Người mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?

Các thực phẩm dinh dưỡng luôn có những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe chúng ta. Trong căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ, một vài loại thực phẩm có tác động trực tiếp tới cơn đau nhức, cứng cổ, do đó gây khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu về chế độ ăn uống, các thực phẩm cần bổ sung hoặc nên kiêng tránh đối với người mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì.

Vai trò của dinh dưỡng với thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và duy trì chức năng xương khớp, khiến đốt sống bị lão hóa, biến đổi cấu trúc. Nếu chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ sẽ khiến xương khớp càng tổn thương nặng hơn.

vai-tro-cua-dinh-duong
Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong các quá trình điều trị bệnh nói chung và điều trị thoái hóa đốt sống cổ nói riêng, có thể kể đến những lợi ích quan trọng mà chế độ dinh dưỡng tác động tới đốt sống cổ của chúng ta:

  • Có chứa những dưỡng chất giúp tăng cường khả năng tái tạo sụn khớp, cũng như làm giảm cơn đau, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
  • Xương khớp là nơi chịu áp lực lớn, nâng đỡ toàn bộ cơ thể chúng ta. Một thực đơn khoa học sẽ giúp người bệnh duy trì được thể trọng cân đối, xương khớp cũng được giảm bớt sức ép.
  • Ngoài ra, việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp duy trì nền tảng sức khỏe tốt, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Chính vì thế, người bệnh nên kết hợp việc điều trị và điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp, góp phần đẩy nhanh hiệu quả điều trị, phòng tránh các biến chứng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Đối với người mắc thoái hóa đốt sống cổ, ngoài những phương pháp chữa bệnh được bác sĩ đưa ra thì chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Cần bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, đồng thời loại bỏ một số nhóm thực phẩm, thức uống không phù hợp để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra hiệu quả. Dưới đây là các thực phẩm chứa các nhóm chất cần thiết, góp phần thúc đẩy quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ có thể tham khảo:

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên cấu trúc của xương. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, xương trở nên giòn và yếu hơn. Việc bổ sung canxi đầy đủ giúp duy trì sự chắc khỏe của xương cũng như làm chậm quá trình thoái hóa.

bo-sung-canxi-cho-co-the
Thực phẩm chứa nhiều canxi giúp xương khớp chắc khỏe hơn

Các loại thực phẩm giàu canxi người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày như:

  • Hải sản như tôm, cua.
  • Sữa và các sản phẩm sữa như sữa chua, phô mai…
  • Các loại rau lá xanh.
  • Đậu nành và các thức uống từ đậu nành.
  • Thịt, xương ống, sườn sụn động vật.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là dưỡng chất khá quen thuộc trong lĩnh vực làm đẹp. Ngoài ra, bổ sung vitamin A hàng ngày sẽ cung cấp các chất chống oxy hóa, giúp tình trạng lão hóa đốt sống cổ diễn ra chậm hơn, cũng như tăng cường sức đề kháng, tạo nên một thể trạng tốt cho người bệnh.

Các loại thực phẩm giàu vitamin A bao gồm:

  • Thịt bò, thịt bê.
  • Gan gà.
  • Các chế phẩm từ sữa.
  • Trái cây màu cam như: mơ, đào, xoài…
  • Rau củ màu cam như cà rốt, bí đỏ, khoai lang…

Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K kết hợp với canxi có tác dụng thúc đẩy tăng cường mật độ xương, giúp xương luôn chắc khỏe, đốt sống luôn khỏe mạnh. Do đó, những người bị thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung vitamin K vào thực đơn hàng ngày.

Những thực phẩm giàu vitamin K bao gồm:

  • Phomai.
  • Lòng đỏ trứng.
  • Các sản phẩm từ sữa.
  • Các loại rau lá xanh như: rau bina, cải xoăn và bông cải xanh…

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D không tham gia trực tiếp vào việc cấu tạo xương khớp nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự chuyển hóa canxi, bảo vệ xương khớp chắc khỏe. Bổ sung vitamin D còn giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh loãng xương – một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Vì thế, những người mắc thoái hóa đốt sống cổ hay bệnh về xương khớp nên bổ sung vitamin D qua chế độ ăn uống.

bo-sung-vitamin-d
Vitamin D giúp chống loãng xương, giảm tình trạng thoái hóa cột sống cổ

Người bệnh nên bổ sung vitamin D bằng cách ăn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất này như:

  • Lòng đỏ trứng
  • Cá thu, cá hồi, cá ngừ
  • Ngũ cốc

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C rất cần thiết cho sự tổng hợp của collagen và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở cơ, da, xương, mạch máu… Collagen tuy không thể bổ sung bằng chế độ ăn uống (bởi collagen sẽ bị phân hủy ngay tại đường tiêu hóa) nhưng bổ sung vitamin C sẽ giúp tăng cường sự tự tổng hợp collagen của cơ thể. Bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ nếu bổ sung vitamin C đúng cách sẽ giúp tăng sự dẻo dai, linh hoạt của sụn khớp, tăng đàn hồi cơ, gân, dây chằng, đĩa đệm.

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm:

  • Các loại trái cây họ nhà cam như: cam, quýt, bưởi, chanh…
  • Các loại rau họ cải như: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn…
  • Ớt đỏ, ớt xanh.
  • Khoai lang, khoai tây…

Thực phẩm giàu magie

Magie là khoáng chất quan trọng với xương, đặc biệt là với đốt sống. Trong quá trình chuyển hóa chất của cơ thể, magie đóng vai trò giúp cơ thể duy trì khối lượng cơ bắp cùng với mật độ xương. Khi cơ thể bị thiếu magie, mật độ xương giảm làm tăng nguy cơ loãng xương, khiến tình trạng thoái hóa trở nặng hơn.

Magie được chứa nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Ngũ cốc như: gạo lứt, bánh mì nguyên hạt
  • Các loại hạt như: vừng, hướng dương…
  • Các loại hạt đậu như: đậu hà lan, đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh.
  • Các loại rau xanh.
  • Một số loại trái cây như kiwi, bơ, chuối…

Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 là axit béo có tác dụng giảm viêm, giảm đau, hỗ trợ tích cực cho quá trình hồi phục tổn thương do thoái hóa, nâng cao sức khỏe của sụn khớp.

bo-sung-omega-3
Bổ sung Omega-3 giúp giảm tình trạng viêm, đau nhức gây ra bởi thoái hóa đốt sống cổ

Omega-3 có nhiều trong:

  • Các loại hạt như: hạt óc chó, hạt lanh
  • Cá ngừ, cá hồi, tôm.
  • Súp lơ.

Gừng

Trong Đông y từ bao đời nay cũng như theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, gừng chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích tăng cường lưu thông máu, góp phần đưa các dưỡng chất đến nuôi dưỡng, sửa chữa những tổn thương do thoái hóa cột sống cổ gây ra.

Có thể sử dụng gừng trong bữa cơm hàng ngày bằng cách thêm gừng vào khi nấu ăn hoặc uống 2 - 3 tách trà gừng mỗi ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp dùng tinh dầu gừng hoặc rượu gừng xoa bóp đốt sống cổ mỗi ngày để giảm đau hiệu quả.

Thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm tốt cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì người bệnh cũng cần chú ý đến những thực phẩm cần kiêng, hạn chế ăn. Những thực phẩm không tốt cho người bệnh có thể làm tăng thêm triệu chứng đau nhức, xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm và chèn ép dây thần kinh gây tê bì cơ thể. Một số loại thực phẩm người mắc thoái hóa đốt sống cổ nên tránh:

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ chứa nhiều cholesterol – là loại chất béo xấu có trong máu, chúng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, từ đó cản trở lưu thông máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và đẩy nhanh quá trình thoái hóa tự nhiên.

tranh-do-an-nhieu-chat-beo
Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ chứa nhiều chất béo có hại

Ngoài ra, những thực phẩm chế biến sẵn có thể không đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể và có thể chứa chất bảo quản gây hại. Không chỉ người bị thoái hóa đốt sống cổ mà ngay cả người khỏe mạnh cũng không được khuyến khích ăn các thực phẩm này.

Những loại thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ người bệnh nên tránh gồm: khoai tây chiên, gà rán, xúc xích…

Thực phẩm chứa nhiều đường

Đồ ngọt là một trong những nguyên nhân gây tăng cân hàng đầu hiện nay. Tăng cân sẽ làm gia tăng áp lực lên cột sống và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa xương khớp.

