Bệnh viêm khớp

5+ Thuốc trị viêm khớp dạng thấp tốt nhất ít tác dụng phụ

Thực tế, cho tới hiện nay chưa có bất kỳ loại thuốc trị viêm khớp dạng thấp nào có thể đẩy lùi được hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, sử dụng thuốc sẽ giúp khắc phục được cơn đau do bệnh gây ra cũng như kiểm soát và phòng ngừa tình trạng bệnh trở nặng. Trong bài viết dưới đây là 5 loại thuốc chữa viêm khớp dạng thấp tốt nhất được nhiều người dùng hiện nay, nếu bạn đang bị bệnh, nhất định không nên bỏ qua.  Các loại thuốc trị viêm khớp dạng thấp tốt nhất hiện nay Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh dễ mắc ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi 20 - 40. Hiện nay, chưa có bất kỳ loại thuốc trị viêm khớp dạng thấp nào cho tác dụng dứt điểm bệnh. Thay vào đó, thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức, sưng viêm và ngăn chặn phần nào quá trình tiến triển của bệnh.  Bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc tốt nhất dưới đây:  Methotrexate: Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp tốt nhất  Trong thuốc Methotrexate là một trong những loại thuốc điển hình, được chỉ định bởi hầu hết các bác sĩ chuyên khoa. Thuốc cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng, giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.  Thành phần chính: Hoạt chất Methotrexate 2,5mg và các tá dược khác. Công dụng:  Giảm tình trạng đau nhức do sụn khớp gây ra  Hạn chế tổn thương nặng có thể xảy ra ở các khớp bị viêm, ngăn chặn quá trình hình thành viêm khớp nặng theo thời gian.  Giảm đau, sưng, đỏ và nhức ở khớp.  Cách sử dụng: Đối với thuốc trị viêm khớp Methotrexate, bệnh nhân chỉ dùng 1 lần duy nhất 7,5g/tuần hoặc chi nhỏ uống 2,5mg/lần cách nhau 12 tiếng đồng hồ và uống 3 lần/tuần.  Methotrexate giúp giảm đau nhanh chóng Methotrexate có thể gây ra nhiều tác dụng phụ mạnh như ảnh hưởng tới gan. Vậy nên, nếu bạn có ý định sử dụng loại thuốc này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để được tư vấn và lên liều dùng phù hợp.  Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp Salazopyrine  Salazopyrin là loại thuốc được chỉ định sử dụng điều trị viêm khớp dạng thấp khá phổ biến. Đồng thời, thuốc cũng được dùng cho các trường hợp bị viêm nhiễm, viêm loét dạ dày.  Thành phần: Hoạt chất Sulfasalazine hàm lượng 500mg.  Công dụng:  Giảm sưng tấy, đau nhức, khó chịu ở các vị trí khớp, sụn.  Tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, hạn chế tối đa tổn thương.  Thuốc an toàn và cho công dụng nhanh chóng với trường hợp người bệnh bị viêm nặng.  Salazopyrin là loại thuốc được chỉ định sử dụng điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến Cách sử dụng: Liều đầu là 500mg/tuần, sau tăng thêm 500/mg cho tuần tiếp theo. Mỗi ngày chỉ nên dùng liều tối đa là 3g. Nên uống thuốc sau bữa ăn hoặc trong bữa để hạn chế tác dụng phụ có thể xuất hiện.  Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp Hydroxychloroquine  Đây là loại thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ Hoa Kỳ, được nhiều người sử dụng với khả năng giảm đau, viêm do xương khớp gây ra nhanh chóng, hiệu quả. Thành phần chính: Hoạt chất Hydroxychloroquine Công dụng:  Giảm triệu chứng viêm, sưng đau ở khớp Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp xương chắc khỏe hơn. Cách sử dụng: Dùng uống từ 400 - 600mg/ngày cho liều dùng đầu tiên. Tiếp theo dùng 200 - 400mg/ngày với các liều duy trì về sau. Dùng thuốc trong bữa ăn sẽ cho tác dụng tốt hơn và hạn chế tác dụng phụ.  Hydroxychloroquine là thuốc trị viêm khớp dạng thấp đến từ Hoa Kỳ Thuốc kháng viêm, trị viêm khớp dạng thấp Naproxen  Naproxen là viên uống có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh viêm khớp dạng thấp công dụng chủ yếu là kháng viêm. Thuốc này thuộc vào nhóm thuốc chống  viêm không Steroid.  Thành phần chính: Naproxen Sodium Công dụng:  Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp,...  Giảm đau mỏi cơ, bắp, mỏi gối, đau lưng,... Dùng trong một số trường hợp giảm sốt, giảm đau viêm.  Cách sử dụng: Dùng từ 250 - 500mg mỗi ngày, uống 2 lần sau ăn.  Thuốc trị viêm khớp dạng thấp Ibuprofen  Đây cũng là một trong những loại thuốc trị viêm khớp dạng thấp thuộc nhóm thuốc kháng viêm không Steroid. Được các bác sĩ lựa chọn chỉ định cho nhiều bệnh khác nhau về xương khớp như đau khớp, sưng khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn,...  Thành phần: Ibuprofen và các tá dược khác.  Công dụng:  Có thể sử dụng điều trị các bệnh về xương khớp trong thời gian dài.  Điều trị các triệu chứng xương khớp mạn tính  Tái tạo và phục hồi các khớp bị tổn thương. Chống đau và viêm cho các trường hợp nhẹ đến vừa của bệnh viêm khớp dạng thấp.  Cách sử dụng:  Dùng để giảm đau: uống 1 viên/lần, mỗi ngày uống 3 - 4 lần.  Dùng để điều trị: Liều tối đa là 6 - 8 viên mỗi ngày, chia làm 3 - 4 lần uống.  Ibuprofen là thuốc thuộc nhóm kháng viêm không chứa Streroid Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm khớp dạng thấp Trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm khớp dạng thấp, để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất, người bệnh cần nắm và thực hiện một số những lưu ý dưới đây:  Tuân thủ nghiêm túc phác đồ do bác sĩ đề ra. Tuyệt đối không tự ý dừng thuốc hoặc tăng liều, giảm liều, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.  Nếu trong quá trình dùng thuốc, có bất kỳ tác dụng phụ nào cần phải liên hệ để được bác sĩ tư vấn giải quyết.  Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Các thực phẩm có lợi cho xương khớp nên được tăng cường bổ sung. Đồng thời, hạn chế đồ ngọt, dầu mỡ,...  Tạo thói quen rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai cho xương khớp. Tuy nhiên, cần tập luyện vừa phải, không nên quá sức có thể khiến cho xương khớp bị đau nhức hơn.  Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ 1 năm 2 lần để kịp thời phát hiện cũng như có biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp (nếu có bệnh).  Kết luận: Trên đây là Top 5+ thuốc trị viêm khớp dạng thấp tốt nhất hiện nay chúng tôi đã tổng hợp muốn gửi đến quý bạn đọc. Như đã nói ở trên, thuốc không chữa được dứt điểm căn bệnh này nên người bệnh cần phối hợp giữa dùng thuốc và xây dựng chế độ sống phù hợp nhất.   Xem thêm: Viêm khớp uống thuốc gì? TOP 3 thuốc trị viêm khớp tốt nhất Viêm Khớp Gối Uống Thuốc Gì? Top 5 Thuốc Trị Viêm Khớp Gối Tốt Nhất 7 bài thuốc Nam chữa bệnh viêm khớp hiệu quả

Viêm khớp gối là gì? Viêm khớp gối có nguy hiểm không

Viêm khớp gối là căn bệnh gây đau nhức vùng gối, làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển cũng như sức khỏe chung của người bệnh. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh có thể tiến triển với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang có hiện tượng đau nhức vùng gối và chưa biết bị bệnh gì, bài viết dưới đây có thể sẽ hữu ích đối với bạn.  🔵 Viêm khớp gối là gì? Các loại viêm khớp gối phổ biến  Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, chúng ta hãy cùng nắm bắt chính xác về khái niệm của bệnh viêm khớp gối.  🔹 Viêm khớp gối là gì?  Viêm khớp gối là gì? Viêm khớp gối là một trong những bệnh về xương khớp, có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên đầu gối. Nguyên nhân chủ yếu do sụn khớp bị viêm nhiễm, phá hủy dẫn đến tình trạng sưng đỏ, đau đớn và khó vận động.  Bệnh lý này thường xuất hiện ở người có độ tuổi trung niên đến cao tuổi. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, bệnh đang có  dấu hiệu dần trẻ hóa, nhiều người trẻ tuổi cũng có thể gặp phải.  Bệnh viêm khớp gối thường tiến triển theo 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có mức độ đau khác nhau:  Giai đoạn sớm: Đầu gối có xương gai nhỏ, làm tổn thương sụn. Giai đoạn nhẹ: Lớp sụn có dấu hiệu bị ăn mòn, sụn mỏng dần nhưng người bệnh lúc này cũng chưa thể phát hiện và phân biệt được rõ các triệu chứng của bệnh.  Giai đoạn phát triển: Đầu xương bắt đầu bị nhỏ lại do sụn khớp bị ăn mòn nhiều. Hiện tượng sưng đỏ, cảm nhận rõ được cơn đau khi đi lại, di chuyển thường xuyên.  Giai đoạn bệnh nặng: Các đầu xương có thể chạm vào nhau do lớp sụn đang mỏng dần và mất đi. Dịch bôi trơn ít hơn nên gây tiếng kêu lục cục khi vận động. Trong một số trường hợp, đầu gối cũng có thể bị biến dạng.  