Đau xương khớp

Đau Đầu Gối Trái Là Bệnh Gì? Đau Đầu Gối Trái Không Sưng

Đau đầu gối trái là một trong những triệu chứng cho thấy bạn đang mắc bệnh lý về xương khớp. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Vậy thực tế, biểu hiện đau khớp gối trái là bệnh gì và nguyên nhân do đâu? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.  💠 Đau đầu gối trái là bệnh gì? Đau đầu gối trái là một bệnh lý xương khớp phổ biến, bắt nguồn từ việc cấu trúc xương tạo nên khớp gối. Thường là do xương bánh chè, xương đùi, xương mác và hệ thống gân cơ, dây chằng, sụn đầu gối.  Cơn đau khớp gối trái có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng người bị béo phì, người thường xuyên vận động thể chất dễ gặp bệnh hơn cả. Có người sẽ bị sưng toàn bộ vùng đầu gối, nhưng cũng có người chỉ bị ở một điểm cụ thể.  Tình trạng đau đầu gối trái ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, thường cơn đau sẽ thể hiện theo giai đoạn của bệnh. Ban đầu, thường chỉ đau âm ỉ, sau dần có dấu hiệu đau dữ dội cả ngày lẫn đêm.  Đau đầu gối trái là bệnh lý xương khớp dễ gặp Một số triệu chứng điển hình của đau khớp gối trái được các chuyên gia chỉ ra gồm có:  Khó cử động vùng đầu gối  Đau đầu gối trái không sưng Đau đầu gối trái khi đứng dậy Đi lại khập khiễng, thậm chí mất khả năng đi lại hoàn toàn.  Đầu gối có hiện tượng sưng đỏ.  Một số trường hợp có thể bị sốt Cứng khớp đầu gối, thời điểm rõ nhất là khi ngủ dậy và buổi sáng. Khi di chuyển có tiếng kêu lạo xạo. Bệnh nặng và không được điều trị kịp thời có thể  gây biến dạng khớp gối.  Nếu mọi người gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, nên có biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế tối đa tình trạng bệnh trở nặng. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường.  💠 Nguyên nhân gây bệnh đau đầu gối trái  Bệnh đau đầu gối trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố điển hình, tác động dẫn đến đau khớp gối:  Đau đầu gối do bệnh lý: Các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp gối, bệnh gout, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm gân bánh chè, viêm khớp nhiễm khuẩn, đau xương bánh chè, tràn dịch khớp gối,... đều có thể dẫn đến tình trạng đau khớp gối.  Đau đầu gối do chấn thương: Các chấn thương ở đầu gối xảy ra do tai nạn, ngã, tập luyện quá sức hoặc vận động không đúng cách. Thường các chấn thương sau đây có thể dẫn tới đau khớp gối trái: chấn thương dây chằng chéo trước, gãy xương bánh chè, rách sụn, trật khớp gối, bong gân, trật khớp xương bánh chè,...  Đau nhức đầu gối trái do các nguyên nhân khác: Ngoài những yếu tố nêu trên, người bị béo phì, tập luyện thể thao quá sức, sai cách, vận động khớp gối quá mức, ngồi lâu một chỗ, chế độ dinh dưỡng không đủ,... cũng là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.  Tràn dịch khớp gối là một trong những nguyên nhân gây đau khớp gối trái Dù là xuất phát từ nguyên nhân nào, bệnh lý đau đầu gối trái đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tuy nhiên, việc xác định chính xác nguyên nhân cũng vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị phù hợp, giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.  💠 Bị đau khớp gối trái phải làm sao? Khi bị đau đầu gối trái, dựa trên nguyên nhân gây đau và những triệu chứng cụ thể của người bệnh đang gặp phải, các bác sĩ sẽ có cách lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng đau nhức ở vị trí gối trái: 🔹 Sử dụng thuốc Tây chữa đau khớp gối trái  Thuốc Tây thường cho tác dụng giảm đau nhanh chóng nên đây là một trong những cách được nhiều người lựa chọn hàng đầu khi bị đau khớp gối trái. Dưới đây là những loại thuốc được các bác sĩ chỉ định nhiều nhất:  Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Thuốc này dùng trong trường hợp đau nhức kèm theo tình trạng viêm khớp, sưng khớp. Một số tên thuốc phổ biến như Naproxen, Ibuprofen, Alphachymotrypsin,...  Thuốc giúp làm co giãn cơ: Các loại thuốc như Eperisone, Cyclobenzaprine,... giúp giảm cứng khớp, tăng phạm vi chuyển động của đầu gối.  Thuốc kháng sinh: Những trường hợp bị viêm khớp gối do nhiễm khuẩn sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Nhóm thuốc này được chỉ định trong các trường hợp đau đầu gối trái do viêm khớp dạng thấp.  Thuốc Corticoid: Dùng cho trường hợp đau đầu gối, viêm khớp gối ở mức độ nghiêm trọng. Thuốc gồm các loại như Prednisolone, Dexamethasone,... thuốc có thể ở dạng tiêm hoặc uống trực tiếp.  Điều trị đau đầu gối trái bằng thuốc tây cho hiệu quả nhanh chóng 🔹 Áp dụng vật lý trị liệu giúp phục hồi Vật lý trị liệu chữa đau khớp gối chân trái là một trong những giải pháp của Y học cổ truyền, giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả đến các khớp gối. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức được cải thiện đáng kể và đẩy nhanh quá trình phục hồi khớp.  Vật lý trị liệu có thể được áp dụng các hình thức như sau: Châm cứu Xoa bóp, bấm huyệt Chiếu đèn hồng ngoại Điều trị bằng laser Đắp paraphin,..  Nếu bạn muốn áp dụng cách này để điều trị đau khớp gối trái, cần được thực hiện bởi chuyên gia để đảm bảo tính chính xác. Bất kỳ sai sót nào cũng có thể gây ra hậu quả. Đồng thời, mọi người cần kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để nâng cao hiệu quả điều trị. 🔹 Cách trị đau đầu gối trái tại nhà  Trong trường hợp bệnh tình ở mức độ nhẹ, mọi người có thể tham khảo sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà bằng mẹo tự nhiên cũng cho tác dụng giảm đau hiệu quả.  Thực hiện các bài tập giảm đau: Tập thể dục sẽ giúp bạn tăng cường được sức khỏe cho hệ thống sụn khớp đầu gối và các cơ bắp xung quanh đầu gối. Các bài tập đơn giản như giãn cơ, đứng lên ngồi xuống,... có thể giúp tình trạng đau nhức cải thiện đáng kể khi bạn tập đều. Giảm cân nặng: Như đã nói, đau khớp gối trái có tỷ lệ xảy ra ở người béo phì cao nên nếu bạn nằm trong đối tượng này, nên có biện pháp giảm cân hợp lý. Ăn uống nhiều chất xơ, trái cây sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh. Xoa bóp giúp giảm đau: Massage sẽ giúp kích thích máu lưu thông, làm giảm cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng đầu gối. Bạn có thể nắm hai bàn tay lại tạo thành hình nắm đấm, nhẹ nhàng ấn hai tay lên đùi, đầu gối và phía dưới đầu gối khoảng 10 cái liên tục. Hoặc cũng có thể đặt gót bàn tay lên đùi, dùng lực ấn nhẹ và lướt xuống đến đầu gối rồi thả tay ra.  Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Các biện pháp chườm thường cho tác dụng giảm đau tức thời. Tùy thuộc điều kiện, bạn có thể lựa chọn chườm nóng hoặc lạnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chườm nóng cho hiệu quả tốt hơn với trường hợp nặng.  Các bài tập giảm đau khớp gối trái cho hiệu quả cao, dễ thực hiện Ngoài những cách hỗ trợ điều trị giảm đau đầu gối trái nêu trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ xương khớp. Hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm khác nhau rất tốt và an toàn đối với sức khỏe của người đang gặp tình trạng đau nhức xương khớp.  Đồng thời, trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, bạn cần tránh các hoạt động nặng, mạnh gây áp lực đến đầu gối như đứng lâu, bê vật nặng, ngồi xổm,... Trong lúc ngủ, có thể kê một lớp gối mỏng ở dưới đầu gối để giảm sưng đau.  Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp đau đầu gối trái là bệnh gì. Hy vọng có thể giúp quý  vị có cái nhìn chính xác, tổng quan hơn về căn bệnh này và định hướng được phương pháp điều trị phù hợp. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất.  👉 Có thể bạn quan tâm: Đau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống: Nguyên nhân và hướng xử lý Đau đầu gối khi chạy bộ – Tình trạng nguy hiểm bạn chớ xem thường!