Không những thế, ăn nhiều đường còn khiến bệnh nhân có thể mắc bệnh lý nguy hiểm đái tháo đường - cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Do vậy, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng cần hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Nạp quá nhiều lượng muối vào cơ thể làm tăng áp lực thẩm thấu lòng mạch, tăng khả năng thất thoát canxi qua đường nước tiểu nên có thể gây hại cho xương khớp, đặc biệt là khi bị thoái hóa cột sống cổ. Đồng thời, chế độ ăn mặn còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác như béo phì, tăng huyết áp… Do đó, người bệnh nên cắt giảm lượng muối tiêu thụ và tập thói quen ăn nhạt.

tranh-an-nhieu-muoi
Lượng muối ăn vào mỗi ngày ảnh hưởng trực tiếp với bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng như sức khỏe tổng quan

Những thức ăn chứa nhiều muối cần hạn chế như: đồ kho, cá muối, dưa muối, thịt xông khói, các loại mắm…

Tránh sử dụng bia rượu, chất kích thích

Đồ uống có cồn và các chất kích thích sẽ làm cho phản ứng viêm vùng khớp diễn ra nhanh và mạnh hơn, làm tăng quá trình thoái hóa. Việc dùng rượu bia còn khiến cho cơ thể hạn chế khả năng hấp thu các vitamin và khoáng chất cần thiết, làm suy giảm mật độ xương, khiến xương yếu đi.

Đồng thời, nếu người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị nên tuyệt đối không sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích, do sẽ hạn chế tác dụng hoặc làm mất tác dụng của thuốc.

Món ăn tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ

Ngoài việc cung cấp những chất dinh dưỡng cần cho xương khớp, các món ăn nếu biết chế biến đúng cách sẽ giữ lại nhiều nhất dưỡng chất đồng thời giúp người bệnh thấy ngon miệng hơn, cũng như cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Một số món ăn có cách chế biến đơn giản nhưng rất ngon và bổ dưỡng cho người thoái hóa đốt sống cổ:

Canh bí hầm xương

Bí và xương là hai loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của xương khớp. Những thực phẩm này giàu glucosamine và chondroitin - hai dưỡng chất cần thiết cho xương chắc khỏe và giúp tái tạo sụn khớp rất hiệu quả.

canh-bi-ham-xuong
Canh bí hầm xương là món ăn dễ chế biến, thân thuộc trong mỗi gia đình

Nguyên liệu:

  • Xương sụn, xương sườn khoảng 300g
  • Bí xanh 1 quả
  • Hành lá
  • Gia vị

Cách chế biến món ăn:

  • Xương rửa sạch, chặt khúc vừa và đem trần qua với nước sôi để loại bỏ tạp bẩn.
  • Sau đó mang đi ướp với mắm, một chút đường và hành khô.
  • Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch cắt khúc vừa ăn.
  • Cho nồi lên bếp, chờ nồi khô thì cho dầu ăn vào phi thơm hành khô lên và cho xương vào xào qua.
  • Sau đó cho nước vừa ăn vào vào đun hầm trong khoảng 7-10 phút thì cho tiếp bí xanh vào và đun cho bí chín.
  • Cho thêm hành lá và nêm nếm lại gia vị vừa miệng thì tắt bếp.

Món ăn này không quá cầu kỳ, hương vị thơm ngon và phù hợp với bữa cơm nhiều gia đình Việt.

Gà ác hầm thuốc bắc

Thuốc bắc vốn cũng là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ với mong muốn giảm bớt cơn đau, cải thiện xương khớp. Món ăn này tuy hơi cầu kì nhưng lại rất dễ ăn, giúp bổ dưỡng, phục hồi chức năng xương khớp một cách rất tích cực.

ga-ham-thuoc-bac
Gà ác hầm thuốc bắc là món ăn rất bổ dưỡng, cung cấp dưỡng chất cho người mắc thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên liệu:

  • Một con gà ác nhỏ.
  • Gia vị gồm bột nêm, muối tiêu và một thìa mật ong.
  • Gia vị hầm thuốc bắc gồm: nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hạt bạch quả, hoài sơn, sinh địa, 1 quả dừa xiêm, cốm nếp xanh. Các loại thuốc này khá phổ biến, có thể dễ dàng tìm kiếm ở các cửa hàng bán thuốc Đông y.

