Thoái hóa cột sống cổ thường xuất hiện ở người già và đang có xu hướng lan rộng trong lớp trẻ do lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Vậy bệnh thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Bệnh thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống cổ xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm giữa các đốt sống bị tổn thương kèm theo nhiều thay đổi khác ở vùng dưới sụn và màng hoạt dịch. Trong thời gian đầu, bệnh diễn biến âm thầm và không có triệu chứng điển hình. Khi bị chèn ép dây thần kinh và tủy sống do sự sai lệch đốt sống, gai xương, thoát vị đĩa đệm, người bệnh bắt đầu cảm thấy đau nhức, tê bì kéo dài, mất dần khả năng vận động.
Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng lão hóa tự nhiên trong cơ thể, tiến triển chậm với phạm vi ảnh hưởng hẹp, thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, cổ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng. Do đó, nếu không có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời, bệnh lý có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như sau:
Thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm là biến chứng thường gặp ở người bị thoái hóa cột sống cổ. Đĩa đệm bao gồm hai phần chính:
Vỏ ngoài hình tròn, cứng, gồm các sợi collagen, xếp đồng tâm bao quanh nhân.
Nhân bên trong là chất hoạt dịch lỏng, hơi nhầy, trong suốt, thành phần chủ yếu là proteoglycan.
Nhiệm vụ chính của đĩa đệm là giảm xóc, phân tán đều lực khi hoạt động. Bên cạnh đó, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các đốt sống và cho phép cơ thể dễ dàng di chuyển theo nhiều hướng.
Khi quá trình thoái hóa diễn ra và kéo dài, đĩa đệm có thể phồng lên, nứt hoặc rách. Phần nhân bên trong bị đẩy ra, chèn ép vào lỗ tủy sống và rễ dây thần kinh. Đây là một trong số những nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau nhức dữ dội vùng cổ gáy, hai vai, cánh tay, lan xuống phần lưng trên, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Thoát vị đĩa đệm là biến chứng thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống cổ.
Gai cột sống cổ
Khi sụn khớp bị thoái hóa, giảm hoặc mất chức năng nâng đỡ, xương mâm đốt sống phải tăng chịu tải, dễ bị bào mòn. Lúc này, quá trình bù đắp tế bào xương rối loạn, diễn ra không đồng đều hoặc quá mức, hình thành nên xương thừa thô, đậm đặc ở rìa các đốt sống.
Khi gai xương phát triển to và chèn ép dây thần kinh, tủy sống, tình trạng đau nhức dữ dội, tê bì kéo dài bắt đầu xảy ra. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, người bệnh có thể mất dần cảm giác hai tay, gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như cầm, nắm…
Đau dây thần kinh chẩm
Thoái hóa cột sống cổ có thể chèn ép vào dây thần kinh chẩm lớn hoặc chẩm nhỏ xuất phát từ đốt sống cổ C2 và C3. Triệu chứng phổ biến là những cơn đau nhức triền miên, thường bắt đầu từ nền hộp sọ, lan sang phía sau hoặc dọc theo phần bên đầu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy đau nhói, đau như điện giật ở một số điểm như: phía trên cổ cao, đằng sau đầu, đằng sau tai.
Hầu hết các cơn đau xuất hiện ở một bên đầu, cũng có trường hợp bị đau ở cả hai bên. Nhiều người bị đau khi cử động cổ, đau hơn khi chải tóc do da đầu trở nên nhạy cảm.
Thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến dây thần kinh chẩm,khiến người bệnh bị đau nửa đầu.
Thiểu năng tuần hoàn não
Thoái hóa cột sống cổ chèn ép dây thần kinh có thể cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Đặc biệt, động tác quay đầu, gập cổ quá mức tác động mạnh vào động mạch đốt sống đối bên ở C1, và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng thiểu năng tuần hoàn não. Lúc này, người bệnh thường cảm thấy đau đầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, giảm thính lực, mất thăng bằng khi di chuyển, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, giảm khả năng tập trung…
Các triệu chứng có thể xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh trằn trọc, khó ngủ hoặc mất ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh có nguy cơ bị xuất huyết não hoặc đột quỵ.
Liệt tay hoặc liệt nửa người
Thoái hóa cột sống cổ chèn ép dây thần kinh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì, châm chích, suy giảm sức lực hai cánh tay, lan xuống bàn tay và đầu các ngón tay. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể bị teo cơ, rối loạn cảm giác, ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, dây thần kinh có nguy cơ bị tê liệt hoàn toàn gây liệt chi trên (liệt tay) hoặc liệt toàn bộ phần thân trên (liệt nửa người).
Ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống
Các triệu chứng đau nhức, tê bì cản trở hoạt động hàng ngày, là nguyên nhân làm giảm hiệu suất công việc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Điều này khiến người bệnh luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, lo lắng, mệt mỏi và mất ngủ, lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, tác động tâm lý này cũng có thể là hệ quả do dây thần kinh bị tổn thương.
