Mách bạn cách bấm huyệt chữa đau khớp gối an toàn và hiệu quả
Bấm huyệt là một phương pháp Đông y không dùng thuốc được nhiều bệnh nhân đau khớp gối áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được hiệu quả điều trị sau khi thực hiện phương pháp này. Bạn cần biết bấm huyết đúng cách để các huyệt đạo được lưu thông và giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách tối ưu nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Tình trạng đau khớp gối theo quan điểm của Đông y
Theo Y học cổ truyền, tùy theo nguyên nhân mà đau khớp gối có thể xếp vào chứng Thống hoặc chứng Tý. Biểu hiện lâm sàng thường gặp của tình trạng này là khớp gối bị đau nhức, sưng viêm, có tiếng lạo xạo mỗi khi cử động, điều này khiến cho bệnh nhân đi lại khó khăn và mất ngủ về đêm. Các cơn đau khớp gối có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
– Ngoại nhân (tà khí bên ngoài): Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, phòng, hàn, thấp thừa sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể làm cho sự vận hành khí huyết bị tắc lại, từ đó gây ra các triệu chứng sưng đau, tê phù ở khớp gối. Tình trạng này thường gặp ở những người bị dính mưa, nhiễm lạnh hoặc khi thời tiết giao mùa.
– Nội nhân (yếu tố thể trạng, cơ địa): Đau khớp gối có thể do bạn mắc phải những bệnh làm cho tạng can và tạng thận suy hư. Can hư không làm chủ được cân mạch, thận hư không làm chủ được tủy cốt, từ đó dẫn tới đau khớp gối kéo dài. Đây là dấu hiệu thường gặp ở những người mắc bệnh mạn tính như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ,...
Bên cạnh đó, theo quan điểm của y học hiện đại, đau khớp gối là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi do xương cốt bị thoái hóa. Bệnh cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi sau một chấn thương, hoạt động sai tư thế hoặc do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Bấm huyệt chữa đau khớp gối có hiệu quả không?
Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng lực của bàn tay để tác động lên các vị trí huyệt đạo của cơ thể nhằm đả thông khí huyết, giải phóng ứ trệ, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối và giúp người bệnh cảm thấy thư giãn hơn. Cụ thể, bấm huyệt chữa đau khớp gối đem lại một số lợi ích như:
- Tăng cường lưu lượng máu đến các khớp, từ đó tích cực vận chuyển oxy và dinh dưỡng đến vị trí khớp gối bị tổn thương.
- Giảm sưng và viêm ở đầu gối.
- Tăng cường sản xuất dịch mới tại khớp gối, từ đó giúp cho bệnh nhân vận động dễ dàng hơn, không còn xuất hiện tiếng kêu lạo xạo tại khớp khi cử động.
- Giảm đau tổng thể và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
Bên cạnh những lợi ích nêu bên trên, bấm huyệt chữa đau khớp gối còn là phương pháp trị liệu an toàn, không xấm lấn và có tính lâu dài vì khắc phục được căn nguyên gây bệnh.
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau khớp gối hiệu quả
Bấm huyệt chữa đau khớp gối là phương pháp hiệu quả và an toàn mà có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp đối với các cơn đau nhẹ và không có dấu hiệu biến chứng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách bấm huyệt chữa đau khớp gối mà bạn đọc có thể tham khảo.
Kỹ thuật bấm huyệt
Để bấm huyệt chữa đau khớp gối đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, trước hết bạn cần thực hiện theo đúng kĩ thuật để thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó tình trạng đau khớp gối sẽ được cải thiện đáng kể. Cụ thể, các kỹ thuật bấm huyệt bao gồm:
– Xoa: Bạn cần sử dụng gốc bàn tay tác động lên khớp gối theo hình xoắn ốc. Thao tác xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích da và các tổ chức dưới da, từ đó làm giãn các mạch máu dưới da, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức và sưng viêm hiệu quả.
