Cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu hiệu quả, an toàn
Chữa gai cột sống bằng ngải cứu hiện đang là phương pháp điều trị hiệu quả mà an toàn được khá nhiều người bệnh lựa chọn. Cùng tìm hiểu những công dụng và các bài thuốc hiệu quả đang được săn lùng nhiều nhất này ngay bây giờ nhé!
Công dụng của ngải cứu đối với bệnh gai cột sống
Trong dân gian, cây ngải cứu còn được biết đến với một số loại tên gọi khác như là cây ngải điệp, thuốc cứu, quá sú, cỏ linh li,... Loài cây này không chỉ được dùng như một loại thực phẩm để chế biến món ăn mà còn được biết đến là một loại thảo dược chữa bệnh.
Sách Đông Y có viết, ngải cứu có tính ấm, vị đắng hơi cay, mùi hăng, dùng để trị các chứng như cảm cúm, suy nhược cơ thể, đau nhức gân cốt, điều hòa kinh nguyệt, an thần, lợi mật,...
Đối với bệnh gai cột sống, trong ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất giúp làm giảm nhanh các triệu chứng do gai cột sống gây ra. Cụ thể như sau:
– Hoạt chất như cineol, thuyon, tricosanol... có công dụng kháng khuẩn, giãn cơ, góp phần làm tăng sự đàn hồi của dây chằng từ đó cải thiện các vấn đề về xương khớp.
– Các Flavonoid có tác dụng ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của các gốc tự do, làm chậm tiến trình lão hóa. Ngoài ra, nó còn ức chế sản sinh prostaglandin - một chất trung gian của quá trình viêm và nhận cảm đau, từ đó giúp giảm đau, chống viêm do gai cột sống gây ra.
– Polyphenol là một chất chống oxy hóa mạnh, nó cũng làm cản trở hoạt động của các tác nhân xấu gây tổn thương xương khớp. Không chỉ vậy, Polyphenol còn có khả năng cải thiện viêm và cải thiện quá trình lưu thông máu, giúp đưa máu tới nuôi dưỡng các khớp cột sống tốt hơn.
– Chất absinthin có tác dụng giúp giảm đau, mang đến sự thư giãn cho hệ thần kinh, làm giảm đi sự căng thẳng, lo lắng của não bộ, từ đó giảm các cơn đau do gai cột sống gây ra.
Cách chữa gai cột sống cổ, lưng bằng ngải cứu
Bài thuốc đắp
Các bài thuốc đắp từ lá ngải cứu là phương pháp chữa gai cột sống, giảm đau nhức được nhiều người sử dụng nhất. Bởi đây là cách làm đơn giản, ai cũng có thể làm tại nhà mà hiệu quả mang lại vẫn cao.
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài thuốc đắp thông dụng:
☛ Bài thuốc 1. Đắp ngải cứu và lá lốt
Nguyên liệu: Ngải cứu 1 nắm, lá lốt 1 nắm, muối hột vài thìa, 1 miếng vải sạch.
Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu và lá lốt, để ráo rồi cho vào chảo sao cùng muối hột. Sao cho tới khi lá đổi màu là được.
Sử dụng: Bọc hỗn hợp ngải cứu + lá lốt + muối vừa sao vào miếng vải sạch, để tới nhiệt độ thích hợp (không để nguội quá sẽ mất tác dụng, cũng không để nóng quá để tránh bỏng da) thì đắp lên vùng cột sống bị đau, viêm. Kiên trì sử dụng 2-3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả. Nếu không thể tự đắp thì bạn có thể nằm sấp rồi nhờ người thân chườm hộ.
Sở dĩ kết hợp ngải cứu với lá lốt là vì lá lốt cũng tương tự như ngải cứu, trong thành phần của lá này có chứa nhiều alkaloid, tinh dầu và các hoạt chất khác mang lại tác dụng kháng viêm, giảm đau rất hiệu quả. Khi kết hợp với lá lốt, nó sẽ trở thành phương thuốc có hiệu quả cao hơn.
☛ Đọc thêm: Lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp - Đúng hay sai?
Bài thuốc 2. Đắp ngải cứu và giấm
Nguyên liệu: Ngải cứu 1 nắm, giấm nuôi, khăn sạch.