Đau nhức, tê bì khiến người bệnh mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và có phương pháp điều trị kịp thời:
Đau nhức dữ dội kéo dài trên 72 giờ xung quanh cổ vai gáy, cánh tay, đau nửa đầu… và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Nghe thấy tiếng xương khớp va chạm khi xoay đầu, ngửa cổ, gập cổ.
Có những vết sưng tấy ở cổ vai gáy.
Người bệnh gặp khó khăn khi cử động cổ vai, cánh tay trong các hoạt động thường ngày.
Một số triệu chứng khác như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm trí nhớ, mất tập trung, nhạy cảm với ánh sáng…
Biện pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ
Điều trị không dùng thuốc
Khi bị thoái hóa cột sống cổ giai đoạn đầu với những cơn đau nhẹ, tần suất thấp, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách:
☛ Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động cổ vai gáy 2 - 3 ngày đầu tiên khi bị đau nhức là phương pháp giúp cơ thể có thời gian tái tạo và phục hồi. Sau đó, bạn bắt đầu vận động trở lại từ mức độ nhẹ và tăng dần theo thời gian. Điều này làm hạn chế các tổn thương vùng cột sống cổ.
☛ Chườm ấm: Người bệnh sử dụng khăn ấm hoặc túi nhiệt massage nhẹ nhàng quanh cổ vai gáy khoảng 15 – 20 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ngày. Phương pháp này kích thích quá trình lưu thông máu và trao đổi chất, xoa dịu cơn đau và triệu chứng tê bì một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể sao nóng một số loại dược liệu như: ngải cứu, lá lốt, gừng tươi…, bọc trong khăn và chườm lên vị trí đau nhức để tăng hiệu quả điều trị.
Lưu ý:
Người bệnh không nên chườm ấm khi vùng cổ vai gáy mới bị chấn thương, còn sưng tấy, viêm nhiễm, đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, giãn tĩnh mạch da…
Không sử dụng trực tiếp nguồn nhiệt lên vị trí chườm để tránh tình trạng bỏng da.
☛ Cải thiện tư thế: Hoạt động sai tư thế là một trong những nguyên nhân chính đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống, làm đốt sống sai lệch, chèn ép vào dây thần kinh. Do đó, trong mọi trường hợp, bệnh nhân cần chú ý giữ cho cột sống thẳng, tránh cong lưng, gù lưng, so vai, đua cổ ra phía trước… Đặc biệt, phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót để ngăn ngừa những tác động xấu lên cột sống.
☛ Luyện tập thể thao: Tùy vào mức độ đau nhức và thể trạng của bản thân, người bệnh áp dụng hình thức luyện tập thể thao khác nhau giúp thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất, giảm đau nhức vùng cổ vai gáy. Bên cạnh đó, tập luyện là phương pháp cải thiện phạm vi hoạt động, tăng cường sức mạnh vai gáy và hai cánh tay. Người bệnh nên hỏi ý kiến chuyên gia để tìm được các bài tập phù hợp như: bài tập giãn cơ, yoga, bơi lội…
Chi tiết: 11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau nhanh chóng
☛ Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cung cấp chất dinh dưỡng giúp sửa chữa nhanh những tổn thương ở cột sống cổ. Ngoài ra, phương pháp này còn kích thích sản sinh endorphin tự nhiên làm giảm đau nhức và cải thiện tâm trạng. Một số hình thức trị liệu được dùng phổ biến nhất hiện nay: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, sóng ngắn trị liệu, siêu âm trị liệu…
Châm cứu giúp lưu thông khí huyết, giải tỏa kinh lạc bị bế tắc, xao dịu đau nhức.
Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc Tây y là phương pháp khắc phục nhanh chóng các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ, người bệnh phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
Người bị thoái hóa cột sống cổ thường dùng một số thuốc Tây dưới đây:
☛ Thuốc giảm đau paracetamol: Thuốc ức chế enzym cyclooxygenase (COX), ngăn cản tổng hợp prostaglandin, giúp giảm đau hiệu quả. Hiện nay, nhiều biệt dược kết hợp paracetamol với những thành phần khác như codein, tramadol, caffeine… phù hợp cho những cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình. Mặc dù paracetamol là thuốc không cần kê đơn, có thể dễ dàng mua tại các nhà thuốc, người bệnh không được lạm dụng trong thời gian dài để tránh nguy cơ suy gan, thận.
☛ Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, meloxicam, piroxicam, indomethacin… là những thuốc thuộc nhóm NSAID thường được dùng phổ biến cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ. Chúng được điều chế dưới nhiều hình thức khác nhau: dạng tiêm, uống, bôi ngoài da. Trong đó, thuốc uống được chỉ định sử dụng nhiều nhất.
