Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa đau bả vai phải

Đau bả vai phải là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc xác định được nguyên nhân và triệu chứng bệnh sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận tiện và chính xác, nâng cao hiệu quả tốt hơn.

Nguyên nhân dẫn đến đau khớp vai phải

Khớp bả vai là một trong những khớp phải hoạt động với tần suất lớn, giúp cơ thể nói chung và bàn tay nói riêng thực hiện trơn tru các hoạt động nâng - hạ, cầm - nắm,... Khi khớp này bị chấn thương có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: 

Viêm khớp bả vai 

Khớp bả vai khi bị viêm nhiễm, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau dữ dội. Cảm giác đau nhức không chỉ xuất hiện ở bả vai mà thường đau bả vai phải lan xuống cánh tay, sang gáy, đầu,... gây cảm giác vô cùng khó chịu. 

Nếu khi bị viêm khớp bả vai người bệnh không điều chỉnh lại các hoạt động nhẹ nhàng có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn. Các cơn đau khớp vai phải diễn ra dai dẳng và gây khó khăn khi thực hiện các động tác gập tay, vòng tay,...

Viêm khớp bả vai dẫn đến đau khớp vai phải
Viêm khớp bả vai dẫn đến đau khớp vai phải

Trật khớp vai

Trật khớp vai có thể bị từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là do chấn thương khi lao động, chơi thể thao. Khi bị trật vai, cơn đau khớp vai phải cũng sẽ kéo đến một cách dữ dội. Thường vai sẽ có hiện tượng sưng tấy, lan xuống cánh tay. Thậm chí, vùng khớp ở vai này có thể bị biến dạng. 

Lao động quá sức

Hoạt động và vận động dùng lực tay, vai quá sức cũng có thể dẫn đến những chấn thương vùng vai gây đau nhức. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến trật khớp vai, gãy xương bả vai, rách sụn,... 

Thoái hóa sụn khớp vai 

Thông thường, tuổi càng cao, sụn và xương càng dễ bị bào mòn, thoái hóa dẫn đến mỏng, yếu dần. Khi bị đau bả vai phải do thoái hóa sụn khớp, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, sưng tấy và khó khăn trong việc vận động. KHi nâng tay lên hoặc hạ xuống, gập - duỗi có thể phát ra cả tiếng kêu lạo xạo.

Thoái hóa sụn có thể gây đau bả vai phải
Thoái hóa sụn có thể gây đau bả vai phải

Đau dây thần kinh vai gáy

Dây thần kinh đau có thể khiến cho vùng cổ, vai, gáy mỏi và tê, thậm chí nặng có thể ảnh hưởng đến cả cánh tay. Đau khớp vai phải do nguyên nhân này thường mang lại cảm giác vô cùng khó chịu bởi các biểu hiện không quá rõ ràng và không phát hiện được chính xác cơn đau nằm tại vị trí chính xác nào. 

Do bệnh lý dẫn tới đau khớp vai phải 

Ngoài những yếu tố nêu trên, khi người bệnh có bệnh lý trong người cũng có thể gặp phải tình trạng đau khớp vai phải. Dưới đây là một số bệnh gây đau khớp vai phổ biến: 

  • Các hội chứng viêm co rút khớp vai, viêm khớp vai
  • Bệnh đau vai gáy cổ
  • Loãng xương
  • Viêm gân chóp xoay quanh khớp vai
  • Các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim,...
  • Ung thư phổi

Các bệnh lý khác về xương có thể gây đau bả vai
Các bệnh lý khác về xương có thể gây đau bả vai

Để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh đau bả vai phải, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám và chẩn đoán. Qua đó, các bác sĩ mới có thể lên phác đồ điều trị phù hợp. 

Triệu chứng đau bả vai phải bạn cần biết 

Bị đau bả vai phải dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, việc nắm bắt các triệu chứng để xác định bệnh, có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời là rất quan trọng. Các chuyên gia chỉ ra một số triệu chứng điển hình của bệnh mọi người bệnh thường gặp dưới đây: 

  • Đau bả vai phải mức độ nhẹ: Lúc này, các triệu chứng xuất hiện không quá rõ ràng, thường chỉ đau âm ỉ và ngắt quãng. Buổi sáng ngủ dậy là lúc dễ bị đau nhất. Kèm theo đó, người bệnh có thể cảm thấy bị cứng khớp, tay và vai khó cử động hơn kèm theo cả mỏi vai gáy, nhức lưng,... 
  • Đau khớp vai phải mức độ nặng: Cơn đau xuất hiện với tần suất dày hơn, đau bả vai lan xuống cánh tay và toàn bộ cơ thể. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng như biến dạng khớp bả vai, teo cơ,..

