Đau khớp gối bên trái hoặc phải cảnh báo bệnh gì?

Đau khớp gối là một trong những nguyên nhân khiến cho chức năng vận động bị hạn chế. Đây có thể triệu chứng bình thường ở những người cao tuổi do xương khớp yếu dần hoặc người vận động nhiều, làm những công việc nặng nhọc. Mặt khác nó cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn đang gặp phải bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. Vậy cụ thể đau khớp gối trái hoặc phải cảnh báo bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đau khớp gối bên Trái - Phải
Đau khớp gối bên Trái - Phải

Tổng quan về tình trạng đau khớp gối

Như bạn đã biết, trên cơ thể chúng ta, khớp gối là khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất, đồng thời đây cũng là khớp phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Do đó, khớp gối rất dễ bị tổn thương gây nên những cơn đau. Tình trạng này thường gặp ở những người vận động nhiều hay phải lao động nặng nhọc.

Ngoài ra, ở những người lớn tuổi cũng thường xuyên gặp phải những cơn đau khớp gối do sụn khớp dần bị bào mòn theo thời gian, chúng trở nên sần sùi và thô ráp, dịch khớp cũng không còn tiết ra nhiều nữa khiến cho các đầu xương cọ xát với nhau.

Các cơn đau có thể xuất hiện ở mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng hoặc âm ỉ tới đau nhói dữ dội, kèm theo đó là một số triệu chứng như:

  • Sưng tấy
  • Cứng khớp
  • Nóng, đỏ đầu gối
  • Có tiếng lục cục khi chuyển động
  • Phạm vi di chuyển bị hạn chế: Không thể mở rộng hoàn toàn hoặc uốn cong đầu gối.
Tình trạng đau khớp đầu gối bên trái hoặc bên phải hay đau đồng thời cả 2 bên
Tình trạng đau khớp đầu gối bên trái hoặc bên phải hay đau đồng thời cả 2 bên

Đau khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì tiến triển thành các cơn đau đầu gối mãn tính, vận động khó khăn, nặng thì gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí bại liệt suốt đời.

Đau khớp gối trái hoặc phải cảnh báo bệnh gì?

Tình trạng đau khớp gối một bên (trái, phải) hoặc cả hai bên có thể là dấu hiệu  cảnh báo bạn đang gặp phải một số căn bệnh nguy hiểm về xương khớp.

Thoái hóa khớp

Hình ảnh mình họa cho bệnh lý thoái hóa khớp gối
Hình ảnh mình họa cho bệnh lý thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một trong những căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh xảy khi sụn khớp bị bào mòn theo thời gian gây nên những cơn đau mỗi khi vận động. Triệu chứng này thường chỉ xuất hiện ở một bên, chẳng hạn như đau khớp gối trái hoặc đau khớp gối phải.

Nhiều người quan niệm rằng, thoái hóa khớp là bệnh của người già. Tuy nhiên, giới y học đã chứng minh rằng, bệnh lý đang xảy ra nhiều hơn ở những người trong độ tuổi 30, thậm chí là 20.

➤ Chi tiết: THOÁI HÓA KHỚP 

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh rối loạn do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh, trong đó bao gồm cả khớp gối. Khác với thoái hóa khớp gây mòn sụn thì viêm khớp dạng thấp làm tổn thương đến lớp niêm mạc của khớp, gây sưng đau và cuối cùng dẫn đến bào mòn, biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng thấp gây nên những triệu chứng có tính đối xứng, vì thế cơn đau khớp thường xảy ra ở hai bên cùng một lúc. Ví dụ như đau hai khớp gối trái và phải, đau hai khớp vai, hai khớp mắt cá chân,...

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là một túi nhỏ có chứa dịch bên trong đóng vai trò như một miếng đệm tại phần xương, gân và như cơ nằm gần khớp, giúp con người hoạt động dễ dàng. Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bao hoạt dịch gây nhiễm trùng hoặc do những tác động lặp đi lặp lại tác động lên bao này, từ đó dẫn đến những cơn đau cứng khớp.

Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch thường chỉ xuất hiện ở một khớp, do đó người bệnh chỉ thấy đau ở một bên. Chẳng hạn như đau khớp gối trái hoặc khớp gối phải, đau một bên khớp hông hoặc một bên khớp vai,...

Viêm gân bánh chè

Gân bánh chè là phần nối giữa xương bánh chè và xương chày
Gân bánh chè là phần nối giữa xương bánh chè và xương chày

Gân bánh chè là phần nối giữa xương bánh chè và xương chày. Do có cấu tạo dạng sợi cơ, bền và dai nên gân bánh chè rất khỏe, đảm nhiệm chức năng gấp duỗi đầu gối. Khi chúng bị viêm sẽ gây nên tình trạng sưng tấy, đau nhức ở khớp đầu gối.

Người mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ và liên tục ở đầu gối, cơn đau tiến triển nặng rồi lại giảm dần. Đặc biệt mức độ đau sẽ tăng lên khi bạn gấp duỗi đầu gối trong các hoạt động ngồi xổm hay leo cầu thang.

Gout

Gout là một loại viêm khớp, xảy ra do quá trình chuyển hóa axit uric tạo thành những tinh thể nhỏ bên trong và xung quanh khớp, chèn ép lên dây thần kinh cảm giác, từ đó gây đau đớn và sưng tấy. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh nhân bị gout là khớp ngón chân sưng tấy và đau đớn.

Ngoài khớp ngón chân, một số khớp khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm cả khớp gối. Cơn đau do bệnh gout hiếm khi có tính đối xứng và vị trí thay đổi tùy theo từng đợt bùng phát. Cụ thể, chúng sẽ bùng phát ở ngón chân bên phải sau đó mới đến ngón chân bên trái. Tương tự với khớp đầu gối, người bệnh sẽ đau ở một bên nhất định (đầu gối trái hoặc phải).

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các yếu tố nguyên nhân do bệnh lý thì đau khớp gối cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân không bệnh lý:

Chấn thương đầu gối: Đầu gối là vị trí rất dễ gặp phải chấn thương. Bạn có thể chấn thương đầu gối khi đang chơi thể thao hoặc té ngã do tai nạn. Các chấn thương ở đầu gối thường gặp phải kể đến là:

  • Bong gân
  • Đứt dây chằng
  • Rách sụn
  • Trật khớp
  • Gãy xương

Thừa cân béo phì: Cân nặng và các vấn đề về xương khớp được chứng minh là có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi bạn thừa cân béo phì đồng nghĩa với áp lực của trọng lượng cơ thể lên khớp gối càng lớn. Điều này dễ làm cho khớp gối bị tổn thương và dẫn đến những cơn đau.

Thói quen lười vận động: Đây là một thói quen xấu, nó khiến cho khớp gối trở nên cứng và kém linh hoạt, đồng thời còn làm tăng nguy thoái hóa xương khớp. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây nên những cơn đau khớp gối.

Vận động quá mức: Việc vận động quá mức ở những vận động viên cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau khớp gối. Do cơ bắp bị làm dụng chèn ép lên các dây thần kinh ở đầu gối và hình thành nên tình trạng đau nhức.

Tính chất công việc: Một số công việc yêu cầu bạn phải ngồi một chỗ hay giữ nguyên 1 tư thế trong thời gian quá lâu khiến cho khớp bị căng cứng, gây đau nhức. Ngoài ra, một số công việc lao động nặng nhọc như khuân vác cũng gây áp lực lên khớp gối, từ đó dẫn tới đau nhức.