Cách chế biến món ăn:

  • Sơ chế gà, để tránh gà còn mùi tanh có thể cho một chút gừng và rượu vào xoa sau đó thêm 1 thìa mật ong vào thoa đều cho gà mềm và ngon hơn.
  • Tiếp theo đem ngâm các vị thuốc bắc vào nước cho nở ra rồi rửa sạch lại với nước.
  • Cho gà vào nồi và rải các vị thuốc bắc xung quanh.
  • Cho nước dừa tươi vào ngập gà rồi đem đi đun sôi, sôi thì mở nhỏ lửa cho gà mềm.
  • Khi gà gần chín thì nêm nếm lại gia vị một lần nữa là được.

Đây là món ăn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, không chỉ tốt cho người thoái hóa cột sống cổ nói riêng mà những người đang ốm hoặc mới khỏi ốm cũng có thể ăn để bồi bổ sức khỏe.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Để có một chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần tích cực vào việc điều trị thì người bệnh nên lưu ý một số điểm sau:

  • Lựa chọn những thực phẩm tươi để có thể dung nạp hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất.
  • Luộc hoặc hấp cũng sẽ giữ lại nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm. Đồng thời, luộc hoặc hấp cũng hạn chế được lượng dầu mỡ trong thức ăn.
  • Nên ăn đúng giờ, đủ bữa, không ăn quá no, nếu đói có thể bổ sung thêm sữa chua, các loại hạt chứa nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp vừa nêu trên ở bữa phụ.
  • Thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, không ăn quá nhiều một loại thực phẩm có thể gây mất cân bằng sinh học cơ thể.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Nước thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng hấp thu dưỡng chất tốt cho xương khớp và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, giúp cho việc điều trị bệnh đạt kết quả cao hơn. Có thể dùng xen kẽ nước lọc với các loại nước trái cây, nước ép… để cân bằng dinh dưỡng.

Cần biết không có bất kỳ loại thực phẩm hay chất dinh dưỡng nào có thể chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ, chúng chỉ giúp cải thiện giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và nâng cao sức khỏe của phần xương đốt sống cổ.

Khương Thảo Đan - Giải pháp tối ưu dành cho thoái hóa đốt sống cổ

Dù có vai trò giảm đau nhức và thúc đẩy phần nào quá trình cải thiện xương khớp nhưng các loại thực phẩm trên chỉ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chứ không có tác dụng chữa bệnh. Vì nguyên nhân đó, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với sự tham gia nghiên cứu của các giáo sư hàng đầu cả nước trong lĩnh vực xương khớp đã cho ra đời sản phẩm Khương Thảo Đan - giải pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả.

khuong-thao-dan-thoai-hoa-co
Khương Thảo Đan - Giải pháp cho thoái hóa đốt sống cổ

Khương Thảo Đan bao gồm các thành phần cần thiết cho sự phục hồi sụn khớp kết hợp các thảo dược tự nhiên như: Độc hoạt, Tang ký sinh, Phòng phong, Thổ phục linh, Xuyên khung, Ngưu tất, Đương quy, Hy thiêm, Quế chi... có tác dụng giảm đau, hỗ trợ tuần hoàn lưu thông máu và giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp. Bên cạnh đó là sự kết hợp của bộ đôi hoạt chất:

  • KGA1: có tác dụng chống viêm giảm đau, trong Khương Thảo Đan, KGA1 được chiết xuất 100% từ thảo dược địa liền.
  • Collagen type II: giúp làm dày mạng lưới fibrillar nhằm tăng độ dẻo dai và độ bền của sụn khớp.

Sản phẩm đã được cấp phép cùng chứng minh lâm sàng với các tác dụng vượt trội:

  • Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp và phục hồi sụn khớp.
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
  • Hỗ trợ giảm đau nhức, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm, đau vai gáy, thoái hóa cột sống cổ.
  • Hỗ trợ điều trị tê buồn chân tay do chèn ép dây thần kinh.

Khương Thảo Đan hiện nay trên thị trường dược phẩm được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi đáp ứng trọn vẹn việc hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ, từ đó giúp bệnh ổn định lâu dài, hạn chế cơn đau tái phát, đem lại giá trị lâu bền. Đồng thời, giá cả hợp lý cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn của sản phẩm hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất cho những bệnh nhân điều trị thoái hóa cột sống cổ.

Tham khảo:

  • https://www.sureshotayurveda.com/blog/foods-to-eat-and-avoid-in-cervical-spondylosis/
  • https://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/anti-inflammatory-foods-try-neck-pain
Cập nhật lúc: 27/04/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...