Bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Chính vì vậy, bên cạnh việc quan tâm đến các phương pháp điều trị bệnh bạn cũng nên thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
Dinh dưỡng tác động như thế nào đến người thoái hoá cột sống thắt lưng?
Theo chu trình tự nhiên, xương cột sống sau giai đoạn phát triển và ổn định thì dần tiến tới giai đoạn lão hoá. Lão hoá xương biểu hiện bởi tình trạng cấu trúc xương và sụn thay đổi, từ đó kéo theo các bệnh lý nguy hiểm.
Thoái hoá cột sống thắt lưng là một trong những hệ quả do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên và có nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng tác động lên sức khoẻ người bệnh trên hai khía cạnh:
☛ Ảnh hưởng tích cực khi người bệnh có chế độ ăn uống phù hợp: Những thực phẩm theo chế độ ăn khoa học có thể giúp người thoái hoá đốt sống thắt lưng:
- Hạn chế thoái hoá tiến triển nặng: Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng trong làm chậm quá trình lão hoá. Bổ sung canxi, magie, sắt, vitamin D... trong các bữa ăn giúp tăng cường tái tạo mô sụn, giữ cho các đốt sống được dẻo dai, chắc khoẻ. Ngoài ra, các chất chống oxy hoá như vitamin C, beta-carotene, lutein... cũng thích hợp cho người bệnh do nó hạn chế quá trình thoái hoá đốt sống.
- Hỗ trợ sửa chữa và tái tạo sụn khớp: Collagen là thành phần quan trọng cần thiết trong hình thành và tái tạo sụn khớp. Bữa ăn giàu collagen và các chất kích thích cơ thể sản sinh collagen sẽ giúp hồi phục thương tổn ở các mô sụn nhanh chóng.
- Hạn chế các phản ứng viêm: Omega 3, curcumin, kẽm, capsaicin... là các chất chống viêm tự nhiên có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều thực phẩm. Các chất này khi vào cơ thể có tác dụng làm ức chế các chất hoạt hoá phản ứng viêm, nhờ đó kháng viêm hữu hiệu.
- Kiểm soát cân nặng hiệu quả: Thừa cân, béo phì làm tăng gánh nặng cho xương sống khiến xương chịu nhiều tổn thương và tình trạng thoái hoá trở nặng. Trong khi đó, chế độ ăn lành mạnh như giàu chất xơ, ít đường, ít tinh bột... không chỉ giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả mà còn có ích cho tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Phòng ngừa biến chứng của bệnh: Biến chứng của thoái hoá xuất hiện khi bệnh lâu ngày mà không được điều trị triệt để hoặc hàm lượng dư thừa các chất không cần thiết quá cao. Thực đơn bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu và tránh những chất bất lợi cho cơ thể giúp hạn chế tối đa khả năng gặp phải biến chứng cho người bệnh.
☛ Ảnh hưởng tiêu cực khi người bệnh ăn uống không hợp lý: Góp phần gây nên các rối loạn về sức khoẻ, tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như các biến chứng của bệnh.
Theo nghiên cứu cho thấy một bữa ăn giàu calo, nhiều dầu mỡ, đường, tinh bột... và ít chất xơ làm tăng nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Chúng dễ tích tụ trong cơ thể gây ra các hậu quả:
- Hoạt hoá các cytokine kích thích phản ứng sưng viêm, đau.
- Tăng lắng đọng tinh thể canxi hoặc tinh thể muối urat ở các khớp gây gai xương, cứng khớp...
Từ đó, chế độ ăn không khoa học làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh đồng thời tăng nguy cơ mắc các biến chứng. Việc điều trị bệnh gặp nhiều trở ngại hơn, bệnh khó hồi phục đồng thời tăng có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
Thoái hoá cột sống thắt lưng nên ăn gì?
Có thể thấy, chế độ ăn có tầm ảnh hưởng tới điều trị bệnh, do đó lựa chọn các thực phẩm khoa học là điều cần thiết. Các chuyên gia khuyến cáo người bị thoái hoá cột sống nên bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm như:
Thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 là tập hợp một nhóm acid béo quan trọng thiết yếu của cơ thể, tham gia vào quá trình hình thành đĩa đệm cột sống, làm tăng tính linh hoạt và thúc đẩy điều trị thoái hoá cột sống hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng omega 3 có tính chất chống oxy hoá, hạn chế sưng viêm cũng như ngăn ngừa các bệnh viêm mạn tính. Bổ sung omega 3 thường xuyên làm giảm nguy cơ thoái hoá khớp, cột sống và giảm sưng đau tới 29%.
