Viêm vai gáy như thế nào? viêm vai gáy uống thuốc gì?
Viêm vai gáy là tình trạng đau nhức ở vùng gáy và bả vai. Điều này khiến người bệnh bị suy giảm khả năng cử động ở vùng cổ và cánh tay. Nếu như bệnh lý không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe hệ xương khớp. Vậy viêm vai gáy như thế nào và uống thuốc gì tốt? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết bên dưới đây.
🟢 Viêm vai gáy là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm vai gáy thường xảy ra khi các nhóm cơ, xương khớp tại vai và gáy bị viêm, kèm theo đó là cảm giác đau nhức rất khó chịu. Thực tế, biểu hiện chính của bệnh là gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh chứ không làm ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu như không kịp thời phát hiện và can thiệp điều trị, có nhiều biến chứng khác nhau có thể xuất hiện. Cụ thể như:
- Bệnh viêm vai gáy gây suy giảm chức năng vận động: Vùng viêm gây đau nhức sẽ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong hoạt động xoay cổ, nghiêng đầu,... Để lâu dần, vùng vai gáy có thể bị tê liệt tạm thời, mất cảm giác.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Các đốt sống cổ dần bị mài mòn do hiện tượng đau nhức vai gáy kéo dài. Nếu để hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ xảy ra, gần như không thể điều trị mà chỉ có thể duy trì và ngăn chặn tiến triển của bệnh.
- Biến dạng cột sống: Viêm vai gáy nặng nhất sẽ gây ra những tổn thương, đau nhức lan ra vùng cột sống, gây cong vẹo, biến dạng. Người bệnh lúc này gần như không hoạt động được bình thường mà cần sự hỗ trợ từ bên ngoài.
- …
🟢 Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm vai gáy
Vùng vai gáy phải vận động mỗi ngày nên việc bị tổn thương là rất dễ xảy ra và gây viêm. Thông thường, vai gáy bị viêm sẽ xuất phát chủ yếu từ những nguyên nhân dưới đây:
- Thoái hóa đốt sống cổ: Người cao tuổi thường bị thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến bào mòn và làm cho vai gáy bị chèn ép, gây viêm. Tình trạng này thường gây đau nhiều hơn vào ban đêm.
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Nhân nhầy trong khớp bị tràn ra ngoài khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh ở vai gáy, tạo ổ viêm tại vùng này. Các cơn đau thường kéo dài và lan rộng ra những bộ phận khác.
- Chấn thương: Trong quá trình vận động thường ngày, mọi người có thể bị chấn thương vùng bả vai bất cứ lúc nào. Nếu khi chấn thương không được điều trị kịp thời rất dễ bị viêm nhiễm, đau nhức.
- Sinh hoạt không khoa học: Những thói quen hàng ngày không khoa học và điều độ như làm việc không đúng tư thế, mang vác nhiều đồ nặng,... cũng có thể là nguyên nhân làm tổn thương vai gáy và gây viêm.
Việc xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng viêm vai gáy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua căn nguyên, việc tìm ra giải pháp điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn, nâng cao hiệu quả hơn.
🟢 Triệu chứng viêm vai gáy là gì?
Không giống như những bệnh lý khác của xương khớp, triệu chứng viêm vai gáy thường rất rõ ràng và dễ để nhận biết. Nếu bạn đang gặp một trong những dấu hiệu dưới đây, có thể khớp vai gáy của bạn đang bị viêm:
- Có cảm giác đau nhức: Cơn đau sẽ xuất hiện theo các mức độ khác nhau, từ nhẹ tới nặng. Phạm vi đau có thể lan rộng từ vai gáy sang các cánh tay, thậm chí là cả lưng.
- Cử động khó khăn: Các hoạt động liên quan đến cánh tay, cổ đều trở nên khó khăn vì cơn đau.
- Teo cơ: Khớp vai gáy khi bị viêm có thể bị co rút và teo nhỏ lại hơn so với bình thường.
- Tê bì: Đây là cảm giác khá phổ biến khi bệnh tiến triển lên mức độ nặng hơn, cánh tay thường trong trạng thái tê râm ran.
- Nóng rát, sưng đỏ: Có vùng da tại vai gáy bị sưng nhẹ, đỏ hơn so với bình thường. Thỉnh thoảng có thể thấy nóng rát, khó chịu.
Không ít trường hợp chủ quan mà bỏ qua giai đoạn đầu của bệnh, coi đó chỉ là cảm giác đau nhức thông thường. Chính vì vậy, mọi người thường chỉ phát giác bệnh khi đã tiến triển lên giai đoạn cao hơn, khi cơn đau rõ ràng hơn. Điều này có thể khiến cho quá trình điều trị sau này gặp nhiều khó khăn và dễ xuất hiện các biến chứng hơn.