Bệnh viêm khớp gối có thể đau ở một hoặc cả hai bên gối 🔹 Các loại viêm khớp gối điển hình Theo các chuyên gia, bệnh viêm khớp gối có thể được chia thành các loại chính dưới đây tùy thuộc theo nguyên nhân và triệu chứng của bệnh:  Viêm khớp gối tràn dịch: Đây là tình trạng lượng dịch ở khớp gối bị gia tăng bất thường sau các chấn thương hoặc một vài nguyên nhân khác. Viêm khớp gối tràn dịch gây nhiều khó khăn trong việc vận động khớp gối.  Thoái hóa khớp: Sụn khớp vùng gối bị thoái hóa dẫn tới khả năng bao cản của sụn khớp bị hạn chế. Các xương cọ xát vào nhau nhiều hơn, dẫn tới hiện tượng sưng viêm.  Viêm khớp dạng thấp: Vùng xương đầu gối cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp, thường xuất phát do những tổn thương ở hệ miễn dịch hoạt động sai. Các màng hoạt dịch bao bọc quanh khớp gối thường bị sưng, tiêu xương và gây cảm giác đau nhức, nóng rát.  Viêm khớp kinh niên do chấn thương: Các chấn thương gây rách sụn hoặc chấn thương dây chằng thường dẫn đến viêm khớp kinh niên. Ở vùng gối, khi các sụn khớp bị hỏng và ăn mòn nhiều, các đầu xương sẽ tiến sát lại với nhau và gây ra cảm giác đau.  Dù bị bệnh viêm khớp gối ở loại nào đều sẽ trải qua giai đoạn cấp và mãn tính. Thường khi phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho việc điều trị bệnh dễ dàng hơn và ngăn chặn tối đa trường hợp các biến chứng xuất hiện.  🔵 Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp gối  Viêm khớp gối có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một vài những nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất:  Chấn thương: Các tai nạn có thể khiến cho sụn khớp bị rách, xương nứt hoặc đứt dây chằng. Đây là yếu tố nguy cơ khiến cho khớp gối có thể bị viêm và tổn thương nặng nếu không can thiệp sớm.  Lão hóa xương khớp: Thông thường, nguyên nhân này xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi. Tuổi càng cao, sụn khớp và dịch khớp càng dễ bị thoái hóa, không đảm bảo được các hoạt động bằng khớp gối.  Thừa cân, béo phì: Những người nặng cân, ít vận động thường bị áp lực lên hệ cơ xương khớp, điều này khiến sụn khớp dễ bị gặp tổn thương, sưng viêm.  Yếu tố di truyền: Trong nhiều trường hợp, một số đột biến di truyền có thể dẫn đến bệnh viêm khớp gối ở người. Những đột biến có thể làm ảnh hưởng đến hình dạng xương bao quanh khớp gối bất thường.  Giới tính: Theo thống kê, bệnh viêm khớp gối có tỷ lệ mắc cao hơn ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ ngoài 50 tuổi.  Rối loạn tự miễn: Đây là nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp ở gối, hình thành do các kháng thể trong hệ miễn dịch bị rối loạn tấn công.  Nhiễm khuẩn: Người bệnh bị nhiễm trùng cấp tính ở các cơ quan khác có liên quan đến vùng khớp gối.  Tác dụng phụ của thuốc: Nếu người bệnh sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh tiểu đường, tim mạch nhiều cũng có thể khiến cho sụn khớp bị tổn thương, gây đau. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm khớp gối Ngoài ra, các nguyên nhân khác như thiếu hụt dinh dưỡng, lạm dụng chất kích thích, lao động quá sức và sai tư thế,... cũng là những yếu tố tác động đến khớp gối, gây sưng viêm.  🔵 Dấu hiệu viêm khớp gối là gì? Viêm khớp đầu gối có thể có nhiều biểu hiện triệu chứng khác nhau, ở mỗi người bệnh cũng có thể xuất hiện những triệu chứng không giống nhau. Do đó, bạn cần xác định  và nắm được những dấu hiệu điển hình dưới đây:  Đau nhức vùng đầu gối: Cơn đau ban đầu khi bệnh mới khởi phát thường âm ỉ, chỉ có một số ít trường hợp bị đau đột ngột. Sau dần, cơn đau càng rõ rệt hơn vào buổi sáng, khi ngủ dậy. Nặng hơn có thể bị đau trong đêm, khó khăn trong việc đi lại, ngồi hoặc quỳ.  Khó khăn khi duỗi hoặc co đầu gối: Các gân nói cơ bị căng giãn hoặc hình thành gai xương khiến cho người bệnh khó khăn trong việc duỗi thẳng hoặc gập, co đầu gối.  Sưng đỏ và yếu sức: Khớp gối khi bị viêm thường có hiện tượng sưng đỏ, chất lỏng tích tụ lại làm cho phần khớp viêm sưng phồng. Cảm giác căng, ấm xảy ra thường xuyên. Khi các hormone gây viêm hoạt động mạnh, sờ vào vùng đầu gối có cảm giác mềm. Nếu bệnh nặng hơn, có thể cảm thấy yếu sức ở chân và khó đứng vững.  Khớp gối bị cứng: Đây là triệu chứng điển hình mà hầu hết bệnh nhân nào cũng gặp phải. Tình trạng cứng khớp gối khi bị bệnh viêm khớp gối thường xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng hoặc sau một thời gian dài không vận động. Nếu bị cứng, người bệnh có thể xoa bóp một lúc có thể sẽ đỡ hơn và di chuyển tốt hơn.  Chân dưới bị tê: Khi bị viêm khớp gối, nếu người bệnh đứng lên ngồi xuống nhiều cũng có thể bị tê do mạch máu lưu thông kém, chân bị teo, tê yếu.  Xuất hiện âm thanh lạo xạo khi co đầu gối: Khi viêm tổn thương quá mức, sụn khớp bị ảnh hưởng, thô ráp hơn nên mỗi khi co đầu gối có thể xuất hiện những âm thanh lạo xạo.  Đau khớp gối khi thời tiết thay đổi: Các hiện tượng trời bất chợt mưa, trở lạnh,... cũng có thể khiến tình trạng viêm khớp gối trở nên nặng hơn, cơn đau rõ rệt hơn.  Biến dạng khớp gối: Vùng gối bị viêm sau thời gian dài có thể bị biến dạng, hóp sâu vào bên trong.  Có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy bạn đang bị bệnh viêm khớp gối Việc xác định được viêm khớp gối là gì và dấu hiệu viêm khớp gối giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện được bệnh. Nhận biết càng sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.  🔵 Bệnh viêm khớp gối thường gặp ở đối tượng nào? Thực tế, bệnh viêm khớp gối có thể có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở độ tuổi nào. Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ, dưới đây là một số đối tượng có tỷ lệ cao mắc viêm khớp gối:  Người lớn tuổi, thường từ 55 tuổi trở lên.  Người làm công việc chân tay, đứng lâu, mang vác đồ nặng hoặc đi quá nhiều. Những người bị thừa cân, béo phì, ít vận động.  Người có tiền sử người trong gia đình bị viêm khớp gối.  Những người thường xuyên bị stress. Khi căng thẳng kéo dài sẽ ép cơ thể phải sản sinh hóa chất gây căng thẳng thần kinh, phân hủy hệ thống miễn dịch. Từ đó, tăng nguy cơ bị viêm khớp, đau khớp.  Những người gặp những chấn thương ở gối như vỡ xương, vỡ sụn khớp, trật khớp xương bánh chè,...  Nếu bạn có nằm trong những đối tượng nêu trên hay không, cũng tuyệt đối không được chủ quan. Đây chỉ là những đối tượng điển hình, có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối cao hơn. Ngoài ra, những người khác vẫn hoàn toàn bị bệnh này bởi những nguyên nhân khác nhau bất cứ lúc nào. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe và cảnh giác với bệnh là điều rất cần thiết.  🔵 Viêm khớp gối có nguy hiểm không? Có chữa được không?  Có thể nói, viêm khớp gối rất nguy hiểm mặc dù căn bệnh này không gây tử vong. Thay vào đó, bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của người bệnh.  Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp gối do không phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời đã bị tàn phế, bại liệt suốt đời. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh: Cứng khớp gối Hệ thống dây chằng bị suy giảm chức năng Teo cơ Biến dạng khớp Mất khả năng đi lại.  Viêm khớp gối có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm Thực tế, cho tới nay, vẫn chưa có bất kỳ giải pháp nào có thể điều trị được dứt điểm hoàn toàn căn bệnh viêm khớp gối. Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị phục hồi và giảm triệu chứng bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, có thể kể đến như: Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc Đông y cũng cho tác dụng giảm đau hiệu quả.  Điều trị tại nhà: Áp dụng các biện pháp như nghỉ ngơi, chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, massage,... Phẫu thuật: Hiện nay có nhiều cách phẫu thuật viêm khớp gối như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở giúp tái tạo lại khớp gối, hạn chế cơn đau về lâu về dài.  Trên đây là toàn bộ những thông tin về viêm khớp gối mà chúng tôi muốn thông tin tới quý vị bạn đọc. Nếu bạn đang có biểu hiện đau nhức vùng gối, không thể loại trừ khả năng bị bệnh viêm khớp gối. Hãy tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh (nếu có).  👉 Xem thêm: Viêm khớp cổ chân – Căn bệnh không hiếm gặp Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Cách chữa viêm khớp gối – Tại nhà và điều trị y khoa

Viêm khớp háng: Chữa được không | Uống thuốc gì?

