Đau xương khớp

Đau xương khớp có ăn thịt gà được không?

Thịt gà là một loại thực phẩm rất phổ biến trong mỗi mâm cơm của gia đình Việt. Trong thịt gà cũng chứa nhiều protein, axit amin, các loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Nhưng liệu có phải ai ăn thịt gà cũng tốt, đặc biệt là người đau xương khớp. Cho đến nay, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề "đau xương khớp có ăn thịt gà được không?" Để giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. Đau xương khớp có ăn thịt gà? 🟢 Đau xương khớp có ăn thịt gà được không? Đây là vấn đề khá nhức nhối bởi nó có 2 luồng ý kiến trái chiều. Theo kinh nghiệm dân gian từ xa xưa, ông cha ta  khuyến cáo rằng người bị đau xương khớp không nên ăn thịt gà vì nó khiến những cơn đau nhức thêm phần nghiêm trọng, tình trạng khớp bị viêm cũng tiến triển xấu đi. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng thịt gà không ảnh hưởng đến đau xương khớp. Đây là trường hợp những  bệnh nhân đau xương khớp nhưng vẫn sử dụng thịt gà và nhận thấy bệnh không nặng hơn như dân gian vẫn truyền miệng. Như vậy, vấn đề nào cũng có 2 mặt. Trên thực tế, các chuyên gia nhận định rằng: Người bị đau xương khớp vẫn có thể ăn thịt gà. Bởi đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng khi chứa hàm lượng lớn protein, axit amin, vitamin và nhiều khoáng chất. Chúng góp khiến cho cơ thể khỏe mạnh hơn chứ không hề gây đau xương khớp. PGS.TS Lê Minh Hà cũng cho rằng, trong thịt gà chứa nhiều glutamine, một chất cần thiết để cơ thể tổng hợp glucosamin. Glucosamin là một chất cực kì quan trọng cho sức khỏe xương khớp, nó giúp kích thích sản xuất axit hyaluronic – chính là hoạt dịch bôi trơn khớp, đồng thời nó còn tác động tích cực tới quá trình tổng hợp sụn khớp. Vì thế, đau xương khớp vẫn được ăn thịt gà chỉ cần người bệnh lựa chọn được cách chế biến đúng và hạn chế ăn các bộ phận chứa nhiều chất béo. Cụ thể như sau: 🔸 Đau xương khớp không nên ăn thịt gà ở bộ phận nào? Đùi gà và da gà là 2 bộ phận mà người đau xương khớp nên hạn chế ăn (Ảnh minh họa) Đùi gà và da gà là 2 bộ phận mà người đau xương khớp nên tránh bởi chúng chứa nhiều chất béo và một lượng lớn calo, có thể gây tình trạng tăng cân nếu ăn quá nhiều. Điều này hoàn toàn không tốt cho người đau xương khớp bởi khi cân nặng vượt quá mức cho phép đồng nghĩa với áp lực trọng lượng lên khớp cũng tăng lên khiến cho tình trạng đau chuyển biến xấu hơn, tốc độ thoái hóa khớp cũng xảy ra nhanh hơn. Ngoài ra, nếu 2 bộ phận này chế biến bằng cách chiên, rán, nướng, quay thì nguy cơ gây đau nhức xương khớp còn nghiêm trọng hơn. Các cánh chế biến này có một điểm chung là làm chín thức ăn trên lửa ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất AGE. Hợp chất này khi đi vào các ngóc ngách của cơ thể, làm tổn thương các mô lành, trong đó bao gồm cả xương khớp khiến cho những cơn đau đang sẵn có trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích đùi và da, bạn cũng có thể ăn chúng một cách có chừng mực. 🔸 Đau xương khớp nên ăn bộ phận nào của thịt gà? Ức gà là bộ phần mà người đau xương khớp có thể ăn nhưng nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp Trái lại với da và đùi gà chứa nhiều chất béo thì ức gà lại là bộ phận cung cấp lượng một lượng lớn protein nhưng ít chất béo. Do đó bạn có thể thường xuyên sử dụng ức gà mà không sợ tăng cân. Đây cũng là lý do vì sao ức gà trở thành loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của những người muốn giảm cân. Đối với bệnh nhân đau xương khớp, trong ức gà còn chứa nhiều photpho - một chất có lợi cho răng và xương. Cách để sử dụng ức gà tốt nhất cho người đau xương khớp đó là ăn vừa đủ với lượng calo mà cơ thể cho phép nạp vào mỗi ngày, đồng thời chế biến chúng thành các món luộc, hấp thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ để hạn chế lượng chất béo nạp vào, làm giảm nguy cơ đau xương khớp do tăng cân. 🟢 Đau xương khớp nên ăn gì? Thay vì cứ đắn đo và suy nghĩ về vấn đề đau xương khớp có ăn được thịt gà không thì bạn có rất nhiều lựa chọn khác với các thực phẩm vô cùng có lợi cho xương khớp. Tiêu biểu phải kể đến là: 🔸 Cá béo Các loại cá béo bao gồm cá hồi, cá thu rất dồi dào omega-3. Đây là một loại axit béo vô vùng tốt cho sức khỏe mà con người không thể tự tổng hợp được. Trong các vấn đề về đau xương khớp, omega-3 có khả năng chống viêm, giảm đau nhức. Do đó, hãy bổ sung ít nhất 2 phần cá béo vào thực đơn ăn uống hàng tuần. 🔸 Dầu ô liu Dầu ô liu đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, sưng các khớp xương hiệu quả nhờ vào các thành phần Polyphenols, Oleocanthal, Oleuropein, Hydroxytyrosol, Lignans. Ngoài ra, dầu ô liu cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Người bệnh có thể sử dụng dầu ô liu thay thế cho cho các loại chất béo không lành mạnh từ mỡ động vật hay các loại dầu khác để nấu nướng hàng ngày. Tuy nhiên. người bệnh cần lưu ý không chế biến dầu ô liu ở nhiệt độ cao (khoảng 210 độ C) vì nó có thể làm mất một số đặc tính có lợi của dầu. Dầu ô liu không chỉ giảm viêm, sưng các khớp xương hiệu quả mà còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch 🔸 Rau xanh Các loại rau xanh cực kỳ tốt cho người đau nhức xương khớp, nhất là các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt, rau cải xoăn,... bởi vì chúng dồi dào vitamin và khoáng chất như canxi, kali, vitamin A, C, B1. Các thành phần dinh dưỡng giúp các cơn đau và tình trạng viêm thuyên giảm nhanh chóng. Vì vậy, khi bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày, căn bệnh đau xương khớp sẽ được cải thiện rõ ràng. 🔸 Quả mọng Các loại trái cây mọng như việt quất, mơ, nho, mâm xôi,... là những thực phẩm hàng đầu trong việc hỗ trợ giảm đau ở bệnh nhân bị viêm khớp. Cũng như rau xanh, trong trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình viêm ở sụn khớp. 🔸 Các loại gia vị tự nhiên Gừng, tỏi, hành, nghệ không chỉ là các loại gia vị tự nhiên đặc biệt quen thuộc trong căn bếp của người Việt mà nó còn được biết đến như một vị cứu tinh dành cho bệnh nhân đau xương khớp. Nghiên cứu cho thấy, gừng, tỏi, hành, nghệ có đặc tính chống viêm, giúp làm giảm viêm nhiễm và làm dịu các triệu chứng của bệnh viêm khớp. 🟢 Đau xương khớp không nên ăn gì? Bên cạnh ưu tiên những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng lưu ý hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm ảnh hưởng xấu đến tình trạng đau xương khớp. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh hơn.. Các nhóm thực phẩm người đau xương khớp cần tránh bao gồm: – Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ thường chứa nhiều cholesterol xấu, chất béo bão hòa xấu, chúng không chỉ làm nặng thêm triệu chứng viêm ở khớp bị tổn thương, khiến cơn đau trở nên tồi tệ mà nó còn là một phần nguyên nhân gây nên thừa cân béo phì. Điều này cũng tác động không nhỏ làm tăng áp lực lên khớp, khiến tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. – Các loại thịt đỏ: Hàm lượng đạm cao có trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt cừu,... thường làm trầm trọng hơn tình trạng viêm ở xương khớp, gây đau nhiều hơn. – Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật chứa nhiều sắt, đạm, axit uric,... đây là thủ phạm gây ra bệnh gout và thoát vị đĩa đệm. Chính vì thế, người đang bị đau xương khớp cần tránh xa nhóm thực phẩm này. – Các loại bánh kẹo đồ ngọt: Bánh kẹo hay đồ ngọt là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đường tinh chế cao. Loại đường này sẽ kích thích phản ứng viêm ở các khớp, làm trầm trọng hơn các cơn đau xương khớp ở bạn. Không chỉ vậy, ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, gây ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của bạn. Hàm lượng đường cao có trong bánh kẹo, đồ ngọt sẽ kích thích phản ứng viêm ở các khớp, làm trầm trọng hơn các cơn đau xương khớp. Thuốc lá, đồ uống chứa cồn: Nicotin trong thuốc lá hay cồn trong rượu bia đều là những chất kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể, không chỉ khiến các cơn đau xương khớp tái phát nhiều hơn mà nó còn làm vô hiệu hóa thuốc chữa bệnh. 