[GIẢI ĐÁP] Châm cứu đau vai gáy có thực sự hiệu quả?

Châm cứu đau vai gáy là liệu pháp trị bệnh có lịch sử lâu đời và vẫn giữ được vị trí quan trọng trong nền y học cổ truyền Việt Nam. Vậy phương pháp này có hiệu quả như thế nào và cần lưu ý những gì trong quá trình thực hiện? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên. Châm cứu chữa đau vai gáy: Có hiệu quả Tác dụng của châm cứu đau vai gáy Theo cách lý giải của y học phương Đông, chứng đau vai gáy có thể bắt nguồn do nhiều căn nguyên: Yếu tố bất nội ngoại nhân: Sử dụng gối quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến cột sống cổ, hoạt động không đúng tư thế trong thời gian dài gây nên tình trạng đau vai gáy. Yếu tố nội nhân: Người cao tuổi bị bệnh lâu ngày, can thận hư làm cho khí huyết giảm sút, không thể làm chủ được cốt tủy, giảm khả năng nuôi dưỡng cân cơ dẫn đến chứng đau vai gáy. Yếu tố ngoại nhân: Vệ khí cơ thể không đủ, tấu lý sơ hở, phong hàn thấp xâm nhập khiến kinh lạc bị tổn thương, cản trở quá trình lưu thông khí huyết. Điều này làm cho hệ thống kinh lạc bị phù, tắc trệ gây đau. Từ đó, người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhức mà còn co cứng vùng cổ vai gáy, tê bì hai tay, giảm khả năng vận động kèm theo một số triệu chứng khác như: toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù… Dùng sai gối có thể làm vẹo cổ, lệch đốt sống, dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh gây đau vai gáy. Châm cứu là phương pháp chữa bệnh bắt nguồn từ nền y học cổ truyền phương Đông. Khi thực hiện, bác sĩ dùng kim chuyên dụng rất mỏng, đã được vô trùng chèn vào da để tác động vào các huyệt vị trong cơ thể. Hiện nay có 3 phương pháp châm cứu cơ bản: Điện châm: Điện châm là liệu pháp phổ biến nhất, dùng dòng điện để tăng khả năng kích thích của kim vào các huyệt. Thủy châm: Chuyên gia sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào huyệt vị trong cơ thể. Cứu ngải: Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng điếu ngải châm lửa rồi hơ vào huyệt. Châm cứu đau vai gáy mang lại những tác dụng như sau: ➤ Lưu thông khí huyết: Liệu pháp tác động trực tiếp vào các huyệt vị giúp khai thông dòng chảy khí huyết bị tắc nghẽn hoặc gián đoạn, cân bằng âm dương, khắc phục được căn nguyên gây chứng đau vai gáy nằm sâu trong cơ thể. ➤ Kích thích sản sinh endorphin: Theo nghiên cứu, châm cứu kích thích cơ thể sản sinh nhiều endorphin – một loại hormon từ hệ thần kinh trung ương và tuyến yên, làm giảm các tín hiệu đau truyền đến não. Bên cạnh đó, endorphin còn mang lại cảm giác hạnh phúc, vui vẻ, xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi, giúp người bệnh ngủ ngon hơn. ➤ Thư giãn gân cơ: Châm cứu khắc phục tình trạng co cứng gân cơ, dây chằng, điều hòa và ổn định hoạt động của các dây thần kinh vùng vai gáy, xoa dịu cơn đau và triệu chứng tê bì hai tay, cải thiện phạm vi vận động. ➤ Tăng hấp thu dinh dưỡng: Liệu pháp này thúc đẩy tuần hoàn máu và quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, phục hồi nhanh những chấn thương vùng vai gáy và hạn chế thoái hóa cột sống cổ cũng như các bộ phận xung quanh. Có nên châm cứu chữa đau vai gáy hay không? Một số ưu điểm khi thực hiện liệu pháp châm cứu chữa đau vai gáy: Nếu được thực hiện ở cơ sở uy tín với thầy thuốc có chuyên môn cao, phương pháp này tương đối an toàn và không mang lại cảm giác đau đớn. Cơ chế tác động từ bên trong giúp khắc phục căn nguyên của chứng đau vai gáy, đồng thời thúc đẩy lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương, cải thiện sức khỏe tổng thể. Châm cứu có thể kết hợp với nhiều cách thức điều trị khác như xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y… theo sự hướng dẫn của bác sĩ giúp khắc phục đau nhức, tê bì nhanh chóng với hiệu quả lâu dài hơn. Châm cứu là liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc, giúp người bệnh tránh được các tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng thuốc trong thời gian dài như: viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, suy thận… Tuy nhiên, châm cứu vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau: Tác dụng chậm, cần kiên trì điều trị trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả như mong muốn. Mất nhiều thời gian thăm khám, điều trị. Hiện nay, có nhiều phòng châm cứu không uy tín sử dụng kim châm không được khử trùng sạch, kim châm dùng lại nhiều lần dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng ngoài da, nhiễm trùng huyết. Các thầy thuốc với tay nghề chưa cao, thực hiện không đúng kỹ thuật vùng ngực hoặc lưng trên có thể khiến người bệnh bị xẹp phổi. Châm cứu có thể để lại vết thâm tím trên da hoặc gây chảy máu. Châm cứu là một trong những phương pháp chữa đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể thử. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện liệu pháp châm cứu. Tuyệt đối không được tự ý châm cứu tại nhà nếu không có chuyên môn. Châm cứu là một trong những phương pháp chữa đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc thử (Ảnh minh họa) Các bước khi thực hiện châm cứu đau vai gáy Chuẩn bị trước khi châm cứu Đầu tiên, người bệnh sẽ được khám, tư vấn và hướng dẫn quy trình cũng như các vị trí châm cứu phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn nên trao đổi trực tiếp với các thầy thuốc để nhận được giải đáp. Trước khi thực hiện châm cứu, người bệnh cần lưu ý: Không ăn uống quá no, không dùng chất kích thích, đồ uống có cồn như: rượu, bia… Thư giãn và thả lỏng, tránh căng thẳng thần kinh và tạo áp lực cho cơ thể. Trong quá trình châm cứu Quá trình châm cứu đau vai gáy được thực hiện qua những bước cơ bản như sau: Bước 1: Người bệnh nằm ở tư thế thích hợp theo yêu cầu của thầy thuốc tùy vào từng phác đồ điều trị. Bước 2: Chuyên gia tiến hành châm kim lên huyệt vị. Trong một vài giây đầu tiên, người bệnh có thể cảm thấy châm chích hoặc ngứa ran nhưng tình trạng này sẽ biến mất nhanh chóng. Bước 3: Tùy vào thể trạng của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại hình châm cứu, thời gian thực hiện liệu pháp này có thể kéo dài từ 5 - 30 phút. Sau đó, thầy thuốc sẽ rút kim châm ra khỏi huyệt vị. Độ sâu của kim khi chèn vào da còn phụ thuộc vào vị trí và mục đích châm cứu. Theo y học cổ truyền phương Đông, chứng đau vai gáy được chia thành 3 thể: do phong hàn, do thấp nhiệt và do khí huyết ứ trệ. Đối với mỗi thể, thầy thuốc lại tác động vào những huyệt vị khác nhau, cụ thể như sau: ➤ Đau vai gáy thể phong hàn Huyệt Hợp cốc: Huyệt nằm ở vị trí bờ ngoài, giữa xương bàn ngón tay. Đây là huyệt khởi đầu của kinh Dương Minh - dòng kinh nhiều khí huyết nhất. Tác động vào huyệt Hợp cốc giúp xoa dịu đau nhức ở đầu và vùng vai gáy, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh cảm. Huyệt Phong môn: Huyệt nằm ở vị trí dưới mỏm gai của đốt sống lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn. Châm cứu tại vị trí này giúp giải biểu, khu phong tà, hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy, cảm mạo, viêm phế quản… Huyệt Khúc trì: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ ngoài mặt sau khuỷu tay, là nơi bám của cơ quay 1, cơ ngửa dài và cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay. Tác động vào huyệt này có khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giải phóng tình trạng chèn ép dây thần kinh, đẩy lùi đau nhức vùng vai gáy. Huyệt Kiên tỉnh: Huyệt nằm ở chỗ lõm vùng trên vai. Châm cứu huyệt Kiên tỉnh không chỉ giúp giảm đau nhức vai gáy, mà còn khắc phục hiệu quả tình trạng co cứng cơ, cứng khớp, cải thiện phạm vi hoạt động. Huyệt A thị: Huyệt không có vị trí cụ thể, được xác định bằng cách dùng ngón tay ấn vào vùng vai gáy cho đến khi tìm được điểm đau nhức. Tác động vào huyệt A thị có khả năng giải phóng ứ trệ, đả thông kinh mạch, hoạt lạc… Huyệt Phong trì: Huyệt nằm tại chỗ lõm ở chân tóc phía sau tai, nằm trên đường giao giữa bờ ngoài cơ thang với bờ trong cơ ức đòn chũm. Châm cứu huyệt Phòng trì giúp cải thiện tình trạng đau nhức vai gáy, đau đầu, chóng mặt và ù tai. Vị trí Huyệt Phong trì ➤ Đau vai gáy do khí huyết ứ trệ Huyệt Cách du: Huyệt nằm cách gai đốt sống thứ 7 khoảng 1.5 thốn khi đo sang ngang. Tác động vào huyệt Cách du có tác dụng giãn cơ, dây chằng, giảm đè nén dây thần kinh, xoa dịu tình trạng đau nhức vai gáy. Huyệt Kiên ngung: Huyệt nằm ở chỗ lõm ngoài vai, phía trước và ngoài khớp mỏm cùng vai - xương đòn. Châm cứu ở vị trí này giúp giảm đau vai gáy, lưng trên và cánh tay trên. Huyệt Thiên tông: Huyệt nằm dưới hố giữa xương bả vai, nằm trên đường ngang kéo dài qua mỏm gai đốt sống lưng số 4. Huyệt Thiên tông thường được tác động để trị chứng đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, tê bì cánh tay… Huyệt Thiên tông thường được tác động khi điều trị các bệnh liên quan đến xơ xương khớp xung quanh cổ vai gáy. ➤ Đau vai gáy thể thấp nhiệt Huyệt Hợp cốc: Huyệt nằm ở vị trí bờ ngoài, giữa xương bàn ngón tay. Đây là huyệt khởi đầu của kinh Dương Minh - dòng kinh nhiều khí huyết nhất. Tác động vào huyệt Hợp cốc giúp xoa dịu đau nhức ở đầu và vùng vai gáy, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh cảm. Huyệt Khúc trì: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ ngoài mặt sau khuỷu tay, là nơi bám của cơ quay 1, cơ ngửa dài và cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay. Tác động vào huyệt này có khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giải phóng tình trạng chèn ép dây thần kinh, đẩy lùi đau nhức vùng vai gáy. Huyệt Phong môn: Huyệt nằm ở vị trí dưới mỏm gai của đốt sống lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn. Châm cứu tại vị trí này giúp giải biểu, khu phong tà, hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy, cảm mạo, viêm phế quản… Huyệt Đại chùy: Huyệt nằm ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt sống cổ số 7. Tác động vào huyệt Đại chùy có khả năng khắc phục căng cứng vùng cổ gáy, xoa dịu chứng đau vai gáy, đau đầu. Vị trí Huyệt Đại chùy Sau khi châm cứu Sau khi châm cứu, người bệnh nên ở lại cơ sở để theo dõi các phản ứng của cơ thể trong khoảng 15 - 30 phút. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn nên báo ngay với thầy thuốc. Nếu không, bạn có thể về nhà để nghỉ ngơi, không vận động mạnh, khiêng vác đồ quá nặng trong 1 - 2 ngày đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng theo hướng dẫn của chuyên gia giúp giảm áp lực lên vùng vai gáy, tăng hiệu quả điều trị. Đối tượng không được châm cứu đau vai gáy Dưới đây là một số đối tượng không được áp dụng liệu pháp châm cứu chữa đau vai gáy: Người sợ kim châm, vật nhọn, không có thái độ hợp tác làm ảnh hưởng đến quá trình trị liệu. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần tham khảo bác sĩ kỹ càng trước khi châm cứu vì có thể dẫn đến động thai. Người có thể trạng yếu, suy kiệt trong thời gian dài, đang quá đói, hoặc vừa mới ăn quá no, say rượu. Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh mãn tính hoặc ung thư… Người bị rối loạn chảy máu, máu loãng hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu có nguy cơ cao bị chảy máu nếu thực hiện liệu pháp châm cứu. Bệnh nhân đang dùng các thiết bị điện tử để trị bệnh tim vì kích thích điện của kim châm có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của máy tạo nhịp tim cũng như các thiết bị điện tử khác. Châm cứu không được áp dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Phụ nữ mang thai bị đau vai gáy cần cân nhắc cẩn thận và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi châm cứu. Cần lưu ý những gì khi châm cứu đau vai gáy? Khi thực hiện châm cứu khắc phục tình trạng đau vai gáy, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau: Lựa chọn cơ sở uy tín với những thầy thuốc có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cũng như mang lại nhiều hiệu quả trong thời gian trị liệu. Kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ, tái khám đúng hẹn, không được ngừng giữa chừng mà chưa có sự đồng ý của thầy thuốc. Trong quá trình châm cứu, nếu người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức hoặc có một số dấu hiệu bất thường khác cần thông báo ngay để chuyên gia khắc phục kịp thời. Không mang vác quá nặng, thay đổi tư thế phù hợp đảm bảo cột sống luôn thẳng, thường xuyên tập luyện thể thao tùy vào thể trạng của bản thân để hạn chế chứng đau vai gáy tái phát. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: giàu vitamin, canxi, chất xơ, acid béo omega-3…, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường hóa học, chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn như: rượu, bia… Viên xương khớp Khương Thảo Đan - Hỗ trợ giảm đau vai gáy hiệu quả Châm cứu là một trong những phương pháp hiệu quả giúp giảm đau vai gáy, tuy nhiên như đã nói ở trên, châm cứu có tác dụng chậm, phải thực hiện nhiều lần rất tốn thời gian và công sức của người bệnh. Vì thế, để tăng tính hiệu quả và toàn diện hơn trong việc điều trị đau vai gáy, bệnh nhân nên sử dụng thêm các loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh. Việc kết hợp song song giữa trị liệu bên ngoài và viên uống bên trong sẽ hỗ trợ nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị hơn. Một trong những sản phẩm được nhiều bệnh nhân và bác sĩ cơ xương khớp khuyên dùng là viên xương khớp Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn mục tiêu hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp giúp: GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn, hiệu quả. Một số đặc điểm nổi trội của viên xương khớp Khương Thảo Đan: ➤ Thành phần từ thiên nhiên lành tính: Khương Thảo Đan kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Tang Ký Sinh với các thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên như: độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, bạch thược… Tác dụng chính là bổ gân kiện cốt, giảm đau nhức mà vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng lâu dài, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả người có tiền sử mắc bệnh dạ dày. ➤ KGA1 chiết xuất từ củ địa liền: KGA1 là thành quả 6 năm nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà và các cộng sự tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. KGA1 với lượng 20mg sẽ tương ứng với 1000mg địa liền, có khả năng chống co thắt hiệu quả, giảm đau vượt trội hơn Paracetamol và tính kháng viêm ngang bằng với các loại Nsaids thông dụng. ➤ Collagen type II không biến tính: Hiện nay, việc sử dụng collagen để điều trị xương khớp đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, lựa chọn loại collagen phù hợp có thể bổ sung trực tiếp vào khớp và sụn khớp mới là điều thực sự quan trọng. Khương Thảo Đan chứa Collagen type II không biến tính đã được chứng minh lâm sàng có khả năng tác động trực tiếp vào sụn khớp, bù đắp dịch khớp hao hụt giúp phục hồi nhanh chóng những tổn thương. Viên xương khớp Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho những đối tượng dưới đây: Người bị đau vai gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay… Người bị thoái hóa khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm… BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Tài liệu tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/156488 https://www.dailymotion.com/video/xgfsev Sách Từ điển huyệt vị châm cứu - Lê Quý Ngưu

Đau vai phải: Triệu chứng của 6 bệnh thường gặp

Đau vai phải là hiện tượng khá phổ biến ở những người trưởng thành. Nhiều người nghĩ đây đơn giản chỉ là cảm giác khó chịu nhất thời, thế nhưng những cơn đau ở vai phải có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm khác. Bài viết sau đây sẽ đưa ra 6 bệnh thường gặp từ triệu chứng đau vai phải. Đau vai phải cần được khám và điều trị sớm 1. Nguyên nhân đau vai phải 1.1 Thoái hóa đốt sống cổ Trong nhiều trường hợp thì đau vai phải có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đây là chứng bệnh mắc phải khi sụn khớp, tổ chức xương đốt sống của một người bị thoái hóa, nhất là những người cao tuổi hoặc lười vận động. Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ra các cơn đau nhức ở vùng vai gáy, vì thế người bệnh không chỉ đau nhức mỗi vai phải mà sẽ thường đau cả hai vai, các cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi và tăng khi vận động. Người bệnh còn cảm thấy đau vai khi quay đầu, cúi đầu… khi cử động mạnh còn có thể nghe những tiếng răng rắc nhỏ. 1.2 Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Thoát vị đĩa đệm gây rất nhiều ảnh hưởng đến các vị trí xung quanh. Cụ thể là gây chèn ép rễ thần kinh, tủy sống. Gây ra những cơn đau cấp tính hoặc mãn tính. Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể đau khu trú ở vùng cổ hoặc vùng vai gáy lan lên chẩm, cảm thấy đau nhức ở cả vai phải và vai trái. Cơn đau tăng khi ho hay hắt hơi. Có thể kèm theo các triệu chứng như tê, yếu cơ cổ, vai, gáy và cánh tay… Hoặc chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng...  1.3 Viêm gân chóp xoay vai Là hiện tượng mô liên kiết (dây chằng) giữa cơ và xương bị viêm. Bệnh thường xảy ra ở những người sử dụng động tác tay lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, như: bơi lội, ném bóng, thợ mộc, người phải mang vác nặng. Nó gây đau sâu, âm ỉ trong một bên vai trái hoặc phải, có thể lan lên cổ hoặc xuống cánh tay (không vượt quá khuỷu tay), đau nhiều về đêm sau ngày làm việc vất vả,... Bệnh còn gây ra tình trạng đau khi vận động mạnh, khi chải tóc và ngả lưng, khi đẩy đồ vật ra xa... 1.4 Loãng xương Đây là chứng bệnh làm cho xương của người bệnh mất đi canxi theo năm tháng, khiến xương trở nên xốp và dễ bị thương tổn. Loãng xương khi phát triển đến một mức độ nào đó sẽ khiến cho xương khớp bị đau, như đau vùng vai, vùng cột sống, thắt ngang… Khi xương bị đau, các cơ quanh cột sống như cơ vai sẽ bị co cứng lại, khiến bệnh nhân rất khó cử động, và đau đớn khi cử động mạnh. Loãng xương sẽ gây ra các cơn đau ở cả hai vai phải và trái. 1.5 Nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim xảy ra khi lượng máu lên tim bỗng đứt đoạn bởi mạch vành bị tắc nghẽn, khiến tế bào cơ tim bị chết. Những triệu chứng chính của hiện tượng nhồi máu cơ tim bao gồm đau thắt ngực, cơn đau ngực lan tới cả hai vai, hàm hay xuống lưng, qua bàn tay… Bệnh cũng gây ra tình trạng khó thở, nôn, ho, chóng mặt, tim đập mạnh, các cơ ở ngực hay ở vai bị đau nhức, vv… 1.6 Ung thư phổi Hiện tượng đau vai phải cũng có thể là do ung thư phổi gây ra, nhất là khi cơn đau của người bệnh diễn ra ở cả hai vai và cả khi nghỉ ngơi, không vận động, đặc biệt là đau vào ban đêm… Các triệu chứng khác của bệnh còn bao gồm khó thở, thở khò khè, ho dai dẳng, ho ra máu, ra đờm, đau ngực hay đau lưng… Đau vai phải gây cản trở đến cuộc sống và công việc 2. Triệu chứng đau vai phải  Người bệnh bị đau nhức khi xoay người. Cảm giác đau tăng dần, từ khó chịu đến tê cứng và cơn đau lan  rộng xuống cánh tay. Bệnh mất ngủ thường xuyên xảy ra ở khi triệu chứng đau bả vai phải xuất kéo dài từng đêm. Bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu nhiều hơn trong thời điểm giao mùa. Ngoài ra, dựa vào vị trí đau, ta cũng có thể dự đoán phần nào nguyên nhân đau vai. Dưới đây là bảng phân loại nguyên nhân đau vai theo vị trí đau. Triệu chứng đau vai Nguyên nhân có thể Đau và cứng khớp không biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm Hội chứng khớp vai đông lạnh, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, hoại tử vô mạch... Cơn đau thường nặng hơn khi sử dụng cánh tay hoặc vai Viêm gân chóp xoay vai, viêm burs (viêm bao hoạt dịch), hội chứng impingement, sai tư thế, rách sụn viền vai, viêm khớp nhiễm khuẩn (thường kèm thêm với sốt, sưng khớp, nóng khớp). Đau đi kèm với cảm giác ngứa, tê, yếu Chấn thương đám rối cánh tay, thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, chấn thương tủy sống, hội chứng lối thoát lồng ngực do ảnh hưởng thần kinh,... Đau đột ngột rất nặng, không thể cử động cánh tay hoặc khó khăn trong cử động, một số trường hợp vai bị biến dạng Trật khớp vai, gãy xương vai (như cánh tay trên hoặc xương đòn ), rách hoặc đứt gân,... Đau ở đỉnh vai (nơi xương đòn và khớp vai gặp nhau) Các vấn đề ở khớp acromioclavicular (như trật khớp), chấn thương tách vai Đau đi kèm khó thở, tức ngực, chóng mặt Đau tim Khi nào nên đi khám? Bạn nên lên lịch đi khám sớm, nếu đau vai kéo dài và không cải thiện theo thời gian (Ảnh minh họa) Thông thường, các cơn đau vai không do bệnh lý thường ít nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, để việc phục hồi nhanh hơn và tránh tái phát đau vai trở lại, bạn nên thực hành thay đổi một số thói quen trong cuộc sống. Bạn nên gọi 115 hoặc hỗ trợ y tế khẩn cấp, nếu đau vai kèm theo: Khó thở Tức ngực Chóng mặt Đổ quá nhiều mồ hôi Đau ở cổ hoặc hàm Đây có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Bạn nên cấp cứu, nếu bị đau vai sau chấn thương và kèm theo: Một khớp có vẻ bị biến dạng Không thể sử dụng khớp hoặc di chuyển cánh tay Đau nhức nhối Sưng Bạn nên lên lịch đi khám sớm, nếu đau vai kéo dài và không cải thiện theo thời gian, kèm theo: Sưng tấy Đỏ Đau và ấm áp xung quanh khớp Điều trị đau vai (trái hoặc phải) Tại nhà Với đau vai phải, trái do sai tư thế hoặc lạm dụng cơ, bạn có thể thực hiện