Đau bả vai trái hoặc phải có thể là bệnh lý gì? Điều trị thế nào?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chúng ta có thể bị đau bả vai phải hoặc trái. Đa số, các cơn đau xảy ra là do lạm dụng cơ bắp hoặc chấn thương. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng có thể là do tổn thương các dây thần kinh ở khu vực đó.

Đau bả vai trái hoặc phải có thể là bệnh lý gì?
Đau bả vai trái hoặc phải có thể là bệnh lý gì?

Lý do sâu xa nào gây ra các cơn đau vai?

Vai người là cấu trúc di động nhất cơ thể, nó được cấu tạo từ các bộ phận chính sau:

  • Ba xương (xương đòn, xương bả vai, xương cánh tay trên)
  • Các khớp vai (gồm 3 khớp chính và một khớp Scapulothoracic ít được biết đến)
  • Cơ bắp (có khoảng 8 cơ bám vào xương cánh tay và xương đòn)
  • Vòng xoay Cuff (vòng bít)
  • Sụn ở khớp vai (Labrum)
  • Các dây chằng
  • Dây thần kinh
  • Gân
  • Bao hoạt dịch
  • .v.v.

Nhờ các cấu trúc đặc biệt này mà vai có thể di chuyển với phạm vi chuyển động cực lớn, như: uốn cong, mở rộng, xoay trong, xoay ngoài, xoay 360°, lên xuống, đưa sang bên này bên kia. Tuy nhiên, do vai có tính di động lớn nên nó là một khớp không ổn định và rất dễ bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng đau vai trái hoặc vai phải.

Bất kì tổ chức nào ở vai bị tổn thương, đều có thể gây ra hiện tượng đau vai. Hoặc, đau vai cũng có thể bắt nguồn từ một số tổ chức lân cận trong ngực hoặc bụng, như tim, túi mật,...

Đặc điểm của các cơn đau vai bắt nguồn từ các cấu trúc vai là cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển hoặc hoạt động cánh tay. Còn nếu đau vai bắt nguồn từ các tổ chức khác, cơn đau thường không tồi tệ hơn khi bạn di chuyển vai, cánh tay.

Bất kì tổ chức nào ở vai bị tổn thương, đều có thể gây ra hiện tượng đau vai trái hoặc phải (Ảnh minh họa)
Bất kì tổ chức nào ở vai bị tổn thương, đều có thể gây ra hiện tượng đau vai trái hoặc phải (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân cụ thể gây đau vai phải hoặc vai trái

Hầu hết các nguyên nhân gây đau bả vai trái hoặc phải đều giống nhau. Chúng được phân thành nguyên nhân không bệnh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể như sau.

Nguyên nhân không bệnh lý:

  • Sai tư thế
  • Lạm dụng cơ, khớp vai và tay

Nguyên nhân bệnh lý:

  • Hoại tử vô mạch
  • Chấn thương đám rối cánh tay
  • Gãy xương vai
  • Viêm burs
  • Trật khớp vai
  • Hội chứng khớp vai đông lạnh
  • Viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn)
  • Viêm gân chóp xoay
  • Chấn thương tách vai
  • Bong gân
  • Đứt gân
  • Rách sụn viền vai
  • Hội chứng lối thoát ngực
  • Đau tim
  • Các vấn đề về cột sống (thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm,...)
  • Chấn thương tủy sống
  • Hội chứng Disuse
  • Viêm dây thần kinh phế quản
  • .v.v.

Ngoài ra, dựa vào vị trí đau, ta cũng có thể dự đoán phần nào nguyên nhân đau vai. Dưới đây là bảng phân loại nguyên nhân đau vai theo vị trí đau.