🟢 Lưu ý trong chế độ ăn cho người đau xương khớp Ta có thể thấy được chế độ ăn uống là rất quan trọng đối với bệnh nhân đau xương khớp. Cụ thể một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp sẽ giúp làm giảm những cơn đau, giảm tình trạng sưng viêm hay làm chậm quá trình thoái hóa. Ngược lại, một chế đô ăn thiếu lành mạnh thì khiến bệnh đau xương khớp tiến triển nặng hơn. Bên cạnh việc nắm được những thực phẩm nên ăn và không nên mà mà chúng tôi đã liệt kê trên, bệnh nhân đau xương khớp cũng cần lưu ý một số điều trong chế độ ăn uống để làm tăng quá trình điều trị bệnh. Những lưu ý bao gồm: Hãy ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng: Trong bữa ăn, người bệnh cần đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng từ 5 nhóm thực phẩm chính bao gồm: tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bữa ăn đa dạng: Kết hợp nhiều loại thức ăn với nhau, thay đổi món thường xuyên giúp đạt hiệu quả tốt hơn mà người bệnh cũng không bị chán khi ăn mãi 1 món ăn. Nếu bạn có ý định thay đổi toàn bộ chế độ ăn uống, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chế độ ăn uống chỉ là một phần nhỏ giúp hỗ trợ điều trị tình trạng đau xương khớp không thể thay thế được phác đồ điều trị của bác sĩ kê cho. Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, người bệnh cần kết hợp với một lối sống khoa học cùng thói quen luyện tập thể dục phù hợp để duy trì hiệu quả lâu dài. 🟢 Khương Thảo Đan - Giảm đau xương khớp hiệu quả Ngoài chế độ ăn uống, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên sử dụng thêm viên uống Khương Thảo Đan bởi tác dụng giảm đau hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Cụ thể, trong thành phần của Khương Thảo Đan có chứa hoạt chất KGA1 từ củ Địa Liền. Đây là một hoạt chất quý giá giúp giảm đau chống viêm hiệu quả. Điều này đã được PGS.TS Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nghiên cứu trong 6 năm. Thực tế, tác dụng của hoạt chất KGA1 này đã được chứng minh bằng nghiên cứu thực nghiệm. Hoạt chất KGA1 có tác dụng giảm cường độ đau một cách đáng kể duy trì ở ngưỡng 76%. Mức độ này tương đương Efferalgan – một tân dược giảm đau đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay. KGA1 cho tác dụng rõ rệt trong hỗ trợ kháng viêm – tiêu sưng (giảm 78%), đỏ nóng (giảm 54,8%) tại các mô khớp cũng như dịch khớp, tương đương chất đối chứng Indomethacin (hoạt chất chống viêm đang được sử dụng rộng rãi cho bệnh lý xương khớp). Bên cạnh đó, các thành phần như Collagen type II không biến tính sẽ ngăn cản quá trình hủy hoại và tạo thuận lợi cho sự tái tạo sụn. Ngoài ra, trong thành phần của Khương Thảo Đan còn có bài thuốc Đông y chữa đau xương khớp "Độc Hoạt Ký Sinh Thang". Không chỉ có tác dụng giảm đau nhức, bổ gan thận, lưu thông khí huyết, mà bài thuốc này khi phối hợp với các thành phần khác có trong sản phẩm còn phát huy tác dụng như một bài thuốc dẫn, giúp đưa hoạt chất KGA1, Collagen type II đến đúng vị trí khớp thoái hóa, đau nhức. Từ đó giúp các hoạt chất phát huy tối đa tác dụng. Vai trò “dẫn thuốc” này cũng chính là vai trò quan trọng nhất của Độc Hoạt Ký Sinh Thang trong Khương Thảo Đan. Như vậy, các thành phần có trong viên xương khớp Khương Thảo Đan có nguồn gốc đều từ tự nhiên, do đó bệnh nhân đau xương khớp có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm mà không lo về tác dụng phụ, kể cả những người mắc bệnh về dạ dày, gan, thận. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận: Như vậy, bài viết trên đây đã giúp trả lời một cách rõ ràng và dễ hiểu về thắc mắc "Đau xương khớp có ăn thịt gà được không?" đồng thời liệt kê thêm một số thực phẩm mà người bị đau xương khớp nên ăn và nên tránh. Mong rằng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, người đau xương khớp có thể lên cho mình một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe xương khớp. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại hãy gọi điện ngay đến tổng đài 1800.1156 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Xem thêm 👉: Lời khuyên đậu bắp chữa bệnh đau nhức khớp từ PGS. TS Lê Minh Hà Cách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngay Đau Dây Thần Kinh Ở Mông | Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Chữa

Lời khuyên đậu bắp chữa bệnh đau nhức khớp từ PGS. TS Lê Minh Hà

Đậu bắp chữa bệnh khớp có khỏi không? Đây là câu hỏi mang nhiều nghi ngờ nhất của các bệnh nhân xương khớp dành cho chuyên gia. Ai cũng biết, đậu bắp là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày với nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Nhưng nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra: Chất nhầy trong đậu bắp chính là một thành phần giúp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây nhé! 🔵 Công dụng của đậu bắp Trái đậu hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp Theo PGS. TS Lê Minh Hà: Nguyên nhân thật sự gây ra bệnh khớp là xuất phát từ sự thoái hóa các sụn khớp khiến các sụn khớp không giữ được độ trơn láng, dịch khớp không còn hoạt động tốt để trơn tru trong các cử động nữa. Khoa học hiện đại đã chứng minh, sụn khớp có vai trò bảo vệ hai đầu xương, theo thời gian sẽ bị khô, lão hóa, do các tác động của thói quen xấu và quá trình lao động, mang vác. Thành phần quan trọng của sụn khớp là collagen type 2, khi bị thiếu hụt, khớp sẽ yếu đi, bong tróc, hình thành tiếng kêu ở giữa các khớp, vận động khó khăn, tạo ra gai xương,... Chất nhầy bôi trơn khớp thực sự không phải chất nhầy trong quả đậu bắp như nhiều người lầm tưởng. Đậu bắp chữa bệnh khớp là vì trong quả đậu bắp có chứa một lượng lớn canxi, các chất xơ, axit folic và các loại vitamin như vitamin A, vitamin C và vitamin K… hỗ trợ giúp xương chắc khỏe, làm chuyển biến tích cực tình trạng đau khớp ở nhiều bệnh nhân hiện nay. Lưu ý: Việc dùng đậu bắp chữa bệnh khớp cũng giống như các biện pháp chữa bệnh dân gian khác, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Bệnh nhân nên kết hợp với phương pháp điều trị đông y hoặc tây y theo chỉ định của bác sĩ. 🔵 Cách chữa đau khớp bằng đậu bắp 🔹 Uống nước đậu bắp Uống nước đậu bắp để giảm đau xương khớp Bước 1: Chọn những trái đậu bắp tươi non, không bị sâu hại hoặc hư hỏng, sau đó đem ngâm với nước muối rồi rửa sạch, dùng dao thái cắt bỏ phần đầu và đuôi của mỗi trái. Bước 2: Cắt đậu bắp thành từng lát mỏng giúp đậu bắp tiết ra nhiều nhớt hơn. Bước 3: Cho đậu bắp vào ly hoặc bình thủy tinh rồi cho nước sôi vào. Khi nước âm ấm lại thì ta chắt nước ra để dùng. Sử dụng liên tục hàng ngày trong vòng 2 – 3 tháng để nhận thấy sự thay đổi rõ rệt nhất. Người khỏe mạnh cũng nên uống nước đậu bắp mỗi tuần một lần để giúp thanh lọc cơ thể. 🔹 Các món ăn ngon từ đậu bắp Món ăn từ đậu bắp giúp giảm đau xương khớp Nước đậu bắp hơi khó uống nhưng để bổ sung thêm chất xơ, vitamin và những dưỡng chất cần thiết có trong đậu bắp cho cơ thể, bạn vẫn có thể chế biến đậu bắp thành các món ăn ngon. Đậu bắp nướng Đậu bắp xào tỏi Đậu bắp xào trứng Đậu bắp nấu canh chua Đậu bắp chiên bơ sữa Đậu bắp ngâm giấm Đậu bắp xào thịt lợn/thịt bò/thịt gà 🔵 Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh khớp PGS. TS Lê Minh Hà khẳng định: Bệnh nhân xương khớp nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh khớp hiệu quả. Người bệnh khớp nên ăn: Thực phẩm chứa dầu cá, dầu omega 3 Hải sản, thịt có màu trắng Các loại rau có lá màu xanh đậm Trái cây giàu vitamin C Người bệnh khớp nên kiêng: Thực phẩm chế biến sẵn Thực phẩm chứa cholesterol Thịt đỏ Đồ uống có cồn, chất kích thích Đậu bắp chữa bệnh khớp là một phương pháp truyền miệng trong dân gian. Sử dụng cách này không đem đến tác dụng phụ nhưng người bệnh cũng nên lưu ý không nên uống ước đậu bắp lúc đói. Hãy kết hợp với liệu trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất và chóng khỏi bệnh nhé. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Xem thêm 👉: Cách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngay Đau Dây Thần Kinh Ở Mông | Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Chữa 11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhất

Cách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngay

Theo PGS. TS Lê Minh Hà, phương pháp chữa đau cổ tay hiện nay rất đa dạng và phong phú. Có nhiều cách chữa tại nhà, không cần dùng thuốc hoặc bệnh nhân có thể lựa chọn đông y, tây y, phẫu thuật, tùy từng tình trạng bệnh. Bài viết sau đây sẽ nói về những cách chữa đau khớp cổ tay phổ biến hiện nay để bạn đọc tham khảo. Lưu ý trước khi chữa đau cổ tay Cách chữa đau cổ tay Đau cổ tay là một tình trạng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Do một số bệnh lý: Hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp cổ tay, viêm khớp dạng thấp,... Do chấn thương dẫn đến viêm gân, bong gân, tổn thương dây chằng,... Do thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại ở cổ tay: Chơi cầu lông, tennis, đánh golf,... Vì thế, việc chữa trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng của nó. Thông thường, nếu bạn không bị đau nặng và bạn không có bất kỳ triệu chứng nào khác cho thấy bạn cần chăm sóc y tế, bạn có thể thực hiện một số phương pháp chữa đau khớp cổ tay tại nhà. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đến phòng khám nếu: Cơn đau của bạn không trở nên tốt hơn sau khi điều trị tại nhà trong hai tuần; Cơn đau ngày càng trầm trọng; Cơn đau tái phát lại nhiều lần; Đau cổ tay cản trở bạn thực hiện các hoạt động thường ngày; Tay của bạn bị sưng, cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng và những triệu chứng này không tốt hơn sau nửa giờ; Tay của bạn bị đỏ, nóng ấm khi chạm vào; Bạn cảm thấy mệt mỏi, có thể kèm theo sốt; Bạn bị ngứa ran liên tục, tê hoặc yếu ở tay, ngón tay. Bạn cần tới phòng khám ngay lập tức, nếu: Bạn nghĩ rằng mình bị gãy xương; Cảm thấy đau đớn tột cùng Bất cứ phần của bàn tay, cổ tay, ngón tay có hình dạng hay màu sắc bất thường; Bị mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ tay; Có tiếng lách tách khi bạn bị thương ở tay hoặc cổ tay Bạn không thể di chuyển bàn tay, cổ tay hoặc ngón tay của bạn đúng cách. Phần dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới các cách chữa đau cổ tay phổ biến hiện nay và các phương pháp điều trị cho một số nguyên nhân cụ thể thường gặp. Việc chữa trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng của nó (Ảnh minh họa) Chữa trị và phòng ngừa tại nhà Tránh các hành động làm cho cơn đau tồi tệ hơn Để hạn chế các cơn đau, bạn nên tránh các hành động làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Đó là bất cứ hoạt động nào có tính chất lặp đi lặp lại, chẳng hạn như: sử dụng tuốc nơ vít, sơn, nâng vật nặng,... Tạm ngừng các hoạt động này sẽ giúp giảm áp lực lên phần cổ tay của bạn và khiến cơn đau được cải thiện. Thuốc giảm đau không kê đơn Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để làm giảm các cơn đau khớp cổ tay, chúng có ở nhiều dạng khác nhau, như: Thuốc uống: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (ibuprofen, naproxen natri, aspirin,...) Thuốc bôi: gel Voltaren, gel Salonpas, các loại dầu xoa bóp,... Miếng dán: Salonpas, Harikkusu 55EX, Kowa,... Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn luôn phải đọc các thông tin đi kèm, hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là về liều lượng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để chữa đau khớp cổ tay (Ảnh minh họa) Liệu pháp nóng - lạnh Để giảm sưng và đau, bạn có thể chườm một túi nước đá lên vùng tay và cổ tay. Chú ý không đặt đá trực tiếp lên da. Bạn có thể chườm 2-3 lần một ngày và chườm tối đa 20 phút mỗi lần. Nếu bạn bị đau và cứng khớp, bạn có thể chườm nóng bằng túi chườm hoặc ngâm tay và cổ tay vào một bát nước ấm. Lưu ý, không chườm nóng nếu bạn có vết thương hở hoặc tay đang bị sưng. Đeo nẹp cổ tay Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay khi phải hoạt động mạnh. Nó cũng hỗ trợ quá trình điều trị sau chấn thương tốt hơn. Bạn có thể mua các loại băng nẹp cổ tay này trên tiki, shopee hay tại các cửa hàng thể thao, hiệu thuốc,... Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay (Ảnh minh họa) Thực hiện các bài tập chữa đau cổ tay Việc thực hiện các bài tập giúp cho cổ tay của bạn được linh hoạt hơn, hạn chế các cơn đau và phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là một số động tác đơn giản giúp chữa đau cổ tay mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Lưu ý: Một chút đau đớn và khó chịu trong quá trình tập luyện là điều bình thường. Hãy cứ cố gắng luyện tập thường xuyên, bắt đầu nhẹ nhàng và sau đó tăng dần lên. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội trong và sau khi tập các bài tập này, hãy dừng lại và tới phòng khám gần nhất. Động tác 1. Uốn cong cổ tay lên | 30 giây mỗi bên Uốn cong cổ tay lên Duỗi thẳng cánh tay phải về phía trước, lòng bàn tay hướng về phía mặt và các ngón tay hướng lên trên; Tay trái ôm phần mu bàn tay phải, giữ các ngón tay thư giãn; Nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy căng ở phía sau cổ tay phải; Giữ tư thế căng trong 30 giây; Lặp lại ở tay còn lại. Động tác 2. Uốn cong cổ tay xuống | 30 giây mỗi bên Uốn cong cổ tay xuống Duỗi thẳng cánh tay phải về phía trước, lòng bàn tay hướng về phía mặt và các ngón tay hướng xuống dưới; Tay trái ôm phần mu bàn tay phải, giữ các ngón tay thư giãn; Nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy căng ở phía sau cổ tay phải; Giữ tư thế căng trong 30 giây; Lặp lại ở tay còn lại. Động tác 3. Kéo ngón tay lên | 30 giây mỗi bên Kéo ngón tay lên Duỗi thẳng cánh tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng lên trên; Tay trái nhẹ nhàng kéo các ngón tay phải về phía cơ thể cho tới khi cảm thấy một lực căng nhẹ; Giữ tư thế trong 30 giây; Lặp lại ở tay còn lại. Động tác 3. Kéo ngón tay xuống | 30 giây mỗi bên Kéo ngón tay xuống Duỗi thẳng cánh tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng xuống dưới; Tay trái nhẹ nhàng kéo các ngón tay phải về phía cơ thể cho tới khi cảm thấy một lực căng nhẹ; Giữ tư thế trong 30 giây; Lặp lại ở tay còn lại. Động tác 5. Đan tay sau lưng | Giữ 30 giây (3 lần lặp) Đan tay sau lưng Đưa tay ra phía sau và đan các ngón tay vào nhau; Duỗi thẳng hai cánh tay và nâng lên khỏi cơ thể cho tới khi thấy một lực căng nhẹ; Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thả ra; Lắc cổ tay trong 5 giây; Lặp lại động tác 3 lần. Động tác 6. Tư thế cầu nguyện | Giữ 30 giây (3 lần lặp) Tư thế cầu nguyện Chắp hai bàn tay vào nhau giống như tư thế cầu nguyện; Hạ tay xuống hết mức có thể mà không để bàn tay tách ra; Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn trong 5 giây; Lặp lại động tác 3 lần. Động tác 7. Palm Press Thumbs Out | Giữ 30 giây (3 lần lặp) Palm Press Thumbs Out Chắp hai bàn tay vào nhau giống như tư thế cầu nguyện nhưng ngón tay cái quay ra ngoài và các ngón tay hướng xuống; Nâng tay lên hết mức có thể mà không để lòng bàn tay tách ra; Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn trong 5 giây. Lặp lại động tác 3 lần. Động tác 8. Quỳ sàn gập cổ tay | Giữ 30 giây (3 lần lặp) Quỳ sàn gập cổ tay Quỳ trên sàn nhà; Đặt mu bàn tay xuống đất ngay cạnh đầu gối; Ngồi mông lên gót chân và giữ hai cánh tay thẳng để duỗi cổ tay. Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn cổ tay theo hướng khác 5 giây; Lặp lại 3 lần. Động tác 9. Quỳ sàn mở rộng cổ tay | Giữ 30 giây (3 lần lặp) Quỳ sàn mở rộng cổ tay Quỳ trên sàn nhà; Đặt lòng bàn tay xuống đất ngay cạnh đầu gối; Nghiêng người về phía trước và ngồi mông lên gót chân, giữ hai cánh tay thẳng để duỗi cổ tay. Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn cổ tay theo hướng khác 5 giây; Lặp lại 3 lần. Động tác 10. Side-to-Side | 5 hơi thở mỗi bên (thực hiện 4 lần) Side-to-Side Quỳ trên mặt đất và ngồi lên gót chân; Đặt hai bàn tay xuống đất cạnh hai bên đầu gối, các ngón tay chỉ ra ngoài; Nghiêng người sang trái và dồn trọng lượng lên tay trái. Giữ tư thế với 5 nhịp thở sâu; Tiếp tục nghiêng người sang phải và thực hiện như bên trái; Lặp lại hai bên trái - phải như vậy 4 lần. Chữa đau khớp cổ tay bằng thuốc Tây y kê đơn Thuốc kê đơn là nhóm thuốc khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng, thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị đau khớp cổ tay là các loại thuốc giảm đau, giảm viêm. Như: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Đây là nhóm thuốc được kê toa phổ biến nhất, đặc biệt đối với bệnh nhân bị đau cổ tay do các vấn đề như: bong gân, viêm gân hay viêm khớp. NSAID không được sử dụng trong điều trị hội chứng ống cổ tay. Tiêm Cortisone. Cortisone là một loại thuốc giảm đau, giảm viêm mạnh. Những người bị viêm khớp cổ tay hoặc hội chứng ống cổ tay cũng được hưởng lợi từ việc tiêm cortisone. Lời khuyên của PGS. TS Lê Minh Hà: Thuốc giảm đau có thể gây hại cho thận và dạ dày. Bệnh nhân không nên dùng thuốc trong thời gian dài. Hãy bắt đầu uống với liều dùng thấp nhất với sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc kê đơn chữa đau khớp cổ tay là nhóm thuốc khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. (Ảnh minh họa) Thuốc Đông Y chữa đau cổ tay Theo Đông y, đau cổ tay là hậu quả của khí huyết lưu thông kém, khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và dễ lão hóa. Vì thế các thuốc chữa đau cổ tay bằng Đông y dựa trên nguyên tắc: trừ thấp, tán hàn, chống viêm, giảm đau. Cách chữa đau cổ tay bằng đông y không chỉ nhằm mục đích giảm đau nhất thời mà còn giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài, bổ thận tỳ, lưu thông khí huyết, thanh lọc, giải độc. Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên áp dụng bài thuốc xoa bóp, đắp/chườm nóng cổ tay kết hợp uống thuốc. Các thuốc chữa đau cổ tay bằng Đông y dựa trên nguyên tắc: trừ thấp, tán hàn, chống viêm, giảm đau (Ảnh minh họa) Bài thuốc xoa bóp Dùng kê huyết đằng, bạch chỉ, tế tân, xuyên khung, nhục quế, thiên niên kiện, trần bì, hoa hồi, thạch xương bồ: 10g Ngâm tất cả các vị thuốc trên trong rượu Lấy rượu thuốc vừa thoa vừa xoa bóp 2 -3 lần/ngày Bài thuốc đắp Ngải cứu: 1 bó Muối: 1 bát Rang hỗn hợp trên lửa cho nóng rồi đổ lên khăn, chườm giảm đau viêm khớp cổ tay Rang đi rang lại nhiều lần rồi đắp lên tay để giảm sưng khớp, giảm đau, lưu thông tuần hoàn máu tốt Bài thuốc uống Hy thiêm, đương quy, ngũ gia bì, rễ cúc tần, rễ cây gấc, cam thảo, lá tre: mỗi loại 12g Kê huyết đằng, bồ công anh, nam tục đoạn: mỗi loại 16g Ngải diệp, cẩu tích, lá lốt, trần bì: mỗi lại 10g Cây xấu hổ: 20g Tất cả các vị thuốc sắc chung trong 1 lít nước đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp, uống đều đặn mỗi ngày. ***Lưu ý: Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để tăng cường khớp cổ tay và giúp việc chữa đau khớp cổ tay đạt được hiệu quả cao hơn. Nếu bạn phải phẫu thuật cổ tay, các bài tập vật lý trị liệu còn giúp phục hồi chức năng sau phẫu thuật nhanh hơn. Các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập phù hợp và sử dụng một số liệu pháp kết hợp khác để duy trì hiệu quả chữa trị, ngăn ngừa các cơn đau tái phát. Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để chữa đau cổ tay (Ảnh minh họa) Phẫu thuật Nếu các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, hoặc trong một số trường hợp cần thiết, phẫu thuật cổ tay có thể được chỉ định. Chẳng hạn như: Gãy xương. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để ổn định phần xương bị gãy, tạo điều kiện chữa lành. Hội chứng ống cổ tay. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng. Sửa chữa dây chằng. Phẫu thuật đôi khi là cần thiết để sửa chữa gân hoặc dây chằng bị tổn thương. .v.v. Cách chữa đau cổ tay do một số nguyên nhân thường gặp Hội chứng ống cổ tay Đeo nẹp cổ tay để giảm sưng và giảm đau cổ tay; Sử dụng liệu pháp nóng hoặc lạnh; Dùng thuốc chống viêm, giảm đau; Phẫu thuật để sửa chữa dây thần kinh giữa trong trường hợp nặng. Hội chứng ống cổ tay xảy ra do các bất thường trong giải phẫu ống cổ tay (Ảnh minh họa) Bệnh gút Dùng thuốc chống viêm, như ibuprofen hoặc naproxen; Uống nhiều nước để giảm nồng độ axit uric; Cắt giảm thực phẩm giàu chất béo và rượu; Uống thuốc bác sĩ kê toa để giảm nồng độ axit uric trong hệ thống tuần hoàn. Chấn thương cổ tay Bó bột, đeo nẹp cổ tay; Hạn chế các hoạt động ở cổ tay; Dùng thuốc giảm đau nhẹ, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen; Chườm lạnh để giảm sưng và đau; Phẫu thuật (có thể được chỉ định nếu dây chằng bị rách, gãy xương phức tạp hoặc bong gân lặp đi lặp lại dẫn đến mất ổn định mãn tính). Chấn thương cổ tay xảy ra khi có một lực bất ngờ tác động vào cổ tay hoặc khi có những vận động lặp đi lặp lại ở cổ tay (Ảnh minh họa) Viêm khớp cổ tay Không có cách chữa trị hoàn toàn bệnh viêm khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Để tránh các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, bạn có thể: Tập thể dục (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu); Thay đổi một số thói quen để tránh gây tổn thương đến cổ tay; Sử dụng liệu pháp nóng - lạnh trên vùng khớp bị đau; Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc chống thấp khớp (DMARDs),... theo chỉ định của bác sĩ; Phẫu thuật (có thể được thực hiện nếu bệnh tiến triển và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả nữa) Kết luận Đau khớp cổ tay là một triệu chứng rất phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Không phải tất cả các loại đau cổ tay đều cần chăm sóc y tế. Đau cổ tay do bong gân hay chấn thương nhẹ thường đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu đau và sưng kéo dài nhiều ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đi khám bác sĩ, bởi chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể khiến việc điều trị trở nên kém hiệu quả, giảm phạm vi chuyển động của cổ tay và gây ra tàn tật lâu dài. *** Bài viết có sự cố vấn từ PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Xem thêm 👉: Đau Dây Thần Kinh Ở Mông | Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Chữa 11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhất Đau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?

