Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Thoái hóa khớp gối xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh đi kèm nhiều triệu chứng và biến chứng phức tạp. Điều này khiến nhiều người lo lắng rằng thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này.
Thông tin cơ bản về thoái hóa khớp gối
Được coi là một trong những khớp lớn của cơ thể, khớp gối đảm nhận chức năng chống đỡ thân trên cơ thể và thực hiện các vận động đi lại cho con người. Bộ phận này dễ bị tổn thương do phải chịu nhiều áp lực thường xuyên hoặc do những chấn thương không mong muốn. Thoái hóa khớp gối là một dạng tổn thương do lão hóa xương khớp gây suy giảm chức năng khớp gối. Theo đó, lớp sụn bao bọc đầu xương bị hư hại, màng hoạt dịch bị viêm… gây ra các triệu chứng:- Đau nhức đầu gối khi vận động, nhất là khi đứng lên ngồi xuống. Cơn đau tăng mạnh khi đi lại, giảm khi nghỉ ngơi.
- Đầu gối sưng, đỏ, xuất hiện cảm giác ấm nóng.
- Cử động nghe tiếng lạo xạo ở đầu gối.
- Tê bì, đôi khi mất cảm giác vùng gối.
- Khớp gối cứng, co duỗi khó khăn.
- Không thể duỗi thẳng chân.
- Mất cảm giác vùng gối và phía dưới đầu gối.
- Mất khả năng đi lại, vận động.
- Teo cơ tứ đầu đùi.
- Lệch khớp, biến dạng khớp.
- Vôi hoá sụn khớp.
- Suy yếu hệ thống dây chằng.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Thoái hoá khớp gối là một bệnh mạn tính xuất hiện ở hầu hết mỗi người. Bệnh liên quan tới quá trình lão hóa xương khớp tự nhiên của cơ thể, do đó không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các can thiệp điều trị bệnh không phải vô nghĩa mà vẫn mang lại nhiều lợi ích. Chuyên gia xương khớp chỉ ra rằng phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời tăng khả năng hồi phục khớp gối tới trên 90%. Không chỉ thế, việc khám chữa bệnh khi thoái hoá ở giai đoạn đầu giúp người bệnh ít chịu nhiều đau đớn, giảm thiểu chi phí điều trị. Bệnh nhân cũng không cần tốn nhiều thời gian, công sức cho quá trình điều trị đồng thời giảm tỷ lệ mắc biến chứng của bệnh xuống mức thấp nhất. Khi thoái hoá khớp gối đã trở nặng, can thiệp y tế mang lợi ích không cao, gây tốn kém cả về thời gian, tiền bạc. Điều trị bệnh ở giai đoạn muộn cũng khiến người bệnh đối diện với nhiều di chứng kèm theo. Do vậy, người bệnh không nên xem nhẹ bệnh, cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để việc chữa trị được thuận lợi.Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách nào?
Như đã nói ở trên, thoái hoá khớp gối tuy khó có thể chữa khỏi hoàn toàn xong điều trị bệnh sớm là điều cần thiết. Khi thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ và biểu hiện của bệnh để có hướng khắc phục cụ thể, thường thấy là:Dùng thuốc
Nguyên tắc điều trị của thoái hóa khớp gối là giảm đau đồng thời phục hồi chức năng khớp gối. Theo đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng hai nhóm thuốc chính là giảm đau và hồi phục khớp gối. Các thuốc được chỉ định bao gồm:- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Tramadol, Aspirin… Những thuốc này mang lại tác dụng giảm đau nhanh, mạnh sau thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không lạm dụng các sản phẩm trên. Sử dụng liều cao và liên tục có thể gây ngộ độc gan, hoại tử tế bào gan.
- Thuốc kháng viêm: Etoricoxia, Meloxicam, Diclofenac, Piroxicam… Chúng ức chế quá trình viêm cũng như các phản ứng viêm diễn ra mạnh mẽ. Theo đó, cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau khớp gối cũng được loại bỏ, người bệnh được thoải mái hơn khi vận động.
- Thuốc phục hồi chức năng khớp gối: Những sản phẩm này bổ sung cho cơ thể các nguyên liệu cần thiết để tái tạo sụn, hồi phục thương tổn và tăng sinh dịch khớp. Qua đó, chúng làm giảm tình trạng cứng khớp, ngăn ngừa lão hoá khớp gối.
