Gai đôi S1 có nguy hiểm không? Lời khuyên từ CHUYÊN GIA
Gai đôi S1 có nguy hiểm không? Biểu hiện cũng như cách điều trị loại bệnh này như thế nào? Hãy cùng Khương Thảo Đan giải đáp thắc mắc ngay bây giờ nhé!
1. Gai đôi S1 có nguy hiểm không?
Bệnh gai đôi cột sống S1 có thể KHÔNG gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng sẽ mang đến những cơn đau và bất tiện trong sinh hoạt, lao động cho người bệnh.
Đồng thời nếu không có chữa trị kịp thời bệnh có thể sẽ là nguyên nhân gây ra những biến chứng, bệnh lý khác nguy hiểm hơn như:
- Biến dạng đường cong sinh lý: gai đôi S1 khiến các cơ tại cột sống thắt lưng bị co cứng bất thường là nguyên nhân dẫn đến biến dạng đường cong sinh lý. Khiến các mạch máu khó lưu thông, ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin từ các cơ quan đến não bộ, đồng thời có thể gây rối loạn về cảm giác.
- Thúc đẩy các bệnh về cột sống khác: gai đôi cột sống S1 rất dễ dẫn đến các bệnh lý khác về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa… Bởi khi gai đôi xương cùng S1 mọc dài ra sẽ cọ sát vào các cơ, mô sụn hay bao xơ đĩa đệm khiến những khu vực này bị tổn thương.
2. Gai đôi cột sống S1 là gì?
Theo PGS. TS Lê Minh Hà, gai đôi cột sống S1 cùng với gai đôi cột sống L5 (cột sống thắt lưng) là hai loại gai cột sống bẩm sinh khá phổ biến.
Đây là một loại bệnh lý bẩm sinh, hình thành ở thời kỳ còn trong bào thai. Gai đôi cột sống S1 là vị trí đốt sống cùng của cột sống ở thai nhi bị tách đôi do ống thần kinh và xương sống phía trên dây sống không thể đóng lại hoàn toàn.
PGS.TS Lê Minh Hà cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gai đôi cột sống S1 như: do người mẹ sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống thiếu các chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như vitamin C, vitamin D, canxi… hoặc cũng có khả năng di truyền.
3. Biểu hiện gai đôi cột sống S1
Gai đôi S1 dù là bệnh bẩm sinh nhưng thường không có biểu hiện ra bên ngoài từ khi còn nhỏ.
Gai cột sống S1 sẽ ở dạng ẩn và không ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, và những cơn đau ở vị trí đốt xương cùng S1 sẽ thường bắt đầu xuất hiện khi người bệnh ở độ tuổi từ 20 – 25 trở lên, đặc biệt với những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc.
Những biểu hiện của gai đôi S1 chỉ ra là:
- Người bệnh hay bị đau ở vùng thắt lưng cùng, nếu ấn tay vào vị trí đó thì cơn đau sẽ rõ ràng hơn.
- Người bệnh thường xuyên gặp khó khăn với các hoạt động cúi, bê vác, cơn đau có thể lan dần xuống chân và tay.
- Khi bệnh trở nặng sẽ xuất hiện hội chứng các rễ dây thần kinh hông bị chèn ép gây những cơn đau ngắt quãng không thường xuyên, nhưng sẽ dẫn đến rối loạn vận động, rối loạn phản xạ...
4. Điều trị gai đôi cột sống S1
Vì gai đôi cột sống S1 là bệnh bẩm sinh nên không dễ dàng trong việc điều trị tận gốc, tuy nhiên PGS.TS Lê Minh Hà cho rằng chúng ta vẫn có những liệu pháp điều trị mang lại hiệu quả nhất định về giảm đau cũng như phục hồi một phần nhất định.
- Phương pháp sử dụng thuốc: thuốc chữa gai đôi S1 thường có chứa các loại hoạt chất giảm đau như Ibuprofen, Aspirin, KG1… cùng với đó là thành phần tái tạo xương khớp như Collagen. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều thuốc cũng có những tác dụng phụ cho sức khỏe nên bạn cần sự tư vấn của bác sĩ chứ không thể dùng một cách tùy tiện.
- Bài tập vật lý trị liệu: nhằm kéo dãn các nhóm cơ như cơ bụng, cơ lưng và cột sống cũng giúp quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn. Lúc này các nhóm cơ được thư giãn và hạn chế tối đa sự phát triển cũng như sự va chạm của gai xương với các dây thần kinh và cơ xương.
- Chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung canxi cho cơ thể bằng cách sử dụng các thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cá… và các thực phẩm chứa nhiều kali, vitamin C, D có nhiều trong sữa, rau củ để tăng khả năng hấp thụ cũng như chuyển hóa canxi.
Vậy, gai đôi S1 có nguy hiểm không? Câu trả lời là KHÔNG. Nhưng người bệnh nên đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Xem thêm bài viết liên quan đến bệnh gai đôi cột sống:
Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?