Bệnh viêm khớp

Bệnh khớp gối – Đau mỏi sớm tối, mất ngủ mỗi đêm

Bệnh khớp gối là nỗi ám ảnh không nhỏ của nhiều người. Căn bệnh này thường làm cứng khớp gối, đau nhức xương khớp gối, đau đầu gối chân... ảnh hưởng không hề nhỏ tới khả năng vận động của người bệnh. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh khớp gối để có cách phòng ngừa hữu hiệu nhé. 1. Các triệu chứng bệnh khớp gối Những cơn đau nhức ê ẩm ở khắp vùng đầu gối: cơn đau có nhiều cấp độ, ê ẩm hoặc đau bùng phát khiến cho bệnh nhân vô cùng khó chịu. Cơn đau này gia tăng mỗi khi di chuyển, lên xuống cầu thang, chơi thể thao, thậm chí ấn tay vào đầu gối cũng có thể gây đau đớn… Đầu gối bị đau nhưng không sưng to hoặc tấy đỏ: hiện tượng này có thể liên quan tới sụn. Khớp gối bị cứng: người bệnh thường di chuyển khó khăn hoặc không thể vận động được. Cơn đau có thể xuất hiện vào sáng sớm, sau khi người bệnh ngủ dậy: người bệnh thường đau bất kể có đang ngồi, đứng hoặc nằm ở một tư thế trong thời gian dài. Cơn đau xuất hiện khi tiết trời thay đổi: nhất là khi trời chuyển lạnh đột ngột, khi độ ẩm tăng cao… Hình ảnh khô khớp 2. Nguyên nhân gây đau khớp gối Do lặp đi lặp lại một hoạt động trong thời gian dài, ví dụ như thao tác xoay gối bất ngờ hoặc gập đầu gối. Như thế rất dễ làm rách lớp sụn nằm ở đầu khớp gối và gây đau. Do dây chằng bị co giãn với cường độ quá lớn, làm dây chằng bị giãn hoặc tệ hơn là đứt. Do chấn thương, người bệnh đã bị tai nạn giao thông hoặc chơi thể thao… Các ngoại lực tác động làm cho gân của đầu gối bị giãn, rách… rồi dần chuyển thành viêm nhiễm, đau nhức. Hiện tượng tràn dịch khớp gối, gãy xương hoặc rách phần sụn chêm dẫn đến đau khớp đầu gối. Một số các bệnh lý khác như bệnh gout, viêm gân, viêm bao hoạt dịch khớp gối... Người bệnh bị đau khớp gối do chấn thương khi tham gia giao thông hoặc chơi thể thao 3. Bệnh khớp gối có nguy hiểm không? Bệnh khớp gối KHÔNG gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới tính mạng. Nhưng căn bệnh khớp gối lại ảnh hưởng trực tiếp tới việc sinh hoạt hằng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống. Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát không quá nguy hại cho người bệnh và bệnh nhân chỉ cần điều trị đơn giản bằng cách thay đổi sinh hoạt, bổ sung các dưỡng chất chăm sóc và tái tạo sụn khớp... Tuy nhiên khi bệnh nặng hơn và không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đi khập khiễng, không vững. Hoặc tệ hơn nữa là dẫn đến teo cơ, mất khả năng lao động hoàn toàn. 4. Cảnh báo bệnh khớp gối càng gia tăng ở người trẻ Bệnh khớp gối xuất hiện chủ yếu ở những người trên 45 tuổi. Tuy vậy thì theo một số nghiên cứu khoa học gần đây, căn bệnh này ngày một gia tăng ở những người trẻ từ 30 cho tới 35 tuổi, hoặc thậm chí trẻ hơn nữa. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do chế độ sinh hoạt, vận động mạnh quá sức nhiều, vận động sai tư thế, do chấn thương khớp gối, hoặc do béo phì,… Ngoài ra, lý do chính yếu khiến độ tuổi mắc bệnh khô khớp gối ngày càng trẻ hóa chính là môi trường làm việc. Số lượng người trẻ làm việc trong văn phòng và với máy vi tính rất nhiều. Thời gian ngồi kéo dài, ít vận động, ngồi trong phòng máy lạnh gây ảnh hưởng đến xương khớp và gây nên bệnh khô khớp gối. Bệnh khô khớp đang ngày càng trẻ hóa 5. Khám khớp gối ở đâu? ột số địa chỉ uy tín mà bạn có thể tìm đến để khám và chữa trị bệnh xương khớp: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024 6278 4126 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn: số 12 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024 3823 3075 Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM: số 215 Hồng Bàng, 11, Quận 5, Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.8)3855 4269 Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Nhân dân 115: số 527 Sư Vạn Hạnh, 12, Quận 10, Hồ Chí Minh. Điện thoại : (08) 3865 4249 – (08) 3865 5110 Đơn vị Phẫu thuật xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh: số 781 Lê Hồng Phong, 12, Quận 10, Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 3863 2553, Trên đây là thông tin cần thiết dành cho người đang mắc bệnh khớp gối. Bạn hãy mau chóng tìm đến khám ở các địa chỉ uy tín cũng như lên kế hoạch tập thể dục, bổ sung dinh dưỡng hiệu quả để khớp luôn “trơn tru” nhé! *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Viêm khớp