Vật lý trị liệu
Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng được yêu cầu phối hợp điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu. Phương pháp này mang lại tác dụng kích thích tăng sinh dịch khớp gối, nhờ đó giúp cử động trơn tru hơn, giảm cứng khớp và hỗ trợ phục hồi thương tổn hiệu quả. Các liệu pháp vật lý trị liệu mang lại tác dụng cao cho người bệnh là siêu âm, hồng ngoại, liệu pháp suối khoáng…Phẫu thuật
Phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng trong điều trị thoái hóa khớp gối. Phương pháp này chỉ được khuyến cáo khi các biện pháp điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu không mang lại tác dụng hoặc khi triệu chứng của bệnh tiến triển bất ngờ. Một số phẫu thuật được chỉ định gồm:- Cắt lọc, bào, rửa khớp.
- Khoan kích thích tạo xương.
- Phẫu thuật thay khớp nhân tạo.
- Cấy ghép tế bào sụn.
Các phương pháp giảm đau khớp gối không dùng thuốc
Ngoài các phương pháp dùng thuốc, bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị triệu chứng đau của bệnh bằng các biện pháp không dùng thuốc. Những biện pháp này vẫn có khả năng giảm đau nhanh, mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu. Các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp dưới đây:Chườm nóng/lạnh
☛ Chườm nóng là liệu pháp nhiệt thích hợp trong điều trị các cơn đau do thoái hoá khớp gối ở giai đoạn nhẹ. Chườm nóng giúp tăng lưu thông máu tới các bộ phận tại đầu gối, giảm đau và cung cấp đủ oxy để hỗ trợ sửa chữa thương tổn. Hướng dẫn chườm nóng:- Làm nóng túi chườm, khăn chườm tới nhiệt độ thích hợp (khoảng 40 - 50ºC).
- Đặt túi chườm lên vị trí đau, chườm và massage nhẹ nhàng.
- Có thể thay túi chườm hoặc làm nóng lại túi nếu nhiệt đã giảm, thông thường nên thay túi sau mỗi 5 phút chườm.
- Thực hiện chườm nóng khoảng 3 - 4 lần/ ngày, mỗi lần 15 - 20 phút để thấy hiệu quả giảm đau đáng kể.
- Không khăn, túi có nhiệt độ quá cao để chườm vì có thể gây bỏng.
- Đồ dùng để chườm nóng nên là những túi mềm, khăn mềm và sạch sẽ.
- Tuyệt đối không chườm nóng ướt và trực tiếp lên vết thương hở.
- Đặt túi chườm, khăn chườm đã làm sạch vào trong nước lạnh nhưng không để bị đóng băng.
- Chườm lạnh lên vùng gối bị sưng đau và các vị trí lân cận.
- Khi chườm lạnh kết hợp với massage gối để tăng hiệu quả điều trị.
- Thực hiện chườm lạnh 4 - 6 giờ/ lần, mỗi lần khoảng 15 - 20 phút.
- Không áp dụng chườm lạnh lên vết thương hở hoặc cho những người nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
- Khi chườm, hạn chế để túi chườm tiếp xúc với da quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh.