– Miết: Miết là kỹ thuật sử dụng các đầu ngón tay để miết vào da theo hướng thẳng đứng. Thực hiện kỹ thuật này giúp căng vùng da ở khớp gối và cải thiện cơn đau rõ rệt.
– Day: Kỹ thuật day sử dụng gốc bàn tay để ấn xuống đầu gối và di chuyển theo hình tròn. Khi day đầu gối, bạn nên thực hiện chậm rãi và điều chỉnh lực tùy theo mức độ của cơn đau. Giống như kỹ thuật xoa, day sẽ giúp giảm sưng đau và kích thích lưu thông máu ở đầu gối.
– Nắn bóp: Nắn bóp vùng gân của khớp gối trong vài phút sẽ giúp cải thiện cơn đau và giảm tình trạng sưng viêm ở đầu gối. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn kích thích hệ thống thần kinh và cơ ở đầu gối để tăng cường lưu thông máu và chất dinh dưỡng, từ đó các triệu chứng đau nhức, sưng viêm được cải thiện đáng kể.
– Vận động đầu gối: Đối với kỹ thuật này, bạn cần ngồi thẳng người sao cho bắp chân vuông góc với đùi. Sau đó, sử dụng hai tay ôm lấy đầu gối và thực hiện động tác co duỗi nhẹ nhàng, lặp lại động tác này từ 15 - 20 lần. Vận động đầu gối giúp hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó giảm sưng viêm và phục hồi chức năng vùng khớp đầu gối.
Điểm danh 10 huyệt vị chữa đau khớp gối
Trong trường hợp đau khớp gối từ nhẹ đến trung bình, bạn có thể tham khảo vị trí các huyệt vị sau để tác động điều trị bệnh. Cụ thể như sau:
Huyệt Âm lăng tuyền
- Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ lõm vào của mặt trong đầu gối, được tạo thành từ nơi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày và bờ sau của đầu trên xương chày.
- Tác dụng: Hỗ trợ chỉ thống, hóa thấp trệ, điều hòa bàng quang và giảm đau gối hiệu quả.
- Thao tác bấm huyệt: Sử dụng hai ngón tay cái day đồng thời hai huyệt ở cả hai bên chân trong 1 - 2 phút.
Huyệt Dương lăng tuyền
- Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ lõm phía ngoài ống chân, đối diện huyệt âm lăng tuyền, bên dưới đầu gối khoảng 10cm.
- Tác dụng: Cải thiện tình trạng đau, sưng tấy và khó khăn khi co duỗi khớp.
- Thao tác bấm huyệt: Dùng ngón tay cái day ấn nhẹ lên huyệt, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng khớp gối trong khoảng 5 phút.
Huyệt Ủy trung
- Vị trí: Huyệt nằm ở giữa lằn chỉ ngang nếp gấp phía sau đầu gối.
- Tác dụng: Giảm tình trạng sưng viêm khớp gối, giảm tê chân và tình trạng cơ bắp chân co rút.
- Thao tác bấm huyệt: Dùng ngón giữa bấm lên huyệt vị, sử dụng lực vừa phải trong thời gian từ 1 - 2 phút.
Huyệt Thừa sơn
- Vị trí: Huyệt nằm ở mặt sau của cẳng chân, nằm dưới huyệt Ủy trung 8 thốn (khoảng 17cm) và ở ngay vị trí lõm của khe sinh đôi trong - ngoài.
- Tác dụng: Hỗ trợ lương huyết, điều hòa khí và thư cân lạng, từ đó giúp giảm thiểu triệu chứng đau khớp gối hiệu quả.
- Thao tác bấm huyệt: Dùng ngón tay cái ấn lên vị trí huyệt trong 1 - 2 phút.
Huyệt Huyết hải
- Vị trí: Huyệt nằm ở mặt trong đùi (phía trước), cách xương bánh chè 2 thốn (khoảng 4 - 5 cm), tại vị trí khe lõm được tạo nên bởi cơ rộng trong và cơ may.
- Tác dụng: Thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường vận chuyển oxy và dinh dưỡng đến vị trí khớp gối bị tổn thương, từ đó giúp chúng nhanh chóng hồi phục.