Phương pháp khắc phục tình trạng đau khớp gối trái, phải

Tùy vào từng nguyên nhân đau khớp gối trái hay phải mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cho những trường hợp có nguyên nhân cụ thể:

Đối với chấn thương

Gãy xương

Hình ảnh người bệnh bó bột khớp gối do gãy xương
Hình ảnh người bệnh bó bột khớp gối do gãy xương

Khi xương đầu gối bị gãy, bạn cần:

  • Gọi hỗ trợ về y tế sớm nhất có thể
  • Nếu gãy xương không gây chảy máu, bạn chỉ cần cố định xương đùi và xương ống chân bằng nẹp để giúp giảm đau và ổn định ổ gãy.
  • Trường hợp gãy xương gây chảy máu, bạn cần ưu tiên cầm máu trước bằng băng gạc hoặc vải sạch, sau đó mới cố định ổ gãy.
  • Bác sĩ sẽ xem xét mức độ gãy xương nặng hay nhẹ, từ đó đưa ra yêu cầu nẹp chân, bó bột hoặc phẫu thuật và vật lý trị liệu để khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.

Bong gân

Bong gân là một chấn thương nhẹ khiến cho dây chằng ở đầu gối bị giãn. Với tổn thương này, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách:

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm đau nhanh chóng. Sử dụng vải sạch để bọc đá, sau đó chườm lên da không quá 20 phút. Mỗi ngày có thể chườm từ 2-3 lần.
  • Hạn chế vận động: Hạn chế vận động để chân được nghỉ ngơi, đồng thời giúp chấn thương có thời gian phục hồi. Muốn yên tâm hơn nữa, bạn có thể dùng chung quấn quanh khớp giúp hạn chế vận động một cách tối đa. Lưu ý: Không quấn quá chặt vì điều này có thể cản trở quá trình lưu thông máu.
  • Gối chân lên cao: Trong thời gian nghỉ ngơi hoặc ngủ, bạn có thể nằm gác khớp gối bị bong gân lên gối sao cho vị trí này cao hơn tim. Điều này giúp giảm tình trạng phù nề nhanh chóng.

Trật khớp

Nặng hơn so vơi bong gân, trật khớp là chấn thương nghiêm trọng khi đầu xương bị lệch ra khỏi ổ khớp do lực bên ngoài tác động. Theo đó, dây chằng quanh khớp cũng bị rách một phần hoặc đứt hoàn toàn.

Đối với chấn thương này, người bệnh cần được nắn chỉnh khớp bởi bác sĩ chuyên khoa. Sau khi nắn chỉnh, bác sĩ sẽ cố định khớp trong vài tuần.

Để giúp giảm bớt cơn đau, bạn có thể thực hiện 1 số biện pháp tương tự như với tổn thương do bong gân như:

  • Chườm lạnh
  • Nghỉ ngơi
  • Kê cao chân

Đối với bệnh lý

Đối với tình trạng đau khớp gối trái, phải liên quan đến bệnh lý về xương khớp thì cho đến hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách:

Xây dựng chế độ ăn tốt cho xương khớp

Chế độ ăn tốt giàu canxi, vitamin D, axit béo omega 3,.... tốt cho sức khỏe bệnh nhân xương khớp
Chế độ ăn tốt giàu canxi, vitamin D, axit béo omega 3,.... tốt cho sức khỏe bệnh nhân xương khớp

Đối với người bị đau khớp gối trái phải do bệnh lý về xương khớp thì việc xây dựng một chế độ đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp là điều cần thiết. Đây là biện pháp có thể mang lại hiệu quả lâu dài về tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp và làm giảm triệu chứng của bệnh.

Một số nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp mà người bệnh nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày bao gồm: canxi, vitamin D, axit béo omega 3 có trong cá và vitamin, khoáng chất có nhiều trong trái cây, rau xanh.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng và các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu vì chúng có thể làm các cơn đau nhức khớp gối tiến triển nặng hơn.