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, người thoái hoá cột sống thắt lưng nên ăn nhiều các thực phẩm sau để bổ sung omega 3 cho cơ thể:
- Các loại cá biển: cá hồi, cá mòi, cá thu...
- Dầu gan cá.
- Hàu.
- Các loại hạt: hạt chia, óc chó, hạt lanh...
- Đậu nành.
Thực phẩm giàu canxi
Một trong những nguyên nhân gây ra lão hoá cột sống là do tình trạng thiếu canxi gây nên. Canxi tham gia vào hình thành, cấu tạo nên xương và sụn tại các khớp của cơ thể. Không chỉ thế, hàm lượng canxi cao cũng quyết định độ dày và bền chắc của xương.
Ở những người bị thoái hoá cột sống, nhu cầu về canxi cần thiết hơn cả bởi sự sửa chữa thương tổn do lão hoá đòi hỏi nhiều canxi. Bổ sung canxi cho người bệnh cũng giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, giảm nguy cơ loãng hoặc nứt gãy xương.
Hiện nay, có nhiều chế phẩm chứa canxi do vậy không quá khó để bổ sung canxi cho cơ thể. Người bệnh có thể tăng hấp thụ canxi từ những thực phẩm như:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: phomai, sữa chua...
- Rau có màu xanh đậm: bông cải xanh, rau bina, đậu Hà Lan, cải xoăn...
- Cá, tôm, cua...
- Các loại hạt.
Thực phẩm giàu sắt
Sắt đảm nhận vai trò cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ duy trì cột sống ổn định. Sắt giúp mang oxy tới và thải độc ra khỏi tế bào, từ đó giúp các tế khoẻ mạnh. Nguyên tố này cũng tham gia cấu thành nên myoglobin - một trong những yếu tố giúp gân cơ và cột sống được dẻo dai, khoẻ mạnh.
Người thoái hoá cột sống có thể bổ sung sắt từ thực phẩm chức năng hoặc từ các đồ ăn hàng ngày. Một bữa ăn giàu các nguyên liệu dưới đây sẽ là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho người bệnh:
- Các loại thịt.
- Gan và các loại nội tạng khác.
- Cá hay các loài động vật có vỏ: cua, sò, tôm...
- Các loại đậu, hạt.
- Rau có màu xanh đậm.
Bổ sung nhiều rau củ quả tươi
Rau củ quả tươi là nguồn chính mang lại chất xơ cho cơ thể. Trong rau củ quả tươi cũng cung cấp các men kháng viêm, chất chống oxy hoá và chất giúp kích thích tăng tổng hợp collagen. Theo đó, các thực phẩm này mang lại tác dụng làm giảm triệu chứng của thoái hoá cột sống, tăng mật độ xương từ đó giúp xương chắc khoẻ.
Bổ sung nhiều rau củ quả tươi không chỉ khiến bữa ăn trở nên ngon miệng mà còn hỗ trợ tăng cường sức mạnh cột sống, đẩy lùi thoái hoá hữu hiệu. Một số loại rau củ quả thích hợp cho người thoái hoá cột sống là:
- Cà chua
- Cà rốt
- Súp lơ
- Ổi
- Đu đủ
- Cam
- Chanh
- Bưởi
Các sản phẩm từ đậu nành
Đậu nành là thực phẩm thường xuất hiện trong thực đơn dinh dưỡng được tư vấn bởi chuyên gia của nhiều người.
Đậu nành được gọi là "thịt" của người ăn chay bởi trong nó chứa hàm lượng chất thiết yếu cao, trong đó phải kể đến genistein. Hoạt chất này được ví như hormon estrogen thực vật, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo độ chắc khoẻ, linh hoạt và bảo vệ xương.
Ngày nay, có đa dạng sản phẩm chế biến từ đậu nành với hương vị thơm ngon mà vẫn giữ vững lượng chất cần thiết, giúp người bệnh có lựa chọn hơn. Điều này vừa giúp thúc đẩy thoái hoá mau hồi phục vừa loại bỏ cảm giác chán ngán khi phải ăn một loại đồ ăn liên tục. Các chế phẩm từ đậu nành thường thấy là:
- Sữa đậu nành.
- Dầu đậu nành.
- Đậu phụ.
- Váng đậu...
Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin là những hợp chất cần thiết cho các hoạt động tổng hợp, sinh hoá của con người:
- Vitamin A có khả năng phục hồi thương tổn, giúp sử dụng protein hiệu quả, góp phần hình thành xương đồng thời xây dựng hệ miễn dịch khoẻ mạnh.
