Triệu chứng đau khớp cổ chân là bệnh gì? Cách chữa!
Đau khớp cổ chân là một trong những bệnh lý gây ra nhiều phiền toái cho người mắc bệnh và có thể gặp ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, có thực tế là hiện vẫn còn nhiều người chưa thật sự hiểu hết về căn bệnh này dẫn đến việc phát hiện muộn và để bệnh chuyển nặng. Bài viết dưới đây cập nhật đầy đủ nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau khớp cổ chân. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
💠 Giải đáp: Đau khớp cổ chân là bệnh gì?
Đau khớp cổ chân là tình trạng đau nhức ở vị trí khớp của cổ chân - vị trí nối giữa xương bàn chân và xương ống chân. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.
Đau khớp cổ chân không sưng có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, những người cao tuổi, nữ giới, phụ nữ đang mang thai hoặc những người từng bị chấn thương ở cổ chân có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh lý này nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với khớp cổ chân. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ qua những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách chữa ở dưới đây để nắm bắt, kịp thời phát hiện bệnh nếu có bất kỳ biểu hiện nào.
💠 Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau khớp cổ chân
Dưới đây là những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau khớp cổ chân:
🔹 Nguyên nhân đau khớp cổ chân
Bệnh đau khớp cổ chân có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tác động phổ biến được các chuyên gia chỉ ra:
- Chấn thương: Các chấn thương ở cổ chân như bong gân, trật khớp, gãy xương,... có thể khiến cho tình trạng đau nhức ở cổ chân diễn ra thường xuyên, kéo dài. Thậm chí, có thể dẫn đến viêm khớp.
- Lão hóa: Độ tuổi càng cao, các sụn khớp dễ bị hao mòn, mỏng và kém linh hoạt hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đau khớp cổ chân. Theo các nghiên cứu, người ở độ tuổi ngoài 60 có tỷ lệ mắc bệnh đau khớp cổ chân cao hơn so với những đối tượng khác.
- Béo phì, thừa cân: Mỡ thừa cùng cân nặng lớn thường gây chèn ép và bào mòn xương, gây viêm đau.
- Các bệnh lý khác: Những bệnh lý như máu khó đông, huyết sắc tố, viêm khớp dạng thấp, dị tật bẩm sinh,... có thể dẫn đến đau khớp cổ chân.
Việc xác định được chính xác nguyên nhân mắc bệnh đau khớp cổ chân có thể giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp, rút ngắn thời gian điều trị.
🔹 Triệu chứng đau khớp cổ chân
Những triệu chứng điển hình của đau khớp cổ chân phải kể đến như:
- Đau cổ chân: Cơn đau có nhiều mức độ từ âm ỉ đến nhói buốt ở các giai đoạn khác nhau. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh còn bị đau lan lên cẳng chân, bàn chân.
- Cứng khớp cổ chân: Phần sụn cổ chân bị bào mòn, làm ma sát giữa xương tăng lên khi di chuyển. Đây là nguyên nhân khiến cho cổ chân cứng và kém linh hoạt hơn.
- Sưng tấy ở cổ chân: Tình trạng kích ứng khớp cổ chân có thể làm chân bị sưng viêm khó chịu.
- Cảm giác lạo xạo ở khớp cổ chân: khi di chuyển, căng hoặc duỗi bàn chân, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo hay lục khục xuất hiện.
💠 Đau khớp cổ chân chữa bằng cách nào hiệu quả?
Hiện nay, chưa có bất kỳ loại thuốc nào có tác dụng điều trị tận gốc đau khớp cổ chân. Tuy nhiên, có rất nhiều cách giúp giảm đau hiệu quả, ngăn chặn tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số cách được nhiều người áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo:
🔹 Áp dụng biện pháp dân gian trị đau khớp cổ chân không sưng
Các bài thuốc dân gian thường được áp dụng cho các trường hợp đau khớp cổ chân không sưng, bệnh tình ở giai đoạn nhẹ. Một số bài thuốc dân gian phổ biến có thể làm tại nhà gồm:
- Sử dụng gừng: Trong gừng có hoạt chất chống viêm nên có thể giảm đau hiệu quả. Lấy gừng tươi đập dập hòa với nước ấm, vài hạt muối và ngâm chân khoảng 15p mỗi ngày sẽ giúp tình trạng đau khớp cổ chân giảm đáng kể.