➤ Đọc thêm: Bị thoái hóa khớp gối NÊN ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tốt cho thoái hóa khớp

Luyện tập thể dục

Hầu hết người bị đau khớp khớp gối thì đều ngại vận động vì họ quan niệm rằng vận động có thể khiến tình trạng đau nặng hơn. Tuy nhiên, trên thực thế, thói quen lười vận động mới là nguyên nhân khiến khớp gối căng cứng, đau nhức. Ngược lại, luyện tập thể dục ở mức độ vừa phải sẽ khiến khớp gối trở nên linh động, tăng cường sức khỏe cơ bắp và xương, từ đó cải thiện cơn đau và làm chậm quá trình thoái hóa.

Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với cơn đau khớp gối do bệnh lý gây ra là: đi bộ, chạy bộ chậm, yoga, đạp xe,...

Duy trì cân nặng vừa phải

Duy trì cân nặng bằng việc kết hợp giữa ăn uống và luyện tập để hạn chế áp lực lên khớp gối
Duy trì cân nặng bằng việc kết hợp giữa ăn uống và luyện tập để hạn chế áp lực lên khớp gối

Như đã trình bày ở trên, thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về xương khớp. Vì vậy, duy trì cân nặng ở mức vừa phải là điều bạn cần làm nếu muốn cải thiện các cơn đau khớp gối.

Để làm được điều này, người bệnh cần kết hợp giữa một thực đơn ăn uống lành mạnh và chế độ luyện tập đều đặn.

Ngủ đủ giấc mỗi ngày

Giấc ngủ là khoảng thời gian vàng để xương khớp nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động và phục hồi sau những chấn thương. Vì vậy giấc ngủ rất quan trọng. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thuyên giảm những cơn đau nhức ở khớp gối.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú trọng đến chất lượng giấc ngủ. Để có một giấc ngủ ngon đúng nghĩa, hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ, đồng thời loại bỏ những những thứ gây xao nhãng như điện thoại, tivi.

Xoa bóp, massage

Đây cũng là một mẹo giúp giảm đau nhức khớp gối hiệu quả. Thao tác xoa bóp, masage giúp có các cơ gần vùng quanh đầu gối được thư giãn, đồng thời tuần hoàn máu ở chân cũng được thúc đẩy. Từ đó, tình trạng đau khớp gối trái, phải sẽ giảm đáng kể.

Khương Thảo Đan - Hỗ trợ giảm đau khớp gối

Bên cạnh các biện pháp kiểm soát tình trạng đau khớp gối đã liệt kê bên trên, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên kết hợp thêm nhóm thực phẩm hỗ trợ từ thảo dược nhằm tăng hiệu quả điều trị. Không chỉ có tác dụng giảm đau, các sản phẩm này còn đẩy lùi các triệu chứng khó chịu khác, đồng thời phục hồi sụn khớp tổn thương.

Trên thị trường hiện nay, viên uống xương khớp Khương Thảo Đan đang là sản phẩm được nhiều bệnh nhân tin tưởng và sử dụng. Sở dĩ Khương Thảo Đan được nhiều người biết đến nhờ vào các ưu điểm vượt trội:

  • Thành phần được kế thừa và phát triển từ bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng “Độc hoạt tang ký sinh” gia giảm thêm hoạt chất KGA1 (chiết xuất từ Địa liền) giúp giảm đau mạnh mẽ và Collagen Type II không biến tính - hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn khớp gối.
  • Được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam.
  • Là sản phẩm đầu tiên trên thị trường đáp ứng được tam giác khép kín Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo.

Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên nên vô cùng an toàn. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm, có thể sử dụng lâu dài mà không lo về vấn đề tác dụng phụ.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Kết luận: Như vậy, qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết, người đọc có thể biết được rằng tình trạng đau khớp gối trái hoặc phải không chỉ đơn giản là do chấn thương, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp. Do đó, tốt nhất bạn không nên chủ quan và bỏ qua các cơn đau khớp gối. Hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cập nhật lúc: 27/04/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...