Bệnh viêm quanh khớp vai là gì? Viêm khớp vai uống thuốc gì?
Viêm quanh khớp vai là một thể dạng bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay, bất kể ai cũng có thể gặp phải. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe, khả năng vận động và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh có thể xuất hiện nhiều biến chứng phức tạp.
Viêm quanh khớp vai bệnh học
Đối với cơ thể người, khớp vai là một trong những khớp lớn, nắm giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết vận động của cánh tay. Khớp vai liên kết với nhiều rễ thần kinh vùng vổ, phần trên lưng và hạch giao cảm ở vổ. Mọi tổn thương ở vùng đốt sống cổ, lồng ngực,... đều có thể dẫn đến hiện tượng viêm quanh khớp vai như viêm gân, viêm co thắt bao khớp.
Theo khảo sát, có khoảng 2% dân số Việt Nam mắc viêm quanh khớp vai. Trong đó, nam giới và người trong độ tuổi từ 40 - 60 là đối tượng chính gặp phải bệnh lý này.
Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai muốn điều trị được tốt, cần thiết nắm bắt được triệu chứng để phát hiện kịp thời và xác định chính xác nguyên nhân để có hướng tác động đúng. Dưới đây là những thông tin về triệu chứng và nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
Triệu chứng của viêm quanh khớp vai
Viêm khớp vai thường được chia thành 4 thể dựa trên các triệu chứng khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần nắm được các triệu chứng riêng ở mỗi thể để xác định chính xác và đưa ra giải pháp can thiệp hiệu quả. Cụ thể:
- Đau khớp vai đơn thuần: Vùng đau thường xuất hiện khi chấn thương do chơi thể thao, lao động, người cao tuổi với triệu chứng đau đột ngột, cảm giác tăng lên khi cử động và đau về đêm. Cơn đau có thể lan xuống cánh tay, gây viêm khớp vai phải và tạo cảm giác khó chịu, đau đớn, thậm chí không thể nằm nghiêng.
- Đau vai cấp: Các dấu hiệu điển hình ở thể này là đau dữ dội, đau lan xuống cánh tay, bàn tay, lan lên phần cổ dẫn đến đau nhức, mất ngủ. Kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng ở vùng khớp, sốt nhẹ.
- Thể giả liệt khớp vai: Đau đột ngột, dữ dội, khớp kêu lục khục khi vận động và xuất hiện các vết bầm tím ở phần trước cánh tay, hạn chế khả năng vận động:
- Thể đông cứng khớp vai: Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là thể nặng nhất ở bệnh này, vùng khớp bị đông cứng nên hạn chế khả năng vận động. Người bệnh gần như không thể nhấc tay lên cao, dang cánh tay ra hoặc xoay qua lại.
Nguyên nhân gây viêm khớp vai
Viêm khớp vai phải hay viêm khớp vai trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Người thường làm việc nặng, sử dụng khớp vai để gánh vác quá sức.
- Chấn thương do tai nạn lao động, chơi thể thao,...
- Người mắc một số bệnh lý như viêm gân, thoái hóa khớp, vôi hóa phần mềm của khớp vai.
- Thời tiết thay đổi trở lạnh đột ngột, độ ẩm trong không khí cao cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai.
Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được can thiệp điều trị kịp thời. Nặng nhất có thể khiến người bệnh bị tàn phế hoặc bại liệt bàn tay, mất đi hoàn toàn khả năng cầm nắm, vận động. Chính vì vậy, mọi người cần có sự chủ động tìm kiếm giải pháp điều trị để chấm dứt tình trạng đau nhức, cải thiện sức khỏe và tinh thần.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai điển hình, bạn đọc có thể tham khảo:
Trị viêm quanh khớp vai tại nhà
Các bài thuốc điều trị viêm khớp vai tại nhà thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên có trong vườn nhà. Chính vì lý do này mà chúng có độ an toàn cao, tiết kiệm chi phí và rất dễ thực hiện. Một số cách trị viêm quanh khớp vai tại nhà gồm:
- Dùng cây lá lốt: Dùng lá lốt đã được rửa sạch, đun sôi với 500ml và uống hàng ngày. Duy trì khoảng 10 ngày liên tục để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
- Sử dụng gừng tươi: Giã gừng đã rửa sạch với muối và dùng hỗn hợp này trộn với giấm để đắp trực tiếp lên vùng bị đau khoảng 25 phút. Cách này có thể áp dụng ngày 1 - 2 lần để giảm đau.