Đau Dây Thần Kinh Ở Mông | Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Chữa

Bệnh đau dây thần kinh ở mông xuất hiện khá nhiều ở các đối tượng ở độ tuổi từ 30 tới 60. Đau dây thần kinh mông nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến đi vệ sinh không tự chủ, teo cơ hay thậm chí là bại liệt. Đau dây thần kinh mông 🔵 Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh mông Bệnh đau dây thần kinh mông thường có những triệu chứng tiêu biểu, chia ra làm 2 hội chứng: 🔸 Đau một bên mông Cảm thấy cơn đau ở vùng thắt lưng, lan dần xuống hông và mông. Thường thì cơn đau chỉ chạy dọc theo một phía của cơ thể như đau dọc suốt eo phải – đau hông phải – mông phải – bắp chân phải – bàn chân phải – ngón chân phải.. Người bệnh thường cảm thấy có cơn đau âm ỉ hoặc đau nặng hơn khi vận động. Khi người bệnh được nghỉ ngơi thì cơn đau giảm bớt. Trong thời gian đầu thì cơn đau mạnh hơn vào ban ngày. Cảm thấy đau khi người bệnh thay đổi tư thế. Thậm chí chỉ cần hắt hơi nhẹ cũng có thể gây ra cơn đau nhói kéo dài từ lưng xuống bên hông và bên mông bởi hội chứng chèn ép. Xương sống bị cứng và đau đớn khiên cho người bệnh gặp khó khăn trong cử động cúi người hay nghiêng người sang bên. Lưu ý: Đau dây thần kinh hông rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau dây thần kinh ở mông. 🔸 Đau căng cơ mông Phần mông thường bị tê hoặc đau râm ran như có kiến bò hoặc dao đâm. Thỉnh thoảng thì cơn đau có thể nhói lên khiến cho người bệnh rất khó chịu. Khi bệnh trở nặng cũng là lúc người bệnh bị mất cảm giác ở hông và mông. Nếu để lâu có thể dẫn đến hiện tượng bị teo cơ, khó khăn trong việc đại tiện, tiểu tiện. 🔵 Nguyên nhân bệnh đau dây thần kinh ở mông Do thoát vị đĩa đệm: là trường hợp các đĩa đệm bị tổn thương, lớp xơ bị rách khiến cho màng nhầy bên trong thoát ra ngoài. Lớp màng nhầy này sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh ở vùng mông, khiến mông bị đau. Đây được xem là nguyên nhân chính yếu của chứng đau vùng mông. Giãn dây chằng mông: dây chằng là bộ phận bao quanh các khớp xương, có vai trò bảo vệ các đầu khớp. Khi dây chằng ở vùng mông hoạt động quá sức hoặc bị tai nạn mà giãn, rách… thì các dây thần kinh ở khu vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây ra các cơn đau kéo dài. Do hoạt động nặng hoặc sai tư thế: khi chúng ta mang vác đồ nặng hoặc cử động trái tư thế thì các dân thần kinh sẽ bị tổn thương, dẫn đén sưng đau khó chịu. Thoát vị đĩa đệm Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây đau vùng mông như bệnh lý cột sống bẩm sinh, viêm đĩa đệm hoặc nhiễm trùng, viêm cơ, vv…. 🔵 Phương pháp điều trị đau dây thần kinh mông do thoát vị đĩa đệm 🔸 Châm cứu Để chữa chứng đau ở mông thì người bệnh thường được châm cứu vào các huyệt đại trường du, hoàn khiêu, trật biên, úy trung, vv… Châm cứu có tác dụng giảm cơn đau, giúp máu huyết lưu thông, cải thiện vận động cũng như giúp bệnh nhân đi lại dễ dàng hơn. Người bệnh có thể dùng các phương pháp như châm cứu bằng kim kích thích vào huyệt đạo hoặc dùng nhiệt (dùng lá ngải cứu đốt nóng) tùy theo từng triệu chứng và mức độ của cơn đau. Châm cứu 🔸 Đông y Trong đông y, thường thì chứng đau dây thần kinh ở mông sẽ được chia thành hai dạng: dạng đầu là thể thấp nhiệt và dạng sau là thể ứ huyết, Để chế thấp nhiệt thì người dùng có thể sử dụng hỗn hợp phòng kỷ, hoàng bá, ngưu tất, xương truật, xuyên khung để đem sắc lấy nước uống mỗi ngày. Thể đau ứ huyết có thể chữa bằng bài thuốc gồm thổ miết trùng, xương truật, ngưu tất, xuyên khung, hoàng bá, cam thảo, mộc qua, độc hoạt, tang ký , tế tân, ý dĩ, dâm dương hoắc, kẽ huyết đằng… 🔸 Phẫu thuật Thông thường thì bệnh đau dây thần kinh ở mông không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên thì một số bệnh nhân bị đau nặng và liên tục vẫn được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp tiên tiến nhất hiện nay chính là mổ nội soi, giúp hạn chế tổn thương cũng như tình trạng xơ hóa hậu phẫu. Tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật dao động từ 70 tới 90%. Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi có thể hữu ích cho các bạn đang gặp chứng đau dây thần kinh ở mông. Xem thêm 👉: 11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhất Đau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì? Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả!

