Đau vai gáy là bệnh gì? bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không
Bệnh đau vai gáy là một trong những căn bệnh xương khớp điển hình, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh này không gây nguy hại đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Việc hiểu đúng về bệnh cũng như có giải pháp điều trị kịp thời là rất cần thiết.
🟢 Đau vai gáy là bệnh gì?
Đau vai gáy là gì? Bệnh đau vai gáy hay còn gọi là đau vai cổ, đây là một triệu chứng bệnh xương khớp phổ biến và có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả là người trẻ. Các cơn đau mỏi vai gáy có thể nặng hoặc nhẹ nhưng nhìn chung đều làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày. Thực tế cho thấy, khi bệnh mới khởi phát, khi triệu chứng bệnh chưa nặng, mọi người thường hay chủ quan không thăm khám và điều trị ngay từ sớm.
Thông thường, dựa theo thời gian diễn ra bệnh, đau vai gáy được chia thành 2 cấp độ:
- Đau vai gáy cấp tính: Thường xuất hiện do chấn thương cơ, dây chằng ở vùng cổ hoặc ngủ không đúng tư thế, làm các cơ bị giãn quá nhanh.
- Đau vai gáy mạn tính: Tình trạng đau nhức diễn ra thường xuyên, không có biện pháp hỗ trợ khắc phục kịp thời. Từ đó, có thể khiến bệnh tiến triển xấu sang mãn tính, đau lan sang các vùng khác như gáy, cánh tay,...
🟢 Nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáy
Đau vai gáy có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu thường do chấn thương, áp lực tác động lên khu vực vai gáy. Cụ thể:
🔸 Tư thế xấu
Khi nằm ngủ hoặc ngồi không đúng tư thế, để cổ sai vị trí trong thời gian dài sẽ khiến cho áp lực tăng cao, căng thẳng lên các gân và cơ ở cổ. Từ đó, gây ra hiện tượng đau vai gáy và tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ.
Các tư thế có thể gây đau vai gáy, đau vai cổ là:
- Ngủ trên gối quá cao
- Có thói quen nghiến răng vào ban đêm
- Ngồi trước máy tính và điện thoại quá lâu
- Đột ngột chuyển động cổ khi vận động nặng.
🔸 Chấn thương ở mô mềm
Các mô mềm thường bao gồm cơ, gân và dây chằng… Các mô này khi bị chấn thương có thể bị chèn ép, dẫn tới các cơn đau ở vai gáy với nhiều biểu hiện khác nhau:
- Cứng cổ hoặc cứng vùng vai gáy
- Đau đầu
- Co thắt cơ bắp
🔸 Chấn thương cơ chóp xoay
Cơ chóp xoay là nhóm gồm 4 gân để giữ cánh tay trên kết nối với vùng xương bả vai. KHi có chấn thương, tổn thương đều có thể khiến cho tình trạng đau vai gáy xuất hiện. Thường đau do nguyên nhân này các cơn đau rất dữ dội và đau vai gáy lan xuống vùng cánh tay.
🔸 Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng hao mòn tự nhiên cấu trúc ở đốt sống cổ, gồm có đĩa đệm, sụn và các xương đốt sống. Tình trạng này xảy ra phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến người cao tuổi.
Các đĩa đệm khi bị thoái hóa sẽ cứng hơn, làm tăng ma sát giữa các đốt sống, kích hoạt lớp niêm mạc khớp, dẫn tới hiện tượng đau mỏi vai gáy, đau vai cổ và nhiều bệnh viêm khớp khác.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, bệnh đau vai gáy còn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác như:
- Chấn thương cổ do chuyển động đột ngột
- Các dây thần kinh bị chèn ép
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Chấn thương đám rối ở cánh tay
Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng giải pháp điều trị.
🟢 Triệu chứng điển hình giúp phát hiện bệnh
Đau vai gáy là gì? Người bệnh có thể đánh giá và nhận định mình bị đau vai gáy hay không qua những triệu chứng phổ biến dưới đây:
- Đau nhức: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ tổn thương của xương khớp. Thông thường, đau nhất ở vùng cổ khiến người bệnh bị hạn chế phạm vi chuyển động của vai.
- Mất sức mạnh: Chấn thương và các cơn đau khiến cho sức mạnh ở cánh tay và vai bị suy giảm.
- Tê hoặc mất cảm giác: Khi các dây thần kinh bị chèn ép sẽ khiến cho cơ thể bị bầm tím, tê, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở vùng cánh tay, bàn tay.
