuyên đau ở vùng cột sống thắt lưng cùng, giữa hai mông, vùng chậu hông và có thể lan dần xuống 2 chân. Đau sẽ thường kéo dài rất lâu và đau âm ỉ, một số trường hợp còn kèm theo sốt nhẹ. Thai phụ là đối tượng thường xuyên và dễ mắc viêm khớp vùng chậu nhất Nếu người bệnh đứng liên tục trong thời gian dài, di chuyển lên xuống cầu thang nhiều lần, đi bộ, chạy bộ với bước lớn thì cơn đau sẽ nhiều và tình trạng sẽ nặng hơn. Một số người bệnh còn bị viêm tiểu khung, đau bụng dưới thường xuyên và âm ỉ. Dịch tiết thường xuyên hơn, tiểu tiện khó khăn, chảy máu và bị đau đớn khi quan hệ tình dục. 4. Bài tập trị liệu viêm khớp vùng chậu Những bài tập dưới đây giúp cải thiện tổn thương khớp vùng chậu hiệu quả và giảm nhanh các cơn đau cho bệnh nhân. 4.1 Bài tập 1: Căng gối sát ngực Vật lý trị liệu hỗ trợ rất tốt trong việc giảm đau và phục hồi chức năng khớp xương vùng chậu bị viêm. Với bài tập này, bệnh nhân có thể thực hiện hai chân cùng lúc hoặc lần lượt từng chân như sau: Căng hai gối sát ngực: bệnh nhân nằm ngửa xuống sàn, đưa đầu gối lên ngực và dùng 2 tây ôm sát ngực giữ cho vùng cột sống thư giãn. Giữ chặt trong 5 - 10 giây và thả từ từ chân xuống. Thực hiện động tác mỗi ngày 8 - 10 lần. Căng một gối sát ngực: mở rộng 2 chân trong tư thế nằm ngửa. Co gối chân và đặt lên ngực, giữ từ 5 -10 giây rồi nhẹ nhàng thả ra. Sau đó đưa chân về vị trí ban đầu và đổi chân. Thực hiện mỗi chân 8 - 10 lần. 4.2 Bài tập 2: Đẩy hông lên cao Hình ảnh minh họa bài tập đẩy mông Cách thực hiện: nằm thẳng, lưng thẳng với sàn, đầu gối co và duỗi thẳng tay theo thân, hai lòng bàn tay hướng xuống sàn. Hông nâng thật cao để tạo hình dáng cây cầu và giữ nguyên tất cả trong 5 giây. Thực hiện liên tục 8 - 10 lần mỗi ngày. 4.3 Bài tập 3: Tư thế tam giác Hình ảnh minh họa bài tập 3 Cách thực hiện: hai chân dang rộng 45 độ, đặt gót chân phải thẳng hàng với phần giữa của bàn chân trái, sau đó nghiêng người sang trái. Duỗi tay trái chạm ngón chân trái, tay phải thẳng tạo thành góc vuông với mặt đất. Thả tay và chân về lại tư thế chuẩn bị và đổi bên. Mỗi bên thực hiện 5 - 6 lần Với bệnh viêm khớp vùng chật thì thì điều trị nội khoa kết hợp với các bài tập trị liệu vật lý đơn giản nhưng hiệu quả là cách tốt nhất. Hy vọng các bạn đã biết được thông tin cơ bản về viêm khớp vùng chậu để kịp thời ứng phó với nó nhé.