Triệu chứng đau vai Nguyên nhân có thể
Đau và cứng khớp không biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm Hội chứng khớp vai đông lạnh, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, hoại tử vô mạch...
Cơn đau thường nặng hơn khi sử dụng cánh tay hoặc vai Viêm gân chóp xoay vai, viêm burs (viêm bao hoạt dịch), hội chứng impingement, sai tư thế, rách sụn viền vai, viêm khớp nhiễm khuẩn (thường kèm thêm với sốt, sưng khớp, nóng khớp).
Đau đi kèm với cảm giác ngứa, tê, yếu Chấn thương đám rối cánh tay, thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, chấn thương tủy sống, hội chứng lối thoát lồng ngực do ảnh hưởng thần kinh,...
Đau đột ngột rất nặng, không thể cử động cánh tay hoặc khó khăn trong cử động, một số trường hợp vai bị biến dạng Trật khớp vai, gãy xương vai (như cánh tay trên hoặc xương đòn ), rách hoặc đứt gân,...
Đau ở đỉnh vai (nơi xương đòn và khớp vai gặp nhau) Các vấn đề ở khớp acromioclavicular (như trật khớp), chấn thương tách vai
Đau đi kèm khó thở, tức ngực, chóng mặt Đau tim

Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu qua về các nguyên nhân này:

Sai tư thế

Đứng, ngồi, ngủ sai tư thế có thể dẫn tới đau vai. Bởi, những tư thế sai này có thể khiến cơ bắp phải kéo căng hoặc bị chèn ép liên tục. Theo thời gian sẽ làm cấu trúc vật lý của xương vai, khớp vai, điều này dẫn tới đau vai. Dễ nhận thấy nhất là khi bạn ngủ nghiêng một bên, sáng dậy một bên vai, bả vai, cánh tay của bạn có thể bị tê đau, thậm chí không thể chuyển động cánh tay.

Ngủ sai tư thế có thể dẫn tới đau bả vai phải hoặc trái (Ảnh minh họa)
Ngủ sai tư thế có thể dẫn tới đau bả vai phải hoặc trái (Ảnh minh họa)

Lạm dụng cơ, khớp vai và tay

Việc thực hiện các động tác tay lặp đi lặp lại hoặc lạm dụng cơ, khớp vai vào một số hoạt động thể chất cũng có thể gây ra tình trạng đau bả vai bên phải hoặc bên trái. Chẳng hạn như: bơi lội với động tác tay lặp đi lặp lại, theo thời gian có thể dẫn tới một số chấn thương liên quan đến vai như hội chứng impingement, chấn thương labral, mất ổn định vai, bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Chấn thương đám rối cánh tay

Đám rối cánh tay là một mạng lưới các dây thần kinh gửi tín hiệu từ tủy sống đến vai, cánh tay và bàn tay. Chấn thương dám rối cánh tay là khi các dây thần kinh này bị kéo căng, chèn ép hoặc nghiêm trọng nhất là bị rách, xé toạc khỏi tủy sống.

Thông thường chỉ có một cánh tay bị chấn thương đám rối, gây ra triệu chứng đau từ nhẹ tới dữ dội vai phải hoặc trái, kèm theo cảm giác như bị điện giật hay nóng rát bắn xuống cánh tay, tay bị tê yếu.

Chấn thương đám rối cánh tay
Chấn thương đám rối cánh tay

Hoại tử vô mạch

Là hiện tượng mô xương bị chết đi do thiếu nguồn cung cấp máu tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nếu bạn bị hoại tử vô mạch ở vai, giai đoạn đầu thường không thấy có triệu chứng. Khi tình trạng xấu đi, khớp xương trở nên yếu, dễ gãy, có thể bị tổn thương khi đặt vật nặng lên, các cơn đau nhức vai phát triển dần dần. Cuối cùng, bạn có thể cảm thấy đau ngay cả khi nằm xuống.

Bạn có thể bị hoại tử vô mạch ở vai bên trái hoặc bên phải, nhưng cũng có một số người bị ở cả hai bên cùng một lúc.

Gãy xương vai

Khi bạn bị gãy xương vai, bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vai bị gãy (trái hoặc phải), vai bị sưng tấy, bầm tím, thậm chí biến dạng vai và bạn không có khả năng nâng cánh tay lên. Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị gãy xương vai, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Viêm bursa

Bursa hay bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, có tác dụng làm giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động trong khớp. Viêm bursa vai là tình trạng túi bursa ở vai của bạn bị viêm, sưng, đỏ. Gây ra các triệu chứng đau ở vai phải hoặc trái, cứng khớp vai, khó di chuyển cánh tay.