Viêm khớp háng là một trong những bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu hết về căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm khớp háng trong bài viết dưới đây để có cách điều trị, phòng tránh tốt nhất.  Viêm khớp háng là gì? Đối tượng nào dễ bị bệnh viêm khớp háng?  Viêm khớp háng là một loại viêm nhiễm xảy ra ở vùng khớp háng. Bệnh này xảy ra do cơ khớp thoái hóa, dẫn đến những cơn đau, nhức lan truyền từ háng đến nhiều bộ phận khác ở vùng chân.  Viêm khớp háng thường được chia thành những loại chính dưới đây:  Viêm khớp háng nguyên phát: Chủ yếu xảy ra do tuổi tác cao, đến giai đoạn khớp xương bị lão hóa, không sản sinh được dịch khớp.  Viêm khớp háng thứ phát: Có nhiều dạng khác nhau như viêm khớp háng do chấn thương, thoái hóa khớp sau biến chứng, viêm khớp háng trên nền dị dạng cũ,...  Đối tượng chính mắc bệnh viêm khớp háng thường là người cao tuổi. Viêm khớp háng ở người lớn thường là những người bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên. Đây là thời điểm cơ thể không còn khả năng tự sản sinh dịch khớp để khớp xương di chuyển linh hoạt như khi còn trẻ.  Viêm khớp háng là tình trạng viêm ở vùng háng Tuy nhiên, thực tế hiện nay đối tượng mắc căn bệnh này đang dần có dấu hiệu trẻ hóa. Người trẻ tuổi, thậm chí là trẻ nhỏ vẫn có thể gặp phải viêm khớp háng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, nữ giới và phụ nữ sau sinh là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả nam giới.  Triệu chứng viêm khớp háng điển hình và nguyên nhân Bệnh viêm khớp háng có nhiều triệu chứng và nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, những người hiểu về bệnh và nắm bắt được những dấu hiệu cũng như yếu tố gây bệnh không nhiều.  Triệu chứng viêm khớp háng Dưới đây là những dấu hiệu viêm khớp háng điển hình nhất, thường được thể hiện qua từng giai đoạn phát triển của bệnh như sau:  Giai đoạn đầu Ở giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thường chưa được thể hiện rõ rệt, người bệnh dễ nhầm lẫn với những tình trạng bệnh khác. Thông thường, các biểu hiện sẽ chỉ xuất hiện một vài ngày rồi lại mất đi.  Các cơn đau xuất hiện chủ yếu ở vùng bẹn, háng. Thỉnh thoảng, đau lan lên vùng đùi và chân, khiến người bệnh không đứng được lâu, cảm thấy mỏi mỗi khi di chuyển.  Giai đoạn giữa  Các dấu hiệu viêm khớp háng bắt đầu có biểu hiện nặng hơn, rõ rệt hơn. Các cơn đau, buốt xuất hiện với tần suất dày hơn, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.  Thậm chí, trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể kéo lên đến não khi di chuyển đột ngột, dạng chân hoặc gập người. Lúc ngủ dậy vào buổi sáng, tình trạng đau cũng trở nên nặng hơn, chân tê cứng khó di chuyển.  Theo mặt bằng chung, người bệnh thường bắt đầu tìm hiểu đi khám cũng như điều trị bệnh khi đến giai đoạn này. Nhiều trường hợp, không kịp thời xử lý có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.  Dấu hiệu viêm khớp háng rất đa dạng Giai đoạn sau  Nếu để bệnh tiến triển sang giai đoạn này, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, thậm chí không thể lành bệnh hoàn toàn. Cơn đau xuất hiện liên tục, khớp háng bị đau, cứng hông, không thể di chuyển, xoay người, gập người,...  Nguy hiểm nhất là bệnh có thể khiến các cơ khớp bị thoái hóa, teo nhỏ lại. Biến chứng nặng nhất là bệnh xuất hiện biến chứng như liệt chân, không thể đi lại được.  Nguyên nhân hình thành bệnh viêm khớp háng Những yếu tố tác động gây nên bệnh viêm khớp háng có thể kể đến như:  Do lão hóa: Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn đến viêm khớp háng. Khi xương bị lão hóa, dịch khớp không thể sản sinh, cấu trúc bên trong bị phá vỡ gần như không thể phục hồi lại nên sẽ gây nên bệnh viêm khớp háng. Do chấn thương: Các tai nạn gây chấn thương trong lúc tập thể dục thể thao, lao động,... có thể dẫn đến viêm ở khớp háng. Do thừa cân, béo phì: Người tích tụ quá nhiều mỡ thừa sẽ gây áp lực cho hai chân khi phải chống đỡ. Theo đó, khớp háng phải chịu tác động lớn, gây viêm nhiễm, chấn thương.  Do tính chất công việc: Người làm công việc chân tay, thường xuyên mang vác vật nặng cũng có nguy cơ cao bị viêm khớp háng.  Do di truyền: Theo thống kê, tỷ lệ người mắc viêm khớp háng có người trong gia đình bị bệnh từ trước tương đối cao.  Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp háng Ngoài ra, những người bị bệnh viêm khớp háng có thể xuất phát từ các biến chứng của một số bệnh về xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, thoát vị bẹn,... Nhìn chung, việc hiểu được dấu hiệu viêm khớp háng và nguyên nhân gây bệnh là vô cùng quan trọng. Điều này giúp người bệnh phát hiện được bệnh sớm và lựa chọn được phương  pháp điều trị an toàn, phù hợp, giúp loại bỏ bệnh nhanh chóng.  Bệnh viêm khớp háng có chữa được không? Có nguy hiểm không? Viêm khớp háng thực tế không gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, các cơn đau lại tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống thường ngày của người mắc phải. Như đã nói ở trên, trong trường hợp nặng nhất, bệnh có thể dẫn đến bại liệt, “cướp” đi khả năng đi lại của người bệnh.  Chính với những hệ lụy mà bệnh gây ra, viêm khớp háng có chữa được không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra. Thực tế, căn bệnh này chưa có giải pháp chữa dứt điểm nhưng hiện có nhiều phương pháp, loại thuốc khác nhau có khả năng hỗ trợ làm giảm cơn đau cũng như tiến triển của bệnh.  Vậy viêm khớp háng uống thuốc gì? Người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y. Đây là hai loại thuốc điều trị viêm khớp háng phổ biến, nhiều người dùng nhất hiện nay.  Thuốc Tây y: Những loại thuốc tây thường được kê đơn điều trị viêm khớp háng thường là thuốc giảm đau thuộc các nhóm như giảm đau chống viêm, giảm đau gây nghiện, thuốc Salicylates,... Thuốc Đông y: Các bài thuốc từ Ngũ gia bì, hy thiêm, Thổ phục linh,... được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng để sắc uống điều trị viêm khớp háng.  Dùng thuốc hỗ trợ giảm cơn đau viêm khớp háng Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung thêm cho sức khỏe xương khớp. Đồng thời, kết hợp tập luyện, vật lý trị liệu,... để xương khớp nói chung và vùng háng được linh hoạt hơn.  Gợi ý cách phòng ngừa bệnh viêm khớp háng Bệnh viêm khớp háng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, ở mọi thời điểm nên việc phòng ngừa bệnh tránh những ảnh hưởng không đáng có đến cuộc sống là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách để phòng bệnh viêm khớp háng bạn có thể tham khảo:  Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, D, K, Beta Carotene, Axit béo Omega - 3,... Đồng thời, hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có hàm lượng muối cao, đồ chiên rán,...  Kết hợp vận động nhẹ nhàng để cơ khớp vùng bẹn luôn được linh hoạt. Tuy nhiên, chỉ tập luyện vừa sức, không nên tập các bài tập nặng và trong thời gian dài.  Kiểm soát tốt cân nặng, tránh thừa cân là điều quan trọng đối với tất cả mọi người. Luôn để tinh thần thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức.  Tập thói quen đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời nếu có.  Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm khớp háng - vấn đề được nhiều quan tâm. Hy vọng có thể giúp mọi người hiểu hơn về bệnh cũng như có cách phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe xương khớp tốt hơn.   Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp là gì? Tổng quan bệnh viêm khớp dạng thấp Viêm khớp gối là gì? Viêm khớp gối có nguy hiểm không Viêm khớp cổ chân – Căn bệnh không hiếm gặp

Viêm Khớp Gối Uống Thuốc Gì? Top 5 Thuốc Trị Viêm Khớp Gối Tốt Nhất 

