Cảnh báo sớm: Các dấu hiệu bệnh khớp cần lưu ý

Bệnh khớp là thuật ngữ để chỉ các bệnh hoặc những chấn thương ảnh hưởng đến khớp của con người. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh khớp có thể dẫn đến đau mãn tính và tàn tật. Việc tìm hiểu các triệu chứng và dấu hiệu bệnh khớp giúp chúng ta phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, từ đó đảm bảo chất lượng cuộc sống một cách tốt nhất có thể.

Các loại bệnh khớp thường gặp

Xương có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh khớp
Xương có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh khớp, làm trầm trọng thêm vấn đề của bệnh nhân và ngược lại, bệnh về xương cũng có thể ảnh hưởng tới khớp (Ảnh minh họa)

Khớp được tạo thành từ hai hay nhiều xương nối lại với nhau, nên bệnh về khớp có thể ảnh hưởng đến xương, làm trầm trọng thêm vấn đề của bệnh nhân và ngược lại, bệnh về xương cũng có thể ảnh hưởng tới khớp. Vì thế khi đề cập tới các bệnh về khớp, chúng ta cũng cần đề cập tới các bệnh về xương.

Có hơn 200 loại bệnh xương khớp khác nhau. Dưới đây là một số loại bệnh xương khớp thường gặp.

Các loại bệnh xương

  • Loãng xương. Một trong những vấn đề xương phổ biến nhất. Loãng xương liên quan đến mất mật độ xương, dẫn đến xương yếu và dễ gãy hơn.
  • Bệnh xương chuyển hóa. Là một rối loạn trong xương do thiếu hụt khoáng chất hoặc vitamin (như vitamin D, canxi hoặc phốt pho), do sự bất thường hoạt động tế bào hoặc bất thường chất căn bản, dẫn đến khối lượng và cấu trúc của xương không bình thường. Một số bệnh về xương chuyển hóa thường gặp là: bệnh paget, còi xương thiếu vit D, tạo xương bất toàn, bệnh xương đá,...
  • Gãy xương. Gãy xương là tình trạng cấu trúc xương bị mất tính liên tục, chúng được chia ra làm 4 loại: gãy kín, gãy hở, gãy di lệch, gãy không di lệch.
  • Ung thư xương. Ung thư xương gồm 2 loại là ung thư xương nguyên phát và ung thư xương di căn. Ung thư xương nguyên phát rất hiếm, chiếm chưa tới 1% các loại ung thư được chẩn đoán. Ung thư xương di căn là loại ung thư di căn từ bộ phân khác đến xương, phổ biến hơn, chẳng hạn như khối u di căn từ tuyến tiền liệt hoặc vú tới xương.
  • Vẹo cột sống. Là tình trạng bất thường của cột sống, dẫn đến cột sống hình dạng chữ S hoặc chữ C khi nhìn từ phía sau. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em, nhưng có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.
  • Một số bệnh về xương khác: bệnh dẹt chỏm xương đùi, bệnh loạn sản cơ xương, bệnh viêm tủy xương,.v.v.

Các loại bệnh khớp

Theo hướng nhìn, bên trái: khớp gối khỏe mạnh, bên phải: khớp gối thoái hóa và bắt đầu hình thành gai xương (Ảnh minh họa)
Theo hướng nhìn, bên trái: khớp gối khỏe mạnh, bên phải: khớp gối thoái hóa và bắt đầu hình thành gai xương (Ảnh minh họa)
  • Viêm xương khớp (thoái hóa khớp). Là loại phổ biến nhất. Viêm xương khớp là dạng "hao mòn" tăng theo tuổi, chủ yếu ảnh hưởng tới sụn. Viêm xương khớp chỉ ảnh hưởng tới khớp và không ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng.
  • Viêm khớp dạng thấp. Là dạng viêm khớp phổ biến khác. Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn ảnh hưởng đến niêm mạc khớp. Các tế bào của hệ thống miễn dịch không thuộc về khớp tích lũy ở đó với số lượng lớn. Khi các tế bào miễn dịch tương tác với các tế bào khớp cục bộ, nó gây ra tình trạng viêm ngày càng tăng, dẫn đến sự phá hủy sụn và xương.
  • Thoát vị đĩa đệm. Là tình trạng các nhân nhầy trong đĩa điệm bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường của nó. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì phần nào của cột sống nhưng phổ biến hơn ở lưng dưới (cột sống thắt lưng).
  • Bệnh gút. Thường ảnh hưởng nhiều nhất đến khớp nối ngón chân cái với phần còn lại của bàn chân. Bệnh gút xảy ra khi axit uric dư thừa trong máu tạo thành các tinh thể trong khớp.
  • Viêm burs. Là bệnh liên quan tới việc viêm các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, gọi là bursae, đệm các khớp, gân, cơ và xương xung quanh. Viêm burs được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, như: tập thể dục bất thường khớp, nhiễm trùng khớp, chấn thương khớp, sử dụng khớp kéo dài,...
  • Một số bệnh về khớp khác: viêm cột sống dính khớp, bệnh lupus, viêm khớp tuổi thiếu niên, xuất huyết khớp, viêm khớp vẩy nến, trật khớp, các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu hay chlamydia cũng có thể gây đau khớp,...

