Đau thần kinh tọa là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-60 tuổi. Đối tượng có nguy cơ bị đau thần kinh tọa là những người có đặc thù nghề nghiệp phải thường xuyên mang vác nặng, hay hoạt động ở một tư thế trong thời gian dài như: người lớn tuổi, nhân viên văn phòng, công nhân, nông dân, bốc vác hay các nghệ sĩ xiếc, cử tạ,… Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vậy đau dây thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và triệu chứng của nó như thế nào?
1. Đau dây thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.
Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng và rễ thần kinh sống 1. Nếu rễ thần kinh lưng 5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống cẳng chân và tới tận ngón chân út. Nếu thần kinh sống 1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân.
Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn có thể đi lại và làm việc bình thường. Nhưng nếu phải đi lại nhiều hay đứng nhiều trong một ngày, cơn đau có thể tái phát và mức độ đau ngày càng tăng lên.
Còn với trường hợp đau nặng, chỉ cần giẫm chân mạnh xuống đất, ho mạnh hay thậm chí là hắt hơi cũng thấy đau, ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và sinh hoạt hàng ngày.
2. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng như:
– Lao động quá sức hoặc vận động không khoa học: Bê vác, vận chuyển đồ, kéo vật nặng hoặc ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống. Nếu để tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến chèn ép dây thần kinh và hậu quả là gây đau dây thần kinh tọa.
– Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo thời gian, các đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài và khô cứng, chèn vào rễ dây thần kinh hông và gây đau.
- Đau thần kinh tọa do chấn thương như gãy xương hoặc viêm cơ, nhiễm trùng (do mắc các bệnh giang mai, nhiễm virus herpes, CMV HIV, nhiễm độc chì, bệnh lý đái tháo đường… ) có thể chèn ép lên dây thần kinh hông gây những cơn đau thần kinh tọa.
– Nguyên nhân từ các bệnh lý cột sống: Hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm,… là những căn bệnh cột sống gây ra đau thần kinh tọa
3. Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa
Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bị đau thần kinh tọa thường gặp phải một số triệu chứng sau :
– Cảm giác tê, nóng, đau rát như dao đâm, ở vùng bị đau cảm giác như bị kiến bò,…
– Đau âm ỉ từng cơn hoặc đau cấp tính liên tục, đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, ban đêm cơn đau có xu hướng nặng hơn.
– Cột sống cứng và đau, khó cúi hoặc nghiêng người. Có triệu chứng khó kiễng chân, khó đứng trên đầu ngón chân.
– Đau thắt lưng kèm theo lan dọc xuống chi dưới theo đường đi của dây thần kinh tọa, thường đột ngột xuất hiện sau gắng sức hoặc sang chấn vùng thắt lưng hoặc sau cú bước hụt (do căn nguyên thoát vị đĩa đệm). Nếu đau eo bên phải sẽ lan xuống gây nhói hông phải và mông phải, còn đau eo trái thì hông trái và mông trái sẽ bị đau. Sau đó đau nhức từ mông xuống bắp chân, kheo chân và lan xuống tận các ngón chân.
– Đau khi thay đổi tư thế, hoặc chỉ cần ho hay hắt hơi cũng thấy đau nhói ở lưng do có hội chứng chèn ép.
– Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, lâu dần bệnh nhân sẽ bị teo cơ.
Những cơn đau mà người bệnh phải chịu đựng sẽ có cường độ và tần suất tăng dần, gây khó chịu bất tiện trong sinh hoạt và lao động hàng ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính, khó có phương pháp phục hồi hoàn toàn. Việc điều trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả cần đảm bảo đủ 3 yếu tố GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - TÁI TẠO. Và Khương Thảo Đan chính là sản phẩm thế hệ mới, được khuyên dùng do đáp ứng đủ cả 3 yêu cầu này.
👉 Có thể bạn quan tâm:Bài viết liên quan