- Dùng rau kinh giới: Dùng lá và hoa kinh giới đã phơi khô để làm gối tại vùng vai gáy mỗi khi ngủ. Biện pháp này có thể dùng mọi lúc đi ngủ.
Mặc dù tiết kiệm và dễ làm nhưng những cách điều trị viêm quanh khớp vai tại nhà nêu trên chỉ cho tác dụng giảm đau, không thể cắt đứt hoàn toàn căn nguyên và triệu chứng bệnh. Do đó, biện pháp này chỉ thích hợp dùng trong trường hợp bệnh nhẹ.
Ngoài dùng thuốc, khi ở nhà, người bệnh cũng có thể tìm hiểu và áp dụng vật lý trị liệu chữa viêm khớp vai. Các giải pháp như châm cứu, bấm huyệt,... sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và hạn chế các biến chứng như teo cơ, cứng khớp, thoái hóa,...
Viêm khớp vai uống thuốc gì?
Uống thuốc điều trị viêm khớp vai là một trong những giải pháp được người bệnh hiện đại lựa chọn bởi sự đơn giản và tác dụng nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định cho người viêm khớp vai dùng hiện nay gồm:
- Nhóm thuốc chống viêm không có steroid: Dùng Diclofenac 50mg, Meloxicam 7,5mg, Celecoxib 200mg, Piroxicam 20g.
- Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp: Gồm có Diacerein 50mg và Glucosamin sulfat.
- Dùng thuốc Corticoid: Thuốc này thường ở dạng tiêm, tiêm trực tiếp vào vị trí khớp vai bị viêm và thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng các nhóm thuốc nêu trên.
Khi dùng thuốc tây, mỗi người sẽ có đơn thuốc riêng phù hợp với tình trạng bệnh. Bệnh nhân cần đảm bảo tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liệu trình, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và những ảnh hưởng xấu với sức khỏe.
Với những bệnh nhân đủ kiên trì và muốn an toàn hơn, hạn chế tác dụng phụ có thể tìm hiểu và sử dụng thuốc Đông y. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bài thuốc bào chế từ thảo dược tự nhiên cho tác dụng vượt trội trong việc giảm đau và chặn đứng nguyên nhân gây bệnh. Với thuốc Đông y cần được kê đúng liều, gia giảm linh hoạt giữa các vị thuốc nên để đảm bảo an toàn, mọi người nên tìm đến cơ sở khám chữa uy tín.
Giải pháp phòng ngừa bệnh viêm quanh khớp vai
Nhìn chung, bệnh viêm quanh khớp vai gây ra nhiều hệ quả xấu đối với sức khỏe người bệnh. Do đó, mọi người nên có biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa trường hợp bệnh xuất hiện như:
- Hạn chế làm việc nặng, không mang vác vật nặng trên vai.
- Khởi động và cẩn thận khi chơi các bộ môn thể thao khác nhau cần dùng đến tay, vai nhiều.
- Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày cần thận trọng, hạn chế chấn thương xuất hiện.
- Kết hợp kiêng khem và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức mạnh xương khớp.
Trên đây là những thông tin về viêm quanh khớp vai. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều bất tiện với sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Do đó, mọi người cần chú ý đến sức khỏe, nhận biết bệnh và can thiệp điều trị kịp thời để phòng ngừa những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Xem thêm:
Bài viết liên quan