Dấu hiệu bệnh khớp

Đau nhức xương khớp là triệu chứng thường thấy của hơn 200 bệnh xương khớp khác nhau (Ảnh minh họa)
Đau nhức xương khớp là triệu chứng thường thấy của hơn 200 bệnh xương khớp khác nhau (Ảnh minh họa)

Các dấu hiệu và triệu chứng đau khớp thường gặp là:

  • Cứng khớp
  • Đau khớp
  • Hạn chế vận động của khớp
  • Giảm chức năng khớp
  • Biến dạng khớp
  • Các vết sưng trên khớp ngón tay nhỏ
  • Mềm, ấm, sưng đau cả cổ tay, bàn tay và đốt ngón tay
  • Viêm quanh các khớp
  • Cứng khớp buổi sáng kéo dài
  • Mệt mỏi và có các triệu chứng toàn thân
  • Đau xương khi nghỉ ngơi
  • Đau xương hoặc khớp khi hoạt động
  • Dần dần mất chiều cao hoặc có tư thế khom lưng
  • Đau lưng không rõ nguyên nhân
  • Một vai hoặc hông cao hơn so với bên kia
  • Chênh lệch chiều dài chân
  • Lạo xạo khi cử động các khớp
  • Bị sốt nhưng không có dấu hiệu khác của bệnh cúm
  • .v.v.

Biến chứng triệu chứng:

  • Suy giảm chất lượng cuộc sống. Xương khớp là một bệnh xấu dần theo thời gian, thường dẫn đến đau mãn tính. Vì thế, các triệu chứng đau khớp có thể làm cho việc sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn hơn.
  • Trầm cảm và rối loạn giấc ngủ có thể là kết quả của sự đau đớn và khuyết tật về xương khớp.

Lưu ý: Các triệu chứng trên không phải triệu chứng của cùng một bệnh về xương khớp, nó là triệu chứng của nhiều bệnh xương khớp khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện mà bạn gặp phải, bạn có thể sẽ có thêm nhiều triệu chứng đặc trưng khác của bệnh ấy nữa.

Nên làm gì nếu gặp triệu chứng đau khớp

Nếu gặp các triệu chứng đau khớp, bạn nên:

  • Lập tức cấp cứu nếu đau khớp xảy ra sau chấn thương, các khớp bị biến dạng, sưng khớp xảy ra đột ngột, các khớp hoàn toàn bất động, bạn bị đau nghiêm trọng.
  • Lên lịch hẹn với bác sĩ nếu có các triệu chứng kéo dài từ 3 ngày trở lên.

Trước khi gặp bác sĩ

Theo dõi và ghi chép lại các triệu chứng đau nhức xương khớp của bản thân trước khi gặp bác sĩ (Ảnh minh họa)
Theo dõi và ghi chép lại các triệu chứng đau nhức xương khớp của bản thân trước khi gặp bác sĩ (Ảnh minh họa)

Trước khi đi khám, bạn nên theo dõi các triệu chứng trong vài ngày đến một tuần. Hãy ghi chép lại các vấn đề sau và đưa cho bác sĩ:

  • Khớp nào bị đau, sưng hay cứng;
  • Chúng bắt đầu khởi phát đau khi nào;
  • Thời gian trong ngày bạn gặp cơn đau;
  • Sự khó chịu diễn ra trong bao lâu;
  • Cảm giác cơn đau thế nào;
  • Việc làm nào giúp giảm các triệu chứng hoặc làm các triệu chứng tồi tệ hơn (ví dụ khi bạn di chuyển, nghỉ ngơi, hoạt động thể chất,...)
  • Bạn đã làm những gì để tự điều trị và hiệu quả của những phương pháp đó.

Đồng thời, hãy lưu ý thêm các triệu chứng khác, ngay cả khi chúng có vẻ không liên quan, chẳng hạn như mệt mỏi hay phát ban. Nếu bạn bị sốt cùng với các triệu chứng đau khớp, bạn có thể cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Liên hệ với một người mà bạn tin tưởng hoặc người thân để cùng bạn tới gặp bác sĩ. Ngoài giá trị cảm xúc khi có ai đó bên mình, họ còn có thể nhắc nhở bạn về những điểm cần nêu hoặc những câu hỏi mà bạn có thể đã quên. Họ cũng có thể giúp bạn nhớ thông tin quan trọng do bác sĩ cung cấp như tên thuốc, liều lượng và thông tin theo dõi.