- Sưng đau: Các chấn thương do trật khớp, viêm khớp thường khiến vai gáy hoặc cả cánh tay bị sưng đau, khó chịu.
- Màu sắc da bị thay đổi: Da chuyển sang xanh hoặc trắng do động mạch hoặc tĩnh mạch bị tổn thương.
Nếu người bệnh phát hiện một trong những triệu chứng nêu trên, nên đến ngay các cơ sở thăm khám để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, tránh biến chứng xuất hiện.
🟢 Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?
Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra khi gặp bệnh. Thực tế, căn bệnh này không gây nguy hại đến tính mạng nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tê liệt vùng cánh tay, vai cổ…
Thường bệnh đau vai cổ xuất hiện do các nguyên nhân liên quan đến thói quen xấu chỉ làm phát sinh cơn đau ở mức độ nhẹ và không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các cơn đau có thể giảm nhanh sau khi loại trừ được các yếu tố nguy cơ và có sử dụng thuốc điều trị.
Nếu bệnh đau vai gáy xuất phát do nguyên nhân bệnh lý về xương khớp, nếu không can thiệp kịp thời có thể khiến nhiều biến chứng xuất hiện:
- Mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trung
- Thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình
- Rễ thần kinh và tủy sống vùng cổ bị chèn ép.
- Các đám rối dây thần kinh cánh tay bị tổn thương
- Teo cơ
- Bại liệt, tàn phế,...
🟢 Giải pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả
Khi đã tìm hiểu xong đau vai gáy là gì, bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không, hãy cùng đi tìm giải pháp điều trị căn bệnh này.
Dựa trên mức độ nặng, nhẹ mà các giải pháp điều trị bệnh đau vai gáy sẽ được đưa ra sao cho phù hợp nhất. Cụ thể:
🔸 Đau vai gáy ở mức độ nhẹ
Nếu phát hiện bệnh khi các triệu chứng còn nhẹ nhàng, không đáng kể, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà như sau:
- Vận động xoay cổ nhẹ nhàng
- Chườm ấm vùng đau mỏi vai cổ để làm giảm cơn đau nhức tức thời
- Hạn chế ngồi trước quạt, dùng điều hòa nhiệt độ thấp hoặc tắm đêm vì có thể khiến cho các cơ bị co cứng, gây đau nhiều hơn.
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy mỗi ngày khoảng 10 - 15 phút giúp giảm đau hiệu quả bằng cách tăng lưu thông máu, thư giãn cơ.
🔸 Đau vai gáy ở mức độ vừa
Nếu áp dụng các biện pháp nêu trên mà cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân có thể thử các loại thuốc điều trị như:
- Thuốc giảm đau, chống viêm (thuốc paracetamol, NSAIDs…)
- THuốc giãn cơ (Decontractyl, Eperisone và Tolperisone…)
- Miếng dán, thuốc bôi làm giảm cơn đau
- Vitamin nhóm B (B1, B6, B12…)
- Sử dụng thực phẩm chức năng (Viên xương khớp Khương Thảo Đan,...)
Các thuốc kể trên có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời và kiểm soát các triệu chứng. Chúng có thể cho hiệu quả nhanh chóng nhưng lại dễ tái phát và thường gây tác dụng phụ nếu người bệnh lạm dụng. Do đó, dùng thuốc này chỉ nên dùng thời gian ngắn và có chỉ định của bác sĩ.
🔸 Bệnh đau vai gáy mức độ nặng
Nếu bệnh đau vai gáy không thuyên giảm và trở nặng, người bệnh cần nghiên cứu sử dụng đến các biện pháp mạnh hơn;
- Châm cứu, bấm huyệt
- Sử dụng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh như Lidocain, Novocain,...
- Phẫu thuật
Nhìn chung, bệnh đau vai gáy gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, mỗi người cần nâng cao cảnh giác và có biện pháp phòng ngừa phù hợp bằng cách:
- Ngồi và ngủ đúng tư thế như ngồi thẳng, không cúi gập cổ quá lâu, không nằm gối cao,...
- Hạn chế chấn thương
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
Trên đây là những thông tin giải đáp về bệnh đau vai gáy, đau vai cổ. Hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu đúng hơn về bệnh cũng như nắm được các giải pháp hỗ trợ điều trị, cắt giảm cơn đau hiệu quả.
Xem thêm:
Bài viết liên quan