Thực hiện:
- Cách 1: Ngải cứu đem rửa sạch, sao vàng. Trong quá trình sao, hãy thêm một chút giấm rồi sao tới khi lá đổi màu thì dừng.
- Cách 2: Ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho thêm giấm rồi đem đun nóng.
Sử dụng: Bọc hỗn hợp ngải cứu và giấm còn nóng vào khăn sạch rồi chườm dọc theo cột sống. Mỗi ngày chườm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Không nên chườm khi hỗn hợp còn quá nóng, hãy chờ tới độ ấm thích hợp để tránh bỏng da. Nếu không thể tự mình chườm ấm, người bệnh có thể nằm sấp và nhờ người thân chườm hộ.
Bài thuốc 3. Đắp ngải cứu và muối hột
Nguyên liệu: Ngải cứu 1 nắm to, muối hột 1 bát con, 1 miếng vải sạch.
Thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi cho lên bếp sao cùng với muối hột. Sao cho tới khi lá ngải cứu khô, hơi ngả vàng thì bọc vào miếng vải sạch đã chuẩn bị.
Sử dụng: Cầm miếng vải chườm trực tiếp dọc lên cột sống, nhất là vùng bị đau nhức. Thực hiện cho đến khi lá ngải hết hơi nóng thì đem hơ lại rồi chườm tiếp tới khi nguội. Bạn có thể nhờ người thân chườm hộ vì cột sống là vùng khó với tay tới.
Dùng nước uống ngải cứu
☛ Bài thuốc 1. Nước ngải cứu.
Nguyên liệu: Ngải cứu tươi.
Thực hiện: Lấy ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nhuyễn và vắt lấy nước uống (thêm mật ong nếu có).
Sử dụng: Uống 1 cốc/ngày trong 2 tuần liên tục.
☛ Bài thuốc 2. Ngải cứu, chanh và bưởi.
Nguyên liệu: Ngải cứu 200g, vỏ bưởi 2 quả, chanh khô bỏ hạt 1kg, rượu trắng 1 lít, đường phèn 200g.
Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu, chanh, vỏ bưởi rồi sao vàng, phơi nắng trong 1 ngày. Sau đó cho các nguyên liệu này vào bình thủy tinh, thêm đường phèn và rượu vào. Ngâm trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng.
Sử dụng: Mỗi ngày bạn uống 1 cốc rượu ngâm nhỏ (khoảng 5ml) sẽ thấy các triệu chứng đau nhức được cải thiện.
☛ Bài thuốc 3. Ngải cứu và mật ong.
Nguyên liệu: Ngải cứu 300g, vài thìa mật ong nguyên chất.
Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu và ngâm với nước muối để sạch khuẩn. Sau 15 phút ngâm muối thì vớt ra để ráo. Sau đó thái nhỏ lá ngải cứu rồi giã nát, vắt lấy nước cốt.
Sử dụng: Lấy nước cốt ngải cứu cho thêm vài thìa mật ong rồi uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.
Bài thuốc thoa ngoài da
Nguyên liệu: Ngải cứu, giấm nuôi, một mảnh vải mềm.
Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu, để ráo rồi cắt nhỏ, giã nát. Giấm đem đun lửa nhỏ cho nóng.
Sử dụng: Bọc ngải cứu vào khăn sạch rồi nhúng vào giấm đã đun nóng, thoa dọc theo phần cột sống, nhất là vùng bị gai, đau nhức. Kiên trì thực hiện 15 phút mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Lưu ý: Trong quá trình thoa thuốc nên hâm nóng thường xuyên để đạt kết quả tốt nhất.
Chế biến món ăn
Ngoài sử dụng các bài thuốc đắp, thoa hay uống. Người bệnh cũng có thể sử dụng ngải cứu để chế biến thành các món ăn. Việc này vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa được hưởng những lợi ích mà ngải cứu mang lại.
Một số món ăn từ ngải cứu mà bạn có thể tham khảo là:
- Trứng vịt lộn tần ngải cứu
- Trứng rán lá ngải
- Gà tần ngải cứu
- Chân giò hầm ngải cứu
- Canh ngải cứu nấu trứng
- .v.v.
Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa gai cột sống
Ngải cứu cũng như rất nhiều loại thuốc bắt nguồn từ dân gian khác đều có tính an toàn cao, gần như không có tác dụng phụ nhưng đòi hỏi người bệnh phải biết cách dùng thì mới hiệu quả.
Dưới đây là một số lưu ý khi dùng ngải cứu chữa gai cột sống:
- Các bài thuốc phía trên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng thì mới thấy kết quả. Ngoài ra, các bài thuốc từ lá ngải chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh hoặc các phương pháp điều trị khác.
- Các bài thuốc này chỉ phù hợp với người bị gai cột sống có các triệu chứng đau nhức nhẹ. Nếu bạn bị đau nhức dữ dội, hãy đi khám để được tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.
- Khi sử dụng các bài thuốc uống, một số đối tượng cần tìm hiểu kỹ lưỡng và hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế, đó là: phụ nữ đang mang thai, cho con bú, người có tiền sử bệnh về gan, mật,...
- Trong quá trình sử dụng các bài thuốc ở trên, nếu thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để được tư vấn.
- Bệnh nhân nên thay đổi những thói quen có tác hại xấu cho xương khớp, cột sống, như: tránh làm việc, học tập sai tư thế và mang vác những vật nặng quá sức.
- Người bệnh cũng cần phải kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập luyện các bài tập dành cho người bị gai cột sống…
Khương Thảo Đan - Hỗ trợ điều trị gai cột sống từ gốc rễ
Để hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống, đồng thời để thuyên giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do gai cột sống gây ra, bạn nên sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan - Một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
Với thành phần được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng và tỉ lệ, Khương Thảo Đan giúp hỗ trợ khắc phục tận gốc nguyên nhân gây ra gai cột sống. Cụ thể như sau:
– Hoạt chất KGA1. Hoạt chất này chiết xuất từ củ Địa liền Việt Nam, dựa theo công trình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). Để chiết xuất thành công KGA1, PGS. TS. Lê Minh Hà cùng cộng sự đã phải mất tới 6 năm nghiên cứu và thử nghiệm. Song song với đó, đội ngũ nhà khoa học cũng chứng minh được rằng KGA1 có tác dụng mạnh mẽ hơn rất nhiều lần so với cao Địa liền thông thường.
- Ở liều điều trị, KGA1 có tác dụng giảm đau tương đương Efferalgan – một tân dược giảm đau đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay.
- KGA1 cũng ức chế viêm tương đương chất đối chứng Indomethacin (hoạt chất chống viêm đang được sử dụng rộng rãi cho bệnh lý xương khớp hiện nay).
– Collagen type II không biến tính. Đây là collagen có mặt nhiều nhất tại sụn khớp. Theo các công trình nghiên cứu trên thế giới, collagen type II khi được uống vào cơ thể sẽ nhanh chóng đi tới vùng sụn khớp bị tổn thương, sau đó thúc đẩy tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn - là những nguyên nhân gốc rễ gây nên gai cột sống.
– Bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh. Là bài thuốc chữa đau xương khớp rất nổi tiếng mà cha ông để lại. Khi kết hợp với KGA1 và Collagen type II, nó còn đóng vai trò như một bài thuốc dẫn, giúp đưa các hoạt chất này tới đúng vị trí khớp hư hại. Từ đó, giúp các hoạt chất phát huy tối đa tác dụng của mình.
Như vậy, có thể nói, Khương Thảo Đan đã đáp ứng một cách toàn diện và tận gốc trong hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống - một căn bệnh do thoái hóa gây ra. Không chỉ vậy, nhờ thành phần 100% từ dược liệu thiên nhiên, Khương Thảo Đan cũng rất an toàn để sử dụng lâu dài, những người có tiền sử bệnh tiêu hóa, gan thận có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Kết luận
Gai cột sống là một thuật ngữ chỉ các gai xương, cấu trúc trơn nhẵn hình thành trên cột sống trong thời gian dài. Nó xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do thoái hóa. Sử dụng ngải cứu chữa gai cột sống là một trong những phương pháp hiệu quả giúp giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với bệnh ở thể nhẹ và không thể thay thế các phương pháp điều trị y tế chuyên nghiệp. Chính vì thế, khi thấy mình có các dấu hiệu gai cột sống, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới tổng đài 1800.1156 (miễn cước).
Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?