Viêm khớp thiếu niên | Bệnh phổ biến ở trẻ dưới 16 tuổi

Viêm khớp thiếu niên với những dấu hiệu rất khó nhận biết đang là vấn đề gây lo ngại nhiều nhất cho các bậc cha mẹ hiện nay. Vậy viêm khớp ở thiếu niên có nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 1. Nguyên nhân viêm khớp thiếu niên Viêm khớp thiếu niên là bênh mãn tính ở trẻ dưới 16 tuổi Viêm khớp thiếu niên là bệnh viêm khớp mãn tính ở trẻ em dưới 16 tuổi, đây là bệnh viêm bao hoạt dịch không sinh mủ mãn tính kết hợp với một số biểu hiện ngoài khớp. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nhất gây ra chứng viêm khớp thiếu niên. Tuy nhiên theo một số công trình nghiên cứu cho biết, căn bệnh này thường khởi phát sau khi cơ thể trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc sau một chấn thương thực thể ở khớp. 2. Đối tượng mắc bệnh viêm khớp thiếu niên Bệnh viêm khớp ở thiếu niên xảy ra với trẻ ở trong độ tuổi từ 2 - 16 tuổi. Và đặc biệt tỷ lệ bé nữ trên 10 tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn bé nam và những độ tuổi khác. Về tần suất mắc bệnh thì viêm khớp ở thiếu niên ít xảy ra hơn nhiều so với bệnh viêm khớp ở người lớn. Và thật may khi phần lớn các trường hợp mắc bệnh viêm khớp thiếu niên đều ở diễn biến nhẹ, có thể kiểm soát. Chỉ một số ít trường hợp bệnh tiến triển quá nặng (tỷ lệ 1/10.000). 3. Các triệu chứng thường gặp Tổn thương khớp gối là triệu chứng của bệnh viêm khớp thiếu niên Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, bệnh viêm khớp thiếu niên được chia thành 3 thể và mỗi thể có các triệu chứng riêng biệt như sau: Thể viêm ít khớp (Pauciarticular): đây là thể viêm dưới 4 khớp và kéo dài trong 6 tháng.Thể viêm này thường xuất hiện tổn thương ở các khớp lớn như: khớp gối, khớp cổ chân, khuỷu, cổ tay khiến khớp sưng đau. Ít khi tổn thương này xuất hiện ở các khớp nhỏ, khớp cột sống và khớp háng.Các khớp sưng đau nhưng trẻ vẫn có thể đi lại và vận động được, không gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Thể viêm đa khớp (Polyarticular): là thể viêm với tổn thương từ 4 khớp trở lên với thời gian xuất hiện và phát triển trên 6 tháng.Ở thể viêm khớp này trẻ có biểu hiện cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, ngủ không sâu giấc, kèm theo những cơn sốt kéo dài.Đặc biệt ở các khớp cổ tay cổ chân, khớp đầu gối, khuỷu tay thường nổi đỏ, sưng tấy và đau nhức. Thể hệ thống (systemic-onset): với thể viêm khớp này ngoài đặc điểm viêm khớp còn kèm theo sốt và phát ban. Thể hệ thống thường gặp phải ở trẻ từ 5 - 7 tuổi.Ở thể viêm này trẻ có biểu hiện sốt cao kéo dài. Ở các khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu, khớp ngón bị viêm sưng đi kèm với các cơn đau nhức, nóng đỏ khớp và có thể tràn dịch khớp. Những biểu hiện này khá giống thể viêm đa khớp.Và dấu hiệu nổi trội giúp phân biệt với hai thể viêm đa khớp và viêm hệ thống là: trên da của trẻ xuất hiện phát ban đỏ không gây đau, không gây ngứa và chỉ xuất hiện lúc sốt cao. 4. Phương pháp điều trị Bài tập vật lý trị liệu tốt cho bệnh viêm khớp thiếu niên Tùy vào tình trạng bệnh mà có thể áp dụng các phương pháp sau: Thuốc Đông y: có nhiều bài thuốc từ thảo dược, đông y rất có hiệu quả trong việc chống viêm, kiểm soát tình trạng viêm, giảm các cơn đau nhức và ngăn ngừa những biến chứng nặng nề với khớp của trẻ. Sử dụng thuốc Tây: Với sự phát triển của y học hiện đại thì có nhiều loại thuốc Tây được sử dụng giúp điều trị và phục hồi hiệu quả, tuy nhiên cần có sự chỉ định và kê đơn từ y bác sĩ. Vật lý trị liệu: các bài tập vật lý trị liệu giúp tác động vào vùng xương khớp bị tổn thương của trẻ. Làm phục hồi và tăng cường chức năng hoạt động của khớp. Đặc biệt giúp ngăn ngừa teo cơ hiệu quả. Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp thiếu niên hiệu quả. Đặc biệt nên bổ sung đủ hàm lượng Canxi, Vitamin D để hệ xương khớp của trẻ phát triển toàn diện, đẩy lùi được các bệnh lý về xương khớp. Cho trẻ ngủ đủ giấc đặc biệt để trẻ ngủ trước 22h vì đây là giấc ngủ sinh lý giúp trẻ phát triển chiều cao. 5. Khi nào nên đi khám? Khi nhận thấy những dấu hiệu lâm sàng của trẻ như vừa nêu trên như có biểu hiện đau nhức khớp, phát ban đỏ, sốt kéo dài,... Các bậc phụ huynh nên đưa con tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn nhằm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh. Đặc biệt với những trẻ dưới 16 tuổi các bậc cha mẹ càng cần phải lưu tâm và chú ý vì đây là lứa tuổi dễ mắc bệnh viêm khớp thiếu niên. Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp thiếu niên mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng với bài viết này các bậc phụ huynh sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm khớp thiếu niên từ những dấu hiệu nêu trên. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Triệu chứng viêm khớp vai theo 3 thể hay gặp nhất

Viêm khớp vai là bệnh lý thường gặp ở vùng khớp vai và rộng hơn sẽ ảnh hưởng đến cả bả vai. Viêm khớp vai có 3 thể hay gặp gồm viêm khớp vai thể đơn thuần, thể cấp và thể giả liệt. Mỗi thể viêm khớp vai lại có những triệu chứng khác nhau. 1. Viêm khớp vai thể đơn thuần Viêm khớp vai thể đơn thuần là thể đơn giản nhất Viêm khớp vai thể đơn thuần do các nguyên nhân chính như chấn thương, các phần mềm quanh vai thoái hóa hoặc viêm nhiễm. Đôi lúc nguyên nhân của viêm quanh khớp vai thể đơn thuần có thể là do canxi hóa gân ở vai. Đây là thể đơn giản nhất trong các thể viêm khớp vai, với những triệu chứng sau: Xuất hiện những cơn đau do vận động quá mức khớp vai Cảm thấy đau khi co cánh tay, nằm nghiêng về một bên. Khi bị viêm vai khớp thể đơn thuần, lực ở cơ tay sẽ giảm sút nhiều và sẽ rất dễ gặp chấn thương ở cánh tay. 2. Viêm khớp vai thể cấp Viêm khớp vai thể cấp nguyên nhân chủ yếu là do lắng đọng vi tinh thể. Mức độ canxi hóa cũng lớn hơn và tập trung cả ở phần gân cũng như bao hoạt dịch tại khớp bả vai của người bệnh. Những biểu hiện của viêm khớp vai thể cấp bao gồm: Những cơn đau do viêm quanh khớp vai thể cấp tập trung ở phần khớp vai và lan ra toàn bộ bả vai, cổ, gáy, chạy dọc cả phần cánh tay. Cơn đau thường đến bất ngờ và dữ dội, đôi khi kèm theo hiện tượng sốt nhẹ. Cánh tay gần như không còn lực và phải để buông thõng. 3. Viêm khớp vai thể giả liệt Hình ảnh bệnh viêm khớp vai Viêm khớp vai thể giả liệt chủ yếu là do chấn thương nặng phần khớp vai hoặc viêm, thoái hóa nghiêm trọng. Viêm khớp vai thể giả liệt thường gặp nhiều ở những người lớn tuổi. Viêm quanh khớp vai thể giả liệt có những triệu chứng rõ ràng: Những cơn đau dữ dội kèm theo tiếng kêu răng rắc ở bả vai và những vết bầm tím kéo dài đến vài ngày. Cánh tay sẽ hoàn toàn tê liệt nhưng các dấu hiệu thần kinh vẫn bình thường. Những cơn đau có thể tự biến mất sau một thời gian nhờ các phương pháp trị