- Sử dụng dầu dừa: Cùi dừa chứa hàm lượng axit béo nên có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, cải thiện triệu chứng đau khớp khó chịu. Bạn lấy dầu dừa làm nóng và xoa bóp vùng chân bị sưng đau mỗi ngày khoảng 3 lần.
- Lá lốt chữa đau cổ chân: Dùng lá lốt là cách chữa đau khớp cổ chân quen thuộc. Lá lốt có tính ấm nên giúp giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Lá sau khi rửa sạch mang giã nhuyễn với muối trắng và đắp lên vị trí khớp đau nhức khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày.
🔹 Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân
Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân là cách làm cho hiệu quả cao, an toàn. Đây là cách trị liệu theo Y học cổ truyền, chi phí rẻ mà có khả năng khắc phục được căn nguyên gây bệnh.
Khi bấm huyệt kết hợp với xoa bóp sẽ giúp khí huyết ở vị trí khớp cổ chân được lưu thông, hỗ trợ tuần hoàn. Theo đó, các tổn thương dần được phục hồi, cơn đau thuyên giảm, thậm chí là chấm dứt hoàn toàn nếu bạn kiên trì áp dụng cách này.
Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân có thể bấm tại các huyệt như sau: huyệt giải khê, huyệt côn lôn, huyệt thái khê,...
🔹 Sử dụng thuốc Tây cắt đứt cơn đau nhanh chóng
Tây y chữa đau khớp cổ chân là giải pháp được nhiều người bệnh hiện đại hiện nay áp dụng bởi hiệu quả nhanh và tính tiện lợi. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen, naproxen,... có khả năng giảm đau, chống viêm nhẹ và không cần bác sĩ kê đơn.
- Thuốc giãn cơ: nếu dùng giảm đau không đỡ, bệnh nhân đau khớp cổ chân có thể sử dụng sang thuốc giãn cơ như methocarbamol, metaxalone,... để thả lỏng các cơ đang bị cứng.
- Thuốc tiêm: Các loại thuốc tiêm trị liệu như steroids chống viêm, hyaluronate bôi trơn khớp tiêm trực tiếp vào vùng khớp cổ chân để giảm đau, giảm sưng tấy nhanh chóng.
Thuốc tây mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng lại không có khả năng cắt đứt bệnh mà chỉ giảm triệu chứng tại thời điểm đó. Đặc biệt, thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ nên người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng.
🔹 Thuốc Đông y chữa đau khớp cổ chân an toàn
Thuốc Đông y chữa đau khớp cổ chân đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại có tính vượt trội và an toàn hơn. Một số bài thuốc đông y chữa đau khớp cổ chân phổ biến:
- Bài thuốc 1: Hy thiêm, Uất ky, Xích thược, Khương hoạt, Tảo đỏ, Uy linh tiên, Sinh khương, Cam thảo, Phòng phong, Hải đồng bì, Quy đầu và Hoàng kỳ. Cách thực hiện rất đơn giản, lấy các loại dược liệu trên sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng một thang và kiên trì trong 7 ngày.
- Bài thuốc 2: Hương phụ, Nhụ hương, Đan sâm, Huyền hổ, Thấu cốt thảo, Chế một dược, Quy đầu, Kê huyết đằng. Lấy thuốc sắc thành nước, uống hết trong ngày và dùng liên tục trong 2 tuần.
💠 Cách phòng tránh bệnh đau khớp cổ chân
Để phòng tránh bệnh viêm khớp cổ chân, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Không làm việc nặng và hạn chế chấn thương ở cổ chân.
- Duy trì cân nặng phù hợp, khỏe mạnh.
- Bổ sung nhiều loại rau xanh, thực phẩm tốt cho hệ xương khớp
- Tập luyện thể dục thể thao điều độ, tránh quá sức
- Tăng cường các bài tập ở cổ chân.
- Thăm khám sức khỏe và hệ xương khớp đều đặn 6 tháng một lần giúp phát hiện sớm bệnh để có giải pháp điều trị phù hợp.
Đau khớp cổ chân là tình trạng tổn thương sụn khớp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí là bại liệt nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, mọi người tuyệt đối không được chủ quan với căn bệnh này.
👉 Xem thêm:
Bài viết liên quan