Khi thăm khám

Tuân thủ yêu cầu của bác sĩ trong quá trình thăm khám (Ảnh minh họa)
Tuân thủ yêu cầu của bác sĩ trong quá trình thăm khám (Ảnh minh họa)

Đầu tiên bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về triệu chứng đau khớp và lịch sử y tế của bạn. Việc làm này giúp bác sĩ tìm ra gợi ý về nguyên nhân gây đau khớp của bạn.

Sau đó bác sĩ sẽ làm một bài kiểm tra thể chất để xác định xem cấu trúc nào gây đau và tìm kiếm viêm. Họ sẽ kiểm tra tất cả các khớp xem khớp có bị sưng, đỏ, ấm hay có tiếng lạo xạo khi di chuyển không; phạm vi di chuyển của các khớp; kiểm tra xem có vết loét hay viêm tại mắt, mũi, miệng và vùng sinh dục không; kiểm tra phát ban da; kiểm tra các hạch bạch huyết; có thể kiếm tra thêm chức năng của hệ thần kinh.

Cùng với đó, bác sĩ có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm kiểm tra khác nếu thấy cần thiết, gồm:

  • X-quang xương. Được sử dụng để phát hiện hoặc loại trừ các vấn đề, như: gãy xương, dấu hiệu hao mòn, vị trí bất thường của xương hoặc viêm xương.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Cho phép hình ảnh X-quang chính xác hơn. Được sử dụng để kiểm tra những thay đổi trong xương không thể nhìn thấy hoặc chỉ nhìn thấy rất kém khi X-quang thông thường.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Được sử dụng để kiểm tra các vấn đề về đầu gối, vai hoặc cột sống. MRI có thể cho thấy các dấu hiệu hao mòn, chấn thương dây chằng và sụn, viêm trong xương.
  • Xét nghiệm mật độ xương. Được sử dụng để xem bạn có bị loãng xương hay không và nguy cơ gãy xương cao như thế nào.
  • Xạ hình xương. Được tiến hành nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn có những chuyển hóa trong xương, chẳng hạn như có một khối u phát triển trong xương hoặc viêm trong xương.
  • Sinh thiết xương và sinh thiết tủy xương. Sinh thiết xương được thực hiện để kiểm tra những khối u, viêm và các vấn đề về cấu trúc xương. Sinh thiết tủy xương có thể được xem xét ở những người được cho là có vấn đề với việc sản xuất máu.
  • Xét nghiệm máu. Là một phương pháp khác được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh xương.

Các câu hỏi về dấu hiệu đau khớp và bệnh của bản thân

Hãy tận dụng tối đa mỗi lần thăm khám (Ảnh minh họa)
Hãy tận dụng tối đa mỗi lần thăm khám (Ảnh minh họa)

Thời gian của bạn với bác sĩ có thể bị hạn chế, vì thế hãy tận dụng tối đa mỗi lần thăm khám của bạn.

Bạn CẦN trả lời mọi câu hỏi của bác sĩ càng chính xác càng tốt, ngay cả khi bạn cảm thấy không thoải mái với chủ đề này. Bất cứ điều gì bạn nói với bác sĩ đều có thể giúp việc chẩn đoán chính xác hơn và điều trị hiệu quả hơn.

Bạn NÊN hỏi mọi câu hỏi mà bạn cần và chắc chắn hiểu mỗi câu trả lời của bác sĩ. Hãy yêu cầu bác sĩ giải đáp nếu bạn không hiểu và ghi chép lại nếu thấy cần thiết. Bạn nên chuẩn bị chuẩn bị trước một số câu hỏi, chẳng hạn như:

  • Vấn đề của tôi là gì?
  • Tôi phải làm các xét nghiệm nào?
  • Phương pháp điều trị nào có thể làm dịu cơn đau này?
  • Tôi nên làm gì ở nhà?
  • Phương pháp điều trị này có tác dụng phụ nào không?
  • Những người sử dụng phương pháp điều trị này có mang lại kết quả khả quan không?
  • .v.v.

Kết luận

Các bệnh về khớp là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, nhưng cũng có thể gặp cả ở những người trẻ tuổi. Nhận biết đau khớp rất quan trọng vì nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra tàn tật vĩnh viễn.

Vì thế, nếu gặp bất kì dấu hiệu bệnh khớp nào, bạn nên theo dõi và sớm lên lịch hẹn với bác sĩ.

Để được tư vấn về các bệnh xương khớp, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết này hoặc gọi tới số điện thoại 1800 1156 (miễn phí cước gọi).

Cập nhật lúc: 27/04/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...