một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà (Ảnh minh họa) Thông thường các cơn đau vai trái hoặc phải mất khoảng 2 tuần để phục hồi hoàn toàn, trong một số trường hợp có thể mất tới 6 tháng. Vì thế, để việc phục hồi diễn ra nhanh hơn, tránh tái phát và phòng ngừa đau vai quay trở lại, bạn NÊN: – Nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường và tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây đau hoặc làm nặng thêm cơn đau. – Chườm nhiệt nóng hoặc lạnh. Việc chườm nhiệt nóng hoặc lạnh 3-4 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút có thể mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể. – Tập các động tác, bài tập tốt cho vai. Việc thực hiện các bài tập này vừa giúp giảm đau vai gáy, vừa giúp tăng cường cơ bắp. – Xoa bóp, massage, bấm huyệt tại nhà. Việc xoa bóp, bấm huyệt cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giảm đau. Ngoài ra, nó còn giúp mang lại sự thư giãn, thoải mái cho người bệnh. Xem thêm: Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà, an toàn, hiệu quả – Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, naproxen natri, cao dán salonpas, dầu nóng xoa bóp,... là những loại thuốc bạn có thể mua tại hiệu thuốc để giúp giảm cơn đau, kháng viêm, giảm sưng. Lưu ý, hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Về lâu dài, bạn NÊN chú ý: – Thực hành tư thế đúng. Việc thực hành các tư thế đứng, đi, ngồi, ngủ đúng giúp giảm áp lực lên cột sống, cơ bắp vai, từ đó hạn chế các cơn đau mỏi vai trái, phải. Nó cũng tạo cho bạn những tư thế tốt hơn, tránh mất thẩm mỹ. – Thường xuyên hoạt động thể chất. Việc hoạt động thể chất thường xuyên vừa giúp bạn tăng cường thể chất, vừa ngăn ngừa các cơn đau vai. Bởi, nó giúp tăng cường và kéo giãn cơ bắp, khiến các khớp trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn. Điều trị y tế Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của đau vai. Bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định cho bạn phương pháp phù hợp. Một số lựa chọn trong điều trị y tế bao gồm: Sử dụng thuốc Châm cứu Bấm huyệt Vật lý trị liệu Phẫu thuật Khương Thảo Đan - Giải pháp an toàn cho người đau vai phải Khương Thảo Đan là giải pháp thế hệ mới kết hợp giữa y học cổ truyền và những thành tựu của y học hiện đại có khả năng kiểm soát những cơn đau nhức xương khớp hiệu quả. Đây là sản phẩm được ứng dụng từ đề tài nghiên cứu về hoạt chất KGA1 trong cây Địa liền của chuyên gia Lê Minh Hà tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, thành quả sau hơn 6 năm liền nghiên cứu. Hàm lượng KGA1 trong Khương Thảo Đan mang lại tác dụng hỗ trợ giảm đau cao hơn gấp nhiều lần so với cao Địa liền thông thường. Không chỉ dừng lại ở đó, KGA1 còn hỗ trợ chống viêm hiệu quả cũng nằm trong giới hạn an toàn cho người bệnh, hiệu quả tương đương với Paracetamol và Indomethacin. Vậy nên KGA1 rất phù hợp đưa vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Điểm cộng của nó là dù đạt hiệu quả cao nhưng hoàn toàn không gây tác dụng phụ trên gan thận và tiêu hóa. Ngoài ra, với thành phần là Collagen Type 2 (loại collagen có mặt nhiều nhất tại sụn khớp) trong Khương Thảo Đan còn giúp tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các yếu tố có hại lên mô sụn. Cũng như bài cổ phương Độc hoạt tang ký sinh, Khương Thảo Đan còn giúp bổ sung dịch khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, hỗ trợ phục hồi sụn khớp. Đem lại giá trị lâu bền cho người bệnh. Để có được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng đủ liệu trình 3-6 tháng và duy trì lâu dài để sụn khớp có thời gian được hồi phục tốt nhất. Khương Thảo Đan có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên vì thế không gây bất kì tác dụng phụ nào cho cơ thể, những người có tiền sử gan thận, tiêu hóa cũng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua Khương Thảo Đan giao hàng, thu tiền tận nhà TẠI ĐÂY Kết luận Đau bả vai trái hoặc phải thường do sai tư thế hoặc lạm dụng cơ. Bạn chỉ cần điều trị và chăm sóc tại nhà, cơn đau sẽ dần biến mất và vai phục hồi trở lại như bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau vai một bên cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc tình trạng y tế khẩn cấp. Vì thế, nếu cơn đau đi kèm với những triệu chứng bất thường, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. *** Bài viết có sự cố vấn từ PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa đau bả vai phải

Đau bả vai phải là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc xác định được nguyên nhân và triệu chứng bệnh sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận tiện và chính xác, nâng cao hiệu quả tốt hơn. Nguyên nhân dẫn đến đau khớp vai phải Khớp bả vai là một trong những khớp phải hoạt động với tần suất lớn, giúp cơ thể nói chung và bàn tay nói riêng thực hiện trơn tru các hoạt động nâng - hạ, cầm - nắm,... Khi khớp này bị chấn thương có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:  Viêm khớp bả vai  Khớp bả vai khi bị viêm nhiễm, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau dữ dội. Cảm giác đau nhức không chỉ xuất hiện ở bả vai mà thường đau bả vai phải lan xuống cánh tay, sang gáy, đầu,... gây cảm giác vô cùng khó chịu.  Nếu khi bị viêm khớp bả vai người bệnh không điều chỉnh lại các hoạt động nhẹ nhàng có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn. Các cơn đau khớp vai phải diễn ra dai dẳng và gây khó khăn khi thực hiện các động tác gập tay, vòng tay,... Viêm khớp bả vai dẫn đến đau khớp vai phải Trật khớp vai Trật khớp vai có thể bị từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là do chấn thương khi lao động, chơi thể thao. Khi bị trật vai, cơn đau khớp vai phải cũng sẽ kéo đến một cách dữ dội. Thường vai sẽ có hiện tượng sưng tấy, lan xuống cánh tay. Thậm chí, vùng khớp ở vai này có thể bị biến dạng.  Lao động quá sức Hoạt động và vận động dùng lực tay, vai quá sức cũng có thể dẫn đến những chấn thương vùng vai gây đau nhức. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến trật khớp vai, gãy xương bả vai, rách sụn,...  Thoái hóa sụn khớp vai  Thông thường, tuổi càng cao, sụn và xương càng dễ bị bào mòn, thoái hóa dẫn đến mỏng, yếu dần. Khi bị đau bả vai phải do thoái hóa sụn khớp, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, sưng tấy và khó khăn trong việc vận động. KHi nâng tay lên hoặc hạ xuống, gập - duỗi có thể phát ra cả tiếng kêu lạo xạo. Thoái hóa sụn có thể gây đau bả vai phải Đau dây thần kinh vai gáy Dây thần kinh đau có thể khiến cho vùng cổ, vai, gáy mỏi và tê, thậm chí nặng có thể ảnh hưởng đến cả cánh tay. Đau khớp vai phải do nguyên nhân này thường mang lại cảm giác vô cùng khó chịu bởi các biểu hiện không quá rõ ràng và không phát hiện được chính xác cơn đau nằm tại vị trí chính xác nào.  