☛ Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine, metaxalone, tizanidine… là những thuốc giãn cơ tiêu biểu giúp hạn chế sự căng cứng cơ vùng cổ vai gáy, cải thiện phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt…
☛ Thuốc tiêm steroid ngoài màng cứng: Thuốc được đưa vào khoang ngoài màng cứng, tác động vào rễ thần kinh giúp xoa dịu cơn đau. Phương pháp này hiệu quả trong vài tuần hoặc có thể kéo dài đến vài năm.
☛ Một số loại thuốc khác: Thuốc giảm đau trung ương nhóm opioid, thuốc chống trầm cảm ba vòng…
Chi tiết: ##9127_##
Sử dụng thuốc Đông y
Độc Hoạt Tang Ký Sinh là phương thuốc cổ truyền từ xứ Thiên Kim, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
Bài thuốc gồm 15 vị mang lại nhiều tác dụng khác nhau:
Độc hoạt, tế tân: Tìm phong trừ bỏ chứng tý.
Đỗ trọng, ngưu tất, tang ký sinh: Bổ ích can thận, cường cân tráng cốt.
Quế tâm: Khư hàn chỉ thống ở thận kinh, huyết phận.
Xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa: Hòa doanh, dưỡng huyết theo thuyết "trị phong tiên trị huyết, huyết hành thì phong tự kết".
Tần giao, phòng phong: Khư phong tà, hành cơ biểu, thắng thấp.
Nhân sâm, phục linh, cam thảo: Ích khí phù tý.
Độc Hoạt Tang Ký Sinh chú trọng dưỡng can thận, bổ khí huyết, trừ phong thấp. Từ đó, các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ như đau nhức, tê bì dần được khắc phục. Nhược điểm của bài thuốc này là mất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị. Ngoài ra, người bệnh có thể mua phải những vị thuốc kém chất lượng, lẫn nhiều tạp chất làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Nguyên liệu:
Độc hoạt: 8g
Phòng phong: 8g
Ngưu tất: 8g
Tế tân: 4g
Nhân sâm: 4g
Nhục quế: 4g
Cam thảo: 4g
Xuyên khung: 6g
Tang ký sinh: 12g
Tần giao: 12g
Đương quy 12g
Bạch thược: 12g
Sinh địa: 12g
Đỗ trọng: 12g
Phục linh: 12g
Cách tiến hành:
Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc.
Bước 2: Sắc thuốc và chia nước thành 2 lần uống trong ngày.
Người bị thoái hóa cột sống cổ kiên trì áp dụng bài thuốc đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương án cuối cùng được bác sĩ đề xuất trong một số trường hợp:
Đau nhức dữ dội kéo dài và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Các biện pháp điều trị khác không mang lại tác dụng.
Cột sống cổ bị biến dạng.
Người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như: liệt tay hoặc liệt nửa người, ảnh hưởng đến tuần hoàn, não bộ…
Phẫu thuật là phương án cuối cùng được bác sĩ chỉ định khi bệnh thoái hóa cột sống cổ diễn biến trầm trọng.
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống cổ, ví dụ:
Phẫu thuật cắt bỏ gai xương.
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm.
Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống.
Phẫu thuật cố định cột sống.
Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo.
Viên xương khớp Khương Thảo Đan - Hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là căn bệnh mạn tính tiến triển theo quá trình lão hóa, tăng theo tuổi tác của người bệnh. Với các triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần, thoái hóa cột sống cổ khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều bất tiện. Do đó, người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị giúp giảm đau, kháng viêm trong thời gian dài, không mang lại tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác như khi dùng thuốc Tây y.
Sản phẩm có khả năng đáp ứng những tiêu chí trên, được nhiều bác sĩ và bệnh nhân khuyên dùng là viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold.
Khương Thảo Đan kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Tang Ký Sinh, kết hợp thêm nhiều loại thảo dược tốt cho xương khớp như Thổ phục linh, Hy thiêm. Tác dụng chính là dưỡng can thận, bổ khí huyết, trừ phong thấp, hạn chế các triệu chứng như đau nhức, tê bì khi bị thoái hóa cột sống cổ. Sản phẩm dễ sử dụng, khắc phục được nhược điểm của bài thuốc Độc Hoạt Tang Ký Sinh được nêu trên mà vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả tương đương.
Bên cạnh đó, Khương Thảo Đan còn chứa hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ địa liền. Đây là thành quả 6 năm nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà và các cộng sự tại Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam. Hoạt chất có khả năng chống viêm, giảm đau, vượt trội hơn hẳn những loại thuốc được dùng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Indomethacin…
Một điểm nổi bật khác của sản phẩm là thành phần collagen type II không biến tính giúp phục hồi, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp tổn thương nhanh chóng.
Khương Thảo Đan đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn mà hiệu quả, phù hợp cho các đối tượng:
Người bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
Người bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay…
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
https://www.spine-health.com/conditions/degenerative-disc-disease/cervical-degenerative-disc-disease-symptoms-and-diagnosis
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16912-degenerative-disk-disease
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12768-herniated-disk