- Thao tác bấm huyệt: Sử dụng ngón tay cái tác động lên huyệt vị, 4 ngón tay còn lại bám chặt vào đầu gối và tiến hành day ấn trong 1 -2 phút. Lưu ý rằng nên tác động lực nhẹ nhàng và tăng dần đến khi có cảm giác tê tức thì dừng lại.
Huyệt Túc tam lý
- Vị trí: Huyệt nằm ở mặt ngoài của chân, dưới huyệt Độc tỵ khoảng 6cm. Cách khác để tìm đúng vị trí huyệt Túc tam lý là lấy lòng bàn tay che đầu gối, huyệt này nằm giữa hai đầu ngón tay út và ngón đeo nhẫn, giống như một vết xước nhỏ giữa hai xương.
- Tác dụng: Khu phong, hóa thấp, thông kinh lạc, phù chính bồi nguyên và bổ hư nhược.
- Thao tác bấm huyệt: Sử dụng đầu ngón tay cái bấm mạnh lên huyệt vị trong 1 - 2 phút.
Huyệt Hạc đỉnh
- Vị trí: Huyệt nằm ở vị trí chính giữa ngay phía trên xương bánh chè.
- Tác dụng: Giúp cải thiện tình trạng sưng đau khớp gối hiệu quả.
- Thao tác bấm huyệt: Dùng ngón tay cái day ấn mạnh lên vị trí huyệt, sau đó thực hiện thao tác xoa toàn bộ khớp gối bằng lòng bàn tay.
Huyệt Lương khâu
- Vị trí: Từ huyệt Hạc đỉnh đo lên 4-5 cm sau đó đo ra phía ngoài 2 cm là vị trí của huyệt Lương khâu.
- Tác dụng: Khu phong hóa thấp, thông điều vị khí, từ đó đạt hiệu quả cao trong điều trị đau khớp gối.
- Thao tác bấm huyệt: Dùng ngón tay cái ấn mạnh lên vị trí huyệt vị trong khoảng 1 - 2 phút.
Huyệt Độc tỵ (Ngoại tất nhãn)
- Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ lõm ngoài xương bánh chè dưới đầu gối (mặt ngoài của chân).
- Tác dụng: Chữa đau nhức và viêm khớp gối.
- Thao tác bấm huyệt: Sử dụng ngón tay cái ấn mạnh kết hợp với kỹ thuật day vào vị trí huyệt vị trong khoảng 2 - 3 phút.
Huyệt nội tất nhãn
- Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ lõm dưới xương bánh chè (đối diện huyệt Độc tỵ).
- Tác dụng: Giúp lưu thông khí huyết, cải thiện triệu chứng đau nhức và cảm giác khó khăn khi vận động khớp gối.
- Thao tác bấm huyệt: Sử dụng ngón tay cái ấn và day nhẹ nhàng huyệt Nội tất nhãn.
Lưu ý khi bấm huyệt chữa đau khớp gối
Để bấm huyệt chữa đau khớp gối hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo được các thao tác thực hiện đúng kỹ thuật và an toàn. Do đó, trước khi áp dụng phương pháp bấm huyệt để điều trị đau khớp gối, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc tốt nhất là tới các cơ sở khám chữa bệnh Đông y uy tín để được người có chuyên môn bấm huyệt đúng cách. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bằng phương pháp này, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
– Chống chỉ định: Tuyệt đối không áp dụng phương pháp bấm huyệt trong trường hợp đau khớp gối liên quan đến nhiễm trùng hay có vết thương hở ở đầu gối.
– Đối tượng đặc biệt: Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú cần hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng phương pháp này để tránh tác động lên huyệt đạo gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mẹ và bé.
– Người có bệnh nội khoa: Những bệnh nhân mắc một số bệnh mãn tính như: cao huyết áp, suy tim,... cũng cần phải có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa vì tác động lên một số huyệt đạo có thể làm cho tình trạng bệnh nội khoa trở nên xấu đi.