Thuốc trị viêm khớp gối hiện nay rất đa dạng, mang đến cho người bệnh nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, thực tế không phải loại nào cũng thật sự tốt và cho tác dụng nhanh chóng, an toàn. Bài viết dưới đây tổng hợp TOP 5 loại thuốc điều trị viêm khớp gối được nhiều người dùng đánh giá cao, mời bạn đọc tham khảo.  Điểm mặt TOP 5 thuốc trị viêm khớp gối được người dùng đánh giá cao  Viêm khớp gối uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà chắc hẳn ai đang gặp tình trạng này cũng đều thắc mắc. Thông thường, dựa theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ cũng như nguyên nhân hình thành bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc một vài loại thuốc khác nhau. Dưới đây là những tên thuốc điển hình thường thấy trong các đơn thuốc của người bệnh viêm khớp gối:  Thuốc giảm đau Paracetamol  Đây là loại thuốc giảm đau thông thường, được sử dụng nhiều nhất đối với người bệnh mới bị viêm khớp gối, cơn đau còn nhẹ. Loại thuốc này thường không gây tác dụng phụ và cho khả năng kiểm soát cơn đau, sưng khớp khá hiệu quả. Đồng thời, thuốc cũng có khả năng chống viêm nhẹ.  Paracetamol giúp giảm đau nhanh chóng Liều dùng:  Người lớn: 500 - 1000mg/liều, uống cách nhau 4 - 6 giờ.  Trẻ em: 10 - 15mg/kg/liều. Uống cách nhau 4 - 6 giờ và tối đa 5 liều trong khoảng 24 giờ.  Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc nếu có tiền sử dị ứng  với acetaminophen hoặc paracetamol.  Người bị gan, nghiện rượu, người bị bệnh thận, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không tự ý sử dụng thuốc mà cần được bác sĩ hướng dẫn.  Không nên uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc điều trị viêm khớp gối.  Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)  Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống  viêm. Thuốc có khả năng ức chế COX2, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Hiện có 2 loại thuốc chống viêm không Steroid với liều lượng như sau:  Celecoxib: 200mg chia thành 2 lần uống mỗi ngày.  Meloxicam: 15mg mỗi ngày một lần Etoricoxib: 60 - 90mg dùng 1 lần mỗi ngày.  Thuốc chống chỉ định với các trường hợp dưới đây:  Bệnh nhân bị suy thận, suy gan ở mức độ nặng Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày  Bệnh nhân có bệnh lý chảy máu nhưng không được kiểm soát Phụ nữ sau sinh, đang cho con bú Phụ nữ mang thai ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ.  Một số tác dụng phụ của thuốc trị viêm khớp gối Steroid:  Chóng mặt, ù tai Đầy hơi, rối loạn đường tiêu hóa Đau bụng, buồn nôn  Loét dạ dày, xuất huyết dạ dày Thuốc giảm đau nhóm Opioid Đây là nhóm thuốc giảm đau gây nghiện, được sử dụng làm thuốc điều trị viêm khớp gối khi các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã sử dụng các loại thuốc liều nhẹ nêu trên. Hoặc sử dụng cho đối tượng bệnh nhân đau khớp gối nặng.  Thuốc tác động giảm đau viêm khớp gối thông qua cơ chế ức chế trung ương, làm dịu cảm giác đau nhức ngay từ liều dùng đầu tiên. Tuy nhiên, đúng như tên gọi, nhóm thuốc này khi sử dụng nhiều có thể gây nghiện, đặc biệt là khi dùng Pethidin hoặc Morphin.  Thuốc Opioid làm dịu cơn đau ngay từ liều dùng đầu tiên Liều dùng: Người lớn: Uống hoặc tiêm bắp 50 - 150mg Pethidin/lần.  Trẻ em: Uống hoặc tiêm bắp 1 - 1,8mg Pethidin/kg trọng lượng/lần.  Chống chỉ định:  Bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Người có bệnh gan nặng, suy thận nặng Người bị tổn thương não Người bị bệnh phổi nghẽn mạn tính, suy hô hấp.  Thuốc trị viêm khớp gối Glucocorticoid Thuốc chữa viêm khớp gối Glucocorticoid còn được gọi tắt là Corticoid dạng tiêm. Thuốc có tác dụng giảm phản ứng viêm ở các vị trí khớp, giảm sưng đỏ và giảm cả nguy cơ phát sinh viêm khớp cấp tính. Các loại Corticoid được dùng phổ biến nhất có thể kể đến như Hydrocortison, Prednisolon, Methyprednisolon, Triamcinolon,... Về liều dùng Corticoid, bệnh nhân cần được sự tư vấn của bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, độ tuổi và khả năng đáp ứng của mỗi người sẽ được sử dụng liều lượng khác nhau.  Thuốc hỗ trợ giảm sưng đau, tấy đỏ nhanh chóng Thuốc chống chỉ định với các trường hợp:  Bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường Người cao tuổi, trẻ em  Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú Bệnh nhân bị suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày.  Thuốc chống thấp khớp chữa viêm khớp gối hiệu quả Thuốc chống thấp khớp là một trong những loại thuốc trị viêm khớp gối phổ biến. Nhóm thuốc này có nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như Sulfasalazin, Methotrexate, Hydroxychloroquin…  Thuốc có khả năng ngăn chặn tình trạng viêm tiến triển, bảo vệ mô khớp khỏi những tổn thương. Đồng thời, ức chế hệ miễn dịch.  Thuốc chống thấp khớp chữa viêm khớp gối hiệu quả Liều dùng thuốc chống thấp khớp phụ thuộc vào loại thuốc  cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người. Chống chỉ định:  Người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Người suy thận nặng, rối loạn gan Người bị suy dinh dưỡng Người uống nhiều rượu bia. Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm khớp gối  Để sử dụng thuốc chữa viêm khớp gối hiệu quả và an toàn, người bệnh cần lưu ý những điều sau: Sử dụng đúng thuốc, đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc khi chưa được sự đồng ý.  Khi gặp tác dụng phụ của thuốc như đau bụng, tiêu chảy,... cần liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn.  Nếu sử dụng thuốc trong khoảng 5 - 7 ngày nhưng không thấy kết quả, nên trao đổi lại với bác sĩ để có phương án khác thích hợp hơn.  Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống điều độ và duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao để duy trì chức năng của khớp gối. Đồng thời, tránh vận động mạnh làm ảnh hưởng đến khớp gối.  Với những trường hợp bệnh nặng, nên tìm hiểu và áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn với bác sĩ thay vì chỉ sử dụng thuốc điều trị viêm khớp gối thông thường.  Với những gợi ý về thuốc trị viêm khớp gối nêu trên, hy vọng chúng tôi có thể giúp quý vị tìm ra được loại thuốc phù hợp nhất với mình, nhanh chóng cắt đứt tình trạng đau nhức, quay trở lại cuộc sống thường ngày. Hãy giữ thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán bệnh nhanh chóng và có phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế tối đa trường hợp bệnh diễn biến nặng.   Xem thêm: 7 bài thuốc Nam chữa bệnh viêm khớp hiệu quả Cách chữa viêm khớp gối – Tại nhà và điều trị y khoa Viêm khớp nên ăn gì? 8 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân viêm khớp

Viêm khớp nên ăn gì? 8 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân viêm khớp

Các nghiên cứu cho thấy rằng, trong điều trị viêm khớp, bên cạnh tuân thủ những liệu pháp điều trị thuốc và phẫu thuật, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng cũng như sức khỏe tổng thể của bạn. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân viêm khớp lại chưa ý thức sâu sắc về điều này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa đến cho người đọc hình dung cụ thể nhất về những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng cho người bệnh viêm khớp. Viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi? Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị viêm khớp Mặc dù không có một chế độ ăn nào có thể chữa khỏi hoàn toàn chứng viêm khớp, tuy nhiên, một số loại thực phẩm đã được chứng minh là có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm khớp trong khi các thực phẩm khác lại càng khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc hiểu đúng và xây dựng được một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp bạn tránh bị các cơn đau viêm khớp hành hạ mà còn tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện sức khỏe xương khớp nói chung. Cụ thể, chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện tình trạng viêm khớp thông qua những cách sau: Giảm viêm khớp: có một số loại thực phẩm được biết đến với công dụng giúp giảm phản ứng viêm trong cơ thể. Do đó, khi bổ sung chúng vào khẩu phần ăn, bạn có thể kiểm soát đáng kể các triệu chứng viêm, sưng khớp. Ngăn ngừa tổn thương khớp: chế độ ăn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể “vũ khí” cần thiết để ngăn ngừa các tổn thương thêm cho khớp và tăng cường sức khỏe xương khớp tổng thể, điều này đặc biệt cần thiết cho những người bị thoái hóa khớp. Giảm cholesterol: những bệnh nhân viêm khớp thường có khả năng bị cholesterol trong máu cao, trong khi đó, nghiên cứu cho thấy, cholesterol gây thúc đẩy quá trình oxy hóa trên các tế bào sụn, theo thời gian, các tế bào này không thể tự phục hồi, điều này dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn. Do đó, một chế độ ăn giúp kiểm soát tốt nồng độ cholesterol xấu có thể giúp bạn hạn chế tối đa các tổn thương này. Duy trì cân nặng hợp lý: tình trạng thừa cân sẽ gây thêm áp lực lên các khớp, do đó, việc duy trì cân nặng hợp lý là điều tối quan trọng trong điều trị viêm khớp. Giữ cân bằng việc tập luyện thể thao có thể khó khăn đối với một số bệnh nhân bởi tình trạng sưng, đau, cứng khớp làm giảm khả năng vận động của họ. Khi đó, chế độ dinh dưỡng phù hợp là một cách đơn giản mà không kém phần hiệu quả để giúp bạn duy trì cân nặng lý tưởng. 8 thực phẩm “vàng” cho bệnh nhân viêm khớp Dưới đây là 8 loại thực phẩm được các chuyên gia đề xuất cho chế độ ăn của bệnh nhân viêm khớp. Chúng có thể giúp làm dịu phản ứng viêm, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như sưng, đau khớp và tăng cường miễn dịch. Thêm những thực phẩm đơn giản này vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể tạo ra lợi ích to lớn cho sức khỏe tổng thể của bạn! Các loại cá giàu omega 3 Các loại cá giàu omega-3 là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp Điển hình trong số các chất tự nhiên có tác dụng chống lại phản ứng viêm hiệu quả nhất chính là các axit béo omega 3 – axit béo này có thể tìm thấy trong nhiều loại cá biển, chẳng hạn như cá hồi, cá thu và cá mòi. Omega-3 có thể ức chế tình trạng viêm khớp thông qua cơ chế can thiệp vào hoạt động của các tế bào và các enzyme miễn dịch trong cơ thể. Từ đó, các axit béo này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm khớp từ trong trứng nước trước khi nó bùng phát. Ngoài ra, cá biển cũng là một nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, mà các nghiên cứu đã chứng minh, thiếu hụt vitamin này sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ viêm khớp dạng thấp. Có thể thấy, việc thêm cá biển vào khẩu phần ăn sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả tình trạng viêm khớp theo nhiều cách khác nhau. Các bác sĩ khuyến nghị, bệnh nhân viêm khớp nên ăn các loại cá giàu omega-3 hai lần mỗi tuần để tận dụng tối đa các đặc tính chống viêm có lợi của chúng. Bông cải xanh Bông cải xanh chứa sulforaphane giúp cải thiện tình trạng viêm, sưng khớp Quá trình trao đổi chất trong cơ thể tạo ra các sản phẩm phụ có hại được gọi là các gốc tự do - chúng có liên quan mật thiết đến sự phát triển của triệu chứng viêm, sưng khớp. Trong khi đó, bông cải xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C và K, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do này. Ngoài ra, trong bông cải xanh còn chứa một hợp chất có tác dụng chống viêm tự nhiên gọi là sulforaphane. Các nghiên cứu cho thấy sulforaphane có thể ngăn chặn quá trình viêm và hạn chế tổn thương sụn trong viêm khớp. Ngũ cốc nguyên hạt Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào sụn khớp khỏi bị hư hại Hạt ngũ cốc được cấu tạo bởi ba phần: cám (lớp ngoài giàu dinh dưỡng), mầm (phôi chứa một số vitamin B, khoáng chất, chất béo và protein) và nội nhũ (phần chính của hạt, chủ yếu chứa tinh bột). Ngũ cốc nguyên hạt chứa cả ba phần trong khi ngũ cốc tinh chế đã loại bỏ cám và mầm - nơi tập trung hầu hết các vitamin, khoáng chất và protein. Đó là lý do tại sao các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mọi người sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc đã qua tinh chế kỹ lưỡng. Đối với bệnh nhân viêm khớp, ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, loại thực phẩm này còn mang lại lợi ích kiểm soát tình trạng viêm nhờ thành phần giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào sụn khớp khỏi bị hư hại. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều chất xơ, giúp liên kết với cholesterol xấu và mang chúng ra khỏi cơ thể. Bạn có thể lựa chọn một số loại ngũ cốc nguyên hạt thơm ngon như: gạo lứt, yến mạch nguyên cám, ngô, … Tỏi Hợp chất diallyl disulfide trong tỏi có tác dụng chống viêm mạnh mẽ Không chỉ là một loại gia vị ngon cho nhiều món ăn mặn, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những bệnh nhân viêm khớp ăn tỏi thường xuyên có thể cải thiện tình trạng viêm khớp của họ một cách đáng kể. Điều này là nhờ hợp chất diallyl disulfide có trong tỏi, nó hoạt động như một chất chống viêm nhờ hạn chế tác động của các cytokine gây viêm. Do đó, ăn tỏi thường xuyên có thể giúp bạn kìm hãm phản ứng viêm và thậm chí là ngăn ngừa tổn thương sụn do viêm khớp. Trái cây họ cam quýt Bệnh nhân viêm khớp nên ăn trái cây giàu vitamin C để tăng cường miễn dịch cho cơ thể Một số bệnh nhân viêm khớp tin rằng họ nên tránh xa các loại trái cây họ cam quýt vì chúng có tính axit nên sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm. Tuy nhiên, đây là một niềm tin sai lầm. Trên thực tế, trái cây họ cam quýt như cam, quýt, bưởi rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa - những hợp chất này có thể giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, từ đó, giúp kiểm quá trình viêm. Ngoài ra, những loại trái cây họ cam quýt còn là nguồn cung dồi dào các vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Do đó, tiêu thụ chúng hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu và tăng cường sức đề kháng để chống chọi lại tình trạng viêm. Trà xanh EGCG trong lá trà làm chậm quá trình phá hủy sụn, giúp bảo tồn sụn và xương cho cơ thể Trà xanh là một trong những thức uống được đánh giá cao nhất khi nói đến lợi ích của nó đối với bệnh nhân viêm khớp. Trong trà xanh rất giàu polyphenol – những hợp chất sinh học có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Cụ thể, polyphenol nổi bật trong lá trà tên là epigallocatechin 3-gallate (EGCG), hợp chất này được chứng minh là mạnh hơn gấp 100 lần so với vitamin C và E trong hoạt động chống oxy hóa. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, EGCG trong lá trà giúp làm chậm quá trình phá hủy sụn, từ đó, có thể bảo tồn sụn và xương cho cơ thể. Dầu ô liu Dầu ô liu có khả năng làm giảm tổn thương khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp Tất cả các loại dầu ăn đều là hỗn hợp của hai loại axit béo không bão hòa và bão hòa – chính tỷ lệ của hai loại axit béo này sẽ quyết định xem dầu ăn có lợi cho tình trạng viêm khớp hay không. Cụ thể, loại dầu chứa nhiều chất béo không bão hòa có thể giúp giảm mức LDL cholesterol xấu trong máu, do đó có thể giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa tế bào sụn khớp. Trong các loại dầu tự nhiên giàu chất béo không bão hòa, dầu ô liu là một trong những loại mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất đối với bệnh nhân viêm khớp. Nó chứa các hợp chất sinh học polyphenol oleocanthal, oleuropein, hydroxytyrosol và lignans có khả năng làm giảm tổn thương khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Sữa Sữa là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe xương khớp, tuy nhiên hãy ưu tiên chọn loại sữa ít béo Một số người có thể khuyên bạn phải nên kiêng sữa khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp, tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh sữa có hại cho bệnh nhân viêm khớp. Ngược lại, đây còn là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào – hai chất thiết yếu cho sự chắc khỏe của xương khớp. Nhờ vậy, uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện mật độ xương và tăng cường sức mạnh xương khớp nói chung. Nếu bạn còn băn khoăn không biết bệnh nhân bệnh gút có thể uống sữa được không thì câu trả lời là có thể. Thậm chí sữa còn có thể giúp bạn chống lại sự tiến triển của viêm khớp. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng loại sữa bạn chọn là sữa ít béo để tránh nạp thêm calo và chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm bệnh nhân viêm khớp nên kiêng Trong khi những thực phẩm có đặc tính chống viêm giúp làm giảm các triệu chứng viêm, sưng đau các khớp, một số thực phẩm khác lại có chứa các chất góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng này. Dưới đây là 4 loại đồ ăn, thức uống có hại cho chứng viêm khớp mà bạn cần hạn chế: 4 nhóm thực phẩm bệnh nhân viêm khớp cần hạn chế – Đồ ngọt: đường tinh luyện có thể gây tăng cường giải phóng cytokine – hoạt chất sinh học có thể thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể. Do đó, nếu không muốn các khớp sưng viêm nặng nề hơn, bạn hãy cố gắng tránh xa các món nhiều đường như nước ngọt, bánh ngọt, kẹo, kem. – Chất béo bão hòa: như đã nói ở trên, việc hấp thu nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu và gián tiếp khiến cho tình trạng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn. Những thực phẩm nhiều chất béo bão hòa bao gồm thức ăn nhanh như pizza, thịt gà rán và nhiều loại đồ ăn chiên rán kỹ khác. Ngoài việc góp phần vào phát triển chứng viêm khớp, các thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ béo phì, từ đó cũng gây ảnh hưởng xấu đến các khớp vốn đã suy yếu. – Tinh bột tinh chế: chẳng hạn như bánh mì trắng, gạo trắng và khoai tây chiên sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất các chất oxy hóa - những chất này gây kích thích phản ứng viêm dữ dội trong cơ thể. Tuy nhiên đừng hiểu lầm, bạn không được cắt tinh bột hoàn toàn, thay vào đó, hãy sử dụng nguồn tinh bột có lợi từ ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo cơ thể vẫn được bổ sung dinh dưỡng cần thiết mà không làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp. – Rượu bia: rượu bia có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là chúng làm gia tăng đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn gout. Do đó, bất kỳ ai đang có các vấn đề liên quan đến viêm khớp đều nên tránh xa thứ đồ uống này. Ngoài dinh dưỡng, bệnh nhân viêm khớp cần chú ý điều gì? Dù chứng viêm khớp của bạn như thế nào, bạn cũng có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và vượt qua tình trạng này dễ dàng hơn nếu chú ý kỹ những điều sau: Duy trì cân nặng hợp lý: thừa cân làm tăng áp lực và mức độ đau một cách đáng kể cho các khớp viêm. Do đó, quản lý cân nặng ở mức hợp lý có thể coi là yêu cầu bắt buộc nếu bệnh nhân muốn cải thiện tình trạng viêm khớp của mình nhanh chóng. Cách quản lý cơ thể một cách bền vững và hiệu quả nhất là kết hợp giữa xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và tập luyện thể chất đều đặn. Nói không với thuốc lá: với những người hút thuốc, thuốc lá dường như là một công cụ giúp bạn đối phó với cảm xúc, quên đi cảm giác sưng đau các khớp một cách nhất thời. Tuy nhiên, độc tố trong khói thuốc có thể gây căng thẳng cho các mô liên kết, dẫn đến càng nhiều vấn đề về khớp hơn. Tập luyện các khớp nhẹ nhàng: thực hiện các động tác kéo giãn nhẹ nhàng hàng ngày để các khớp của bạn vận động thường xuyên. Khi tập luyện cũng cần chú ý chọn các bài tập vừa sức và phù hợp với tình trạng viêm khớp hiện tại. Chú ý tư thế vận động: các tư thế đứng, ngồi làm việc không đúng sẽ làm gia tăng áp lực và ảnh hưởng xấu lên các khớp. Do đó, hãy chú ý ngồi, đứng và di chuyển một cách chính xác để vừa có lợi cho khớp, vừa đảm bảo duy trì tính thẩm mỹ cho cơ thể của bạn. Khương Thảo Đan – cứu tinh của bệnh nhân viêm khớp Để cải thiện tình trạng viêm khớp một cách bền vững, hiệu quả, bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân viêm khớp nên sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan. Sản phẩm không chỉ kế thừa bài thuốc cổ phương nổi tiếng Độc hoạt ký sinh thang mà còn kết hợp với thành tựu khoa học hiện đại “chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 từ củ Địa liền” của PGS. TS Lê Minh Hà, trong đó: Hoạt chất KGA1: được chứng minh là có tác dụng giảm đau, chống viêm tương đương Paracetamol và Indomethacin - các hoạt chất tân dược đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm khớp hiện nay. Chưa hết, KGA1 từ củ địa liền sẽ không gây ra các tác dụng phụ trên dạ dày và gan thận như các thuốc tân dược nên bệnh nhân có thể sử dụng để ổn định bệnh lâu dài. Collagen type II không biến tính: đây là một thành phần giúp tái tạo sụn khớp, ngăn ngừa sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa và phục hồi khớp khỏe mạnh. Độc hoạt ký sinh thang: bài thuốc cổ phương kinh điển điều trị các bệnh lý xương khớp này đã được cha ông ta truyền lại bao đời nay nên hiệu quả không cần phải bàn cãi. Sự kết hợp giữa Độc hoạt ký sinh thang với hai hoạt chất hiện đại kể trên sẽ giúp hiệp đồng tác dụng, đem lại tam giác khép kín “Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo và phục hồi sụn khớp thoái hóa” tốt nhất cho người bệnh. Khương Thảo Đan đáp ứng tam giác khép kín “Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo” khớp Người dùng Khương Thảo Đan thường phản hồi rằng họ đạt được hiệu quả cải thiện các triệu chứng sưng, đau, cứng khớp sau chỉ khoảng 2-3 tuần sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, để sụn khớp có thời gian phục hồi và nhận được những lợi ích lâu dài nhất, bạn nên kiên trì dùng đủ liệu trình sản phẩm từ 3-6 tháng. Kết luận Nhìn chung, có một câu châm ngôn luôn đúng “bạn chính là những gì bạn ăn” - nghĩa là những thực phẩm bạn nạp vào có thể có tác động to lớn đến sức khỏe của bạn. Do đó, nếu đang vật lộn với cơn đau do viêm khớp, hãy chọn những thực phẩm có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm đồng thời tránh xa những món ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ để hạn chế tình trạng viêm và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các khớp hồi phục. Để được giải đáp mọi vấn đề còn thắc mắc về bệnh viêm khớp cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe! Tài liệu tham khảo https://suckhoedoisong.vn/12-thuc-pham-tuyet-voi-cho-nguoi-benh-viem-khop-169130466.htm https://health.clevelandclinic.org/top-10-foods-power-ease-arthritis-pain/

7 bài thuốc Nam chữa bệnh viêm khớp hiệu quả

Do viêm khớp là bệnh lý mạn tính nên hầu hết bệnh nhân đều cần phải học cách kiểm soát viêm khớp và chung sống với nó trong suốt phần đời còn lại của họ. Người bệnh viêm khớp thường e ngại việc sử dụng thuốc Tây y lâu dài sẽ dẫn tới nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, khiến cho xu hướng điều trị bằng thuốc Nam với các thảo dược lành tính ngày càng được ưa chuộng. Vậy đâu là bài thuốc Nam chữa bệnh viêm khớp hiệu quả nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 7 bài thuốc Nam chữa bệnh viêm khớp hiệu quả nhất! Ưu điểm của thuốc Nam trong điều trị bệnh viêm khớp Các vị thuốc Nam đều là những dược liệu xuất xứ từ trong nước, rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Thậm chí, bạn có thể tìm thấy nó mọc dại trong vườn hoặc trên những mâm cơm gia đình thân thuộc. Hiếm có ai lại không dùng đến các thảo dược “cây nhà lá vườn” này để chữa bệnh trong đời, nhất là với bệnh mạn tính như viêm khớp thì thuốc Nam càng là một lựa chọn ưa chuộng. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật khi sử dụng thuốc Nam để chữa viêm khớp: Hiệu quả đáng tin cậy Hầu hết các bài thuốc trong y học cổ truyền đều đã được sử dụng từ lâu đời và sàng lọc qua nhiều thế hệ. Do đó, bài thuốc nào thiếu hiệu quả đều sẽ bị đào thải, chỉ có những bài thuốc thật sự đem lại tác dụng điều trị tốt mới được cha ông ta truyền tai và lưu lại cho con cháu sau này. Ít tác dụng phụ Vì các dược liệu đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên tác dụng điều trị tương đối bình hòa. Bên cạnh đó, quá trình thu hái, chế biến và bảo quản lại ưu tiên sự đơn giản, hạn chế sử dụng hóa chất nên những vị thuốc này rất lành tính và hạn chế các tác dụng phụ. Do đó, người bệnh viêm khớp có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không gây độc hại cho cơ thể. Không kháng thuốc Với nền hóa dược phát triển hiện nay, song song với những thành tựu to lớn, thuốc Tây y cũng tồn tại nhiều bất cập, chẳng hạn như vấn đề kháng thuốc – nghĩa là sau một thời gian điều trị người bệnh cảm thấy thuốc giảm hoặc thậm chí không còn tác dụng với họ. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến mọi người có xu hướng quay lại với các bài thuốc Nam bởi các dược liệu này có thể sử dụng lâu dài mà vẫn duy trì được tác dụng chữa bệnh mong muốn. Tăng cường sức khỏe tổng thể Nhiều bài thuốc Nam không chỉ có tác dụng chữa chứng viêm khớp mà còn giúp cân bằng âm dương, điều hòa cơ thể, từ đó, tăng cường sức khỏe một cách toàn diện. Đây cũng là ưu điểm vượt trội của thuốc Nam so với tân dược. Phương châm của y học cổ truyền là “lưu nhân trị bệnh” – nghĩa là trước phải giữ sức khỏe bệnh nhân, sau mới nghĩ tới việc khống chế bệnh, do đó, điều trị bằng thuốc Nam thường đem lại lợi ích lâu dài hơn cho người bệnh. Dược liệu dễ kiếm, tiết kiệm chi phí chữa bệnh Những thảo dược dùng trong các bài thuốc Nam chữa viêm khớp hầu như đều được trồng ở bản địa hoặc không thì cũng rất dễ mua với giá tương đối rẻ. Do đó, nếu điều trị lâu dài, bệnh nhân có thể sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí điều trị. Nên chữa bệnh viêm khớp bằng thuốc Nam khi nào? Thuốc Nam hiệu quả với trường hơp viêm khớp nhẹ, các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng Thuốc Nam thường không cho tác dụng tức thì như thuốc tân dược, cần phải có một thời gian đủ dài để “thuốc ngấm” và phát huy công dụng. Do đó, nếu bạn đang bị viêm khớp dữ dội và muốn thuyên giảm nhanh các triệu chứng thì thuốc Nam có thể chưa phải lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, với những trường hợp muốn điều trị duy trì hoặc với thể bệnh nhẹ, các triệu chứng sưng, đau, viêm khớp chưa quá nghiêm trọng thì thuốc Nam sẽ là liệu pháp phù hợp. Bệnh nhân vừa có thể tránh được các tác dụng không mong muốn trên cơ thể mà vẫn đảm bảo kiểm soát hiệu quả các triệu chứng viêm khớp. Thuốc Nam có thể chữa khỏi bệnh viêm khớp hoàn toàn không? Trước tiên, xin khẳng định rằng, không có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp và thuốc Nam cũng vậy. Tuy nhiên, những bài thuốc Nam này có thể phát huy tác dụng tốt trong việc làm thuyên giảm triệu chứng bệnh như sưng, đau, cứng khớp, hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương khớp, đồng thời, giúp tăng cường khả năng vận động và nâng cao thể trạng của người bệnh. 7 bài thuốc Nam khắc phục bệnh viêm khớp hiệu quả Dưới đây là 7 bài thuốc Nam tiêu biểu với các vị dược liệu phổ biến, lành tính, có thể giúp người bệnh viêm khớp cải thiện sức khỏe rất tốt: Bài thuốc Nam chữa viêm khớp từ Độc hoạt Độc hoạt thường đóng vai trò như một vị chủ dược trong các bài thuốc Nam về xương khớp Dược liệu độc hoạt là tổng hợp thân và rễ của nhiều loài cây độc hoạt khác nhau như hương độc hoạt (Angelica pubescens Maxim), ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Maxim) hay cửu nhãn độc hoạt (Aralia cordata Thunb). Trong các bài thuốc Nam điều trị bệnh lý về khớp, độc hoạt thường đóng vai trò như một vị chủ dược với tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả, điều này đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh. Vị thuốc này cũng được ghi nhận tác dụng điều trị tốt trên các chứng đau liên quan đến xương khớp như: đau lưng, đau khớp… bất kể là đau lâu hay mới đau. Nguyên liệu: độc hoạt 3 - 6g. Thực hiện: sắc uống hoặc ngâm rượu. Kiêng kỵ: người âm hư hỏa vượng không được dùng. Bài thuốc Nam chữa viêm khớp từ Tang ký sinh Tang ký sinh giúp cường kiện cân cốt, chuyên trị đau nhức xương khớp Dược liệu tang ký sinh bao gồm thân và cành mang lá của cây tầm gửi trên cây dâu tằm, tên khoa học Loranthus parasiticus, thuộc họ Loranthaceae. Theo y thư cổ, tang ký sinh có vị đắng, tính bình, quy vào can thận, có tác dụng bổ can thận, trừ phong thấp, cường kiện cân cốt và chuyên trị đau nhức xương khớp do phong thấp. Do đó, ngoài trị chứng đau khớp hiệu quả, vị thuốc này còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp nói chung, rất phù hợp với những bệnh nhân viêm khớp mạn tính. Nguyên liệu: tang ký sinh 8g, độc hoạt 12g, tần giao, tế tân, sinh địa, quy thân, bạch thược, xuyên khung, phòng phong, nhục quế, phục linh, nhân sâm, cam thảo, đỗ trọng, ngưu tất mỗi vị 8g. Thực hiện: Sắc uống. Kiêng kỵ: Người mắt bị kéo màng không được uống. Bài thuốc Nam chữa viêm khớp từ Thổ phục linh Thổ phục linh có tác dụng làm cứng gân, trị phong thấp rất tốt Thổ phục linh còn được gọi là củ khắc, tên khoa học Smilax glabra Roxb., thuộc họ Kim cang (Smilacaceae). Cuốn Nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh có viết, thổ phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng làm cứng gân, trị phong thấp rất tốt. Công dụng chữa viêm khớp của thổ phục linh cũng được giới y học phương Đông ghi nhận rộng rãi, theo cuốn Trung Quốc thường dụng Trung thảo dược thái sắc đổ phổ: “Thổ phục linh có tác dụng trừ thấp. Dùng cho các chứng: chứng cước khí (bàn chân phù nề, đau nhức), chứng gân cốt co rút, nhức mỏi, đau tê”. Nguyên liệu: thổ phục linh 20g, thiên niên kiện 8g, tang chi 10g, lá lốt 8g, cốt toái bổ 10g, hà thủ ô 12g, đinh lăng 12g, trần bì 6g, bạch chỉ 6g. Thực hiện: sắc với 750ml nước đến khi còn 250ml nước thuốc, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn. Lưu ý: cây thổ phục linh dễ bị nhầm lẫn với một số cây khác trong họ Kim cang (Smilacaceae) như: cây khúc khắc (Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim), hoặc các cây kim cang khác: kim cang Trung Quốc, kim cang Campuchia… chúng cũng được dùng để thay thế thổ phục linh nhưng tác dụng trị viêm khớp kém hơn. Bài thuốc Nam chữa viêm khớp từ Ngưu tất Ngưu tất có thể khắc phục đợt cấp của viêm khớp dạng thấp Bên cạnh độc hoạt, ngưu tất cũng là vị thuốc rất quen thuộc trong trong các bài thuốc Nam chữa đau lưng, viêm khớp. Dược liệu ngưu tất là rễ khô của cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume.), thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Ngưu tất có vị đắng, chua, tính bình, quy vào các kinh can, thận với công năng hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Do đó, vị thuốc này đặc biệt hiệu quả với những bệnh nhân đau lưng gối, mỏi gân xương, viêm khớp, ngoài ra, bạn còn có thể dùng ngưu tất trong đợt cấp của viêm khớp dạng thấp. Nguyên liệu: ngưu tất 16g, thổ phục linh 12g, hy thiêm 16g, tỳ giải 12g, ké đầu ngựa 12g, cành dâu 12g, lá lốt 10g, cà gai leo 12g. Thực hiện: cho 3 chén nước sắc đến khi còn lưng chén nước thuốc (khoảng 200ml), chia uống 2 lần sau khi ăn. Kiêng kỵ: phụ nữ có thai hoặc bị băng huyết không được dùng. Bài thuốc Nam chữa viêm khớp từ Hy thiêm Hy thiêm có khả năng kháng viêm và giãn cơ rất tốt Hy thiêm có tên khoa học Siegesbeckia orientalis L, hay dân gian còn gọi là cỏ đĩ, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, ... Từ xa xưa, dược liệu này đã được ứng dụng vào nhiều bài thuốc Nam chữa bệnh viêm khớp. Trong Sách Đồ kinh bản thảo đã ghi chép lại công dụng của Hy thiêm là giúp “trị can thận phong khí, chân tay tê dại, đau trong xương, lưng gối mỏi – kiêm chủ phong thấp sang, cơ nhục tê khó khỏi”. Theo nghiên cứu hiện đại, người ta đã phát hiện ra rằng công dụng chữa viêm khớp của Hy thiêm đến từ thành phần chứa hàm lượng lớn chất darutin thuộc dẫn chất của axit salicylic và các chất đắng daturosid, orientin - các chất này đều có khả năng kháng viêm và giãn cơ rất tốt. Nguyên liệu: cỏ hy thiêm 12g, dây mơ lông 12g, rễ và lá cây mò trắng 16g, ngưu tất 20g. Thực hiện: sắc uống. Kiêng kỵ: không phải phong thấp