Viêm bursa hay bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng
Viêm bursa hay bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng

Trật khớp vai

Là một chất thương, trong đó xương cánh tay trên của bạn bị trượt ra khỏi vị trí ổ cốc (thuộc xương bả vai). Vai là khớp thường xuyên bị trật nhất cơ thể. Triệu chứng trật khớp vai thường gồm: vai trái hoặc phải bị đau nhức nhối, biến dạng, sưng, bầm tìm, không thể di chuyển khớp vai. Trong một số trường hợp còn trật khớp vai cũng có thể gây tê, yếu hoặc ngứa ran gần chấn thương.

Trật khớp vai Là một chất thương, trong đó xương cánh tay trên của bạn bị trượt ra khỏi vị trí ổ cốc
Trật khớp vai Trật khớp vai Là một chất thương, trong đó xương cánh tay trên của bạn bị trượt ra khỏi vị trí ổ cốc

Hội chứng khớp vai đông lạnh

Đây là một tình trạng ảnh hưởng tới khớp vai, trong đó bao khớp vai bị sưng viêm và dày lên, khiến vai bị cứng, đau, hạn chế vận động. Các triệu chứng sẽ xấu dần đi theo thời gian, sau đó phục hồi dần dần. Quá trình này có thể kéo dài từ 1 tới 3 năm, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc.

Hội chứng khớp vai đông lạnh
Hội chứng khớp vai đông lạnh

Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng sưng, đau của một hoặc nhiều khớp. Đây là thuật ngữ chỉ chung cho nhiều loại bệnh lý xương khớp khác nhau, như: viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp (thoái hóa khớp), viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn,...

Viêm khớp có thể xảy ra ở bất kì khớp nào, nhưng nếu nó xảy ra ở vai, có thể gây sưng, đau một hoặc cả hai bên vai. Kèm theo đó là các triệu chứng đặc trưng khác của từng bệnh lý.

Viêm gân chóp xoay vai

Là hiện tượng mô liên kiết (dây chằng) giữa cơ và xương bị viêm. Bệnh thường xảy ra ở những người sử dụng động tác tay lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, như: bơi lội, ném bóng, thợ mộc, người phải mang vác nặng. Nó gây đau sâu, âm ỉ trong một bên vai trái hoặc phải, có thể lan lên cổ hoặc xuống cánh tay (không vượt quá khuỷu tay), đau nhiều về đêm sau ngày làm việc vất vả,...

Chấn thương tách vai

Là một chấn thương trong đó dây chằng nối xương đòn và xương bả vai bị kéo căng, trường hợp nặng thì dây chằng có thể bị đứt, rách. Chấn thương tách vai thường gây đau ở một bên vai (trái hoặc phải), đỉnh vai bị sưng, bầm tím, kéo theo cánh tay yếu.

Chấn thương tách vai
Chấn thương tách vai

Bong gân, đứt gân

Bong gân là hiện tượng dây chằng nối giữa hai xương trong khớp bị kéo giãn hoặc rách. Đứt gân là tình trạng dây chằng bị rách, đứt. Vị trí bong, đứt gân thường gặp là ở mắt cá chân. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào, như khớp vai.

Rách sụn viền vai

Sụn viền vai là một cấu trúc sụn - sợi nằm ở rìa ổ chảo xương bả vai, nó rất vững chắc, nhằm cho phép khớp vai vận động với biên độ rất lớn. Khi sụn viền vai bị rách, triệu chứng thường là cảm giác đau ở một bên khớp vai, có tiếng lạo xạo khi cử động vai, vai có cảm giác lỏng lẻo như muốn trật khớp, cánh tay bị giới hạn vận động,... Các triệu chứng sẽ tùy thuộc vào vị trí bị rách.

Hội chứng lối thoát ngực

Hội chứng này xảy ra khi các mạch máu hoặc dây thần kinh trong khoảng trống giữa xương đòn và xương sườn đầu tiên bị chèn ép. Nó có thể gây ra đau vai trái hoặc phải (tùy thuộc vào dây thần kinh, mạch máu bị chèn), đau ở cổ và tê ở ngón tay, cánh tay.