- Vitamin D xúc tác làm tăng khả năng hấp thu canxi, tạo tiền đề cho quá trình tạo xương dày dặn, chắc khoẻ từ đó làm giảm nguy cơ thoái hoá cột sống.
- Vitamin B12 giúp cân bằng và ổn định cơ thể để có thể phát triển, thực hiện được đầy đủ các hoạt động bình thường. Theo đó, vitamin B12 góp phần phát triển cột sống đều đặn, tránh nguy cơ lão hoá.
- Vitamin C đóng quan trọng trong sự hình thành collagen - hoạt chất tham gia trực tiếp vào tạo sụn khớp và các mô tế bào...
- Vitamin K là thành phần quan trọng của hệ enzym giúp xây dựng các yếu tố bảo vệ cơ thể và hỗ trợ trao đổi chất của xương và canxi ở hệ thống mạch máu.
Có thể thấy, vitamin rất có ích cho sự phát triển ổn định của cột sống, hỗ trợ phòng ngừa loãng xương và các triệu chứng do tình trạng thoái hoá cột sống gây nên. Tuy vậy, cơ thể lại không tự tổng hợp được vitamin mà phần lớn được bổ sung qua đường ăn uống. Các thực phẩm giàu vitamin bao gồm:
- Cam, chanh, ổi... giàu vitamin C.
- Lòng đỏ trứng, dầu cá... giàu vitamin D.
- Rau chân vịt, cà rốt, rau có màu xanh đậm... giàu vitamin A.
- Thịt gia cầm, gà, cá... giàu vitamin B12.
- Hầu hết các loại rau xanh, dâu tây, sữa nguyên kem... giàu vitamin K.
Thực phẩm chứa chondroitin và glucosamine
Chondroitin và glucosamine là hai chất được khuyến khích sử dụng cho người có bệnh lý về xương khớp.
Glucosamine là một loại đường tự nhiên và cũng là thành phần cấu tạo nên sụn khớp. Theo giải phẫu học, sụn khớp bao bọc đầu các khớp và đốt xương, giúp xương chuyển động trơn tru linh hoạt.
Chondroitin làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, bảo vệ sụn nhờ khả năng chuyển hoá nước và dinh dưỡng tới các sụn. Nhờ đó, sụn khớp luôn duy trì được độ mềm dẻo, vững vàng nhất định.
Thực phẩm chứa chondroitin và glucosamine được các chuyên gia khuyên dùng là:
- Thịt gà
- Đậu nành
- Sữa
- Hạnh nhân
- Sụn động vật...
Người bị thoái hoá cột sống thắt lưng kiêng ăn gì?
Thoái hoá cột sống thắt lưng liên quan mật thiết tới sự dư thừa hàm lượng các chất không cần thiết hoặc độc hại cho cơ thể. Các chất này được tích luỹ dần dần khiến tình trạng thoái hoá diễn ra trầm trọng và làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bị thoái hoá cột sống cần kiêng ăn những thực phẩm chứa các chất này để đảm bảo sức khoẻ ổn định.
Các loại thịt đỏ
Thịt đỏ chứa hàm lượng protein và purine khá cao. Khi vào cơ thể, các chất này sẽ nhanh chóng bị thoái biến tạo thành acid uric trong máu và được đào thải qua thận.
Tuy nhiên, với hàm lượng quá cao trong khi cơ thể đang chịu tổn thương do thoái hoá, acid uric sẽ không được đào thải triệt để mà trở thành các tinh thể urat lắng đọng tại các khớp, bao gồm cả ở các đốt sống thắt lưng.
Bổ sung các loại thịt đỏ khiến tình trạng thoái hoá trở nặng, người bệnh có thể mắc thêm một số bệnh xương khớp khác như gout, gây ra những cơn đau dữ dội và điều trị khó khăn hơn. Theo đó, bệnh nhân nên tránh ăn nhiều các loại thịt như:
- Thịt chó
- Thịt bò
- Thịt dê...
Đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh được nhiều người ưa chuộng bởi chúng ngon miệng, bắt mắt và có thể nhanh chóng thoả mãn cơn đói.
Đồ ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ và được khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều do làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Đối với người thoái hoá cột sống thắt lưng, việc ăn đồ ăn nhanh còn khiến các đốt sống bị tổn thương, làm viêm, thoái hoá trở nặng. Do vậy, người cần tránh xa những đồ ăn nhanh này, cụ thể:
- Khoai tây chiên
- Gà rán
- Nước ngọt có ga
- Pizza
- Hamburger...
Thực phẩm giàu tinh bột
Tinh bột là nguồn cung cấp đường dồi dào nhất cho cơ thể và cũng là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày.