không nên dùng, người huyết hư cấm uống. Bài thuốc Nam chữa viêm khớp từ Ngải cứu Ngải cứu chứa tinh dầu cineol có tác dụng gây tê nhẹ, giúp làm giảm đau nhức tại khớp viêm Ngải cứu là vị thuốc không mấy xa lạ với người dân Việt Nam, nó còn được xem là cây thuốc quý và được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh. Loài cây này có tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, tác dụng tăng khí huyết, giúp giữ ấm các khớp, trừ phong thấp, giảm đau. Nghiên cứu cho thấy, trong ngải cứu có chứa tinh dầu cineol - thành phần này hoạt động như một chất gây tê nhẹ, giúp làm giảm đau nhức tại khớp viêm. Ngoài ra, trong ngải cứu còn chứa chất đắng absinthin và anabsinthine có đặc tính kháng viêm tự nhiên, khi vào cơ thể, chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng và nóng đỏ khớp do viêm. Lá ngải dễ tìm, chi phí rẻ lại mang lại hiệu quả cao nên được rất nhiều bệnh nhân viêm khớp tin dùng. Một trong những phương pháp chữa viêm khớp với lá ngải được nhiều người áp dụng chính là chườm ngải cứu rang muối. Sự kết hợp giữa muối và ngải cứu sẽ giúp giảm đau khớp, đồng thời đả thông khí huyết, tán phong thấp, cải thiện khả năng vận động của các ổ khớp. Nguyên liệu: ngải cứu tươi, muối hạt. Thực hiện: ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, đem sao chung với muối cho nóng vừa rồi dùng vải bọc lại và chườm vào chỗ khớp bị viêm, đắp thuốc đến khi thuốc hết ấm thì bỏ ra. Bài thuốc Nam chữa viêm khớp từ Lá lốt Alkaloid và tinh dầu trong lá lốt giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khớp Bên cạnh ngải cứu, lá lốt cũng là món rau thân thuộc với mọi người nhưng ít ai biết đây cũng là một vị thuốc chữa viêm khớp vô cùng hiệu quả. Loài thảo dược này có tên khoa học là Piper lolot C. DC thuộc họ Hồ Tiêu (Piperaceae). Theo quan niệm của Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, mùi thơm, vị hơi cay, giúp khắc phục nhiều vấn đề xương khớp, chẳng hạn như chứng đau nhức do thay đổi thời tiết hoặc do viêm. Theo nghiên cứu y học hiện đại, lá lốt chữa bệnh viêm khớp hiệu quả là nhờ thành phần alkaloid và tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau. Vì vậy, người bệnh viêm khớp có thể tin tưởng sử dụng các bài thuốc Nam từ lá lốt, vừa dễ kiếm mà lại tiết kiệm, an toàn. Nguyên liệu: lá lốt, rễ bưởi bung, vòi voi, cỏ xước mỗi vị 30g, thái mỏng, sao vàng. Thực hiện: đem sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Kiêng kỵ: người đang bị táo bón, nhiệt miệng, nóng trong người. Lưu ý khi chữa bệnh viêm khớp bằng thuốc Nam Có thể thấy, để có được một bài thuốc Nam chữa viêm khớp là cả một quá trình kỳ công chuẩn bị. Sai sót nhỏ trong từng bước chuẩn bị nguyên liệu, sắc thuốc hay uống thuốc có thể ảnh hưởng rất lớn tới mức độ phát huy công dụng của thuốc. Vậy dùng thuốc Nam như thế nào mới đạt được hiệu quả tốt nhất? Để thuốc Nam phát huy công dụng tối đa, bạn cần lưu ý đến những điều sau: Lưu ý để sử dụng thuốc Nam chữa viêm khớp hiệu quả nhất ☛ Mua các vị thuốc ở cơ sở uy tín: các bài thuốc Nam được giới thiệu ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý thu hái dược liệu trừ trường hợp bài thuốc từ ngải cứu với nguyên liệu hết sức đơn giản. Bởi Việt Nam có thảm thực vật vô cùng phong phú nên rất dễ để nhầm lẫn dược liệu làm thuốc với một loài cây khác. Khi đó, không những bạn không đạt được hiệu quả điều trị mong muốn và còn có thể gặp phải độc tính. Do đó, hãy cắt thuốc ở những cơ sở khám chữa bệnh uy tín để đảm bảo nguồn nguyên liệu đúng với chất lượng tốt nhất. ☛ Sắc thuốc đúng cách: trước tiên, bạn cần lưu ý đến phương thức sắc thuốc. Thông thường, người bệnh nên sắc thuốc vừa đủ để uống trong ngày. Khi sắc thuốc nên dùng ấm bằng đất nung hoặc sứ, không sử dụng ấm bằng kim loại bởi trong các dược liệu có rất nhiều dược chất hữu cơ dễ bị phân hủy hoặc biến đổi khi gặp kim loại, đôi khi còn có thể gây độc cho sức khỏe người bệnh. ☛ Uống thuốc khi còn ấm: với thuốc sắc, nên uống khi nước thuốc còn ấm bởi khi ấy nhiệt độ của thuốc tương thích với nhiệt độ cơ thể thì thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, đồng thời không gây tình trạng đầy bụng. ☛ Kiên trì dùng thuốc đều đặn: Nam dược chữa bệnh theo nguyên tắc điều hòa âm dương, phải kiên trì, tuyệt đối không thể nóng vội. Bên cạnh đó, ngay cả khi bệnh nhân đã đạt được hiệu quả giảm viêm khớp thì cũng cần tiếp tục duy trì dùng thuốc đến hết toa như chỉ dẫn của thầy thuốc, nếu không công sức trước đó có thể sẽ “đổ sông đổ bể”. ☛ Không tự ý sử dụng thay thế phương pháp điều trị khác: với những trường hợp viêm khớp nặng, cấp tính, những bài thuốc Nam chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế thuốc hay can thiệp ngoại khoa mà bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, khi muốn điều trị kết hợp với thuốc Nam, bạn cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp tương tác bất lợi xảy ra. Khương Thảo Đan - kế thừa tinh hoa thuốc Nam trong điều trị viêm khớp Điểm bất cập của các bài thuốc Nam dân gian chữa viêm khớp là chúng gây tốn kém thời gian, công sức không thực sự phù hợp với người bận rộn. Bên cạnh quá trình chuẩn bị cập rập, nhiều bước thì khi sử dụng, nồng độ hoạt chất không đảm bảo. Thuốc đun sắc không tiện sử dụng như các loại thuốc viên uống, chẳng hạn như riêng bước chườm thuốc cũng có thể tiêu tốn đến 20-30 phút trong ngày. Do đó, xu hướng kết hợp công thức thuốc Nam với công nghệ sản xuất hiện đại nay rất được ưa chuộng. Trong đó, Khương Thảo Đan là sản phẩm nổi bật kết hợp cả thành tựu của y học cổ phương và y học hiện đại, đáp ứng nhu cầu khắc phục bệnh lâu dài, bền vững của bệnh nhân viêm khớp. Khương Thảo Đan kế thừa bài thuốc chữa xương khớp Độc Hoạt Ký Sinh Thang với các thảo dược quý:  Độc hoạt, tang ký sinh, phòng phong, đương quy, hy thiêm, xuyên khung, ngưu tất, thổ phục linh, quế chi, ngoài ra còn bổ sung thêm KGA1 từ Địa liền và Collagen type II không biến tính – hai hoạt chất rất có lợi đối với hệ xương khớp. Cụ thể: Hoạt chất KGA1: cho hiệu quả giảm đau và chống viêm rất tốt mà lại lành tính, an toàn đối với bệnh nhân viêm khớp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở liều điều trị, KGA1 có tác dụng giảm đau và chống viêm tương đương Efferalgan và Indomethacin – hai hoạt chất hóa dược đang được chỉ định phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay. Collagen type II không biến tính: hoạt chất này không chỉ giúp tái tạo sụn khớp mà còn ngăn ngừa sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Collagen type II không biến tính cũng đã được chứng minh là cho hiệu quả gấp đôi Glucosamine + Chondroitin. Nhờ các thành phần kể trên, Khương Thảo Đan tự hào đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín “Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo” trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp mà không đem đến bất kỳ tổn hại sức khỏe nào cho người dùng. Để tối ưu tác dụng của sản phẩm cũng như duy trì lợi ích hồi phục khớp lâu dài, người bệnh nên dùng liên tục đủ liệu trình Khương Thảo Đan từ 3-6 tháng. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Thuốc Nam là một lựa chọn an toàn, hiệu quả với những trường hợp bệnh nhân viêm khớp nhẹ, các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng. Tuy lành tính là vậy nhưng khi muốn sử dụng thuốc Nam, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ để đảm bảo sự kết hợp các liệu pháp điều trị không gây ra tác dụng bất lợi cho sức khỏe. Để được giải đáp mọi vấn đề còn thắc mắc về bệnh viêm khớp cũng như sản phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe! Tài liệu tham khảo https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-doc-hoat-tang-ky-sinh-tri-benh-co-xuong-khop-169140335.htm https://suckhoedoisong.vn/thuoc-nam-chua-dau-khop-169170537.htm https://suckhoedoisong.vn/tri-viem-khop-dang-thap-bang-thuoc-nam-169178357.htm

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...