Khớp gối kêu lục cục và đau | Cảnh báo bệnh xương khớp
Khớp gối kêu lục cục và đau khi di chuyển hoặc sau chấn thương khiến người bị cảm thấy lo lắng không biết đó phải là dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh về xương khớp hay không?
Bài viết dưới đây Khương Thảo Đan sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc tiếng kêu đó có đáng nguy hại không và là cảnh báo sớm của những chứng bệnh gì.
1. Tại sao khớp gối kêu?
Chắc hẳn đã không ít lần khi bạn vận động hoặc thực hiện các động tác co duỗi chân, đứng lên ngồi xuống và nghe thấy những tiếng kêu răng rắc ở đầu gối.
Đa số trường hợp khớp gối kêu lục cục thường không đi kèm các cơn đau. Và có những nguyên nhân dẫn đến việc phát ra tiếng kêu này chủ yếu là:
- Những tiếng kêu phát ra trong khớp gối khi hoạt động có thể là một hiện tượng vật lý tự nhiên của khớp. Bởi khớp có chứa nhiều bọt khí nằm trong dịch khớp, khi vận động mạnh ổ khớp sẽ tạo ra áp lực cao khiến cho các bọt khí trong dịch khớp thoát ra tạo ra tiếng kêu răng rắc, lộc cộc mà chúng ta vẫn thường nghe thấy.
- Sự chà sát giữa hai lớp sụn khớp của mặt sau bánh chè và khe liên lồi cầu cũng là nguyên nhân phát ra tiếng kêu của khớp.
- Ở người cao tuổi, việc đầu gối kêu răng rắc có thể là do tình trạng khô dịch khớp gây nên, đi kèm với đó là triệu chứng đau khi vận động.
2. Khớp gối kêu có đáng lo ngại không?
Đối với những trường hợp đứng lên ngồi xuống đầu gối kêu nhưng không xuất hiện thường xuyên thì đây chủ yếu là hiện tượng sinh lý bình thường của khớp, không có gì đáng lo ngại. Bạn chỉ cần chú ý theo dõi nhiều hơn về tần suất xuất hiện của tiếng kêu.
Trong trường hợp khớp gối kêu nhiều khi hoạt động hoặc đi kèm với đó là những cơn đau, nhức mỏi thì chúng tôi khuyên bạn không nên xem thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số chứng bệnh xương khớp.
Đặc biệt là với những người lớn tuổi, từ 40 tuổi trở lên thì càng cần quan tâm đến vấn đề khớp gối phát ra tiếng kêu nhiều. Vì ở độ tuổi này hệ xương khớp bắt đầu lão hóa tạo điều kiện để các bệnh về xương khớp xuất hiện.
Khớp gối kêu có thể là cảnh báo sớm của các bệnh xương khớp sau:
- Viêm xương khớp: xảy ra do cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như chấn thương hoặc từ bên trong như thoái hóa, nhiễm trùng... Biểu hiện: xuất hiện tiếng kêu khi di chuyển, có hiện tượng sưng, nóng, cứng khớp gây khó khăn cho người bệnh.
- Thoái hóa khớp: Là bệnh mạn tính do thoái hoá tổ chức của khớp gần sụn khớp và xương, làm giảm thiểu dịch khớp. Biểu hiện: đau âm ỉ, sưng tấy tại khớp, nghe tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, người bệnh càng vận động sẽ càng đau nhiều hơn.
Nếu như xuất hiện những tình trạng khớp gối kêu kèm các cơn đau nhức, sưng tấy bất thường này thì bạn nên thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa về xương khớp để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm tránh những biến chứng nặng sau này.
3. Cải thiện chế độ ăn uống để "bảo dưỡng" khớp
Những lưu ý về cải thiện chế độ ăn uống để “bảo dưỡng” khớp, hạn chế việc khớp gối kêu bạn nên lưu ý đó là:
- Bổ sung đủ hàm lượng Vitamin, Canxi, Sắt, Magie, Kẽm và các dưỡng chất cần thiết khác trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả. Những hoạt chất này có trong những loại thực phẩm rất dễ tìm như: thịt, tôm, cua, cá, hải sản, trứng, sữa, rau củ quả, các loại hạt họ đậu,…
- Duy trì thói quen uống sữa mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết đặc biệt là Canxi giúp hệ xương khớp phát triển và chắc khỏe.
- Không nên ăn quá mặn vì điều này có thể khiến cho cơ thể không hấp thụ được tối đa hàm lượng Canxi có trong thức ăn, dẫn đến việc khớp gối kêu.
- Nên ăn uống đúng giờ giấc và khoa học để cơ thể có thể hấp thu tối đa những dưỡng chất cần thiết giúp xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh xương khớp.
- Bên cạnh đó các bạn nên tích cực tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp tăng sức dẻo dai cho cơ thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng.
Trên đây là những thông tin về khớp gối kêu lục cục và đau. Hy vọng với bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích.
*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.
Xem thêm 👉:Bài viết liên quan