liệu. Tuy nhiên, cánh tay vẫn không thể phục hồi được chức năng. 4. Cách điều trị viêm khớp vai hiệu quả Vật lý trị liệu là phương pháp trị viêm khớp vai hiệu quả Vật lý trị liệuViệc điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu giúp các cơ, gân ở vai và cánh tay không bị co rút lại, mạch máu lưu thông và cánh tay trở nên dẻo dai hơn nhiều.Các bài tập vật lý trị liệu rất đơn giản, có thể tự thực hiện nếu viêm khớp vai ở thể đơn thuần, hoặc nhờ người thân trợ giúp tại nhà nếu khớp vai hoàn toàn không thể cử động.Khi mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, nên kiên trì tập các bài đơn giản và nhẹ nhàng như nâng hạ cánh tay, nhẹ chống đẩy tay vào tường.***Trong thời gian này, lưu ý không mang vác nặng, tránh tổn thương đến khớp vai. Sử dụng thuốc NamĐược coi là lành tính hơn so với các loại thuốc Tây y với tác dụng kháng viêm, giảm đau, thuốc Nam được rất nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Các bài thuốc Nam vẫn mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm quanh khớp vai. Bấm huyệt, châm cứuPhương pháp bấm huyệt, châm cứu có tác dụng làm giảm đau, giảm sưng tại các vị trí viêm của khớp vai. Bằng cách dùng sức mạnh của tay hoặc của kim châm, tác động lên các vị trí huyệt đạo, làm giải phóng sự tắc nghẽn, ứ trọng máu tại các vị trí viêm. Như vậy, chúng ta đã vừa tìm hiểu triệu chứng viêm khớp vai theo 3 thể thường gặp cũng như một số cách điều trị viêm khớp hiệu quả. Hy vọng những thông tin Khương Thảo Đan mang đến về viêm khớp vai sẽ giúp ích cho bạn và người thân trong quá trình điều trị viêm khớp. Hẹn gặp lại bạn lần sau. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Bệnh viêm khớp háng có nguy hiểm không? 4 cách phòng hiệu quả

Bệnh viêm khớp háng là gì? Bệnh này có nguy hiểm không và cách phòng bệnh viêm khớp háng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé. 1. Bệnh viêm khớp háng là gì? Khớp háng là phần khớp được tạo bởi khung chậu và chỏ xương đùi, vững chắc và ít có nguy cơ bị tổn thương như khớp gối, bả vai hoặc khuỷu tay. Bệnh viêm khớp háng là tình trạng xuất hiện những cơn đau nhức kéo dài ở vùng háng, phần khớp giữa đùi và hông. Cơn đau xuất hiện rõ nhất khi vận động và làm việc, đi lại. Bệnh viêm khớp háng xuất hiện những cơn đau nhức kéo dài ở vùng háng Bệnh viêm khớp háng thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên. Vì ở độ tuổi này, phần xương hoạt động kém hiệu quả do quá trình lão hóa tự nhiên của con người. 2. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp háng Để có thể nhận biết bệnh viêm khớp háng, bạn có thể chú ý đến một số triệu chứng và biểu hiện dưới đây: Cơn đau nhẹ thoáng qua rồi biến mất: Trong giai đoạn đầu bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau nhẹ ở vùng háng, hoặc vùng trên, sau mông khi vận động leo cầu thang, đạp xe, đi bộ… Cơn đau càng tăng khi vận động và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Cứng khớp háng: người bệnh cảm thấy khớp háng bị cứng, chặt. Khi đi bộ có thể thấy khó khăn khi bước những bước đầu tiên, thậm chí phải tập tễnh hoặc dừng lại nghỉ ngơi. Cứng háng là biểu hiện thường gặp ở bệnh viêm khớp háng Xuất hiện cơn đau nhói, đau dồn dập: cơn đau xuất hiện nhiều và dai dẳng hơn, đau cả khi ngồi hoặc cả khi ngủ. Lúc này người bệnh có thể sẽ bước đi khập khiễng, khó duỗi thẳng gối việc đứng ngồi, cúi người, xoay