– Cắt ngắn móng tay: Trước khi tiến hành bấm huyệt, bạn cần cắt ngắn móng tay và rửa sạch tay với xà phòng để tránh gây tổn thương da.
– Kiên trì áp dụng: Bấm huyệt giúp giảm đau, thúc đẩy tuần hoàn máu và phục hồi chức năng vận động của khớp gối. Tuy nhiên, phương pháp này có tác dụng chậm và cần được thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
– Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Giữ ấm cơ thể và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý là một thói quen cần thiết để giúp bệnh hồi phục một cách nhanh nhất. Đồng thời, bạn nên tạm dừng các hoạt động thể chất mạnh để tránh gây tổn thương cho khớp gối.
Khương Thảo Đan - Giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau khớp gối
Để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng đau khớp gối, bạn nên kết hợp phương pháp bấm huyệt với việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan - một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
So với các sản phẩm khác trên thị trường, Khương Thảo Đan có nhiều ưu điểm vượt trội về thành phần, cụ thể như sau:
– Thành phần KGA1 chiết xuất từ của Địa liền: Đây là thành quả 6 năm nghiên cứu và phát triển của PGS - Tiến sĩ Lê Minh Hà của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng cộng sự. Hoạt chất KGA1 đã được khoa học chứng minh về hiệu quả vượt trội của nó trong việc giảm đau, chống viêm mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
– Thành phần Collagen type II không biến tính: Collagen type II không biến tính là thành phần nổi tiếng trên thế giới với công dụng tái tạo sụn khớp và hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, từ đó giúp cho khớp gối bị tổn thương nhanh chóng hồi phục. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt chất này đem lại hiệu quả gấp đôi các thuốc được sử dụng phổ biến trên thị trường như Glucosamine và Chondrotin.
– Các thành phần từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang: Độc Hoạt Ký Sinh Thang là bài thuốc chữa xương khớp kinh điển được ông cha ta lưu truyền lại từ xa xưa, nó có công dụng hiệu quả trong việc chữa các bệnh về xương khớp. Đặc biệt, khi phối hợp với các thành phần có trong Khương Thảo Đan, Độc Hoạt Ký Sinh Thang còn có tác dụng như một bài thuốc dẫn giúp đưa hoạt chất KGA1 và Collagen type II không biến tính đến đúng vị trí khớp gối bị tổn thương.
– Một số vị dược liệu khác như: hy thiêm, thổ phục linh,... cũng là những thành phần có lợi cho hệ xương khớp.
Nhờ các thành phần kể trên, Khương Thảo Đan là sản phẩm đáp ứng được bộ ba tam giác khép kín GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - TÁI TẠO, từ đó giúp hỗ trợ toàn diện cho bệnh nhân đau khớp gối.
Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên. Vì vậy, bạn không cần lo ngại về việc gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm này. Khương Thảo Đan chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bệnh nhân bị các bệnh lý về xương khớp nói chung và bệnh nhân đau khớp gối nói riêng.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Lời kết
Đau khớp gối là tình trạng bệnh lý xương khớp phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Biết cách bấm huyệt chữa đau khớp gối tại nhà sẽ giúp bạn chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý rằng phương pháp này phải được áp dụng với kỹ thuật chính xác. Tốt hơn hết, bạn nên tới các cơ sở khám chữa bệnh Đông y để được thầy thuốc có chuyên môn thao tác bấm huyệt phù hợp, từ đó giúp nhanh chóng đẩy lùi tình trạng đau khớp gối. Chúc bạn mau khỏe!
Mọi vấn đề cần thắc mắc về cách bấm huyệt chữa đau khớp gối cũng như muốn biết thêm thông tin chi tiết về viên xương khớp Khương Thảo Đan, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 1156 (miễn cước) hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết này.
Tài liệu tham khảo:
https://www.dongyvietnam.org/bam-huyet-chua-thoai-hoa-khop-goi.html
https://www.dongphuongyphap.com/bam-huyet-chua-dau-dau-goi.html
Bài viết liên quan