Gai cột sống bẩm sinh | Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh
Gai cột sống bẩm sinh hay còn gọi là gai đôi cột sống bẩm sinh được coi là một dị tật bẩm sinh hình thành khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Trên thế giới, gai cột sống bẩm sinh chiếm 2% tỉ lệ trẻ mới sinh. Bệnh khó phát hiện và gây nhiều đau đớn khiến cuộc sống trở nên khó khăn, bất tiện.
1. Về bệnh gai cột sống bẩm sinh
Gai cột sống bẩm sinh (hay còn gọi là gai đôi cột sống bẩm sinh) là một dạng biểu hiện của dị tật bẩm sinh chỉ hiện tượng cột sống của người bệnh bị tách đôi.
Dị tật này có nguồn gốc từ trong thai kỳ của người mẹ, trẻ phải chịu một di chứng, tác động bất thường hoặc di truyền khiến ống thần kinh của thai nhi và xương sống không hoàn chỉnh như bình thường.
Phần gai sau cột sống có hiện tượng tách đôi ra làm thành một khe hở ở giữa. Và cũng vì sự tách đôi của phần gai cột sống như thế nên người ta hay gọi bệnh là gai đôi cột sống.
Gai đôi cột sống bẩm sinh có thể sẽ được phát hiện sớm ngay khi trẻ còn nhỏ hoặc sẽ tiềm ẩn đến khi trưởng thành mới phát hiện được.
2. Nguyên nhân gai cột sống bẩm sinh
Theo PGS. TS Lê Minh Hà, gai đôi cột sống bẩm sinh có thể hình thành do gen di truyền hoặc trong thời kỳ mang thai, người mẹ thiếu axit folic, canxi hoặc do các yếu tố môi trường tác động ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã mắc bệnh.
Gai cột sống bẩm sinh thường không gây ra biến chứng sớm ngay khi trẻ mới sinh. Chỉ khi xương cứng cáp hoặc bệnh nhân bước vào độ tuổi 30 – 40 tuổi có dấu hiệu đau, chụp X – quang, MRI,...mới phát hiện ra bệnh.
3. Triệu chứng gai cột sống bẩm sinh
Các triệu chứng của gai đôi cột sống bẩm sinh được biểu hiện khác nhau:
Triệu chứng gai đôi cột sống ở trẻ em: thường có triệu chứng như xuất hiện cảm giác tê liệt, một số trường hợp còn dẫn đến nén tủy sống gây ra khó thở, các bé gặp khó khăn khi nuốt, bú. Gai đôi cột sống ở trẻ sơ sinh còn có thể biến chứng nặng thành viêm màng não, nhiễm trùng màng não… gây ảnh hưởng đến tính mạng của bé.
Triệu chứng gai đôi cột sống ở người trưởng thành: bệnh thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các vùng chịu tác động của gai cột sống như cổ hoặc lưng, đặc biệt đau nhiều khi ấn trực tiếp vào vùng đó. Khi bệnh chuyển biến ở tình trạng nặng hơn, các gai cọ xát, chèn ép khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Nếu gai cột sống ở cổ thì lúc này sẽ có biểu hiện rõ rệt đến vùng cổ, cánh tay và cả bàn tay. Nếu gai cột sống ở thắt lưng của người bệnh thì sẽ gây ra đau ở hai mông, cơn đau từ đó mà di chuyển xuống đến tận hai chân và cả bàn chân.
4. Điều trị gai cột sống bẩm sinh thế nào?
Theo nghiên cứu, người mắc bệnh gai cột sống chiếm 10 – 20% tỉ lệ dân số thế giới. Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, chỉ khi có dấu hiệu đau thì bệnh mới cần điều trị.
PGS. TS Lê Minh Hà cho rằng: Cách điều trị gai đôi cột sống tốt nhất là bảo tồn. Bệnh nhân nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp vật lý trị liệu, lối sống lành mạnh để giảm đau, ngăn ngừa bệnh tái phát. Phẫu thuật chỉ là trường hợp cuối cùng bắt buộc phải can thiệp. Vì phẫu thuật không thể trị dứt điểm bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh lại gây tốn kém cho bệnh nhận.
- Thuốc giảm đau: Aspirin, Voltarel, Profenid, Alaxan…
- Thuốc giảm đau chống viêm: Diclofenac, Naproxen,...
- Vật lý trị liệu: châm cứu, bấm huyệt, hồng ngoại, sóng ngắn, chườm nóng xoa bóp,...
- Bài tập vận động: bơi, yoga, bài tập hít thở, đi bộ nhẹ nhàng,...
- Sử dụng các bài thuốc nam uy tín được chỉ định bởi thầy thuốc
- Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ uống có cồn và chất kích thích
Lưu ý: Bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Nên dùng thuốc giảm đau và kháng viêm ở liều dùng thấp nhất để hạn chế tác dụng phụ cho thận, gan và dạ dày.
Gai cột sống bẩm sinh là bệnh cơ xương khớp tiềm tàng, có thể gây ảnh hưởng đến vận động và khó khăn trong sinh hoạt. Bệnh nhân nếu có dấu hiệu đau, nên đến cơ sở y tế uy tín để được chụp khám và điều trị bệnh kịp thời.
*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Xem thêm thông tin về gai cột sống:Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?