11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhất

Thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam ta thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì thế, ngay từ thời thượng cổ, trong lúc tìm kiếm thức ăn, cha ông đã phát hiện được những vị thuốc quý, ghi chép lại và truyền cho đời sau. Với bệnh lý xương khớp cũng vậy, có rất nhiều cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp đã được phát hiện và ghi chép lại trong sách y học cổ. Dưới đây là 11 loại cây thuốc quý chữa bệnh xương khớp hiệu quả mà dễ tìm. Những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp 🟢 Phân biệt thuốc nam và thuốc bắc Thuốc bắc là thuốc được nhân dân ta gọi từ thời xa xưa, dùng để chỉ các loại thuốc sử dụng trong đông y của Trung Quốc. Thuốc bắc được sử dụng rộng rãi ở những nước có ảnh hưởng nền văn hóa từ Trung Hoa và trong cộng đồng người Hoa. Thuốc nam là những vị thuốc xuất phát từ trong nước, là những cây trồng bản địa rất quen thuộc với người Việt Nam. Một số nơi ở miền Nam còn gọi thuốc Nam là thuốc vườn, vì có thể kiếm quanh vườn. Thầy thuốc nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông, ông tổ của nghề y dược Việt Nam đã từng nói: "Nam dược trị Nam nhân", tức thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam, chính là ý chỉ các vị thuốc trong nước. 🟢 Các cây thuốc nam trị đau nhức xương khớp Có rất nhiều các cây thuốc Nam được dùng để chữa bệnh đau nhức xương khớp. Theo quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, các cây thuốc và vị thuốc có thể dùng để chữa tê thấp và đau nhức đó là: Cẩu tích Cốt toái bổ Dây đau xương Cây hàm ếch Hy thiêm Cây sung Thiên niên kiện Thổ phục linh Cây xá xị Cây vòi voi Cây mật gấu Chìa vôi Củ cốt khí Độc hoạt Náng hoa trắng Trinh nữ hoàng cung Trứng cuốc Châu trụ Dây toàn Cây dền Gối hạc Hoàng vân Hồi Khoai tây Kim sương Long não Mã tiền Mộc qua Vuốt hùm Bướm bạc Chay Rung rúc Cây giổi Chìa vôi Phòng kỷ Tầm duột Lá lốt .v.v. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin phép chỉ trích dẫn và nêu các vị thuốc tiêu biểu, phổ biến và ít độc tính. Các vị thuốc khác, bạn có thể tìm hiểu thêm trong sách của GS. Lợi. 🔸 Độc hoạt Độc hoạt là tên gọi để chỉ thân và rễ của nhiều loại cây khác nhau. Trong đó một số vị chính là: Xuyên độc hoạt (Radix Angelicae tuhuo); Hương độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis); Ngưu vĩ độc hoạt (Radix Heraclei hemsleyani); Cửu nhãn độc hoạt (Rhizoma Araliae cordatae). Theo các tài liệu cổ, Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can thận có tính chất đuổi phong hàn, khử thấp, hết đau. Chuyên dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị phong hàn, các khớp xương và lưng gối đau nhức (bất kể mới đau hay đau lâu ngày), chữa đau đầu, đau răng. Tuy nhiên, những người âm hư hỏa vượng, huyết hư không phong phàn thực tà thì không dùng được. Phân bổ, thu hái và chế biến. Độc hoạt hiện chưa thấy mọc tự nhiên ở Việt Nam nhưng có nơi đã dùng rễ cây Tiền hồ với tên Độc hoạt. Vào các tháng 4-10, người ta sẽ đào lấy rễ Độc hoạt, cắt bỏ phần thân, rửa sạch đất cát. Sau đó phơi hay sấy khô là được. Đơn thuốc có Độc hoạt dùng để chữa đau nhức xương khớp: Độc hoạt 5g, đương quy 3g, phòng phong 3g, phục linh 3g, nhân sâm 2g, cam thảo 1g, can khương 1g, phụ tử 1g, đậu đen 5g, nước 600 ml. Tất cả đem sắc đến khi còn 200 ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Độc hoạt - Vị thuốc quý trong bệnh lý xương khớp Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can thận có tính chất đuổi phong hàn, khử thấp, hết đau 🔸 Hy thiêm Cây Hy thiêm còn được gọi là cỏ dĩ, cứt lợn, hy kiêm thảo, chó đẻ, hy tiên hay hổ cao,... Tên khoa học là Siegesbeckia orientalis L. Lưu ý: Cây Hy thiêm không phải là cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) mà ta vẫn dùng để nấu với bồ kết gội đầu hay vò uống lá tươi để chữa bệnh đẻ xong máu chảy nhiều, rong kinh. Đây là một vị thuốc khác. Theo các tài liệu ghi chép xưa, cây Hy thiêm có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và thận. Cây chuyên được nhân dân sử dụng để làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, nhức xương, yếu chân, toàn thân bất toại, gân cốt nhức lạnh, lưng gối tê dại. Phân bổ, thu hái và chế biến. Cây Hy thiêm mọc hoang ở khắp các tỉnh thành trên nước ta. Nó cũng mọc và được dùng ở cả Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, châu Úc và nhiều nước khác. Vì tác dụng chữa bệnh nhanh mà có nơi còn gọi loại cây này là "cỏ của trời", "cây chữa bệnh nhanh". Người ta thường thu hái Hy thiêm khi nó chưa ra hoa, thường vào tháng 4-5 tùy vào từng địa phương. Cây đem về bó thành từng bó nhỏ, phơi khô trong mát mát hay ngoài nắng. Trong Bản thảo cương mục có ghi, Hy thiêm phải nấu và phơi 9 lần mới tốt, dùng tươi có thể gây nôn mửa. Một số đơn thuốc có Hy thiêm dùng để chữa đau nhức xương khớp: Điều trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân cốt: Hy thiêm 3 chỉ, Bạch mao đằng 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc Ngưu tất 5 chỉ. Sắc uống hằng ngày. Chữa tê mỏi, đau nhức xương: Bột Hy thiêm 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng, bột Xuyên khung 2 lượng. Trộn lại làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống cách xa bữa ăn. Dùng trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, phong thấp: Lấy 4 lượng Hy thiêm, sắc lấy nước cốt, thêm đường đen, cô lại thành cao. Chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 1 chén trà nhỏ. Hy thiêm sử dụng để làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, nhức xương, yếu chân, toàn thân bất toại... 🔸 Thổ phục linh Thổ phục linh còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang. Tên khoa học là Smilax glabra Roxb. Thổ phục linh là vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y (tây y dùng với tên Salsepareille). Theo tài liệu xưa, Thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 2 kinh can và vị. Thường được dùng để khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau nhức xương khớp,... Phân bổ, thu hái và chế biến. Cây Thổ phục linh cũng mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước ta. Cây có thể thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông. Người ta đào lấy thân rễ, cắt bỏ những rễ nhỏ rồi rửa sạch. Khi rễ đang còn ướt thì thái mỏng sau đó phơi khô. Có nơi để nguyên cả củ để phơi. Một số đơn thuốc có Thổ phục linh dùng để chữa phong thấp, thấp khớp: Thổ phục linh 20g, hy thiêm 16g, cỏ nhọ nồi 16g, ngưu tất 12g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g. Sắc uống ngày một thang Thổ phục linh 16g, rễ tầm xuân 12g, rễ bưởi bung 12g, rễ cỏ xước 12g, rễ gấc 8g, lá cốt xay 8g, lá lốt 8g, rễ gai tâm xoong 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Thổ phục linh 20g , hy thiêm 12g, ngưu tất 12g, lá lốt 12g. Sắc uống ngày một thang Thổ phục linh thường được dùng để khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau nhức xương khớp,... 🔸 Lá lốt Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C. DC. Không chỉ là loại gia vị quen thuộc, lá lốt còn được nhân dân ta sử dụng để làm thuốc sắc uống chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, tê thấp, bệnh tiêu chảy,... Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, lá lốt có nhiều tinh dầu cùng các hoạt chất chống oxy hóa, tiêu biểu nhất là flavonoid, alcaloid. Hai chất này tác động trực tiếp vào cơ chế gây đau nhức xương khớp, từ đó giúp giảm đau, sưng và viêm tấy. Phân bổ, thu hái và chế biến. Cây lá lốt được trồng rất phổ biến ở nước ta. Lá cây có thể thu hái quanh năm, nhưng nếu dùng rễ thì thường thu hoạch vào tháng 8-9. Cây có thể dùng tươi hoặc hái về phơi khô để dành dùng dần. Đơn thuốc có lá lốt để chữa đau tay chân, đau khớp, đau lưng: Chữa tay chân đau nhức. Lá lốt, rễ bưởi bung, rễ vòi voi, cỏ xước. Tất cả các vị này đem thái nhỏ, sao vàng để mỗi vị đều nhau 15g khô. Sau đó sắc với 600 ml nước. Cô cho đến khi còn 200ml thì dừng lại. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Chữa đau lưng. Lấy 200g rễ lá lốt khô đem rửa sạch, cắt khúc hoặc để nguyên, cho vào bình thủy tinh với 1,5 lít rượu gạo. Đậy nắp thật chặt rồi ngâm trong khoảng 1 tháng. Mỗi lần dùng lấy rượu ngâm rễ lá lốt ra thoa đều lên vùng lưng bị đau nhức, đặc biệt là vùng thắt lưng, dọc cột sống. Vừa xoa rượu vừa dùng tay bóp nhẹ nhàng để thuốc ngấm. Lưu ý: Không áp dụng cho người bệnh có làn da mỏng hoặc da đang có vết thương tổn, lở loét. Chữa đau khớp. Lá lốt khô 5 - 10 g hoặc lá lốt tươi 15 - 30 g, đem sắc với 400 ml. Cô cho còn 200ml thì dừng lại. Uống nước sắc này sau mỗi bữa ăn tối và không được để thuốc qua đêm. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp hiệu quả Lá lốt chữa đau nhức xương khớp hiệu quả (Ảnh minh họa) 🔸 Cây vòi voi Cây vòi voi còn có tên là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo. Tên khoa học là Heliotropium anisophyllum P. de B. Từ lâu, cây vòi voi đã được nhân dân ta dùng để chữa tê thấp, viêm tấy, mụn nhọt, mẩn ngứa. Tuy nhiên, vào năm 1969, người ta phát hiện trong một số loài thuộc Heliotropium có một số ancaloit có độc tính cao đối với gan, gây phân hủy tổ chức gan, đau bụng, ỉa chảy, xuất huyết lan tỏa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tính chất này không biểu hiện ngay mà thường diễn ra âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện. Vì thế, Tổ chức y tế Thế giới đã khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc và Bộ y tế Việt Nam vào năm 1985 đã ban hành chỉ thị cần thận trọng khi dùng vòi voi chữa bệnh. Phân bổ, thu hái và chế biến. Cây vòi voi mọc hoang ở khắp mọi nơi, nhất là những bãi hoang, ruộng bỏ không, quanh làng. Ngoài ra, cây cũng xuất hiện ở các vùng Á Đông, Ấn Độ, Lào,... Để làm thuốc, người ta dùng toàn thân cây vòi voi. Cây hái về rửa sạch rồi phơi khô hoặc dùng tươi. Sử dụng vòi voi chữa sưng đau đầu gối với các biểu hiện: trước khi phát bệnh người bệnh mỏi đầu gối, 3 hôm sau vùng đầu gối sưng đỏ và to lên, người sốt nhẹ, không đi lại được. Dùng cây vòi voi tươi chặt thành các đoạn nhỏ, giã dập, bỏ vào nồi sao với dấm hoặc rượu, rồi gói vào miếng vải, buộc vào vết thương. Làm như vậy trong một năm (Y học tạp chí Đông y, 1961, số 11). Từ lâu, cây vòi voi đã được nhân dân ta dùng để chữa tê thấp, viêm tấy, mụn nhọt, mẩn ngứa 🔸 Ngải cứu Ngải cứu là cây có hương thơm đặc biệt, vị đắng và tính ấm, có khả năng chữa trị nhiều bệnh. Riêng với đau lưng, gai cột sống thì cây giúp giảm đau rất hữu hiệu. Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng ngải cứu: Chuẩn bị một ít ngải cứu cùng dấm. Đem ngải cứu đi rửa sạch, giã nát rồi trộn với giấm đun nóng. Nằm úp, dùng hỗn hợp này xoa dọc xương sống trong 15 phút là được. Ngải cứu chữa đau lưng, gai cột sống, giảm đau rất hữu hiệu 🔸 Trinh nữ Cỏ trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ, có tính hàn và vị ngọt. Người ta thường lấy rễ và cành lá để phơi khô, làm thuốc. Trong đông y thì cỏ này được dùng để hạ áp hay làm dịu cơn đau khá hữu hiệu. Bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ trinh nữ: Đem rễ cây trinh nữ đi thái mỏng, tẩm rượu rồi sao lại cho thơm Lấy khoảng 20 – 30g rễ trinh nữ đã sao, sắc với 400ml nước Sắc cho tới khi nước còn khoảng 100ml là được Uống 2 lần mỗi ngày Trong đông y, cây Trinh nữ được dùng để làm dịu cơn đau khá hữu hiệu 🔸 Cỏ xước Cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, là loại cây thân thảo vừa được dùng như thực phẩm vừa có tác dụng chữa các chứng phong thấp, thoát vị đĩa đệm hay viêm đa khớp ở dạng thấp… Cách chữa bệnh xương khớp bằng cỏ xước: Dùng 40g cỏ, 30g hy thiêm, 20g thổ phục linh, 20g cỏ mực, 12g ngải cứu và 12g ké đầu ngựa Sắc cỏ xước và các vị thuốc này với 2 lít nước cho tới khi còn khoảng 2 bát là dùng được Nên dùng hết trong ngày để có kết quả tốt Cây cỏ xước có tác dụng chữa các chứng phong thấp, thoát vị đĩa đệm hay viêm đa khớp ở dạng thấp… 🔸 Hạt gấc Hạt gấc dẹt, tròn, có vỏ ngoài cứng rắn, màu nâu đen. Phần nhân vàng nhạt trong hạt gấc đen có rất nhiều protid, glucid, lipid cũng như các vitamin, các men phophotoba, vv… Đây đều là các chất trị đau khớp và vết thương rất tốt. Cách chữa bệnh xương khớp từ hạt gấc: Lấy khoảng 50 hạt gấc, đem rửa sạch, để cho ráo rồi đem nướng trên than cho thật vàng Tách bỏ vỏ, giữ ruột lại đem giã cho đều rồi thêm vào một ít rượu trắng 45 độ để ngâm Mỗi lần dùng, lấy một ít rượu ngâm hạt gấc để xoa đều khắp vùng bị đau 🔸 Cây cà gai leo Cà gai leo là loại cây thường mọc trong vườn hoặc sau nhà, phát triển khỏe mạnh, tự nhiên. Theo đông y, đây là một vị thuốc quý trị thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp, viêm sụn khớp do thời tiết gây nên. Bài thuốc chữa thoái hóa xương khớp từ cà gai leo: Cà gai leo rửa sạch, phơi khô, xắt nhỏ Lấy cà gai khô rửa sạch lần nữa, đem đi sao vàng rồi cho vào ấm sắc với nước Tính tỉ lệ cứ 2 lít nước thì sắc đến lúc còn khoảng 1 nửa rồi uống trong cả ngày Kiên trì uống thuốc thuốc trong 2 tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm hẳn 🔸 Đinh lăng Cây đinh lăng mọc khắp nơi thường được dùng ăn sống hoặc kho cá. Theo đông y, cây đinh lăng (bao gồm cả lá, thân, rễ) có công dụng chữa bệnh xương khớp hiệu quả. Bài thuốc chữa thoái hóa xương khớp từ là đinh lăng: Lấy một ít rễ cây đinh lăng khô, rửa sạch với một chút nước muối rồi đem sao vàng Nấu rễ cây với 2 lít nước lọc cho đến khi nước còn ½ Dùng uống cả ngày 🟢 Những lưu ý khi chữa đau xương khớp bằng thuốc nam Các vị thuốc chúng tôi giới thiệu trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân không nên tự mua hoặc hái về sử dụng. Nhất là với những vị thuốc có tính độc dược cao. Bởi biết đúng cây thuốc rồi nhưng để sử dụng hiệu quả, đảm bảo được hiệu lực thực tế của cây thuốc, ta cũng cần thu hái đúng mùa, đúng lúc cây thuốc có chứa nhiều hoạt chất nhất (ví dụ: quả chín thì ngọt, quả xanh thì đắng chát, chua); dùng đúng bộ phận để làm thuốc (ví dụ: dầu thầu dầu uống vào có tác dụng tẩy, nhưng hạt thầu dầu ăn vào có thể gây ngộ độc chết người; mầm khoai tây ăn vào gây ngộ độc chết người, nhưng chất Solanin trong mầm khoai tây lại có tác dụng giảm đau); chế biến phải đúng phép (ví dụ: hạt thảo quyết minh dùng sống thì gây tẩy hay nhuận tràng, nhưng sao vàng hay sao đen thì không còn công dụng tẩy nữa). Ngay cả việc sử dụng thuốc khô hay thuốc tươi nhiều khi cũng mang lại kết quả khác nhau (ví dụ: Hy thiêm dùng tươi có thể gây nôn mửa, nhưng Hy thiêm khô lại chữa đau nhức hiệu quả), bởi trong quá trình phơi sấy, một số chất có thể bị phá hủy. Vậy nên, công tác bào chế và sử dụng thuốc nam là việc hết sức quan trọng. Bệnh nhân nên tới các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền uy tín để được thầy thuốc thăm khám và bốc thuốc Để có thể sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bệnh nhân nên tới các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền uy tín để được thầy thuốc thăm khám và bốc thuốc. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, hiện nay có hai loại người làm thuốc. Một loại chỉ có kinh nghiệm chữa bệnh, không biết hay ít biết lý luận, kinh nghiệm cứ cha truyền con nối mà tồn tại, phát huy. Loại người thứ hai là biết dùng thuốc nhưng thêm phần lý luận. Những người này trong quá trình điều trị hay chế thuốc đều vận dụng những cơ sở lý luận đặc biệt của y học cổ truyền, biết biện chứng luận trị để kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng của bệnh nhân, biết kê những đơn thuốc căn cứ vào triệu chứng và nguyên bệnh mà mình chẩn đoán được bằng phương pháp tây y, rồi dựa vào tính vị công năng của từng vị thuốc mà thay đổi cho thích hợp, chủ động được những vị thuốc có sẵn trong nước hay địa phương mà không phải nhập khẩu đắt tiền. Vì thế, để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, bệnh nhân nên tìm hiểu để tới các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, tránh tình trạng tiền mất mà tật vẫn mang. Một số bệnh viện y học cổ truyền uy tín tại Việt Nam là: Các bệnh viện Y học cổ truyền tại Hà Nội: Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương; Viện Y học Cổ truyền Quân đội; Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội; Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Quân đội 108; Bệnh viện Châm cứu Trung ương; … Các bệnh viện Y học cổ truyền Hồ Chí Minh: Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền TP.HCM; Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh; Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội Phân Viện Tp Hồ Chí Minh; Bệnh Viện Công An Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Y Học Cổ Truyền; Viện Y Dược học dân tộc TP.Hồ Chí Minh… 🟢 Viên xương khớp Khương Thảo Đan - Kế thừa từ bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh Viên xương khớp Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm có tác dụng: Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp. Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa từ bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh nổi tiếng. Đây là bài thuốc kinh điển trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý đau xương khớp, xưa kia được danh y Tôn Tư Mạo dâng lên vua chúa. Bài thuốc này gồm 15 vị: độc hoạt, phòng phong, ngưu tất, xuyên khung, tang ký sinh, tần giao, đương qui, phục linh, bạch thược,... có tác dụng: giảm tình trạng đau nhức, bổ khí huyết, bổ gan thận, làm khơi thông những vị trí bị bế tắc như ổ viêm. Không chỉ vậy, Khương Thảo Đan còn được bổ sung thêm hai hoạt chất quý báu của y học hiện đại, đó là: Hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền. Hoạt chất này có tác dụng giảm đau chống viêm tương đương với Efferalgan và Indomethacin - hai hchất tân dược đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay). Để chiết xuất thành công hoạt chất này được như kì vọng, PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã mất tới 6 năm nghiên cứu. Collagen type II không biến tính. Là loại collagen có mặt nhiều nhất tại sụn khớp. Khi được bổ sung theo đường uống, nó sẽ nhanh chóng đi tới vị trí khớp bị tổn thương, giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm và phục hồi thoái hóa khớp. Collagen Type II đã được chứng minh có hiệu quả gấp đôi Glucosamine và Chondroitin - Bộ đôi quen thuộc trong các sản phẩm xương khớp. Ngoài ra, khi phối hợp KGA1 với Collagen type II không biến tính, Độc hoạt tang kí sinh còn có tác dụng như một bài thuốc dẫn, giúp đưa hai hoạt chất này đến đúng vị trí khớp thoái hóa, đau nhức… Từ đó giúp chúng phát huy tối đa tác dụng. Do có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên cùng các hoạt chất đã được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về độ an toàn, Khương Thảo Đan có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Những người có tiền sử về bệnh dạ dày, gan thận cũng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Xem thêm 👉: Đau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì? Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả! Chữa đau nhức xương khớp bằng la lốt – Đúng hay sai?

Đau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?

Đau dây thần kinh tay phải là biểu hiện cho thấy cánh tay phải của bạn đang gặp phải vấn đề gì đó có thể do cơ địa yếu, làm việc quá sức hay là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm cần phải xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời. Đau dây thần kinh tay phải (Ảnh minh hoạ) 1. Đau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì? Đau dây thần kinh tay phải có thể là biểu hiện của một số bệnh sau đây: Hội chứng ống cổ tay: khi làm việc quá lâu trên máy tính hoặc sử dụng cổ tay nhiều, bạn có nguy cơ bị đau ở cánh tay, bàn tay và cổ tay phải. Nguyên nhân có thể do các dây thần kinh tay phải bị chèn ép, dẫn đến ngứa ran hoặc tê cứng. Nếu gặp phải tình trạng này thường xuyên nên đi đến tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Thoái hóa đốt sống cổ: không giống như dây thần kinh tay trái, khi đau nhức ở dây thần kinh tay phải cần đặc biệt chú ý bởi nó có thể là biểu hiện của chứng thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân là do ống tủy sống bị thu hẹp, gây ra sự thiếu phối hợp cơ, làm co thắt cơ,… Đau xơ cơ: khi lưu lượng máu đến các dây thần kinh của tay bị cản trở sẽ gây ra hiện tượng đau nhức ở cánh tay khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu như có nhiều mũi kim châm vào. Viêm khớp dạng thấp: Bệnh xuất hiện đầu tiên ở các đầu ngón tay với những triệu chứng như đau khớp, nổi các u hạt dưới da, các hạt này có khả năng gây ra những biến dạng xương khớp về sau. Hội chứng De Quervain: đau dây thần kinh tay phải còn là biểu hiện của tình trạng viêm bao gân cơ ở ngón cái, hay còn gọi là hội chứng De Quervain. 2. Nguyên nhân của đau dây thần kinh tay phải Những tác nhân chính gây ra đau dây thần kinh tay phải có thể là: Chấn thương: các tai nạn, té ngã,… làm xuất hiện các tổn thương trên các dây thần kinh tay phải. Những tổn thương này nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sẽ nhanh chóng gây ra nhiều ảnh hưởng về sau đối với tay. Làm việc quá nhiều: đối với những công việc thường xuyên cầm nắm vật nặng, lặp đi lặp lại liên tục 1 động tác hàng ngày, vận động tay quá sức,… có thể làm giãn các dây thần kinh, các cơ, gân, dây chằng, thậm chí là rách gây ra nhiều đau đớn và khó chịu. Di chứng sau phẫu thuật: sau phẫu thuật thường gặp các di chứng về các dây thần kinh. Đây có thể là nguyên nhân gây ra viêm đau dây thần kinh tay phải. Tư thế không đúng: nếu tư thế ngủ không đúng cơ thể chúng ta có thể nằm đè lên và chèn ép các dây thần kinh tay phải làm cơ bị tắc nghẽn gây ra hội chứng đau nhức ở tay. Không chỉ trong giấc ngủ cả tư thế đi đứng hay làm việc không đúng cũng gây ra những ảnh hưởng này. 3. Điều trị bệnh viêm dây thần kinh cánh tay phải Đau dây thần kinh tay phải muốn chữa trị thành công cần phát hiện nguyên nhân nào gây ra bệnh và chẩn đoán đúng bệnh. Sau khi xác định được bệnh thông thường có một số cách điều trị như sau: Châm cứu: đây là một phương pháp theo Y học cổ truyền mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Phương pháp này làm cho các mạch máu lưu thông, nếu thực hiện liên tục phương pháp này sẽ nhanh chóng chữa trị được dứt điểm. Uống thuốc giảm đau: đây là biện pháp mà bệnh nhân thường lựa chọn nhiều nhất. Thuốc giảm đau có tác dụng đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nên tuân theo chỉ định của bác sĩ sau khi được khám và chẩn đoán. Phẫu thuật: biện pháp này áp dụng đối với các trường hợp bệnh nặng và gây ra nhiều biến chứng theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó để phòng tránh chứng đau dây thần kinh tay phải cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có tư thế làm việc và sinh hoạt đúng đắn. Nói tóm lại, đau dây thần kinh cánh tay phải tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lao động, vì thế nếu mắc phải bạn cần điều trị kịp thời. Xem thêm 👉: Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả! Chữa đau nhức xương khớp bằng la lốt – Đúng hay sai? Đau đầu gối không ngồi xổm được cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...