🟢 Viêm vai gáy uống thuốc gì?
Viêm vai gáy uống thuốc gì là câu hỏi mà có lẽ bất cứ người bệnh nào cũng đặt ra và mong muốn tìm được câu trả lời. Mọi người có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc phổ biến dưới đây:
🔸 Thuốc Tây điều trị viêm vai gáy
Với ưu điểm cho hiệu quả nhanh chóng, giảm đau nhức tức thời, thuốc Tây đang có xu hướng được nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ, người bệnh cần sử dụng đúng liều và tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong đơn thuốc của người viêm vai gáy thường có:
- Thuốc giảm đau thông thường: Những thuốc như paracetamol là phổ biến hàng đầu, có tác dụng giảm đau nhanh, hiệu quả.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin,... là thuốc giảm đau thần kinh có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức ở vùng viêm vai gáy rất tốt.
- Thuốc giãn cơ: Các thuốc này giúp giãn cơ, khắc phục tình trạng co và teo cơ. Thuốc thường được dùng gồm có Eperisone, Tolperisone,...
- Thuốc bổ, vitamin: Các loại này có tác dụng phục hồi và tái tạo lại tế bào thần kinh, cải thiện triệu chứng viêm vai gáy và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
Nếu trong quá trình dùng thuốc viêm vai gáy của Tây y có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bệnh nhân cần thông tin tới bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời. Việc tăng giảm liều lượng và thay đổi thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ là điều cấm kỵ, tuyệt đối không nên.
🔸 Thuốc viêm vai gáy của Đông y
Dưới góc nhìn của Đông y, bệnh viêm vai gáy xuất hiện do hàn, thấp, phong xâm nhập vào cơ thể làm chính khí bị tổn thương, kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết không lưu thông được dẫn tới đau nhức. Mục tiêu của thuốc Đông y khi điều trị bệnh là bồi bổ khí huyết, nâng cao chính khí.
Để điều trị hiệu quả nhất, các thầy thuốc Đông y sẽ kê thuốc theo đúng tình trạng bệnh nhân đang gặp phải. Cụ thể:
- Bài thuốc Đông y thể thấp nhiệt: Cần chuẩn bị Sinh địa, Nga truật, Cỏ xước, Tỳ giải, Huyền sâm, Rễ cây xấu hổ, Ý dĩ, Hy thiêm, Kim ngân hoa. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc lên để uống.
- Bài thuốc thể phong hàn: Chuẩn bị Quế chi, Thương truật, Ý dĩ, Can khương, Xuyên khung, Phục linh, Cam thảo để sắc với khoảng 6 bát nước, cô cạn đến khi còn khoảng một nửa lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Thuốc sắc xong sử dụng uống hết trong ngày.
- Bài thuốc thể huyết ứ: Nguyên liệu gồm có KHương hoạt, Phòng phong, Độc hoạt, Đương quy, Ngũ gia bì, Ngưu tất, Tục đoạn, Đỗ trọng, Chỉ xác, Kinh giới, Thanh bì và Hồng hoa. Mang toàn bộ đi sắc nước và uống trong ngày, nên hâm nóng trước khi uống.
Thuốc đông y trị viêm vai gáy thường cho tác dụng chậm hơn nhưng lại có độ an toàn cao hơn và mang tính bền vững hơn. Vì vậy, khi lựa chọn thuốc viêm vai gáy này, mọi người cần chuẩn bị tâm lý kiên trì dùng.
Ngoài việc dùng thuốc điều trị, bệnh nhân nên kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,... để hỗ trợ đẩy máu lưu thông, giảm đau nhức nhanh chóng.
🟢 Phòng ngừa viêm vai gáy như thế nào hiệu quả?
Viêm vai gáy dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Vì vậy, việc chủ động biện pháp phòng ngừa giúp mọi người ngăn chặn được bệnh lý này, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số cách phòng ngừa được chuyên gia khuyên áp dụng:
- Không tắm nước lạnh vào ban đêm, không nằm điều hòa quá lạnh và giữ ấm khi thời tiết thay đổi.
- Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết đối với xương khớp.
- Nếu có bệnh lý xương khớp nào, cần tiến hành điều trị triệt để, tránh biến chứng xuất hiện.
- Hạn chế gập người quá lâu, để vùng vai gáy được nghỉ ngơi.
- Tuyệt đối không lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong thời gian dài nếu bạn đang bị bệnh.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về bệnh viêm vai gáy. Mọi người tuyệt đối không được xem thường bệnh mà cần có phương hướng điều trị ngay khi phát hiện bệnh.
Xem thêm:
Bài viết liên quan