Điều trị thoái hóa khớp gối cần uống thuốc gì?

Các thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay bao gồm rất nhiều loại với các công dụng khác nhau, tuy nhiên không ít người đang phân vân không biết nên dùng loại thuốc nào để điều trị bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu một số loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối thường dùng.

Thoái hóa khớp gối khi nào cần dùng thuốc?

Thoái hóa khớp gối có nhiều nguyên nhân nhưng hậu quả chung của mọi lý do đều dẫn đến tình trạng mất cân bằng bằng chức năng sinh học sụn khớp khiến chúng bị bào mòn, hủy hoại. Sụn giữ vai trò quan trọng trong việc bao bọc, bảo vệ xương, khi bị thoái hóa gây ra tình trạng cọ sát giữa hai đầu của xương khớp khiến xương bị tổn thương, thậm chí bị xơ hóa, biến dạng.
thoai-hoa-khop-goi
Thoái hóa khớp gối khi nào cần dùng thuốc?
Thoái hóa khớp gối có nhiều cách điều trị, tùy từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh mỗi cá nhân. Đối với việc dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối nên dùng trong những trường hợp bệnh còn nhẹ, chưa gây tổn thương nhiều, nghiêm trọng đến chức năng khớp. Một vài biểu hiện rõ rệt của thời kỳ này giúp bệnh nhân sớm phát hiện bệnh và sử dụng thuốc kịp thời hiệu quả bao gồm:
  • Xuất hiện những cơn đau khớp gối, cứng khớp khi vận động, đau giảm khi nghỉ ngơi.
  • Sưng đầu gối.
  • Cảm giác hơi nóng trong khớp gối.
  • Xuất hiện tình trạng cứng khớp gối, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức giấc hoặc khi đã ngồi được một lúc.
  • Nghe thấy tiếng kêu lạo xạo khi đầu gối di chuyển.
Người bệnh lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị thoái hóa khớp gối, cần được thăm khám và có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đưa ra các đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
Nếu như thoái hóa khớp gối đã tiến triển nặng gây dính khớp, mất chức năng vận động thì việc dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp sẽ không có hiệu quả cao. Lúc này bệnh nhân cần phải áp dụng phương pháp khác như phẫu thuật ngoại khoa thay khớp gối để phục hồi chức năng vận động.

Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì?

Hiện nay trên thị trường dược phẩm có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị thoái hóa khớp gối. Khi đến các cơ sở y tế thăm khám, các bác sĩ có thể xem xét và kê một số loại thuốc giúp cho quá trình hồi phục khớp gối. Dưới đây là một số nhóm thuốc hay được sử dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối:

Thuốc giảm đau

Cơ chế của các thuốc giảm đau là ức chế enzym COX (tiền chất gây viêm) ở hệ thần kinh trung ương. Từ đó làm giảm khả năng sinh tổng hợp prostaglandin và giúp kiểm soát cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Sụn khớp bị thoái hóa, giảm tiết dịch khiến các cơn đau khớp gối ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, các thuốc giảm đau thường được sử dụng trong những trường hợp này.
giam-dau-paracetamol
Paracetamol, Aspirin... là các thuốc giảm đau hiệu quả do thoái hóa khớp gối gây ra

Một số loại thuốc thường gặp:

Tùy vào tình trạng từng bệnh nhân và chẩn đoán tác nhân gây đau, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau khác nhau. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến hiện nay thường được sử dụng như:
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol, Aspirin... là các thuốc giảm đau thông thường, có thể sử dụng để điều trị giảm đau trong dài ngày.
  • Thuốc giảm đau kê đơn (thuốc opioids): Morphine, Oxycodone, Codeine... thường được dùng để giảm đau mức độ vừa đến nặng, có tính gây nghiện nên cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ khi sử dụng.
  • Thuốc giảm đau dạng bôi: Voltaren Gel được dùng cho bệnh nhân có các cơn đau không đáng kể, chỉ được dùng khi vùng da bao quanh khớp, không có vết thương hở.

Chống chỉ định:

Tuy không có nhiều tác dụng phụ nhưng thuốc giảm đau cũng chống chỉ định cho một số trường hợp sau:
  • Bệnh nhân suy gan nặng.
  • Người thiếu hụt men G6PD.
  • Người có tiền sử thiếu máu nhiều lần.
  • Người có vấn đề về phổi và tim.