Do bệnh lý dẫn tới đau khớp vai phải  Ngoài những yếu tố nêu trên, khi người bệnh có bệnh lý trong người cũng có thể gặp phải tình trạng đau khớp vai phải. Dưới đây là một số bệnh gây đau khớp vai phổ biến:  Các hội chứng viêm co rút khớp vai, viêm khớp vai Bệnh đau vai gáy cổ Loãng xương Viêm gân chóp xoay quanh khớp vai Các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim,... Ung thư phổi Các bệnh lý khác về xương có thể gây đau bả vai Để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh đau bả vai phải, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám và chẩn đoán. Qua đó, các bác sĩ mới có thể lên phác đồ điều trị phù hợp.  Triệu chứng đau bả vai phải bạn cần biết  Bị đau bả vai phải dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, việc nắm bắt các triệu chứng để xác định bệnh, có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời là rất quan trọng. Các chuyên gia chỉ ra một số triệu chứng điển hình của bệnh mọi người bệnh thường gặp dưới đây:  Đau bả vai phải mức độ nhẹ: Lúc này, các triệu chứng xuất hiện không quá rõ ràng, thường chỉ đau âm ỉ và ngắt quãng. Buổi sáng ngủ dậy là lúc dễ bị đau nhất. Kèm theo đó, người bệnh có thể cảm thấy bị cứng khớp, tay và vai khó cử động hơn kèm theo cả mỏi vai gáy, nhức lưng,...  Đau khớp vai phải mức độ nặng: Cơn đau xuất hiện với tần suất dày hơn, đau bả vai lan xuống cánh tay và toàn bộ cơ thể. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng như biến dạng khớp bả vai, teo cơ,.. Triệu chứng bệnh đau bả vai phải Ngoài ra, bệnh lý này còn kèm theo một số dấu hiệu khác:  Đau bả vai phải sau lưng Đau bả vai phải khó thở Đau đi kèm với cảm giác tê nhức, ngứa ran Khớp bả vai bị sưng tấy, nóng đỏ Đau khớp vai kèm hiện tượng khó thở, tức ngực, chóng mặt.  Khớp vai phát ra tiếng kêu lục khục, lạo xạo khi vận động.  Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ do khớp bị nhiễm khuẩn.  Cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy.  Người bệnh nhanh chóng phát hiện các triệu chứng của bệnh từ sớm có thể giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng và ngăn chặn tiến triển bệnh tốt hơn.  Gợi ý cách chữa đau bả vai phải đơn giản, cho hiệu quả cao Bị đau bả vai phải hiện nay chưa có cách chữa dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh bỏ qua việc điều trị. Khi áp dụng các biện pháp điều trị có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.  Người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số cách chữa đau bả vai phải dưới đây:  Áp dụng một số mẹo: Chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, massage,... là một số cách chữa đau bả vai phải tại nhà tương đối đơn giản và cho hiệu quả giảm đau cao.  Dùng thuốc Tây: Các loại thuốc giảm đau, chống viêm như Paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... có tác dụng giảm đau nhanh chóng. TUy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài dễ gặp tác dụng phụ. Do đó, thuốc Tây cần được dùng theo chỉ định bác sĩ và nói không với việc lạm dụng thuốc.  Sử dụng thuốc nam: Các bài thuốc nam có tác dụng giảm đau nhức bả vai hiệu quả và khá dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Một số thảo dược có tác dụng giảm đau bả vai phải có thể kể đến như cỏ xước, cà gai leo, hy thiêm, cây trinh nữ, ngải cứu,...  Vật lý trị liệu: Đây là giải pháp của Y học cổ truyền, thông qua châm cứu, bấm huyệt giúp máu lưu thông có thể làm giảm cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng các biện pháp khác như sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại, tập các bài tập vận động tại nhà,...  Phẫu thuật: Nếu trong trường hợp bị đau bả vai phải nặng, gân cơ bị đứt rách, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để nối gân cơ. Giải pháp này tiêu tốn nhiều chi phí và cần thời gian để phục hồi về sau này.  Bổ sung thêm thực phẩm chức năng: Hiện trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng, vừa an toàn với sức khỏe vừa hỗ trợ cải thiện phần nào triệu chứng bệnh và phòng bệnh xuất hiện.  Có nhiều cách chữa đau bả vai phải khác nhau Ngoài ra, khi bị đau bả vai phải, ngoài áp dụng các cách chữa nêu trên,  người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề dưới đây để hạn chế tình trạng bệnh trở nặng:  Hạn chế vặn cổ bởi hành động này có thể kích thích đĩa đệm thoát vị ra bên ngoài. Từ đó, có thể khiến bệnh trở nặng hơn.  Kết hợp với các bài tập thể dục thể thao, vận động phù hợp để cải thiện triệu chứng đau nhức. Ví dụ như tập dưỡng sinh, tập yoga, đi bộ,...  Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, C, canxi,...  Tạo thói quen chăm sóc sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể.  Đau bả vai phải là một bệnh lý đặc biệt cần lưu ý, nó cảnh báo dấu hiệu của những bệnh về xương khớp nguy hiểm. Trong trường hợp bệnh nhẹ, có thể chỉ cần chăm sóc tại nhà, cơn đau sẽ dần biến mất và phục hồi trở lại. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chuyên gia lên phác đồ điều trị phù hợp. Biến chứng của bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nếu bạn chủ quan.  👉 Có thể bạn quan tâm:  Triệu chứng đau khớp cổ chân là bệnh gì? Cách chữa! Đau khớp cổ tay là bệnh gì? Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà Đau Khớp Háng Là Bệnh Gì? Đau Khớp Háng Phải Làm Sao?

Đau khớp tay, đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?

Đau khớp tay là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người mắc. Sở dĩ vậy bởi mọi hoạt động trong cuộc sống của chúng ta đều phải dùng đến tay. Do đó, nếu thấy có hiện tượng đau nhức, cần tìm hiểu lý do cũng như cách để điều trị tốt nhất.  🟢 Đau khớp tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Đau khớp tay là bệnh gì? Bệnh đau khớp tay là tình trạng đau, sưng vùng khớp tay, làm cho quá trình cử động trở nên khó khăn hơn. Để càng lâu, khớp tay có nguy cơ bị bào mòn, các sụn khớp bị tổn thương, ổ khớp có thể bị nhiễm trùng. Đau khớp tay thường xảy ra ở các vị trí và có tên gọi như sau:  Đau khớp bàn tay Đau khớp khuỷu tay (tỷ lệ mắc cao nhất) Đau khớp ngón tay.  Đau khớp tay có nhiều loại khác nhau Khi gặp tình trạng đau khớp ở bất kỳ vị trí nào nêu trên, không chỉ ảnh hưởng ở bàn tay mà có thể tác động lan lên cả cánh tay. Đa phần, mọi người cảm thấy khó khăn khi cử động do khó xoay, co duỗi, cứng khớp. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau:  Gây biến dạng ngón tay: Các khớp ngón tay khi bị thoái hóa, tỷ lệ bị biến dạng rất cao. Thường các khớp sẽ bị hướng về phía ngón út do lệch xương trụ. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó khăn trong việc dùng lực.  Biến dạng các khớp liên đốt ngón tay: Khi gập duỗi tay quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng biến dạng khớp liên đốt ngón tay.  Chèn ép dây thần kinh: Điều này có thể làm tê liệt bộ phận tay, mất khả năng cử động.  Tình trạng đau khớp tay thường xảy ra ở đối tượng người cao tuổi, phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa không gặp ở các đối tượng khác. Thực tế, bất kỳ ai cũng đều có thể mắc căn bệnh này.  🟢 Nguyên nhân bị đau khớp tay Bị đau khớp tay có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình có thể kể đến như:  Tuổi tác: Theo nhiều nghiên cứu, những người trên 70 tuổi, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Thông thường, tuổi tác càng cao, xương càng dễ bị lão hóa gây mất cân bằng mật độ canxi. Từ đó, xương dễ bị bào mòn, xuất hiện tình trạng gai xương và viêm khớp.  