hông, nằm nghỉ đều vô cùng khó khăn. 3. Nguyên nhân viêm khớp háng Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp háng như: Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp dẫn đến tình trạng khớp háng bị ăn mòn, viêm nhiễm và gây biến dạng khớp. Thoái hóa khớp háng: Xảy ra ở người lớn tuổi do lão hóa tự nhiên hoặc chế độ dinh dưỡng. Biểu hiện rõ nhất là phần sụn bọc đệm vùng khớp háng bị ăn mòn, khe xương khớp hẹp và mọc gai xương xung quanh. Chấn thương: Chấn thương do va chạm, hoạt động mạnh làm tổn thương bề mặt khớp háng, gây đau đớn cho người bệnh, dẫn đến các biểu hiện giống như thoái hóa khớp háng. 4. Biện pháp phòng bệnh viêm khớp háng Để hạn chế thấp nhất nguy cơ bị viêm khớp háng cũng như để có được một sức khỏe thật tốt, hãy tham khảo các biện pháp phòng bệnh dưới đây: 4.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh viêm khớp háng Người bị viêm khớp háng nên tìm đến các loại thực phẩm dưới đây: Thực phẩm chứa chất béo dạng không no giúp ức chế hiện tượng viêm, giảm đau, giảm sưng: cá biển như cá thu, ngừ, trích; dầu thực vật như ô liu, đậu nành, hạnh nhân…. Thực phẩm giàu canxi giúp bổ sung canxi cần thiết, giúp xương chắc khỏe. Hạt và ngũ cốc nhiều chất xơ và vitamin B giúp chống oxi hóa, giảm đau, ngừa thoái hóa: lúa mì, gạo lứt, hạt dẻ, hạnh nhân, hạt bí,... Trái cây có nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết: bưởi, đào, nho, dưa hấu, lê,... Rau xanh: cải bó xôi chứa chất chống oxi hóa cao, giàu vitamin. Gia vị: hành, tỏi, gừng, nghệ,...có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn 4.2. Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục thường xuyên là cách để các cơ vận động liên tục, máu lưu thông đến khu vực xương khớp được dễ dàng, đầy đủ. Tập thể dục không chỉ giúp cho cơ bắp của chúng ta dẻo dai, chắc chắn mà còn giúp cho hệ thống xương, đặc biệt là vùng xương háng khỏe mạnh hơn. Tập thể dục thường xuyên giúp giảm bệnh viêm xương háng Những bài tập như đi bộ đường dài khá hữu ích. Hoặc chúng ta cũng có thể thực hiện thao tác chạy bộ và vận động với một số môn thể thao như cầu lông,... Ngoài ra bạn cũng nên tập cho mình thói quen đứng thẳng, tránh ngồi lâu, đứng lâu trong một tư thế cố định. 4.3. Ngăn chặn chấn thương Ở những người thường xuyên phải vận động, nguy cơ gặp chấn thương cao gấp nhiều lần người bình thường. Chính việc hoạt động nhiều sẽ gây ra áp lực đến sụn và khớp xương khiến chúng dễ bị mài mòn. Do vậy, chúng ta nên tránh vận động mạnh, kéo dài như leo trèo, hoặc chơi các môn thể thao mạnh khi mà cơ thể chưa đủ khả năng đáp ứng. Không nên luyện tập quá sức bởi điều này có thể khiến bạn gặp chấn thương, viêm đau vùng háng. 4.4 Bổ sung nước Nước giúp các khớp hoạt động tốt hơn Nên cung cấp đủ nước cho cơ thể bởi nước giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của sụn và phần đầu xương. Cung cấp đủ nước, đủ dưỡng chất là điều cần thiết mà ai cũng có thể thực hiện được. Hãy uống 2 lít nước mỗi ngày để giúp hệ thống xương khớp của cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Những vấn đề sức khỏe liên quan đến khớp háng, đặc biệt là viêm khớp háng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó hãy trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất về căn bệnh viêm khớp háng để có thể phòng tránh hiệu quả bạn nhé. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...