Lưu ý:

Vì thuốc được chuyển hóa qua gan nên cần tránh sử dụng rượu bia trong thời gian điều trị.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

NSAID có tác dụng ức chế enzym COX-1 và COX-2, từ đó giảm tổng hợp prostaglandin và cải thiện cơn đau rõ rệt. Ngoài ra, thuốc chống viêm không steroid còn có khả năng ức chế PFG2 và giảm khả năng nhạy cảm của các thụ thể gây đau. NSAID vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp chống viêm nên thường được dùng khi thoái hóa khớp gối đau kèm sưng đỏ và nóng rát ổ khớp.

Một số loại thuốc thường gặp:

Các loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp gối: Piroxicam, Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofen, Etoricoxib…

Chống chỉ định:

Vì NSAID tác dụng không chọn lọc lên cả COX-1 nên thuốc chống chỉ định với nhiều đối tượng, bao gồm:
dau-da-day
Thuốc NSAID chống chỉ định cho người có tiền sử mắc bệnh đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng...
  • Tiền sử xuất huyết tiêu hóa
  • Viêm loét dạ dày - tá tràng
  • Rối loạn đông máu
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối
  • Suy gan vừa và nặng
  • Tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ
  • Suy tim mạn
  • Người chuẩn bị phẫu thuật

Lưu ý:

Vì có nhiều rủi ro nên NSAID chủ yếu được dùng trong điều trị ngắn hạn. Đặc biệt, trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân nên chú ý các biểu hiện bất thường và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Thuốc chống viêm corticoids

Thường sử dụng ngắn hạn trong lúc chờ đợi các thuốc điều trị cơ bản ở trên có hiệu lực hoặc dùng trong điều trị bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển cấp tính. Một số thuốc chống viêm corticoids trên thị trường như: Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone... Tuy nhiên, do thuốc có tác dụng phụ nặng nề trên dạ dày nên chỉ sử dụng trong ngắn ngày. Bác sĩ có thể kê thêm các thuốc bảo vệ dạ dày để ngăn tác dụng phụ này xảy ra.

Thuốc làm chậm quá trình thoái hóa - Glucosamine

Glucosamine vốn là thành phần quan trọng đối với sức khỏe xương và sụn. Theo thời gian, lượng glucosamine trong xương khớp có xu hướng giảm đi đáng kể dẫn đến tình trạng sụn khớp xơ hóa, kém đàn hồi và giảm độ dẻo dai, linh hoạt. Thuốc làm chậm quá trình thoái hóa glucosamine có tác dụng phục hồi sụn và ức chế các enzyme gây thoái hóa xương khớp.
thuoc-glucosamin
Glucosamin là hoạt chất giúp cấu thành nên dịch ổ khớp, phù hợp trong điều trị thoái hóa khớp gối
Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc làm giảm triệu chứng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có thể sử dụng kèm theo chế phẩm chứa glucosamine để phục hồi và tái tạo mô sụn bị xơ hóa, phục hồi xương dưới sụn và cải thiện chức năng vận động.

Chống chỉ định:

Vì được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên (chủ yếu từ xương bò hoặc vỏ hải sản) nên thuốc hầu như không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên không sử dụng glucosamine cho một số nhóm người sau:
  • Người có tiền sử dị ứng hải sản
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Suy gan nặng

Lưu ý:

Glucosamine có hiệu quả chậm nên cần sử dụng trong thời gian dài.

Nhóm thuốc tiêm vào ổ khớp

Ngoài các thuốc đường uống kể trên, nếu tình trạng viêm, thoái hóa khớp gối của bạn đang tiến triển nặng nhanh chóng, gây ra các cơn đau dai dẳng, khó chịu nhiều ngày thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm một số thuốc vào ổ dịch khớp. Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối do các tổn thương sụn khớp hoặc do các men chuyển hóa tạo dịch khớp gặp vấn đề, người bệnh bắt buộc phải bổ sung dịch khớp ngoại sinh bằng đường tiêm các thuốc hyaluronic acid hoặc corticosteroid.
Trong trường hợp tiên lượng xấu hơn, chỉ định phẫu thuật thay khớp gối để phục hồi chức năng xương khớp có thể được các bác sĩ cân nhắc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa thoái hóa khớp gối