Chấn thương: Khi tay cử động liên tục, cường độ cao hoặc gặp tai nạn có thể dẫn đến chấn thương gây viêm khớp, gãy hoặc rạn xương. Do đó, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện.  Tư thế ngồi, nằm sai: Tư thế nằm đè lên tay, ngồi chống tay dưới cằm, bẻ ngón tay,... đều khiến cho nguy cơ mắc bệnh đau khớp tay cao hơn.  Di truyền: Một số bệnh về đau khớp có khả năng bị ảnh hưởng từ gen di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người từng bị bệnh về xương khớp, hãy nên cẩn trọng.  Giới tính: Theo nghiên cứu, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh đau khớp tay, đau khớp khuỷu tay cao hơn so với nam giới. Đặc biệt, nữ giới khi mang thai, sau sinh rất dễ gặp hiện tượng này. Nguyên nhân chủ yếu do xương của nữ giới yếu hơn, khi thay đổi nội tiết tố hoặc lao động quá sức đều có thể gây tổn thương cho xương.  Hội chứng ống cổ tay: Các dây thần kinh trong ống cổ tay bị  chèn ép khiến cho phần gân gấp bị sưng. Điều này làm dịch khớp tiết ra quanh dây thần kinh, gây sưng viêm, đau nhức.  Nguyên nhân đau khớp tay có thể do hội chứng ống cổ tay Ngoài những nguyên nhân nêu trên, đau khớp tay cũng có thể hình thành do nhiễm khuẩn  hoặc các bệnh như viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp. Mọi người cần quan sát phần tay bị viêm để phát hiện triệu chứng cũng như có các biện pháp điều trị phù hợp.  🟢 Bị đau khớp tay có triệu chứng như thế nào? Thực tế, nhiều người không biết chính xác mình có đang bị đau khớp tay. Bạn có thể nhận biết qua một số triệu chứng dưới đây:  Đau nhức ở khớp tay: Hiện tượng đau nhức xảy ra phổ biến ở mọi mức độ của bệnh. Ban đầu, cơn đau có thể chỉ đau âm ỉ và tăng dần. Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể bị đau dữ dội, thậm chí là đau đến mất ngủ.  Sưng đỏ: Ở vị trí khớp, ngoài đau nhức có thể xuất hiện thêm hiện tượng sưng đỏ. Kèm theo đó, khi sờ vào vị trí sưng, người bệnh có thể cảm nhận được độ cứng và bị đau nhiều hơn.  Cứng khớp: Các khớp khi bị đau sẽ dần cứng lại, gây cảm giác đau đớn và khó vận động. Phần cổ và cánh tay cũng gặp khó khăn khi xoay vòng, gập mở. Các ngón tay khó co duỗi, vị trí đầu ngón có cảm giác đau nhiều hơn.  Kêu lạo xạo tại vị trí khớp: Khi cử động các khớp tay, người bệnh dễ dàng nghe được tiếng lạo xạo do các đầu xương va vào nhau, xuất phát từ việc khớp thiếu dịch bôi trơn.  Nhìn chung, bệnh đau khớp tay có nhiều biểu hiện khác nhau. Ở mỗi tình trạng bệnh sẽ có diễn tiến khác. Ở một số trường hợp, nếu để viêm nặng có thể làm ảnh nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.  Đau khớp khuỷu tay là tình trạng đau điển hình 🟢 Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì tốt nhất? Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc điển hình có tác dụng điều trị viêm khớp tay bạn đọc có thể tham khảo về tên thuốc, cách dùng của thuốc được khuyên dùng bởi các bác sĩ:  🔸 Thuốc Acetaminophen  Đây là loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị đau khớp khuỷu tay cũng như các loại đau khớp khác. Thuốc này mọi người có thể dễ dàng mua ở ngoài các hiệu thuốc bởi không cần phải kê đơn từ bác sĩ.  Công dụng:  Acetaminophen hỗ trợ giảm đau, hạ sốt. Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có đau khớp tay.  Sử dụng điều trị đau mỏi vai gáy, đau răng, đau đầu.  Cách sử dụng: Có hai liều sử dụng khác nhau đối với Acetaminophen:  Dạng phóng thích nhanh: Uống 325mg/lần. Các lần uống cách nhanh 4 - 6 tiếng. Mỗi ngày uống tối đa 4g.  Dạng phóng thích kéo dài: Uống 1300g/lần. Uống cách nhau 8 tiếng, mỗi ngày uống tối đa 3900g.  Acetaminophen có tác dụng giảm đau chống viêm nhanh chóng 🔸 Đau khớp tay uống thuốc gì? Ibuprofen cho tác dụng cao  Ibuprofen là thuốc kháng viêm không chứa steroid. Thuốc hoạt động thông qua việc ngăn ngừa cơ thể sản xuất các chất tự nhiên có khả năng gây viêm, từ đó giúp giảm viêm và giảm đau.  Công dụng:  Có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Thích hợp sử dụng cho người bị đau khớp tay ở mức độ nhẹ và vừa.  Điều trị tình trạng viêm khớp dạng thấp hiệu quả.  Giảm đau sau phẫu thuật.  Cách sử dụng: Mỗi ngày uống tối đa 3,2g chia thành các liều nhỏ, mỗi liều uống cách nhau 4 - 6 tiếng.  🔸 Thuốc Codein điều trị đau khớp khuỷu tay  Thuốc sử dụng cho những trường hợp bị đau khớp khuỷu tay mức độ trung bình. Codein nằm trong nhóm thuốc giảm đau có gây nghiện Opioid. Do đó, người bệnh không tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn.  Công dụng:  Thuốc có khả năng chuyển hóa thành morphin, hỗ trợ giảm đau tức thì.  Đau nhức sau chấn thương, phẫu thuật có thể được giảm đau nhanh chóng khi dùng Codein.  Những người bị bệnh lý về xương khớp đều có thể sử dụng.  Cách sử dụng: Dùng từ 30mg - 60mg/lần, mỗi lần cách nhau 4 - 6 tiếng. Liều dùng tối đa khoảng 240mg mỗi ngày.  Codein có thể giảm đau tức thì sau uống 🔸 Thuốc Diclofenac  Nếu bạn băn khoăn đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì, không nên bỏ qua Diclofenac. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng.  Công dụng:  Ức chế hoạt tính của cyclooxygenase, giúp chống viêm hiệu quả.  Giảm đau khớp khuỷu tay và hạ sốt nhanh chóng.  Hỗ trợ điều trị thống kinh nguyên phát.  Cách sử dụng: Uống 100 - 200mg mỗi ngày, uống vào lúc đói.  Thuốc Diclofenac giúp điều trị đau khớp tay 🔸 Thuốc Naproxen  Đây là loại thuốc chống viêm được dùng để chữa bệnh đau khớp khuỷu tay cho những trường hợp bệnh nặng.  Công dụng: Giảm đau, chống viêm cho trường hợp đau khớp tay từ nhẹ đến trung bình. Giảm đau đầu, giảm đau sau phẫu thuật. Cách sử dụng: Dùng 250 - 500mg mỗi ngày, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối.  Trên đây là toàn bộ thông tin về đau khớp tay. Nếu mọi người có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy là bệnh đau khớp tay, hãy đến ngay các cơ sở thăm khám để xác định nguyên nhân và sử dụng thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được chủ quan bởi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chúng tôi đã có đề cập phía trên.  👉 Có thể bạn quan tâm: Đau bả vai trái là bệnh gì? Đau bả vai trái lan xuống cánh tay Triệu chứng đau khớp cổ chân là bệnh gì? Cách chữa! Đau khớp vai là bệnh gì? cách chữa đau khớp vai tại nhà

