Khô khớp – Bệnh tuổi già nhưng người trẻ đã mắc phải
Khô khớp là chứng bệnh về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Thông thường, người trung tuổi và cao tuổi thường hay mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên. tỉ lệ mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Vậy lý do từ đâu, hãy cùng Khương Thảo Đan tìm hiểu ngay nhé. 1. Tình trạng khô khớp ngày càng trẻ hóa Khô khớp ở người trẻ đáng báo động Khô khớp là tình trạng khớp xương phát ra những âm thanh lạo xạo hoặc lục cục mỗi khi vận động. Một số triệu chứng thường gặp là đau nhức, sưng đỏ, hạn chế vận động… Tùy vào mức độ, người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ hoặc đau bùng phát dữ dội. Trong những năm gần đây, tỉ lệ thanh niên mắc bệnh khô khớp đã được chứng minh rằng tăng lên khoảng 20%. Đặc biệt là ở những đối tượng văn phòng ít hoạt động hoặc những người vận động quá mức. Lý do chính khiến người trẻ bị khô khớp gối chính là: Vận động khớp quá mức trong thời gian dài, đặc biệt là khi vận động trên cùng một khớp sẽ làm dịch tiết không tiết ra kịp, độ trơn của đầu sụn bị ảnh hưởng. Lười vận động, ít vận động cũng làm cấu trúc xương khớp bị yếu đi, kèm theo đó thì chức năng sản sinh ra dịch khớp cũng không còn linh hoạt. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý ở người trẻ làm cho cơ thể bị mất dưỡng chất. Sụn khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ, tiết dịch nuôi sụn giảm dần và khả năng tái tạo tế bào sụn mới bị hạn chế gây ra khô khớp. Bệnh béo phì cũng làm xương khớp người trẻ bị yếu đi. Trung bình thì nếu bạn lên 0,45kg thì khớp gối phải chịu thêm khoảng 1,5kg. Điều này khiến các khớp phải liên tục chịu áp lực lớn, lâu dần gây ra chứng bệnh khô khớp. Chấn thương xương khớp: Một số chấn thương ở vùng xương khớp sẽ làm bề mặt sụn bị mất độ trơn vốn có. Một số chứng bệnh bẩm sinh như viêm đa khớp, viêm khớp, bệnh gout mãn tính… cùng một số dị tật bẩm sinh ở khớp cũng làm dịch khớp giảm thiểu và gây khô khớp ở người trẻ. 2. Phòng ngừa khô khớp như thế nào? Chạy bộ phòng chống bệnh khô khớp Để phòng ngừa khô khớp ở người trẻ thì bạn nên thực hiện các phương pháp sau: Chăm tập luyện thể dục thể thao: tăng tuần hoàn máu, nuôi dưỡng sụn khớp tốt hơn. (Lưu ý không nên tập quá sức để tránh chấn thương). Giữ dáng thẳng trong khi lao động và đi đứng: Tránh các tư thế còng lưng, nằm nghiêng vẹo, chỉ đứng trụ trên 1 chân, đi giày cao gót quá nhiều… Bổ sung những dưỡng chất tốt cho khớp: chondroitin, collagen type 2… (tương ứng với các loại rau củ, thịt gà, động vật giáp xác như tôm, cua,…) để tăng cường quá trình tái tạo mô sụn, tăng cường quá trình sản xuất dịch khớp, giảm thiểu tình trạng khô khớp ở người trẻ tuổi. 3. Chế độ dinh dưỡng cho người bị khô khớp Chế độ dinh dưỡng cho người bị khô khớp (Ảnh minh hoạ) Nếu không may mắc phải chứng bệnh khô khớp thì bạn cũng nên thiết lập lại một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nên bổ sung thêm các vitamin A, B, D… cùng vi chất canxi. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có chất nhớt tự nhiên như đậu bắp, rau đay,... uống nhiều nước và thường xuyên vận động cơ thể nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng khô khớp. Một số loại sữa bạn có thể bổ sung như sữa đậu nành, các loại ngũ cốc, sữa hạt cũng rất tốt cho bệnh tình. Cụ thể hơn về dinh dưỡng và thực đơn, bạn có thể tham khảo danh sách những thực phẩm bổ dưỡng dành cho xương khớp ở bài viết sau: (điều hướng sang bài khô khớp nên ăn gì) Vậy là chúng ta vừa được tìm hiểu thêm về chứng bệnh khô khớp, đặc biệt là khô khớp ở người trẻ tuổi. Hy vọng với các thông tin này bạn sẽ sớm có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.