Đau tim

Một cơn đau tim xảy ra khi dòng máu đến tim bị chặn, tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này thường là do tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác, tạo thành một mảng bám trong các động mạch nuôi dưỡng tim (động mạch vành). Đôi khi, một mảng bám có thể vỡ ra và tạo thành cục máu đông ngăn chặn lưu lượng máu.

Nhiều người nghĩ rằng khi bị đau tim, thường cánh tay và vai trái sẽ đau. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy đau ở vai và cánh tay phải, hoặc cả hai bên cơ thể.

Khi gặp cơn đau tim, một số người có thể cảm thấy đau ở vai và cánh tay trái, phải, hoặc cả hai bên cơ thể (Ảnh minh họa)
Khi gặp cơn đau tim, một số người có thể cảm thấy đau ở vai và cánh tay trái, phải, hoặc cả hai bên cơ thể (Ảnh minh họa)

Các vấn đề về đĩa đệm cột sống

Khi một trong các đĩa đệm ở các đốt sống cổ có vấn đề, như: xẹp, vỡ, thoát vị,... nó có thể chèn ép vào dây thần kinh xung quanh, gây đau sau gáy cổ, lan xuống bả vai phải hoặc trái, khiến cánh tay tê yếu,... Những triệu chứng này có thể giống với các cơn đau tim, nhưng nguyên nhân thì khác.

Chấn thương tủy sống

Các chấn thương ở tủy sống cũng có thể gây ra đau vai một bên hoặc cả 2 bên cùng nhiều biến chứng khác. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ khi nào sau chất thương, nhưng nó phổ biến nhất là trong vòng 5 năm đầu. Cơn đau vai dữ dội nhất là khi thực hiện các hoạt động cần dùng nhiều lực tay, như đẩy xe lăn lên dốc, vươn vai, chuyển hàng,...

Viêm dây thần kinh phế quản

Là một bệnh thần kinh ngoại biên ảnh hưởng đến các bộ phận sau của cơ thể: ngực, vai, cánh tay, tay. Bệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh xảy ra ở các dây thần kinh truyền tín hiệu giữa hệ thống thần kinh trung ương và các bộ phận khác của cơ thể. Đau thần kinh và mất chức năng ở các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng là đặc trưng cho tình trạng này.

Thông thường, những người bị viêm dây thần kinh phế quản gặp phải tình trạng đau và yếu ở vai, cánh tay ở một bên cơ thể (trái hoặc phải).

Khi nào nên đi khám?

Bạn nên lên lịch đi khám sớm, nếu đau vai kéo dài và không cải thiện theo thời gian (Ảnh minh họa)
Bạn nên lên lịch đi khám sớm, nếu đau vai kéo dài và không cải thiện theo thời gian (Ảnh minh họa)

Thông thường, các cơn đau vai không do bệnh lý thường ít nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, để việc phục hồi nhanh hơn và tránh tái phát đau vai trở lại, bạn nên thực hành thay đổi một số thói quen trong cuộc sống.

Bạn nên gọi 115 hoặc hỗ trợ y tế khẩn cấp, nếu đau vai kèm theo:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Chóng mặt
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Đau ở cổ hoặc hàm

Đây có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.

Bạn nên cấp cứu, nếu bị đau vai sau chấn thương và kèm theo:

  • Một khớp có vẻ bị biến dạng
  • Không thể sử dụng khớp hoặc di chuyển cánh tay
  • Đau nhức nhối
  • Sưng

Bạn nên lên lịch đi khám sớm, nếu đau vai kéo dài và không cải thiện theo thời gian, kèm theo:

  • Sưng tấy
  • Đỏ
  • Đau và ấm áp xung quanh khớp

Điều trị đau vai (trái hoặc hoặc)

Tại nhà

Với đau vai phải, trái do sai tư thế hoặc lạm dụng cơ, bạn có thể thực hiện một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà (Ảnh minh họa)
Với đau vai phải, trái do sai tư thế hoặc lạm dụng cơ, bạn có thể thực hiện một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà (Ảnh minh họa)

Thông thường các cơn đau vai trái hoặc phải mất khoảng 2 tuần để phục hồi hoàn toàn, trong một số trường hợp có thể mất tới 6 tháng. Vì thế, để việc phục hồi diễn ra nhanh hơn, tránh tái phát và phòng ngừa đau vai quay trở lại, bạn NÊN:

– Nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường và tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây đau hoặc làm nặng thêm cơn đau.