Đau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Đau đầu gối là bệnh gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi đặc biệt được nhiều người quan tâm và muốn đi tìm câu trả lời. Đau nhức đầu gối là một dạng bệnh lý về xương khớp, mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Chi tiết về căn bệnh này sẽ được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây.  🟢 Đau nhức đầu gối là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Đau đầu gối là bệnh gì? Đây là những dấu hiệu cho thấy ở trong và xung quanh khớp gối đang bắt đầu có những tổn thương. Thường là các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Vì là bộ phận có cấu tạo phức tạp, chịu nhiều áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, phải hoạt động nhiều nên khớp gối rất dễ bị tổn thương.  Đau nhức đầu gối thường xuất hiện ở những người phải vận động thường xuyên, cảm giác đau đớn diễn ra liên tục làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không phát hiện và có những biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm:  Để lại những di chứng đau dai dẳng, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Bệnh kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược.  Nếu không được điều trị, bệnh có thể làm biến dạng khớp gối, khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn, teo cơ dẫn đến tàn phế suốt đời.  Đau nhức đầu gối gây đau và hạn chế vận động 🟢 Nguyên nhân đau nhức đầu gối đến từ đâu? Đau nhức khớp gối có thể xuất phát từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tác động điển hình mà các chuyên gia chỉ ra:  🔸 Chấn thương đầu gối  Những chấn thương ở vùng đầu gối đều có thể gây nên những hệ quả nghiêm trọng. Những người thường chơi thể thao, lao động nặng, tham gia giao thông đều rất dễ gặp tai nạn, chấn thương. Các cơn đau khớp gối có thể xuất phát từ các sự cố như: Bong gân: Khi bị bong gân, hiện tượng giãn dây chằng xuất hiện, khiến đầu gối rất đau, bầm tím xung quanh khớp vì có máu tụ.  Tổn thương dây chằng: Việc giãn hoặc đứt dây chằng sẽ dẫn đến những cơn đau ở khớp gối, sưng nề, hạn chế vận động ở gối.  Gãy xương: Bánh chè là vị trí dễ gãy nhất ở khớp gối. Khi ấn nhẹ ổ xương bị gãy, cảm giác đau nhói, bầm tím sẽ xuất hiện.  Trật khớp: Đầu của xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây đau và sưng tấy.  Viêm bao hoạt dịch gối: Bao hoạt dịch chứa chất lỏng, lót đệm ở vị trí ngoài khớp gối, hỗ trợ gân và dây chằng phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn. Các  chấn thương có thể khiến cho bao hoạt dịch bị viêm, đau đớn, cơ cứng khớp gối.  🔸 Cảnh báo các bệnh lý về xương khớp  Nhức đầu gối ngoài ra cũng có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải những bệnh lý về xương khớp. Thường nó là biểu hiện của những bệnh dưới đây: Thoái hóa khớp gối: Thường xảy ra ở người cao tuổi bởi đây là quá trình lão hóa tự nhiên. Các cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối khi bị thoái hóa thường xuất hiện tiếng kêu lục cục mỗi khi gập, duỗi chân và vận động.  Viêm khớp gối: Xương sụn trơn khi bị viêm sẽ bị mòn đi, bị xù xì và thô ráp. Trong trường hợp các khớp xương ma sát nhiều sẽ gây đau và khó khăn khi vận động. Thường đau do viêm xuất hiện vào buổi sáng sớm, cứng khớp khi vừa ngủ dậy. Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng bệnh lý tự miễn, nó gây tổn thương cho màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, gây hiện tượng đau, cứng khớp và dẫn đến biến dạng, dính khớp nếu để lâu mà không có biện pháp can thiệp.  Có nhiều bệnh lý khác nhau dẫn đến đau khớp gối 🔸 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đau khớp gối khác  Ngoài những nguyên nhân nhức đầu gối nêu trên, còn có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây hiện tượng đau nhức đầu gối. Cụ thể:  Lối sống kém lành mạnh, thường xuyên thức khuya, sử dụng chất kích thích Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ. Khi tăng cân quá nhanh, trọng lực cơ thể lớn sẽ khiến đầu gối không kịp thích nghi, dễ làm cho khớp gối bị tổn thương.  Ăn uống thiếu chất, thiếu những thành phần cần thiết cho xương khớp như canxi, các loại vitamin nhóm B cũng là yếu tố làm khớp bị tổn thương.  🟢 Đau nhức đầu gối có triệu chứng như thế nào? Tùy vào mức độ nghiêm trọng và giai đoạn của bệnh, tình trạng đau nhức đầu gối sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng thường thấy: Đau nhức khớp gối ngay cả khi vận động và nghỉ ngơi. Hiện tượng sưng tấy đỏ ở vùng khớp Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống Khớp gối bị cơ cứng, không thể duỗi thẳng.  Có tiếng kêu lạo xạo ở khớp gối mỗi khi di chuyển, vận động.  Triệu chứng đau khớp gối ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau Nếu bạn đang gặp phải một trong bất kỳ những triệu chứng nào nêu trên, hãy nhanh chóng tiến hành đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất. Việc xác định được tình trạng bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp hạn chế nguy cơ để bệnh tiến triển nặng.  🟢 Gợi ý cách giảm tình trạng đầu gối đau nhức Tình trạng đầu gối đau nhức xảy ra ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày. Để đảm bảo an toàn, khi bị đau khớp đầu gối, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, kết hợp thực hiện các bài tập giảm đau, các mẹo để giảm đau. Cụ thể:  🔸 Nghỉ ngơi điều độ  Khi bị đau nhức, người bệnh nên hạn chế vận động và nghỉ ngơi điều độ. Điều này giúp cho khớp gối được phục hồi, giảm đau và tránh nguy cơ bị tổn thương trở lại. Tuy vậy, dù nghỉ ngơi nhưng không vì thế mà mọi người nằm một chỗ. Ít vận động có thể khiến tình trạng cứng khớp và yếu cơ.  🔸 Tập các bài tập giảm đau đầu gối  Các bài tập dành cho đầu gối có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp. Dưới đây là những bài tập quen thuộc, dễ thực hiện tại nhà:  Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối.  Bài tập squat giúp tăng cường sức mạnh ở cơ chân Kéo giãn cơ đùi sau …  🔸 Chườm lạnh, chườm nóng Các biện pháp chườm vào vị trí đau nhức đều có tác dụng rất tốt trong việc giảm cơn đau: Chườm lạnh: Làm tê dây thần kinh, giảm cảm giác đau nhức. Đồng thời, làm chậm tốc độ bị viêm và sưng tấy.  Chườm nóng: Nhiệt độ cao giúp khí huyết lưu thông, khớp gối giảm đau nhức. Với những cơn đau mãn tính, chấn thương sau 48h thường sẽ được áp dụng chườm nóng nhiều hơn.  Chườm rất tốt trong việc giảm đau nhức khớp gối 🔸 Thay đổi thói quen về tư thế vận động  Dù bị đau nhức khớp gối hay không, việc điều chỉnh tư thế ngồi, đứng sẽ giúp hạn chế được bệnh về khớp gối hiệu quả và giảm đau trong trường hợp của người mắc bệnh. Dưới đây là một số lưu ý về tư thế:  Ngồi thẳng lưng, hạn chế nghiêng sang hai bên.  Không nên ngồi quá lâu, thường xuyên đứng lại thư giãn sau một khoảng thời gian ngồi để hạn chế tình trạng khớp bị cứng, khó vận động.  Chọn các loại giày có hỗ trợ tư thế hoạt động.  Ngoài những cách trên, người bệnh nên bổ sung canxi, Kali, Magie, Vitamin nhóm B, C, E,... để bồi bổ cho hệ xương khớp luôn vững chắc. Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng thuốc để điều trị cho hiệu quả cao. Thuốc nên được các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn tư vấn và chỉ định, tuyệt đối mọi người không tự ý ra mua thuốc ngoài hiệu thuốc.  Đau nhức đầu gối không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm chất lượng cuộc sống người mắc bệnh suy giảm. Việc tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh cũng là rất cần thiết. Hy vọng với những thông tin bên trên có thể giúp quý vị có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý này.  👉 Có thể bạn quan tâm: Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống: Nguyên nhân và hướng xử lý Đau đầu gối khi chạy bộ – Tình trạng nguy hiểm bạn chớ xem thường! Đau khớp gối bên trái hoặc phải cảnh báo bệnh gì?

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...