Triệu chứng bệnh đau bả vai phải
Triệu chứng bệnh đau bả vai phải

Ngoài ra, bệnh lý này còn kèm theo một số dấu hiệu khác: 

  • Đau bả vai phải sau lưng
  • Đau bả vai phải khó thở
  • Đau đi kèm với cảm giác tê nhức, ngứa ran
  • Khớp bả vai bị sưng tấy, nóng đỏ
  • Đau khớp vai kèm hiện tượng khó thở, tức ngực, chóng mặt. 
  • Khớp vai phát ra tiếng kêu lục khục, lạo xạo khi vận động. 
  • Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ do khớp bị nhiễm khuẩn. 
  • Cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy. 

Người bệnh nhanh chóng phát hiện các triệu chứng của bệnh từ sớm có thể giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng và ngăn chặn tiến triển bệnh tốt hơn. 

Gợi ý cách chữa đau bả vai phải đơn giản, cho hiệu quả cao

Bị đau bả vai phải hiện nay chưa có cách chữa dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh bỏ qua việc điều trị. Khi áp dụng các biện pháp điều trị có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. 

Người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số cách chữa đau bả vai phải dưới đây: 

  • Áp dụng một số mẹo: Chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, massage,... là một số cách chữa đau bả vai phải tại nhà tương đối đơn giản và cho hiệu quả giảm đau cao. 
  • Dùng thuốc Tây: Các loại thuốc giảm đau, chống viêm như Paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... có tác dụng giảm đau nhanh chóng. TUy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài dễ gặp tác dụng phụ. Do đó, thuốc Tây cần được dùng theo chỉ định bác sĩ và nói không với việc lạm dụng thuốc. 
  • Sử dụng thuốc nam: Các bài thuốc nam có tác dụng giảm đau nhức bả vai hiệu quả và khá dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Một số thảo dược có tác dụng giảm đau bả vai phải có thể kể đến như cỏ xước, cà gai leo, hy thiêm, cây trinh nữ, ngải cứu,... 
  • Vật lý trị liệu: Đây là giải pháp của Y học cổ truyền, thông qua châm cứu, bấm huyệt giúp máu lưu thông có thể làm giảm cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng các biện pháp khác như sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại, tập các bài tập vận động tại nhà,... 
  • Phẫu thuật: Nếu trong trường hợp bị đau bả vai phải nặng, gân cơ bị đứt rách, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để nối gân cơ. Giải pháp này tiêu tốn nhiều chi phí và cần thời gian để phục hồi về sau này. 
  • Bổ sung thêm thực phẩm chức năng: Hiện trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng, vừa an toàn với sức khỏe vừa hỗ trợ cải thiện phần nào triệu chứng bệnh và phòng bệnh xuất hiện. 

Có nhiều cách chữa đau bả vai phải khác nhau
Có nhiều cách chữa đau bả vai phải khác nhau

Ngoài ra, khi bị đau bả vai phải, ngoài áp dụng các cách chữa nêu trên,  người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề dưới đây để hạn chế tình trạng bệnh trở nặng: 

  • Hạn chế vặn cổ bởi hành động này có thể kích thích đĩa đệm thoát vị ra bên ngoài. Từ đó, có thể khiến bệnh trở nặng hơn. 
  • Kết hợp với các bài tập thể dục thể thao, vận động phù hợp để cải thiện triệu chứng đau nhức. Ví dụ như tập dưỡng sinh, tập yoga, đi bộ,... 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, C, canxi,... 
  • Tạo thói quen chăm sóc sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể. 

Đau bả vai phải là một bệnh lý đặc biệt cần lưu ý, nó cảnh báo dấu hiệu của những bệnh về xương khớp nguy hiểm. Trong trường hợp bệnh nhẹ, có thể chỉ cần chăm sóc tại nhà, cơn đau sẽ dần biến mất và phục hồi trở lại. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chuyên gia lên phác đồ điều trị phù hợp. Biến chứng của bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nếu bạn chủ quan. 

👉 Có thể bạn quan tâm: 

Cập nhật lúc: 27/04/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...