– Chườm nhiệt nóng hoặc lạnh. Việc chườm nhiệt nóng hoặc lạnh 3-4 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút có thể mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể.

– Tập các động tác, bài tập tốt cho vai. Việc thực hiện các bài tập này vừa giúp giảm đau vai gáy, vừa giúp tăng cường cơ bắp.

– Xoa bóp, massage, bấm huyệt tại nhà. Việc xoa bóp, bấm huyệt cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giảm đau. Ngoài ra, nó còn giúp mang lại sự thư giãn, thoải mái cho người bệnh.

Xem thêm: Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà, an toàn, hiệu quả

– Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, naproxen natri, cao dán salonpas, dầu nóng xoa bóp,... là những loại thuốc bạn có thể mua tại hiệu thuốc để giúp giảm cơn đau, kháng viêm, giảm sưng. Lưu ý, hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ.

Về lâu dài, bạn NÊN chú ý:

Thực hành tư thế đúng. Việc thực hành các tư thế đứng, đi, ngồi, ngủ đúng giúp giảm áp lực lên cột sống, cơ bắp vai, từ đó hạn chế các cơn đau mỏi vai trái, phải. Nó cũng tạo cho bạn những tư thế tốt hơn, tránh mất thẩm mỹ.

– Thường xuyên hoạt động thể chất. Việc hoạt động thể chất thường xuyên vừa giúp bạn tăng cường thể chất, vừa ngăn ngừa các cơn đau vai. Bởi, nó giúp tăng cường và kéo giãn cơ bắp, khiến các khớp trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn.

Điều trị y tế

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của đau vai. Bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định cho bạn phương pháp phù hợp.

Một số lựa chọn trong điều trị y tế bao gồm:

  • Sử dụng thuốc
  • Châm cứu
  • Bấm huyệt
  • Vật lý trị liệu
  • Phẫu thuật

Kết hợp viên uống Khương Thảo Đan giúp đẩy lùi đau bả vai hiệu quả

Đau bả vai khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nhức âm ỉ, có khi dữ dội làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt và khiến không ít người lo lắng, bận tâm. Để giải quyết mối bận tâm này, Khương Thảo Đan chính là một giải pháp an toàn hiệu quả giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau cứng khớp, giảm sưng, chống viêm, phục hồi sụn khớp...

Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang, bổ sung thêm địa liền, hy thiêm, thổ phục linh và collagen type II không biến tính có lợi đối với hệ xương khớp. Trong đó:

  • Độc hoạt Tang ký sinh là phương thuốc gia truyền nổi tiếng được y học phương Đông đánh giá cao trong hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp.
  • Hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền có khả năng giảm đau, chống viêm, vượt trội hơn hẳn những loại thuốc Tây y được dùng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin… Hoạt chất đã được nghiên cứu thực nghiệm tại Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam và có đầy đủ báo cáo chứng minh.
  • Collagen type II không biến tính giúp phục hồi, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp. Hiệu quả của Collagen type II được đánh giá là vượt trội hơn hẳn so với khi dùng Glucosamin và Chondroitin.

Nhờ đó mà Khương Thảo Đan đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP, giúp kiểm soát bệnh lâu dài và ngăn ngừa nguy cơ tái phát trở lại.

Với bảng thành phần hoàn toàn tự nhiên, người bệnh cũng có thể yên tâm sử dụng Khương Thảo Đan trong thời gian dài mà không cần lo lắng về các tác dụng phụ như: ảnh hưởng đến gan, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày,…

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua Khương Thảo Đan giao hàng, thu tiền tận nhà TẠI ĐÂY

Kết luận

Đau bả vai trái hoặc phải thường do sai tư thế hoặc lạm dụng cơ. Bạn chỉ cần điều trị và chăm sóc tại nhà, cơn đau sẽ dần biến mất và vai phục hồi trở lại như bình thường.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau vai một bên cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc tình trạng y tế khẩn cấp. Vì thế, nếu cơn đau đi kèm với những triệu chứng bất thường, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cập nhật lúc: 27/04/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...