Có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt?

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đang là liệu pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Theo PGS. TS Lê Minh Hà, việc sử dụng các biện pháp trị liệu có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Vậy, hãy cùng tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt và cách thức áp dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất nhé!

1. Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

tác dụng của bấm huyệt chữa bệnh
Bấm huyệt là phương pháp trị bệnh dân gian

Bấm huyệt là cách chữa bệnh phổ biến trong dân gian. Người thầy thuốc tác động trực tiếp vào huyệt đạo, mạch máu và các dây thần kinh để tăng khả năng lưu thông khí, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt là cách điều trị hướng đến việc làm mềm các cơ, tác động để vùng thoát vị đĩa đệm và hỗ trợ giảm đau.

Bấm huyệt sẽ tác động lên phần cơ xương, giải phóng sự chèn ép khối thoát vị, hỗ trợ đưa phần này trở về vị trí bình thường.

Bên cạnh đó, bấm huyệt còn tăng tuần hoàn máu, giúp giãn cơ và giảm đau hiệu quả. Đối với những người thoát vị nặng khó di chuyển, phương pháp này còn tăng sự linh hoạt cho cơ thể, phục hồi chức năng vận động.

2. Kỹ thuật bấm huyệt thoát vị đĩa đệm

bấm huyệt đúng cách chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt đúng cách chữa thoát vị đĩa đệm

PGS. TS Lê Minh Hà cho biết: Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt, người bệnh cần thực hiện đầy đủ liệu trình theo hai bước cơ bản sau đây:

  • Thao tác làm mềm, giãn cơ nhằm giảm đau, không để vùng cơ quá căng
  • Thao tác tác động lên cột sống giúp phần thoát vị trở về bình thường, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

2.1. Thao tác làm mềm và giãn cơ

  • Day ấn: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út và ngón tay cái ấn nhẹ xuống lưng, di chuyển gốc bàn tay theo hình tròn. Thực hiện 3 lần từ đốt sống D7 đến vùng cơ mông của người bệnh.
  • Lăn: Dùng mu bàn tay và các khớp giữa bàn tay vận động khớp cổ tay. Dùng lực này tác động nhẹ nhàng lên da bệnh nhân. Thực hiện 3 lần từ hai bên cột sống lưng D7 đến mông.
  • Bóp: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp và kéo thịt lên từ vùng da lưng của bệnh nhân. Cố gắng giữ lực vừa phải, không kéo mạnh. Thực hiện 3 lần từ hai bên đốt sống D7 đến mông.

2.2. Thao tác tác động lên cột sống

Trước khi thực hiện các động tác này, bạn cần hiểu rõ về các vị trí huyệt:

  • Huyệt thận du: Huyệt từ gai đốt sống thắt lưng 2 (L2) đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Mệnh Môn.
  • Huyệt đại trường du: Huyệt từ gai đốt sống thắt lưng 4 (L4) đo ra 1,5 thốn, ngang huyệt Yêu Dương Quan.
  • Huyệt cách du: Huyệt từ mỏm gai đốt sống lưng 6 đo ra 1,5 thốn

Các kỹ thuật tác động lên cột sống bao gồm:

  • Ấn: Dùng mô ngón tay cái ấn vào vị trí các huyệt thận du, đại trường du từ 3 – 5 phút để giải phóng áp lực lên các cơ.
  • Bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay bấm vào vị trí các huyệt giáp tích, huyệt thận du, huyệt đại trường du và huyệt cách du. Chú ý thao tác chậm, tăng dần lực đạo và giữ cho đốt 1, 2 vuông góc với nhau khi bấm.
  • Nắn chỉnh đĩa đệm: Xác định vị trí thoát vị thông qua các phương pháp chụp phim tại bệnh viện. Dùng ngón tay ấn nắn đúng vào vị trí thoát vị theo hướng ngược lại. Nắn chỉnh trong vòng từ 3 – 5 phút, chú ý điều chỉnh lực đạo phù hợp với người bệnh. Khi nắn chỉnh, cần thực hiện từ nông vào sâu, từ nhẹ đến mạnh.

3. Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt
Một số điểm cần lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

Bấm huyệt là một phương pháp hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả cũng như không tốn kém quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện bấm huyệt theo liệu trình khoảng 30 ngày, mỗi ngày tiến hành 1 lần. Thầy thuốc cần xem xét tình trạng của bệnh nhân để điều chỉnh thời gian hợp lý.
  • Tùy theo mức độ bệnh và ngưỡng chịu đựng đau của bệnh nhân, thầy thuốc sẽ sử dụng lực bấm huyệt thích hợp.
  • Chỉ nên áp dụng bấm huyệt với những người bệnh ở mức độ nhẹ hoặc thoát vị đĩa đệm loại 1,2,3.
  • Tuyệt đối không áp dụng phương pháp bấm huyệt với người thoát vị đĩa đệm nặng, gai xương, khó khăn trong di chuyển. Bên cạnh đó, bệnh nhân đã tái phát nhiều lần cũng không nên bấm huyệt.
  • Người bệnh không nên tự thực hiện tại nhà mà nên đến các phòng khám đông y uy tín hoặc mời thầy thuốc về bấm huyệt.

Lời khuyên của chuyên gia:

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt sẽ giúp vùng cơ được thư giãn, giảm đau và hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị. Bệnh nhân nên kết hợp phương pháp này với liệu trình dùng thuốc để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất.

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bệnh nhân mau chóng thoát khỏi những cơn đau dai dẳng do bệnh gây ra. Đây là liệu pháp chữa trị hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng để phục hồi sức khỏe, nhanh tái hòa nhập với cuộc sống và công việc.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 27/04/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...