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là một trong những cách làm giảm đau do thoái hoá khớp gối đơn giản nhất. Khớp gối bị thoái hoá đồng nghĩa rằng các chức năng của nó bị suy giảm. Vận động, đi lại nhiều tạo nhiều áp lực cho khớp gối, khiến các vết thương trở nặng. Trong khi đó, nghỉ ngơi là hạn chế vận động do đó giảm tối đa tác động tới đầu gối. Các cơ, dây chằng tại gối cũng được nghỉ ngơi, tránh va chạm nên các triệu chứng của bệnh cũng được thuyên giảm.Xoa bóp, massage
Theo y học cổ truyền, người thoái hóa khớp gối có thể sử dụng liệu pháp xoa bóp, massage, bấm huyệt để điều trị bệnh. Chúng mang lại tác dụng tăng tuần hoàn lưu thông, giảm đau nhức, hạn chế sưng viêm và tăng sinh dịch khớp mới. Nhờ đó, bệnh nhân giảm thiểu tình trạng cứng khớp, làm chậm lão hoá khớp, hạn chế bệnh tiến triển nặngCách phòng ngừa thoái hóa khớp gối phát triển nặng
Để hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng, điều tốt nhất là phòng ngừa thoái hóa khớp gối tiến triển nặng. Những biện pháp phòng ngừa tương đối dễ thực hiện xong mang lại nhiều hiệu quả đáng mong đợi.Tập thể dục
Người thoái hoá khớp gối thường bị đau khi đi lại do đó vận động gặp nhiều hạn chế. Các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên kết hợp giữa phác đồ điều trị của bác sĩ với tập thể dục thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp gân cốt được duy trì dẻo dai linh hoạt. Nhờ vậy, khớp gối giảm tình trạng co cứng, dịch khớp được tăng sinh làm trơn khớp và làm chậm quá trình lão hoá.Giữ cân nặng hợp lý
Cân nặng ảnh hưởng lớn tới tình trạng thoái hóa khớp gối do khớp gối nâng đỡ toàn bộ nửa trên cơ thể. Thừa cân, béo phì khiến đầu gối vốn đã suy yếu chịu nhiều gánh nặng, tổn thương từ đó ngày càng nghiêm trọng. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý làm giảm sức nặng lên khớp gối nên ngăn ngừa bệnh trở nặng. Hơn nữa, cân nặng ổn định cũng đảm bảo giữ vững các chức năng sinh lý khác của cơ thể, nâng cao sức khoẻ đồng thời dự phòng nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, huyết áp.Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng góp phần quyết định mức độ tiến triển trong điều trị bệnh. Viện Dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra rằng ăn các thực phẩm giàu Canxi, Sắt, Omega 3… giúp cơ thể thường xuyên được bổ sung dưỡng chất và mang lại nhiều lợi ích cho điều trị bệnh. Chúng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, kháng viêm, tái tạo sụn khớp hiệu quả. Người bệnh cũng cần bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm có khả năng chống lão hóa như vitamin C, beta-caroten… để ngăn ngừa lão hoá. Có như vậy, điều trị thoái hóa khớp gối mới diễn ra thuận lợi, nguy cơ bệnh trở nặng được đẩy lùi. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị thoái hóa khớp gối NÊN ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tốt cho thoái hóa khớp Ngoài ra, người thoái hoá khớp gối cần lưu ý tránh xa những thực phẩm không lành mạnh, bất lợi cho sức khoẻ như: đồ uống chứa cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, nội tạng hay đồ ăn nhiều đường... Những thực phẩm này làm tăng nguy cơ béo phì, gout, ảnh hưởng tới gan và kích thích các phản ứng viêm mạnh mẽ.Khương Thảo Đan - Cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối
Ngày nay, có nhiều sản phẩm xương khớp ra đời với mục tiêu xua tan nỗi lo thoái hoá cho người bệnh. Khương Thảo Đan là một trong những sản phẩm cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối tiêu biểu được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Khương Thảo Đan ra đời dựa trên nghiên cứu khoa học về hoạt chất giảm đau do các bệnh xương khớp. Sản phẩm là sự kết hợp của các vị dược liệu quý, gồm các thành phần: chiết xuất độc hoạt, phòng phong, ngưu tất, KGA1, collagen type II… Trong đó: ✔ KGA1 là hoạt chất thu được từ dịch chiết cây địa liền. Thành phần này có khả năng giảm đau nhanh chỉ sau 1 giờ sử dụng. KGA1 an toàn cho nhiều đối tượng, bao gồm người có vấn đề về gan, thận, dạ dày và không gây nguy hiểm kể cả khi họ dùng liều cao. ✔ Collagen type II là nguyên liệu không thể thiếu cho các hoạt động hình thành, tái tạo sụn khớp. Chất này hỗ trợ tái tạo màng sụn, tăng sinh dịch khớp làm trơn khớp, ngăn ngừa thoái hoá và viêm đa khớp. Từ đó, tổn thương sụn được hồi phục, khớp gối có khả năng vận động linh hoạt trở lại. Bằng việc ứng dụng thông minh vai trò của từng thành phần, Khương Thảo Đan đem lại tác dụng:- Giảm đau.
- Ngừa sưng viêm.
- Chống lão hoá, hồi phục thương tổn.
Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?
Loading...