Để việc sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối có hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến và chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp sử dụng các thuốc giảm đau không kê toa như paracetamol, bệnh nhân chỉ dùng trong 5 - 7 ngày. Nếu cơn đau không thuyên giảm hẳn, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn loại thuốc phù hợp.
  • Thông báo với bác sĩ đầy đủ chi tiết về tình trạng dị ứng thuốc, thực phẩm và tiền sử bệnh của bản thân để bác sĩ chỉ định liều lượng và loại thuốc phù hợp.
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc và thời gian sử dụng.
  • Theo dõi và thông báo kịp thời với bác sĩ các tác dụng phụ gặp phải trong thời gian dùng thuốc.
  • Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp tập luyện nhẹ nhàng hoặc massage để bảo vệ, giữ gìn và duy trì chức năng của khớp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất và kiểm soát cân nặng bình thường để tránh gây lực ép quá lớn lên khớp gối
  • Luôn giữ một tâm trạng thoải mái, tránh stress bởi tình trạng căng thẳng có thể kích thích dây thần kinh gây viêm và đau nặng hơn.

Cải thiện thoái hóa khớp gối với Khương Thảo Đan

Với sự đa dạng của các loại dược phẩm điều trị thoái hóa khớp gối trên thị trường hiện nay, Khương Thảo Đan luôn tự hào dẫn đầu trong việc cải thiện thoái hóa khớp gối khi có rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng và mang đến hiệu quả rõ rệt.
khuong-thao-dan-tri-thoai-hoa
Cải thiện thoái hóa khớp gối với Khương Thảo Đan
Được viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu với sự tham gia của các giáo sư hàng đầu cả nước trong lĩnh vực xương khớp, Khương Thảo Đan hứa hẹn mang tới các công dụng vượt trội như:
  • Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp và phục hồi sụn khớp.
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.
  • Hỗ trợ giảm đau nhức, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm, đau lan tỏa, thoái hóa khớp gối.
Để có được các tác dụng tốt nhất cho xương khớp, các thành phần của Khương Thảo Đan bao gồm:
  • Tác dụng giảm đau của hoạt chất KGA1 đã được chứng minh bằng phương pháp gây co thắt bằng acid acetic trên chuột. Kết quả trên cho thấy, ở liều điều trị, KGA1 có tác dụng giảm đau tương đương Efferalgan – một tân dược giảm đau đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay.
  • Tác dụng chống viêm của hoạt chất KGA1 được các nhà khoa học chứng minh bằng mô hình gây viêm trên chuột sử dụng carrageenan. Hiệu quả ức chế viêm của KGA1 tương đương chất đối chứng Indomethacin (hoạt chất chống viêm đang được sử dụng rộng rãi cho bệnh lý xương khớp hiện nay).
  • Về Collagen type II không biến tính thì đây là một thành phần nổi tiếng thế giới, hoạt chất giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm và phục hồi thoái hóa khớp. Collagen Type II đã được chứng minh và công bố rộng rãi trên thế giới với hiệu quả gấp đôi Glucosamine + Chondrotin.
Ngoài ra, viên uống Khương Thảo Đan còn chứa rất nhiều dược liệu quý khác có tác dụng giảm đau, hỗ trợ tuần hoàn lưu thông máu và giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp qua bài thuốc cổ phương Độc hoạt Tang ký sinh, bao gồm các dược liệu: Độc hoạt, Tang ký sinh, Phòng phong, Thổ phục linh, Xuyên khung, Ngưu tất, Đương quy, Hy thiêm, Quế chi... Sản phẩm đã được cấp phép cùng chứng minh lâm sàng, kiểm nghiệm an toàn cho tất cả các đối tượng, các thành phần được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên nên hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, giúp hỗ trợ bệnh nhân điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Từ đó giúp bệnh ổn định lâu dài, hạn chế cơn đau tái phát, đem lại giá trị lâu bền. Ngoài ra, với giá cả hợp lý và nhiều chương trình ưu đãi, Khương Thảo Đan sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân điều trị thoái hóa khớp gối. Trên đây là bài viết về các loại thuốc mà người mắc căn bệnh thoái hóa khớp gối có thể tham khảo và áp dụng trong điều trị. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã có thêm thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Tham khảo:
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6315310/
  • https://www.webmd.com/osteoarthritis/ostearthritis-of-the-knee-degenerative-arthritis-of-the-knee
Cập nhật lúc: 27/04/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...