cổ chân là bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, PGS. TS Lê Minh Hà cũng khuyến cáo những người trẻ từng bị chấn thương cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cổ chân cao hơn. Bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống, công việc và thói quen sinh hoạt. Vậy đâu là những nguyên nhân của chứng bệnh này cũng như cách chữa trị hiệu quả? Ta hãy cùng tìm hiểu xem nhé. Nguyên nhân viêm khớp cổ chân 1. Viêm khớp cổ chân là gì? Viêm khớp cổ chân là tình trạng phần xương dưới sụn của các khớp cổ chân bị thoái hóa do bệnh lý hoặc bị chấn thương, va chạm mạnh. Căn bệnh này không chỉ làm cho cấu trúc của các bộ phận cấu thành nên khớp cổ chân bị thay đổi mà còn gây ra các cơn đau thường xuyên. 1.1 Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cổ chân Quá trình lão hóa gây ra viêm: tuổi càng cao, càng dễ mắc bệnh viêm khớp Mắc một số bệnh lý như viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout… Chấn thương Béo phì Do đi giày cao gót Lười vận động Do di truyền Viêm khớp cổ chân khiến đi lại khó khăn 1.2 Dấu hiệu của viêm khớp cổ chân Gây đau nhức: biểu hiện ban đầu của bệnh là những cơn đau nhức ở cổ chân. Cơn đau thường xuất hiện mỗi khi bệnh nhân đi lại, chạy nhảy, chơi thể thao. Khởi phát ở mức độ nhẹ, sau đó tăng dần theo thời gian. Gây sưng tấy cổ chân: ngoài đau thì cổ chân của bệnh nhân hay bị sưng đỏ, vết tấy đôi khi còn lan sang tới mắt cá. Cứng khớp vào buổi sáng: người bệnh sẽ cảm thấy cổ chân bị cứng lại, nhất là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Cổ chân sẽ dần mất đi sự linh hoạt khi cử động. Các cơn sốt: khiến người bệnh luôn mệt mỏi, khó chịu, ớn lạnh, không muốn vận động nhiều. Chán ăn: cơ thể cũng trở nên suy nhược đáng kể. 2. Cách chữa viêm khớp cổ chân 2.1 Điều trị bằng thuốc tây Trong giai đoạn bệnh khởi phát thì người bệnh có thể dùng một số loại thuốc tây, tiêu biểu như thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) hay thuốc giãn cơ bắp. Trường hợp bệnh nặng hơn thì bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định tiêm thuốc corticoid. Lưu ý: Các loại thuốc tây này có tác dụng giảm cơn đau nhanh chóng nhưng lại gây tác dụng phụ lên dạ dày và thận của người bệnh, vì thế bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và không nên lạm dụng. 2.2 Điều trị bằng đông y Chữa viêm khớp bằng đông y không có tác dụng phụ Theo PGS. TS Lê Minh Hà, so với tây y thì thuốc đông y không gây tác dụng phụ nhưng hiệu quả lại khá chậm và đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì trong thời gian dài. Một số bài thuốc đông y phổ biến chữa viêm khớp cổ chân là: Thuốc từ mật ong và bột quế: dùng 1 thìa bột quế hòa với 1 thìa mật ong và một ít nước ấm. Bôi hỗn hợp này lên cổ chân mỗi sáng sớm và mỗi tối trước khi đi ngủ. Thuốc từ tỏi trắng và rượu: dùng khoảng 40g tỏi trắng, bóc vỏ và băm nhỏ ra rồi bỏ vào ngâm với 100ml rượu trắng. Khi ngâm nên lắc đều nhiều lần để tỏi tiết ra hết dưỡng chất. Ngâm tỏi khoảng 10 ngày cho đến khi tỏi chuyển vàng là được. Người bệnh sẽ uống khoảng 2 chén rượu tỏi mỗi ngày, một trước bữa ăn và một trước giấc ngủ. 2.3 Điều trị không cần thuốc Chườm nóng: ngoài thuốc các loại thì người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm nóng hay ngâm chân và mát xa trong nước muối và gừng trong vòng 30 phút mỗi ngày. Chườm lạnh: dùng túi đá chườm trực tiếp vào chỗ sưng đau. Chườm cách 3 giờ một lần, mỗi lần chườm khoảng 15 phút. Chỉ cần mỗi ngày chườm chân với đá lạnh khoảng 4 tới 5 lần thì cơn đau sẽ giảm. Xoa bóp: xoa hoặc day từ nhẹ đến mạnh vùng huyệt bị đau. Miết từ cổ chân xuống đến bàn chân và các ngón chân để lưu thông khí huyết. Chuyển động cổ chân: thực hiện lắc và quay cổ chân, mỗi bên 3- 5 lần mỗi ngày. Lời khuyên của chuyên gia: Bệnh đau khớp cổ chân ngày càng trẻ hóa. Độ tuổi mắc bệnh đã giảm xuống đáng kể. Bởi thế, nếu có bất kỳ dấu hiệu đau cổ chân, người bệnh không nên để kéo dài. Hãy thăm khám ở các bệnh viện xương khớp uy tín để được chữa trị kịp thời. Viêm khớp cổ chân và cách chữa trị viêm khớp cổ chân cần có một liệu trình khoa học do bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân không nên tự ý kê đơn thuốc và sử dụng các loại thuốc dễ gây hại cho sức khỏe. Hãy kiên trì chữa trị để bệnh chóng khỏi và sức khỏe phục hồi. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...