Ăn nhiều tinh bột làm tăng nguy cơ béo phì do tinh bột hơn 90% tinh bột được thuỷ phân thành đường các enzym cơ thể. Ngoài ra, lượng đường nhiều cũng làm giải phóng các cytokine, từ đó kích hoạt các phản ứng viêm bùng nổ mạnh mẽ. Tình trạng thoái hoá cột sống theo đó trở nặng và thường xuyên xuất hiện các cơn đau.
Đồ ăn nhiều đường và muối
Đường và muối là gia vị quan trọng quyết định hương vị các món ăn. Ở một hàm lượng thích hợp, hai loại gia vị này sẽ giúp đồ ăn trở nên thơm ngon hơn và vẫn an toàn cho sức khoẻ.
Một số người bệnh có thói quen ăn "đậm" hơn nhiều người khiến cơ thể thường tích luỹ một lượng không nhỏ đường và muối. Chúng không thích hợp cho tình trạng thoái hoá, có thể khiến các cơn đau trở nặng và xuất hiện bất chợt gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hàng ngày.
Lưu ý về dinh dưỡng cho người thoái hóa cột sống lưng
Khoa học chứng minh rằng một chế độ ăn khoa học không chỉ tầm soát được các nguyên nhân gây bệnh mà còn góp phần duy trì sức khoẻ ổn định.
Để tình trạng thoái hoá nhanh chóng được đẩy lùi đồng thời được thưởng thức những bữa ăn ngon, bệnh nhân nên tuân thủ một số lưu ý về dinh dưỡng sau đây:
☛ Lựa chọn thực phẩm tươi giúp đảm bảo nguồn dưỡng chất dồi dào và các món ăn giữ hương vị tươi ngon.
☛ Hạn chế chiên, xào đồ ăn do giảm được đáng kể lượng dầu mỡ vào cơ thể. Các món luộc, hấp được khuyến khích tốt hơn nhiều các món chế chế biến dầu mỡ.
☛ Ăn uống đủ bữa và đúng giờ.
☛ Không nên ăn quá no, có thể kết hợp ăn một số đồ ăn nhẹ có lợi cho sức khoẻ như sữa chua, hoa quả hay các loại hạt.
☛ Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cũng cần kết hợp tập luyện thể dục thể thao để nâng cao độ dẻo dai, linh hoạt cho cột sống.
Khương Thảo Đan - Giải pháp toàn diện cho thoái hoá cột sống thắt lưng
Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người bệnh có thể khó thực hiện vì nhiều nguyên nhân. Do đó, ngày nay người ta ưa chuộng sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện tình trạng thoái hoá. Khương Thảo Đan là một trong những thực phẩm chức năng tiêu biểu được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Khương Thảo Đan là sản phẩm ra đời dựa trên công bố nghiên cứu chiết xuất cây địa liền của PGS.TS Lê Minh Hà và các cộng sự. Sản phẩm có nhiều tính năng ưu việt bởi trong thành phần của nó chứa những hoạt chất điển hình trong điều trị các bệnh gân cốt. Tiêu biểu phải kể đến:
✔ Hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền: có tác dụng giảm đau, kháng viêm mạnh mẽ. KGA1 an toàn, lành tính hơn các thuốc giảm đau khác, không gây ảnh hưởng lên gan, thận, dạ dày, không gây phá hủy nội tạng. Phù hợp cho nhiều đối tượng, kể cả người có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa.
✔ Collagen type II không biến tính: trực tiếp tham gia hình thành, tái tạo xương sụn và hỗ trợ thúc đẩy thương tổn mau lành.
Sử dụng Khương Thảo Đan thường xuyên, người bệnh sẽ thấy các công dụng:
- Giảm đau, giảm sưng viêm.
- Ức chế lão hoá xương nhờ đó phòng ngừa thoái hoá.
- Hỗ trợ hồi phục sụn, duy trì sự dẻo dai linh hoạt.
Sản phẩm được phân phối bởi công ty Dược phẩm Thái Minh với mức giá phù hợp kinh tế của người bệnh. Ba công dụng kể trên của Khương Thảo Đan đã góp phần đưa sản phẩm trở nên phổ biến, được nhiều người tìm kiếm sử dụng.
Tài liệu tham khảo:
https://arthritisaustralia.com.au/wordpress/wp-content/uploads/2017/09/Vietnamese-Glucosamine-Chond.pdf
https://www.csiortho.com/blog/2018/september/7-foods-you-need-to-be-eating-for-spinal-health/
https://www.goodpath.com/learn/is-an-anti-inflammatory-diet-good-for-back-pain
Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?